Pierre Poilievre đang trở thành của nợ đối với đảng Bảo thủ

Chantal Hebert | DCVOnline

Không thể phủ nhận sau chín tháng ở vị trí lãnh đạo Poilievre đã ảnh hưởng đến nền chính trị liên bang của Canada. Nhưng ông ta có thể đưa đảng Bảo thủ lên cầm quyền không?

MONTREAL—Pierre Poilievre đắc cử lãnh đạo đảng Bảo thủ vào tháng 9 năm ngoái mở màn cho một mùa chính trị mới ở Quốc hội.

Không thể phủ nhận sau chín tháng ở vị trí lãnh đạo Poilievre đã ảnh hưởng đến nền chính trị liên bang của Canada.  

Lãnh đạo đảng Bảo thủ Liên bang Pierre Poilievre tại Hạ viện ở Ottawa vào ngày 21 tháng 6 năm 2023. SEAN KILPATRICK / THE CANADIAN PRESS

Nhưng đó có phải là những ảnh hưởng mà đảng Bảo thủ cần có để quay trở lại cầm quyền hay không? Bằng chứng hiện nay cho thấy là không.

Hơn những đối thủ liên bang, đảng Bảo thủ, trong suốt lịch sử đảng, có khuynh hướng bị bao vây vì đấu đá nội bộ.

Nếu quá khứ là bằng chứng, thì chỉ khi đảng Bảo thủ gạt bỏ được sự chia rẽ nội bộ sang một bên thì họ mới đạt được mục tiêu thành lập chính phủ.

Brian Mulroney vào năm 1984 và Stephen Harper vào năm 2006, cả hai đều cố gắng  đoàn kết đảng trước khi lãnh đạo đảng lên cầm quyền.

Nhưng bất chấp việc đã đắc cử ở vòng đầu tiên, Poilievre đang gặp khó khăn trong việc đoàn kết phong trào bảo thủ đứng sau lưng ông. Những rạn nứt trong đảng đã trở nên sâu sắc hơn trong những tháng đầu tiên trong nhiệm kỳ lãnh đạo của ông.

Những sự chia rẽ như vậy đã hiển hiệntrong cuộc vận động 4 cuỗ bầu cử bổ túc liên bang hôm thứ Hai.

Khu Portage-Lisgar ở Manitoba là chiến trường của cuộc huynh đệ tương tàn giữa đảng ly khai của Maxime Bernier và lực lượng của Poilievre. Trong khi đó, ở Oxford, Ontario một phần của cơ sở ddarng Bảo thủ địa phương đã đi vận động cho Đảng Tự do.

Mặc dù Đảng Bảo thủ đã giữ được cả hai ghế, nhưng nó đã không gây được sự thiệt hại cho đảng Tự do nếu họ muốn thắng trong cuộc tổng tuyển cử tiếp theo. Và họ đã vận động tranh cử như một đảng sẵn sàng thành lập chính phủ. Thanh toán hận thù nội bộ bất kể cái giá phải trả trong tương lai cho cả đảng, đã hiện rõ trong trận đối đầu với Bernier, dường như là ưu tiên cao nhất.

Ngày nay, những người bảo thủ trong đảng ngày càng có khuynh hướng chỉ trích cách lãnh đạo của Poilievre nhiều hơn so với việc chỉ trích đối thủ của ông trong đảng Tự do, đảng Tân Dân chủ  và Khối Qubecois.

Những người chỉ trích đó gồm có những ứng cử viên có giá —  sáu tháng trước — đã nghĩ đến việc tranh cử dưới lá cờ CPC.

Cựu thủ tướng Brian Mulroney đã lên tiếng thay cho nhiều người trong đảng Bảo thủ khi ông bác bỏ những chiến thuật nhằm phá hoại chính phủ Đảng Tự do và ca ngợi khả năng lãnh đạo của Trudeau vào tuần trước.

Doug Ford nghĩ gì về Poilievre?

Tương tự, không thể không thấy khoảng cách mà Thủ tướng Ontario Doug Ford đã giữ với Poilievre.

Tín hiệu từ Queen’s Park là khi nói đến việc đánh bại Trudeau ở tỉnh bang lớn nhất của Canada, Poilievre đứng một mình.

Ở đây một lần nữa, điều đáng chú ý là khi Mulroney lần đầu tiên nắm quyền, thủ tướng Ontario lúc bấy giờ là William Davis không chỉ bày tỏ sự ủng hộ công khai mà còn đưa bộ máy bầu cử của Ontario giúp vụ đảng Bảo thủ liên bang.

Nhìn chung, chín tháng sau, mức độ vô tình tấn công Đảng Bảo thủ của Poilievre là không bình thường vì thực tế là nó quá tập trung vào chính người lãnh đạo đảng.

Trừ khi ông ta thay đổi khuynh hướng hiện tại — và ông ta vẫn còn thời gian — Poilievre đang trên đường trở thành của nợ cho đảng của ông ta.

Cho đến nay, ông ấy đã tạo thêm khí thế cho Đảng Tự do.

Đây là thời điểm trong chu kỳ liên bang khi những làn gió thay đổi thường khiến Đảng Tự do bồn chồn về vai trò lãnh đạo của họ.

Có cảm giác nhẹ nhõm hơn là tiếc nuối Pierre Trudeau  từ chức. Khi Jean Chrétien đắc với đa số lần thứ ba, một phần lớn những người trong đảng Tự do ở quốc hội cảm thấy rằng ông đã ngồi ghế lãnh đạo quá lâu.

Nhưng cuộc phiêu lưu của Poilievre đã củng cố triển vọng bầu cử của Justin Trudeau. Thật vậy, dựa trên kết quả bầu cử bổ túc hôm thứ Hai, người ta có thể vạch ra một đường thẳng giữa nhân vật lãnh đạo CPC và khả năng lấy phiếu của đảng Tự do.

Những con số cho thấy rằng khi ông khiến một số đảng viên Bảo thủ xa lánh, Poilievre đang mang đến cho các cử tri cấp tiến trong và ngoài đảng Tự do một lý do vững chắc hơn để tập hợp lại ủng hộ Justin Trudeau.

Đối với NDP, viễn cảnh về một trận chiến phân cực giữa Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ khó có thể đến vào thời điểm tồi tệ hơn.

Dù muốn hay không, hiệp ước của đảng NDP với chính phủ Tự do thiểu số đã khiến phe Tự do trở thành một lựa chọn hợp lý hơn đối với nhiều người ủng hộ đảng Tân Dân chủ .

Luận điệu của Poilievre kết hợp với hiệp ước đó khiến NDP hầu như không thể không lập luận rằng nghị trình của Đảng Tự do tiến bộ hơn nghị trình của của người lãnh đạo đảng bảo thủ hện nay.

Trước sự lựa chọn giữa một đảng Tự do mà họ không có lý do gì để lo sợ hoặc một đảngBảo thủ có nguy cơ đảo ngược nghị trình tiến bộ, nhiều cử tri đảng Tân Dân chủ có sẽ bịt mũi và ủng hộ Trudeau trong cuộc bầu cử tiếp theo.

Cuối cùng, Khối Quebecois chắc chắn đã mất một số ảnh hưởng trong quốc hội do thỏa thuận Tự do-NDP. Nhưng sự xuất hiện của Poilievre vẫn là một món quà cho đảng này.

Không có nơi nào cử tri tỏ vẻ tiêu cực hơn đối với người  lãnh đạo đảng Bảo thủ cao hơn ở Quebec. Và điều đó về căn bản khiến Khối Quebecois phe thủ đắc lá phiếu của phe đối lập ở tỉnh lớn thứ hai của Canada.

© 2023 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn:Pierre Poilievre is becoming a liability to Conservatives  | Chantal Hébert | The Star | June 25, 2023.
Chantal Hébert là một nhà báo tự do tại Montreal đóng góp cho chuyên mục chính trị cho tờ Star. Email: [email protected] Twitter: @ChantalHbert