MAGA đã bắt cóc phong trào bảo thủ như thế nào
Philip Elliott | Trà Mi
Những người di cư — đặc biệt là những người tị nạn — bị chấn thương thực sự sâu đậm về những nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn ở quê hương của họ và những thế lực đã đẩy họ ra đi. Nó thường dựa vào những chính phủ xã hội chủ nghĩa…
Tina Nguyen đã rất khoái — à, đôi khi rất khoái và thường xuyên, chịu đựng — ngồi ở hàng ghế đầu thấy hết sự phát triển của phong trào MAGA. Trong những năm học đại học, Nguyễn đã nhận học bổng và tài trợ của phong trào bảo thủ để làm việc và sau đó biên soạn về Đảng Trà, nó đã trở thành cảnh mộng của Donald Trump về cách ông sẽ ‘Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại’. Căn cước nửa đùa nửa thật của Nguyễn là một “người hớn hở theo thuyết hư vô” đã thay đổi khi cô gầy dựng tên tuổi chuyên nghiệp mà không lệ thuộc quá nhiều vào đồng đô la bảo thủ. Niềm vui mà cô từng cảm thấy khi còn là một sinh viên ưa thử thách tại Claremont McKenna College (dậy Cử nhân Nghệ thuật Tự do) – một mặt trận trong những cuộc chiến văn hóa hiện tại của chúng ta – bắt đầu cảm thấy không còn và như là ý thức hệ bảo thủ cánh hữu hơn.
Việc thấy rằng vị giáo sư cố vấn về báo chí của cô đang dùng mạng lưới cựu sinh viên để gieo mầm tư tưởng quyền lực tối cao cho người da trắng vào những tòa báo dòng chính và trung hữu cuối cùng đã bóp nát niềm tin vì chính nghĩa của cô. Nó cũng giúp cô chuyển sang viết báo dòng chính, ít mang tính chính trị hơn, được đề cử nhận Giải thưởng James Beard Foundation cho blog viết về ẩm thực vào năm 2014 khi cô tạm dừng cuộc chiến chính trị. Nhưng câu chuyện chính trường quá hay nên cô đã quay lại đưa tin về chính trị cho một số thương hiệu hàng đầu trong làng báo.
Tuần này đánh dấu ngày Nguyễn xuất bản cuốn sách đầu tiên, Nhật ký MAGA, tường thuật của một người trong cuộc, về tiến trình phát triển từ một đứa trẻ, con người di cư, bị những cơ hội do hệ thống học bổng của bộ máy bảo thủ mang lại, thu hút thành một người hoài nghi về những lựa chọn không chỉ cho những người trẻ tuổi… mà còn cả khối cử tri. Tôi đã trò chuyện qua điện thoại với phóng viên Puck News về căn cước chính trị vô hồn của cô ấy, những lo lắng của cô ấy về một hệ thống lưỡng đảng không xứng đôi và hy vọng của cô ấy rằng những người bảo thủ có thể giành lại quyền lực từ phong trào MAGA đang vững mạnh.
Khi được hỏi cô cảm thấy mình như thế nào trong những ngày gần đây, cô ấy cười. Cô nói rằng đó là câu hỏi cô nhận được rất nhiều trong chuyến đi giới thiệu sách này. Cuối cùng, cô ấy nói thẳng: “một người gần như theo chủ nghĩa tự do, vào khoảng thời gian còn ngây thơ hơn nhiều ở đất nước này, trước khi tôi nhận ra rằng mọi người đều quan tâm đến quyền lực và đôi khi họ sẽ cố gắng hết sức để lấy những lý tưởng đó và biến chúng thành hướng đi riêng của họ.” Không ngừng, cô ấy nói tiếp:
“Tôi ước mình có một ý thức hệ chính trị mà tôi có thể hòa nhập sát vào môi trường này. Nhưng tôi biết quá rõ về cấu trúc của sự việc để có thể nói rằng tôi cảm thấy thoải mái khi ở trong nhóm này so với nhóm kia.”
Tina Nguyễn
Đó có vẻ như cảm giác của rất nhiều người Mỹ, đặc biệt là những người theo Đảng Cộng hòa, những người trong tuần này dường như đã đưa chính Chúa MAGA tới lần đề cử thứ ba sau tám năm.
Sau đây là cuộc phỏng vấn đã biên tập và rút gọn.
TIME: Xin chúc mừng. Đây là một cuốn sách đọc thấy vui, nhưng cũng gây phiền phức. Tôi cảm kích việc bạn đã nói đến sự khác biệt ngay từ đầu: có MAGA; có phong trào bảo thủ; và sau đó có đảng Cộng hòa. Những khác biệt đó không phải lúc nào cũng được đề cập đến trong những bài báo. Bạn nghĩ tại sao chúng lại thường xuyên được gộp chung lại với nhau như vậy?
Nguyễn: Là một người xuất thân từ ngành báo chí bảo thủ và nhẩy ngay vào để trở thành một nhà báo dòng chính ở một độ cao đến mức ngớ ngẩn, tôi nghĩ những người theo đuổi ngành báo chí dòng chính không xuất thân từ một nguồn gốc mà sự khác biệt giữa những nhóm người bảo thủ được nói đến một cách rõ ràng. Họ sẽ có những thành viên trong gia đình là đảng viên Đảng Cộng hòa, nhưng họ không biết những người đã theo chủ nghĩa bảo thủ chuyên nghiệp, những người đã nghĩ đến lý do khiến họ không bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ hoặc những người cấp tiến. Đảng Dân chủ chỉ nói: ‘Ừ, chúng ta hãy làm nhiều việc với chính phủ bằng cách dùng những công cụ đã thiết lập từ nhiều thế kỷ và dùng chúng để đưa xã hội tiến lên.’ Những đảng viên Cộng hòa, những người bảo thủ, những người thuộc loại MAGA đều có điểm chung: ‘Chúng ta không thích cách điều hành của chính phủ và hãy sửa nó.‘
Vấn đề về cách họ muốn sửa nó là nơi bạn bắt đầu thấy có sự khác biệt giữa đảng Cộng hòa, nhóm bảo thủ và MAGA. Đảng Cộng hòa dùng chính phủ để thực thi những chính sách mà họ tin rằng sẽ mang lại kết quả bảo thủ. Những người bảo thủ, bắt đầu từ Reagan, thực sự đã lấy phong trào bảo thủ coi như của riêng họ. Rất nhiều trong những ý tưởng đó không phải là ý tưởng riêng của ông ấy.
TIME: Ông ấy giống Trump ở điểm đó.
Nguyễn: Đúng như vậy. Reagan và phong trào bảo thủ mà ông dẫn đầu là: ‘Hãy loại bỏ hết chính phủ. Giảm bớt vai trò của nó trong đời sống người dân, cắt giảm quyền lực của những cơ quan chính phủ.‘
MAGA là: ‘Dẹp cái này đi, chúng ta đốt hết. Chúng ta không quan tâm dẹp bằng cách nào, không quan tâm nó tàn phá đến mức nào.’ Chính mức thực hiện và phẩm chất hủy diệt là sự khác nhau giữa hai nhóm này.
TIME: Bạn đã ở đó vào những ngày đầu của MAGA. Bạn có thể tưởng tượng hoặc đánh giá cao những gì đã được tạo ra vào thời điểm đó và những hậu quả sắp xẩy ra không? Bạn viết rất cởi mở về việc nhận ra một giáo sư cố vấn báo chí là động lực đằng sau danh sách email (của nhóm) theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, Morning Hate.
Nguyễn: Tôi thực sự tin rằng đại đa số những người theo chủ nghĩa bảo thủ vào khoảng thời kỳ Tea Party rất khoái ý tưởng Đảng Cộng hòa cũ kỹ, cầu kỳ bị bỏ lại trong quá khứ. Họ đã nhìn thấy một thời điểm thực sự để đưa những ý tưởng về chính phủ hạn chế, sự lựa chọn cá nhân, quyền tự do cá nhân tiến lên phía trước. Đó chắc chắn là lý do tại sao tôi bị nó thu hút.
Nhưng trong môi trường đó, có rất nhiều tác nhân nhận ra rằng họ có thể dùng cấu trúc của phong trào bảo thủ để gieo trồng những ý tưởng vào trong máu và truyền bá chúng xa hơn. Tôi có thể nói [John] Elliott [, một cựu giám đốc chương trình báo chí tại Viện Nghiên cứu Nhân văn và Viện Charlemagne theo chủ nghĩa tự do,] là một ví dụ thực sự đáng sợ. Tôi đã không biết về điều đó cho đến khi tất cả những tin tức này xuất hiện. Rất nhiều người tham gia chương trình đó đã không biết về nó, nhưng ông ấy không cần tất cả chúng ta biến những ý tưởng chủ nghĩa dân tộc của người da trắng thành chủ nghĩa bảo thủ. Ông ấy chỉ cần một hoặc hai người. Và ông ấy đã tìm thấy họ, tu dưỡng họ và gửi họ ra thế giới.
Dù không thích nói về bạn trai cũ nhưng xem quỹ đạo của [“dư luận viên say thuốc” MAGA và kẻ khiêu khích trang mạng kỹ thuật số] Chuck Johnson từ thời chúng tôi còn ở Claremont McKenna đã làm sáng tỏ — không chỉ vì anh ấy là một kiểu người cụ thể với một tập hợp niềm tin nhất định, mà là vì hành động của anh ta được cho phép và được khuyến khích trong suốt tiến trình miễn là nó đem đến kết quả tốt cho những người quyền lực như Peter Thiel hay Donald Trump hoặc bất kỳ ai trong Đảng Cộng hòa đã muốn trục lợi nhờ hành động của anh ấy. Bây giờ mọi người đang quay lưng, anh ta như quả cam đã vắt. Nhưng tôi không nghĩ anh ấy sẽ tiến xa đến thế nếu không có những người có quyền lực trục lợi nhờ hành động của anh ấy.
TIME: Bạn nhắc đến Johnson ở đây, và anh ấy chỉ là một trong số những tên rải rác trong bài này. Những người mà Hillary Clinton có thể gán cho cái mác là ‘những kẻ tồi tệ.’ Bạn đã làm việc cho Tucker Carlson, đã có thời gian làm việc trong quỹ đạo của Stephen Bannon. Bạn làm chung văn phòng với Matt Boyle. Họ có thực sự tin vào những chuyện này không, hay họ chỉ là những người buôn mộng với mạt hàng là một giấc mơ thu hút được những người tiêu dùng đang khao khát nó?
Nguyễn: Tôi nghĩ rằng cách nhìn nhị phân như vậy hơi quá đơn giản. Vào năm 2010, mọi người bước vào thế giới này với niềm tin rằng sức mạnh của mạng lưới và phong trào của giới vận động bảo thủ cũng như những tư tưởng trao đổi và nó đủ mạnh để đưa đất nước này đi theo một hướng khác. Sau đó, Trump bước vào và nói: ‘Này, còn chủ nghĩa dân túy thì sao?’ Và một tầng lớp lớn trong đảng nói: ‘Ồ, thực ra, vâng, chúng tôi thích chủ nghĩa dân túy.’
Và thế là mọi người bắt đầu phải có sự lựa chọn. Phong trào bảo thủ đã trở thành một cơ sở hạ tầng sự nghiệp mà bạn bắt đầu khi còn trẻ và biến thành sinh kế, căn cước, liên hệ xã hội, lý do hiện hữu của bạn. Và đột nhiên, bạn có sử dụng hệ thống giá trị mà bạn vô cùng yêu quý đó và nói, ‘Không, tôi không muốn đi theo hướng này’ không? Và để sau đó mất tất cả những gì bạn đã gầy dựng được? Hay bạn ráng bịt mũi và nói: ‘Được rồi, tôi đang làm việc này. Có những phần trong chuyện này mà tôi có lẽ cũng thích’? Rất nhiều người đã lấy lựa chọn bịt mũi. Tôi không biết mình sẽ làm gì nếu tiếp tục tham gia phong trào khi Trump xuất hiện. Tôi may mắn thoát ra ngoài vào năm 2012 và xây dựng cuộc sống riêng cho mình.
TIME: Bạn viết về một cuộc họp vào năm 2015 với những nhân vật lãnh đạo Đảng Dân chủ, trong đó lần đầu tiên bạn nhận ra rằng Cánh Tả không có hệ thống và cơ sở hạ tầng giống như Cánh Hữu. Bạn có thể nói một chút về sự ngạc nhiên của bạn ở đó và những gì bạn thấy Cánh Tả ráng làm để bù đắp kể từ đó không?
Nguyễn: Một trong những điều khi lớn lên trong phong trào mà tôi coi là đương nhiên là tôi thấy cấu trúc này hoạt động xung quanh mình và tôi nói: ‘Ồ, đây là cách mọi thứ thường hoạt động. Điều đó thật tuyệt.‘ Tại sao có một bên lại vô tổ chức như vậy, còn bên kia thì rất có tổ chức? Và câu trả lời mà tôi tìm ra chính là bản chất của những người lãnh đạo những phong trào tiến bộ và Đảng Dân chủ, đó là: Chúng tôi muốn thay đổi ngay lập tức.
Một người phụ nữ [Nebraska] mà tôi đã nói chuyện nói rằng họ bị ám ảnh vì việc đi tìm những thứ mới mẻ trên toàn quốc. Mặt khác, những người theo Đảng Cộng hòa và những người bảo thủ, họ đã xây dựng những mạng lưới này ở Viện Lãnh đạo (Leadership Institute) từ thời Goldwater. Mitch McConnell đã trưởng thành từ đó. Hãy nghĩ đến ý tưởng về một kế hoạch 60 đến 70 năm.
TIME: Tôi tò mò không biết bạn nghĩ cấu trúc của phong trào MAGA bền đến mức nào. Vì những cấu trúc của phong trào bảo thủ đã chứng minh là nó bền vững, nhưng tôi không chắc liệu có bất kỳ giàn xây dựng nào xung quanh chủ nghĩa MAGA hay không. Có phải chúng ta chỉ thiếu điều đó?
Nguyễn: Chắc chắn có những nỗ lực để làm chuyện đó trong phong trào MAGA. Trên thực tế, có những nỗ lực đấu tay đôi giữa hai tổ chức tư vấn đang cố cơ cấu nhân sự cho chính quyền Trump kế tiếp. Bạn đã nghe nói về Dự án 2025, chính là dự án của Quỹ Di sản và Viện Chính sách America First (AFPI), nơi hầu như chỉ có những cựu viên chức chính quyền Trump. AFPI được thành lập rõ ràng như tổ chức nối MAGA lại với Quỹ Di sản.
TIME: Phong trào MAGA có tồn tại sau thời của Trump không? Đây có phải là điều mà chúng ta sẽ còn nói đến sau 50, 60 năm nữa không?
Nguyễn: Nó sẽ không còn, trừ khi Trump chỉ định người kế nhiệm. Tôi không nghĩ ông ấy sẽ làm vậy. Phải có lệnh trực tiếp từ chính Trump thì phong trào đó mới tồn tại được.
TIME: Phe cực hữu đã chiếm được cảm tình của những cử tri trẻ tuổi theo những cách mà tôi không nghĩ nhiều người thấy được. Tôi tự hỏi liệu đó có phải là triệu chứng của môi trường ở khuôn viên đại học trong những năm gần đây hay không. Không gì xây dựng được tình đoàn kết bằng việc nghĩ rằng bạn đang ở trong hầm trú ẩn với bạn bè. Đó có phải là cách MAGA thay thế Đảng Cộng hòa Đại học kiểu Karl Rove ở đại học hay không?
Nguyễn: Tôi nghĩ như vậy. Luôn có tâm lý hầm hố mà những người bảo thủ trong khuôn viên trường sẽ cảm nhận được.
TIME: Một trong những câu hỏi bạn hỏi rất nhiều và tôi không biết liệu chúng tôi có nhận được câu trả lời thỏa đáng hay không là: Ai sẽ chi trả cho mạng lưới bảo thủ này? Thật dễ dàng để đi tắt và nói về mạng Koch, nhưng đó không phải là toàn bộ câu chuyện, phải không?
Nguyễn: Không. Và mạng lưới Koch thực sự đang mất ảnh hưởng thực với Cánh hữu. Họ có thể ném rất nhiều tiền vào AFPI và cố gắng dẫn nó đi theo một hướng và cố củng cố những tư tưởng thị trường tự do theo người tự do chủ nghĩa, nhưng số tiền đó không thực sự có kết quả trong chủ nghĩa dân túy. Nếu có thì khái niệm về một tỷ phú giàu có cố dùng tiền của mình để khiến mọi người bỏ phiếu chống lại lợi ích của chính họ là người bị nguyền rủa đối với rất nhiều cử tri ngày nay.
Lý do khiến tôi theo chủ nghĩa bảo thủ theo nghĩa đen là vì [những tổ chức tư vấn bảo thủ và những chương trình đào tạo về báo chí] đã ném cho tôi một ngàn đô la để làm một số dự án. Có ai đó tài trợ cho hàng loạt hoạt động, nhưng bạn sẽ không thấy nó dưới dạng những khoản quyên góp khổng lồ cho một tổ chức tư vấn nữa hoặc cổ động cho một ứng cử viên nào đó. Tất cả sẽ chỉ là những giao dịch vi mô nhỏ xíu với mạng lưới những người có ảnh hưởng trên mạng, những người sẽ bắt đầu tweet về chuyện này này hay chuyện khác.
TIME: Vì vậy, Jan. 6 mà bạn đã xem ở khoảng cách gần. Tôi đang tự hỏi điều đó ảnh hưởng thế nào đến cách đưa tin về phong trào của bạn. Và tiếp theo là bạn đã thực hiện một chuyến đi nghiên cứu và bạn mô tả nó rất khéo léo như một hành trình AAPI de Tocqueville để hiểu rõ hơn về đất nước này. Tôi sẽ không tiết lộ chi tiết cho bạn đọc, nhưng có phải bạn ít nhiều trở về với cảm giác chán nản vì tình hình đất nước không. Quan điểm của bạn về nước Mỹ sau khi đã tham gia ngày 6 tháng 1 và thực hiện chuyến đi tìm hiểu? Đất nước chúng ta đang ở đâu?
Nguyễn: Tôi nghĩ mọi người thực sự sợ hãi. Tôi nghĩ khi bạn hiện hữu ở Washington và bạn hiện hữu ở New York, và bạn hiện hữu trong giới truyền thông này quá lâu, bạn gần như quên mất rằng những âm mưu và tin đồn nội bộ mà bạn đang nghe đã ảnh hưởng đến những người ở xa như vùng quê Washington, nơi tôi đến một nhà thờ ngẫu nhiên được gọi là Nhà thờ Yêu nước. Mọi người tôi nói chuyện đều nói: ‘Tôi không biết chuyện gì đang xẩy ra. Tôi chỉ quá sợ hãi thôi. Tôi không biết điều gì là đúng hay sai nữa.’ Tất cả những người này đều tức giận. Họ luôn hỏi tôi: ‘Bạn có thể đưa tin sự thật không?’ Và tôi trả lời, ‘Tôi đang cố gắng hết sức. Thưa quý vị.’
Có sự khao khát thấy ổn định và hiểu biết về những gì đang thực sự diễn ra. Và tôi cũng ngạc nhiên rằng có thể có lòng tin vào giới truyền thông.
TIME: Cuối cùng, tôi phải cảm ơn vì có những khoảnh khắc nhẹ nhàng trong suốt cuộc trao đổi này và chúng thường đi đôi với những quan sát của bạn về căn cước phụ nữ da mầu của bạn. Làm thế nào bạn nhận định được những mâu thuẫn trong suy nghĩ của nhiều người Mỹ rằng người da mầu phải theo phe tự do và phe bảo thủ của sân đấu chỉ dành cho cử tri da trắng?
Nguyễn: Đó là một quan niệm sai lầm. Điều đó hoàn toàn không đúng. Ở những thị trấn biên giới, cộng đồng người Việt rất MAGA. Những người di cư, đặc biệt là những người đã làm việc hợp pháp nhất và đã làm rất nhiều để bảo đảm họ được an toàn ở đây, hiện đang là mục tiêu của những chiến dịch thông tin sai lệch này, đặc biệt nhằm mục đích hướng tâm trí của họ chống lại Joe Biden. Điều tương tự cũng đang diễn ra ở những cộng đồng người gốc Tây Ban Nha, những cộng đồng như người Venezuela và người Cuba, những người đã nhìn vào chủ nghĩa xã hội ở đất nước của họ và nói: ‘Nếu điều đó xẩy ra ở đây thì sao? Chúng tôi thực sự không muốn điều đó xẩy ra ở đây. Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.’
Những người di cư — đặc biệt là những người tị nạn — bị chấn thương thực sự sâu đậm về những nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn ở quê hương của họ và những thế lực đã đẩy họ ra đi. Nó thường dựa vào những chính phủ xã hội chủ nghĩa, và họ thường bị nhắm mục tiêu cụ thể vì họ có sự giàu có hoặc địa vị, hoặc là những người bất đồng chính kiến. Cha mẹ tôi đã phải ăn bí ngô suốt một năm vì chính phủ lấy hết tiền của họ. Những người thuộc phe tự do không hiểu lắm. Đây sẽ là một việc làm khó khăn, nhưng rất nhiều đảng viên Đảng Dân chủ đang đưa ra một số chính sách di cư nhất định đã làm những việc đó tại những tháp ngà học thuật, với đặc quyền riêng biệt.
TIME: Tôi rất mong nhận được ý kiến trên thời biểu của bạn về chuyện này. Cảm ơn bạn đã dành thời gian trao đổi.
Bài này là một phần của Hồ sơ D.C., bản tin chính trị của TIME.
Tina Nguyễn là phóng viên quốc gia của Puck News, đưa tin về thế giới của Donald Trump và cánh hữu của Mỹ. Trước đây, Nguyễn là phóng viên Toà Bạch Ốc của tờ Politico, phóng viên của Vanity Fair Hive và biên tập viên của Mediaite. Là người gốc Brooklyn, Nguyễn tốt nghiệp trường Cao đẳng Claremont McKenna và sống ở Washington. Theo dõi cô ấy trên Twitter @Tina_Nguyen.
© 2024 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: How MAGA Hijacked the Conservative Movement | Philip Elliott | Times | Jan 17th 2024.