Tại sao chủ nghĩa độc tài thực dụng của Tô Lâm sẽ tốt cho Việt Nam
Zachary Abuza | Trà Mi
Nguyễn Phú Trọng là người cuối cùng theo ý thức hệ tư tưởng Mác xít lỗi thời
Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam chết ngày 19/7, thọ 80 tuổi. Ngày hôm trước, Bộ Chính trị, BCH Trung ương Đảng thông báo Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đảm nhận trọng trách.
TThông báo này đã chấm dứt khoảng 20 tháng bất ổn chính trị chưa từng có, trong đó 7 trong số 18 đảng viên được bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ 13 vào tháng 1 năm 2021 đã bị buộc phải từ chức. Trọng chết, 44% Bộ Chính trị bị sa thải, đã làm suy yếu lợi thế ổn định chính trị của Việt Nam.
Trái với trực giác, thông báo này có lẽ rất tốt cho Việt Nam.
Tổng bí thư ĐCSVN không giữ điều hành; ông ta không nắm đòn bẩy chính phủ nhưng đặt ra chương trình nghị sự của đảng. Và nếu sự lâu bền là quyền lực thì Trọng là một người rất nhiều quyền lực trong một hệ thống chuộng sự chuyển giao quyền lực đều đặn và có trật tự. Trọng được bầu vào trong Bộ Chính trị từ năm 1996 và là tổng bí thư từ năm 2011.
Trọng đã bị bệnh một thời gian. Ông bị đột quỵ vào cuối năm 2020. Ông đã bỏ lỡ nhiều lần xuất hiện quan trọng kể từ cuối năm 2023. Ông tỏ ra tất yếu đuối ở những nơi ông xuất hiện trong thời gian ngắn, chẳng hạn trong cuộc họp ngày 20 tháng 6 với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trên thực tế, Trọng đã không nắm quyền kiểm soát trong một thời gian, nên ít nhất bây giờ tình trạng đã rõ ràng hơn.
Theo quy định của đảng, đáng lẽ Thường trực Ban Bí thư Trung ương phải đảm nhận trách nhiệm của tổng bí thư nếu ông này bất lực. Tuy nhiên, thông báo của Bộ Chính trị đã giao quyền lãnh đạo cho Chủ tịch nước Tô Lâm, bỏ qua Tướng Lương Cường.
Điều này cho thấy Ban chấp hành trung ương đã định Tô Lâm sẽ được bầu làm tổng bí thư tại đại hội đảng 5 năm một lần sẽ diễn ra vào tháng 1 năm 2026, và vì sự ổn định, liên tục nên BCT đã để Lâm nhận chức vụ này ngay bây giờ.
Tô Lâm vốn đã có lợi thế để kế vị Trọng. Là Bộ trưởng Bộ Công an từ năm 2016 đến năm 2024, ông đã lãnh đạo chiến dịch “Đốt Lò” chống tham nhũng. Nhưng khi làm công tác đó, ông đã dùng những cuộc điều tra tham những để loại bỏ đối thủ trong Bộ Chính trị. Ông ta buộc những người chống lại ông ta hoặc đã phục vụ hai nhiệm kỳ, đủ tư cách để kế nhiệm Trọng, phải từ chức một cách có hệ thống.
Theo quy định hiện hành của đảng, có thể được sửa đổi, chỉ có Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đủ tư cách, mặc dù những cáo buộc tham nhũng của Chính dường như đang khiến ông khó tiến xa hơn nữa.
Quan trọng hơn, Trọng đã đặt tay chân trung thành vào những vị trí hết sức quan trọng, kể cả người kế nhiệm ông tại Bộ Công an và người đứng đầu BCH Trung ương.
Trong 17 tháng tới, chúng ta sẽ thấy chính trị ổn định hơn, nếu không vì lý do nào khác ngoài chiến dịch thanh trừng/chống tham nhũng đã đạt được mục đích của nó: Củng cố quyền lực của Tô Lâm.
Sự ổn định này là cần thiết. Mặc dù Việt Nam đã được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc – khoảng 36 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài đã cam kết vào năm 2023 và 15 tỷ USD trong nửa đầu năm nay – nhưng điều đó không phải là không thể xẩy ra.
Ngoài bất ổn chính trị, Việt Nam còn có nguồn cung cấp điện thất thường, cơ sở hạ tầng mục nát, nạn tham nhũng tràn lan, thực thi chính sách chậm, giá công nhân động tăng cao và chỉ có một số nhỏ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Có sự chênh lệch giữa hứa hẹn và đầu tư đã cam kết, và một số trong giới đầu tư gần đây đã bỏ Việt Nam. Malaysia và Philippines đều đang thu hút đầu tư trở lại sau khi ổn định lại trật tự chính trị trong nước.
Chúng ta không nên mong đợi bất kỳ thay đổi chính sách lớn nào trước Đại hội Đảng lần thứ 14, thời kỳ mà theo truyền thống là sự chậm lại trong việc hoạch định chính sách khi đảng bận rộn với việc lựa chọn nhân sự và soạn thảo những báo cáo chính trị quan trọng.
Nhưng nhiệm kỳ của Tô Lâm có lẽ sẽ tốt hơn cho việc tăng trưởng kinh tế.
Nguyễn Phú Trọng là một lý thuyết gia Mác-xít thâm căn cố đế. Ngoài 5 năm làm chủ tịch quốc hội từ 2001 đến 2006, toàn bộ sự nghiệp của ông là một lý thuyết gia theo chủ nghĩa Mác. Ông ta là người cuối cùng theo một ý thức hệ lỗi thời.
Tô Lâm là một công an chuyên nghiệp. Việc của ông trong Bộ Công an là duy trì sự độc quyền về quyền lực của đảng, ông không phải là một lý thuyết gia.
Giống như Tập Cận Bình của Trung Hoa cộng sản, Trọng phản đối tăng trưởng nếu nó gây thiệt hại đến sự kiểm soát của đảng. Ông đã thanh trừng nhóm kỹ trị đã chuyển hướng tập trung vào việc quyết định ra ngoài tầm kiểm soát của đảng.
Trong khi Tô Lâm là một người độc tài, ông là một người theo chủ nghĩa thực dụng, người coi tính hợp pháp của đảng – tức là an ninh của đảng – được bảo đảm bằng sự tăng trưởng kinh tế, không bị mắc vào bẫy thu nhập trung bình.
Tuy nhiên, vẫn còn một mối lo ngại thực sự: Bộ Chính trị gồm 16 người hiện tại – trong đó có 4 đảng viên được bổ nhiệm tại Hội nghị Trung ương 9 vào tháng 5 – đang thiếu kinh nghiệm kinh tế trầm trọng. Với năm đảng viên thuộc Bộ Công an, ba người trong Quân đội, và một nhóm đại diện cho các cơ quan cao cấp của ĐCSVN, trọng tâm là kiểm soát chứ không phải kinh tế.
Ông Tô Lâm định sẽ kiêm luôn chức Chủ tịch nước và quyền Tổng Bí thư. Không giống như Trung Hoa, Việt Nam tự hào về khả năng lãnh đạo tập thể của mình. Nhưng có một logic để giữ cho người lãnh đạo tối cao ngồi hai ghế làm nguyên thủ quốc gia, và không ai có vị trí tốt hơn – và hăng hái – hơn Tô Lâm để ngòi trên cả hai ghế.
Chúng ta không nên hiểu điều đó có nghĩa là sẽ có sự thay đổi cơ bản trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tính trung lập của nước này – điều mà Hà Nội gọi là “ngoại giao tre” – được đặt ra trong chính sách được soạn thảo chung, kể cả Sách Trắng Quốc phòng năm 2019.
Kể từ tháng 9 năm ngoái, Việt Nam đã tiếp Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nam Hàn, Nhật Bản, Singapore và Trung Hoa sẽ vẫn là những nước đầu tư lớn ơt Việt Nam. Mỹ và châu Âu là những thị trường xuất cảng quan trọng, trong khi Việt Nam tiếp tục được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Hoa. Đồng thời, nó vẫn là một phần của chuỗi cung ứng phía nam nước này. Trong khi lo ngại về sự xâm lăng của Trung Hoa ở Biển Đông, Hà Nội chia sẻ mối lo ngại của Bắc Kinh về “diễn biến hòa bình” và “những cuộc cách mạng màu”.
Với 20 tháng đấu đá nội bộ đã lên đến đỉnh điểm, Tô Lâm tự coi mình là người phải lèo lái những mối quan hệ mâu thuẫn và lợi ích cạnh tranh đó.
Tác giả | Zachary Abuza là giáo sư về chiến lược an ninh quốc gia tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là tác giả cuốn sách “Tạo dựng hòa bình ở Đông Nam Á: Nổi dậy, Tiến trình Hòa bình và Hòa giải” (Forging Peace in Southeast Asia: Insurgencies, Peace Processes and Reconciliation.) Quan điểm trong bài là của riêng ông và không phản ảnh quan điểm của trường đại học hoặc chính phủ Hoa Kỳ.
© 2024 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
________________________
Nguồn: Why To Lam’s pragmatic authoritarianism will be good for Vietnam | Zachary Abuza | Nikkei Asia | July 22, 2024