Thư ngỏ gửi ông Chủ Tịch Tô Lâm
Nguyễn Duy Vinh
Nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của vị Chủ Tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chúng tôi cảm thấy một lần nữa bắt buộc phải lên tiếng về những vấn đề cấp bách từ lâu bị nhà nước Việt Nam tiếp tục dìm trong im lặng.
Thứ Năm, 26 tháng Chín, 2024
Công lý, Bồi thường, Hoà giải và Dân chủ Nhân quyền
Kính thưa ông Chủ tịch,
Nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của vị Chủ Tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chúng tôi cảm thấy một lần nữa bắt buộc phải lên tiếng về những vấn đề cấp bách từ lâu bị nhà nước Việt Nam tiếp tục dìm trong im lặng. Chúng tôi viết thay mặt cho vô số cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng vì hậu quả của cuộc chiến Nam Bắc tương tàn, đặc biệt là những người từ miền Nam.
- Đòi công lý về việc giam cầm quân dân chính miền Nam trong những trại cải tạo
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, hơn ba trăm ngàn công dân miền Nam Việt Nam đã bị chính phủ gọi đi học tập và bị tập trung trong những trại gọi là “trại cải tạo” rải rác khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Thực chất, những cơ sở này có hoạt động giống y như những nhà tù, nơi nhiều người đã phải chịu đựng những nỗi khổ không giấy bút nào tả xiết. Tin tức cho thấy hơn một trăm ngàn người đã bỏ mình trong những trại tù giam không có quy trình pháp lý và xét xử công bằng này. Thời gian bị giam giữ kéo dài—và rất nhiều người bị tù giam hơn cả mười năm—và đây là một trong những chương sử đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam.
Chúng tôi yêu cầu nhà nước CHXHCNVN phải thừa nhận di sản bi thảm này và chúng tôi lên tiếng một lần nữa đòi công lý cho tất cả nạn nhân và gia đình họ.
- Bồi thường tài sản
Ngoài ra, sau khi Sài Gòn thất thủ, nhiều cán bộ chính quyền miền Bắc đã cưỡng chế chiếm đoạt nhà cửa và tài sản của công dân miền Nam Việt Nam. Hành động tịch thu này đã để lại cho vô số gia đình những nỗi đau đớn và nhiều mất mát. Chúng tôi kêu gọi nhà nước CHXHCNVN xét lại việc bồi thường, trả lại tài sản cho những người vẫn còn sống và đang đòi lại tài sản trong khuôn khổ pháp luật, tôn trọng quyền lợi và phẩm giá của những chủ nhân nguyên gốc.
- Hòa giải và thống nhất thực sự
Hai chữ “giải phóng” mà nhà nước CHXNCNVN chính thức dùng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đang tiếp tục gây ra nỗi đau đớn cho người miền Nam và sự chia rẽ sâu sắc giữa hai miền Nam Bắc mà cuộc xung đột để lại. Sự hòa giải thực sự đòi hỏi một sự công nhận chân thành về quá khứ và một cuộc đối thoại bao gồm và tôn trọng tất cả công dân Việt Nam, bất kể quan điểm chính trị của họ. Con đường hướng tới thống nhất cần mang tính nhân ái và hiểu biết, thay vì áp đặt chỉ một ý thức hệ.
- Nguyên tắc dân chủ và nhân quyền
Cuối cùng, chúng tôi kêu gọi Chủ Tịch nước CHXNCNVN suy ngẫm về tình hình cai trị hiện tại ở Việt Nam. Việc áp dụng hiến pháp Việt Nam hiện nay thường hạn chế những quyền tự do cơ bản, ngăn cản hy vọng và khát vọng của người dân Việt Nam. Sự phát triển và tiến bộ thực sự chỉ có thể đạt được qua việc thiết lập những nguyên tắc dân chủ theo đó người dân có quyền tham gia vào việc định hình tương lai của chính mình.
Thưa ông Chủ Tịch,
Việc công nhận đã có bất công trong quá khứ và những quyết định mới của nhà nước CHXHCNVN để tạo ra một môi trường dân chủ, trong đó quyền làm người được tôn trọng, sẽ mở đường cho một tương lai tươi sáng hơn cho tất cả công dân Việt Nam.
Kính thư,
Nguyễn Duy Vinh,
Thay mặt một nhóm cựu học sinh những trường Trung Học Nguyễn Trãi, Trưng Vương và Bùi Thị Xuân
(Bản Anh ngữ theo sau)
September 26, 2024
Open Letter to Chairman Tô Lâm
Justice, Restitution, Reconciliation, Democracy & Human Rights
Dear Chairman Tô Lâm,
As you prepare for your visit to the United States, we feel compelled to address pressing issues that have long been silenced in the shadows of history. We write on behalf of the countless individuals and families affected by the aftermath of the Vietnam War, particularly those from the South.
1. Justice for the Re-education Camps
After April 30, 1975, more than three hundred thousand South Vietnamese citizens were subjected to what the government termed “re-education camps.” However, these facilities functioned as prisons where many endured unimaginable sufferings. Reports indicate that over one hundred thousand people perished in these camps, which lacked due process and fair trials. The prolonged detainment—sometimes exceeding a decade—constitutes one of the darkest chapters in Vietnam’s history. It is crucial that the government acknowledges this tragic legacy and seeks justice for the victims and their families.
2. Restitution of Property
Additionally, following the fall of Saigon, many Northern officials forcibly seized homes, belongings, and assets from South Vietnamese citizens. This act of expropriation left countless families devastated and dispossessed. We urge you to consider a framework for restitution that allows for the return of property to those who can still claim it, honoring the rights and dignity of the original owners.
3. True Reconciliation and Unification
The narrative of “liberation” often overlooks the profound pain and division that followed the conflict. Genuine reconciliation requires a sincere acknowledgment of the past and an inclusive dialogue that respects all Vietnamese citizens, irrespective of their political affiliations. The path to unification should embrace compassion and understanding rather than the imposition of a singular ideology.
4. Democratic Principles and Human Rights
Lastly, we implore you to reflect on the current state of governance in Vietnam. The application of the constitution often curtails fundamental freedoms, stifling the hopes and aspirations of the Vietnamese people. True growth and progress can only be achieved through the establishment of democratic principles, where citizens are empowered to participate in shaping their future.
As you engage with the international community during your visit, I hope these issues will be addressed with the seriousness they deserve. Acknowledging past injustices and fostering an environment of openness and respect will pave the way for a brighter future for all Vietnamese citizens.
Thank you for your attention to these matters.
Sincerely,
Vinh D. Nguyen
On behalf of a group of people, former students of Lycée Nguyen Trai, Trung Vuong and Bui Thi Xuan
© 2024 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
________________________
Nguồn: Thư của tác giả; DCVOnline hiệu đính và trình bầy.