Nguyễn Hoàng Đài Trang và sách vinh danh HCM
Trà Mi
Tiếp theo phần I, Chào mừng ngày ông Hồ chết
Không thấy ở đại học nổi danh thì tiếp tục tìm tác giả ở Đại học Cộng đồng. Cũng theo những thông tin truy cập được, người viết tìm đến Centennial College. Đây là một Đại học Cộng đồng (trường Cao đẳng, sau bậc trung học) mới thành lập từ năm 1966, hiện có khoảng 30 học trình – học kỳ từ hai 6 tháng đến 3 năm.
Một điểm ngoại lệ, trường Kinh doanh (School of Business) của Centennial College không phổ biến danh mục ban giảng huấn. Liên lạc với nhân viên trực của trường, có được điện thoại để tiếp xúc thẳng, người viết không may chỉ vào đến hộp nhắn tin đã quá tải của giáo sư Julie Nguyen và được biết bà chỉ có mặt tại trường trong tương lai gần.
Tìm hiểu thêm, người viết tình cờ gặp giáo sư Đài Trang trên một trang web rất phổ cập.
“RateMyProfessors.com” (Đánh giá giáo sư của tôi). Trang web này mới hoạt động từ 1999, đến nay đã có khoảng 11 triệu thẩm định của sinh viên với khoảng 1 triệu giáo sư của 6000 đại học các cấp ở Mỹ, Canada, England, Scotland và Wales.
Sinh viên khắp nơi tham khảo trang “RateMyProfessors.com” để chuẩn bị xếp đặt thời khoá biểu, chọn lựa khoá học và giáo sư phụ trách. Chính yếu, sinh viên mới sẽ biết được nhận định về từng giáo sư từ những sinh viên đã học trước để quyết định chọn theo khoá đó hay không. Sinh hoạt tự do tư duy này đã áp dụng từ lâu tại những đại học tại Bắc Mỹ dù chỉ công bố kết quả đánh giá ở phạm vi của riêng ở mỗi đại học, hay tại phân khoa.
Dưới đây là bảng đánh giá hồi tháng 5, 2010 đến tháng 7, 2013 của 4 sinh viên Centennial College về giáo sư Nguyễn Hoàng Đài Trang dạy môn kế toán (accounting).
“Bà ấy là một thầy giáo kế toán rất tệ, … Bà còn dậy những môn không phải kế toán, và bà khá hơn ở những môn này. Đừng chọn khoá kế toán do bà này phụ trách.”
Đó là lời phê của một sinh viên giáo sư Trang, cho điểm 1/5 khi đánh giá; tuy nhiên, đây chỉ là 1 nhận xét của một sinh viên.
Một ghi chú nhỏ, đọc qua trang quảng cáo dịch vụ của công ty “Canada Education Support” [2015, không còn hoạt động – TM] của Julie Nguyen, người thấy ngay đây là một người sành sỏi trong việc kinh doanh với người trong nước. Ngoài những bảng hiệu đầy vai trò trong giới hàn lâm nửa thật nửa giả, tác giả còn phô trương hình ảnh chụp chung với chính giới Canada từ tỉnh bang đến liên bang, từ dân biểu đến Bộ trưởng, v.v…
Tóm lại, Julie Nguyễn Đài Trang có học vị Tiến sĩ, là giáo sư trường Kinh doanh của một Đại học cộng đồng (trường Cao đẳng), là người làm kinh doanh và bây giờ là tác giả sách ngoài phạm vi chuyên môn và sở học. Là một chuyên viên chú trọng đến việc nâng cao đời sống bình đẳng của phụ nữ nói chung (như việc đồng ký tên cổ suý chính sách chăm lo cho phụ nữ và trẻ em trong chiến dịch chống AIDS/HIV của The World Alliance for Breastfeeding Action (WABA) tại hội nghị vào tháng Năm 2006 tại Toronto) hay của phụ nữ Việt Nam như trong luận án tiến sĩ, động cơ nào thúc đẩy bà trở thành tác giả hai cuốn sách vinh danh Hồ Chí Minh, một nhân vật lịch sử đã và vẫn đang gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Việt trong và ngoài nước?
Những bài báo, bản tin của Đảng CSVN phần nào trả lời câu hỏi trên đây. Theo trang của đài VOV News (30/08/2010) thì cuốn sách “Hồ Chí Minh – Tâm và tài của một nhà yêu nước” là kết quả “dày công nghiên cứu suốt 15 năm” của tác giả Đài Trang.
Như thế có nghĩa là tác giả khởi sự thâm cứu về Hồ Chí Minh từ năm 25 tuổi, sau 5 năm định cư và vừa học xong Cử nhân Thương mại ở Montréal cho đến nay. Tuy nhiên, mới hơn 3 tháng trước, trong bài “Việt kiều Canada viết sách về Bác Hồ”cũng đăng tải trên trang VOV News, để trong ngoặc kép, VOV News ghi “It took me almost ten years to write this book. My first draft was in English…” Trong vòng 3 tháng từ kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh ông Hồ đến ngày ông Hồ sắp “Chuyển sang từ trần” thì công trình nghiên cứu của tác giả bỗng dưng tăng thêm 5 năm. Đến đây thì buộc lòng người viết ngờ rằng ông bà nhà báo viết tiếng Anh ở những tờ báo Đảng có lẽ học cùng trường với nhà kẻ băng rôn “Hanoi Well Come” trước đây.
Theo báo Quân đội Nhân dân trên mạng trong bài “Nhận thức của một Việt kiều về tinh thần Nhân Bản của Bác Hồ” đăng ngày 31/08/2010 tác giả cho hay dù đã có nhiều sách viết về Hồ Chí Minh và về Chiến tranh Việt Nam ở thế kỷ thứ 20 ở phương Tây nhưng đa số những cuốn sách đó, do tác giả nước ngoài viết, đã hoàn toàn thiếu vắng nhận thức về tinh thần nhân bản của Hồ Chí Minh. Vì thế bà thấy cần phải viết cuốn sách vinh danh Hồ Chí Minh này.
Khi viết cuốn “Hồ Chí Minh – Tâm và tài của một nhà yêu nước”, tác giả đã tham khảo những quan điểm và khái niệm về Hồ Chí Minh của các học giả trong nước và ngoại quốc.
Học giả trong nước là những ai đã được tác giả tham khảo? Trong bài “Giáo sư Việt tại Canada viết sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh”, đăng ngày 17-06-2010 tại trang biethet.com, cho biết tác giả Đài Trang đã dùng tài liệu của ông Đăng Xuân Kỳ, Nguyễn Đức Đạt, Trân Dật Tiên…
Nguyễn Đức Đạt là ai? Học giả chuyên đề gì? Hỏi mãi, Gú gồ mới nói đó là tác giả cuốn “Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh”, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2007. Đọc qua bài “Tiên đoán biện chứng Hồ Chí Minh và những ‘dấu ấn đầu tiên’ của Người” thấy ông Nguyễn Đức Đạt liệt Thư chúc mừng năm mới – Xuân Kỷ Dậu (năm 1969) của Hồ Chí Minh vào một trong 10 ‘dấu ấn đầu tiên’ để lý luận và chứng minh HCM là thánh, biết trước sự việc sẽ xảy ra. Lúc đó, 1969, HCM viết, “Vì độc lập, vì tự do / Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.” Và sự việc xảy ra y như thế, 1973 (Mỹ cút) và đến năm 1975 (thì Nguỵ nhào)!
Theo lý luận trên đây và lời tự giới thiệu (…trong quá trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh… – NĐĐ) Nguyễn Đức Đạt quả đúng là một nhà nghiên cứu cỡ lớn về tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thế còn Đặng Xuân Kỳ? Đây là con cả (1931-2010) của Trường Chinh Đặng Xuân Khu. Kỳ nguyên là Ủy viên T.Ư. Đảng khóa VI và VII, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư. Tóm lại, đây là một đảng viên Cộng sản nặng cân. Vì chưa được đọc sách của Đài Trang nên người viết tự hỏi, trong phần tham khảo và trích lục tác giả có tìm thêm tư liệu quý báu nào thêm về những vụ thảm sát dân miền Bắc trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất mà Hồ Chí Minh đã đổ lỗi cả vào đầu Bố của Đặng Xuân Kỳ.
Trần Dật Tiên? Có lẽ chỉ là lỗi typo chứ Việt Nam cận đại làm gì có học giả nào tên Trần Dật Tiên. Nếu thật sự thế thì đúng là chuyện ly kỳ vì ở thế kỷ thứ 21, một người làm việc khoa học như tác giả Julie Nguyễn, lại tham khảo ông Trần Dân Tiên để viết sách vinh danh Bác Hồ của mình!
Về mặt học giả ngoại quốc tác giả Đài Trang đã chọn tham khảo các ông Walden Bello, một tác giả người Philippines, người vận động xã hội và đáng kể hơn cả là người khuyến khích những người chống thực dân cần đọc lại tư tưởng Hồ Chí Minh. Kế đến là Alice Walker, tác giả của cuốn “The Color Purple” một người Mỹ viết rất nhiều về bình đẳng sắc tộc và giới tính. Một tác giả ngưỡi Mỹ khác mà tác giả Đài Trang tham khảo là McNamara, cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thời TT Kennedy và TT Johnson.
Tác giả Đài Trang còn cho tờ QĐND biết bà viết quyển sách bằng Anh ngữ (“Ho Chi Minh – The soul and talent of a great patriot”) bằng những lý lẽ bình thường dựa trên kinh nghiệm và kiến thức học hỏi ở phương Tây. Một cách khác tác giả Đài Trang viết cuốn sách vinh danh Hồ Chí Minh bằng tiếng Anh bằng lý trí. Trong khi đó, khi viết cuốn “Hồ Chí Minh – Tâm và tài của một nhà yêu nước” thì tác giả viết bằng cả con tim, bằng lòng yêu nước nồng nàn, bằng khát vọng cháy bỏng muốn tìm hiểu cội nguồn và bằng tiếng kêu gọi đoàn kết vì sự nghiệp phát triển và sức mạnh của xứ sở.
Đó là những động cơ thúc đẩy tác giả viết sách vinh danh Hồ Chí Minh bằng tiếng Anh trước và sau đó mới viết bằng tiếng Việt. Xin được mở một dấu ngoặc ở đoạn này. Trong phần tiểu sử tác giả truy cập được, báo đài của Đảng nói bà sang sống ở Montreal vào năm 1990. Julie Nguyễn Hoàng Đài Trang nhập cảnh Canada ở dạng nào? Thời đó không còn người vượt biển, vượt biên đến Canada tìm tự do. Tác giả sang Canada theo dạng đoàn tụ gia đình? Gia đình của tác giả cớ gì lại đang là dân ở cố đô bỗng dưng “chuyển sang” thành dân di cư sống ở Montreal? Viết đến đây người viết lại hình dung ra ông Vũ Ngọc Nhạ trong tấm ảnh chụp hồi “di cư” từ Bắc vào Nam tìm tự do.
Rất sơ sài, thông tin và báo đài của Đảng cho biết về nội dung quyển sách (150 trang, bản tiếng Anh, gần 200 trang tiếng Việt) có nhiều hình ảnh, tư liệu hiếm quý về ông Hồ. Cuốn sách chia làm 5 chương: Những cách để hiểu Hồ Chí Minh, Chiến lược Tuyên truyền; Hồ Chí Minh – thời thơ ấu, Hồ Chí Minh và sự bình đẳng, sau cùng là Tầm quan trọng của Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Để kết thúc và cũng là một lời tự hỏi, một người con của kinh thành Huế, dù sinh sau đẻ muộn, lại chọn đúng ngày giờ để xuất bản sách vinh danh ông Hồ là một điểm cần suy nghĩ. Lại nữa, tác giả tên Nguyễn Hoàng Đài Trang. Chỉ là một sự tình cờ hay có thể nào bà là con của ông Nguyễn Đắc Xuân và cháu của các ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan không? Đây chỉ là một câu hỏi rất … tình cờ thôi.
2013 | Theo tin TTXVN ngày 02/10/2013 đăng trên Báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam thì 3 năm sau khi phát hành cuốn sách “Hồ Chí Minh – Tâm và Tài của một nhà yêu nước”, tac giả lại ra mắt cuốn sách thứ hai bằng tiếng Viêt tại Canada, “Hồ Chí Minh: Nhân văn và phát triển” . (Nguồn: TTXVN, Thêm một cuốn sách viết về Bác Hồ tại Canada, 02/10/2013).
Người địa phương có câu “đi như vịt, kêu như vịt, nhìn giống vịt, ắt phải là con vịt.”
© 2010-2019 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Bài đăng lần đâu trên DCVOnline ngày 3 tháng 9, 2010
Bu00e0 yu00eau nu01b0u1edbc mu00e0 khu00f4ng vu1ec1 Viu1ec7t Nam u0111u1ec3 xu00e2y du1ef1ng thu00ec hu01a1i tiu1ebfc. Giu00e1 mu00e0 bu00e0 vu1ec1 u0103n khoai mu00ec mu1ed9t thu1eddi gian chu1eafc bu00e0 su1ebd su00e1ng mu1eaft ra liu1ec1n
Ha ha ha ….nnMu1ec7 u0110u00e0i Trang nu00e0y lu00e0m nghu1ec1 du1eady hu1ecdc thu00ec khu00f4ng ai thu00e8m hu1ecdc, u0111i lu00e0m buu00f4n bu00e1n thu00ec cu1ea7n phu1ea3i cu00f3 “vu1ed1n”, vu00e0 cu00f3 lu1ebd vu00ec thiu1ebfu “vu1ed1n” vu00e0 cu1ea7n “vu1ed1n”, nu00ean “mu1ec7” Nguyu1ec5n Hou00e0ng u0110u00e0i Trang “u0111i tu1eaft u0111u00f3n u0111u1ea7u” bu1eb1ng nghu1ec1 Nu00e2ng Bi Bu00e1c Hu1ed3 ;nnSu00e1ch “nu00e2ng bi bu00e1c Hu1ed3” cu1ee7a mu1ed9t “giu00e1o su01b0 Viu1ec7t kiu1ec1u” mu00e0 xuu1ea5t bu1ea3n thu00ec nhu1ea5t u0111u1ecbnh su1ebd u0111u01b0u1ee3c u0111u1ea3ng bao (mua) hu1ebft….chu00ednh vu00ec lu1ebd u0111u00f3 mu00e0 Tru00e0 Mi cu00f3 tu00ecm u0111u1ecf mu1eaft cu0169ng khu00f4ng thu1ea5y bu00e0y bu00e1n tru00ean thu1ecb tru01b0u1eddng .nnCu00e1c nhu00e0 chu00ed thu1ee9c Viu1ec7t kiu1ec1u muu1ed1n cu00f3 su00e1ch lu00e0 “best seller” thu00ec viu1ebft su00e1ch “nu00e2ng bi bu00e1c Hu1ed3” , vu00ec chu1ec9 cu00f3 lu00e0m nghu1ec1 “nu00e2ng bi bu00e1c Hu1ed3” lu00e0 bu1ea3o u0111u1ea3m mau nu1ed5i tiu1ebfng (trong nu01b0u1edbc), vu00e0 chu1ec9 cu00f3 buu00f4n “bi bu00e1c Hu1ed3” thu00ec mu1edbi lu1eddi… to .nnNguyu1ec5n Hou00e0ng u0110u00e0i Trang khu00f4ng thu00e0nh cu00f4ng trong nghu1ec1 du1eady hu1ecd, chu1eafc cu0169ng khu00f4ng khu00e1 trong viu1ec7c “kinh doanh”…nhu01b0ng bu00e0o u0111u1ea3m thu00e0nh cu00f4ng lu1edbn trong su1ef1 nghiu1ec7p nu00e2ng bi bu00e1c Hu1ed3nnCu1ed1 lu00ean em !
Con mu1eb9 nu1ea7y tu00f4n vinh tu00ean HCM sao khu00f4ng vu1ec1 nu01b0u1edbc mu00e0 cu00f2n ku00e9o con mu1eb9 Canada nu00e0o theo lu00e0m chu1ee9ng lu00e1o nu1eeda.Chu1eaf thu1ebf nu00e0o VC cu1ee7ng thu01b0u1edfng cu00f4ng
Cu1ee9 mu1ed7i lu1ea7n nghe u0111u1ebfn cu00f2 mu1ed3i Viu1ec7t Cu1ed9ng thu00ec biu1ebft u0111u00f3 lu00e0 lu0169 VC thu1edd su00fac sanh ru1ed3i; khu1ecfi phu1ea3i cu1ea7n vu1edbt vu00e1t tiu1ebfn su0129, du sanh, giu00e0 tru1ebb/u0111u1ef1c mu00e1i lu00e0m chi cho thu00eam…thu00fai!
Cu00f4 Ru00e1o Su Nguyu1ec5n Hou0103ng u0110u1ea1i Tru00e0ng (u0110u1ea1i Tru00e0ng thu00ec lu00e0m sao mu00e0 thu01a1m cho u0111u01b0u1ee3c???) nu00e0y thuu1ed9c lou1ea1i mu00e0 Lu00ea Nin cho lu00e0 “Bu1ecdn Ngu hu1eefu u00edch”, cu00f2n Mao thu00ec xu1ebfp vu00e0o lou1ea1i “Cu00f2n thua cu1ea3 phu00e2n bu00f3n”, u00f4ng Nguyu1ec5n Xuu00e2n Nghu0129a thu00ec khu1eb3ng u0111u1ecbnh “Bu1ecdn Quyu1ebft Tu00e2m Ngu”. u0110u00fang lu00e0 Thu00fai Hou0103ng nhu01b0 cu00e1i tu00ean!!! u0110u1ea1i Tru00e0ng thu00ec lu00e0m sao mu00e0 thu01a1m cho u0111u01b0u1ee3c??
Thu1eadt tu1ed9i nghiu1ec7p cho nhu1eefng ngu01b0u1eddi cu00f3 bu1eb1ng cu1ea5p cao, u0111u01b0u1ee3c gu1ecdi lu00e0 ” tru00ed thu1ee9c”, mu00e0 thu1eadt ra trpng u0111u1ea7u hu1ecd khu00f4ng cu00f3 bu1ed9 u00f3c, mu00e0 lu00e0 chu1ee9a “cu00e1i gu00ec” khu00f4ng . Thu1eadt u0111u00e1ng tu1ed9i nghiu1ec7p !