Canada nói chuyện Nhân quyền nhưng không vội ký Hiệp định thương mại TPP
ANDY BLATCHFORD | DCVOnline
Tại Hà Nội, Thủ tướng Canada Justin Trudeau nhấn mạnh rằng ông sẽ không vội vàng ký kết phiên bản cập nhật của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, ngay cả khi một số đối tác của Canada muốn đi đến thỏa thuận một cách nhanh chóng.
Trudeau đã đưa ra nhận xét trên hôm Thứ Tư, khi được hỏi là liệu ông sẽ bỏ hiệp định thương mại giữa 11 quốc gia hay không nếu phiên bản mới không có vài chương “cấp tiến” mà Canada đang muốn có trong đó.
Trudeau nói với các phóng viên tại Hà Nội, nơi ông bắt đầu chuyến công du nhiều ngày tại Đông Nam Á,
“Chúng tôi tin rằng những thoả thuận cấp tiến và vững chắc có thể giúp cho người dân của nhiều quốc gia khác nhau về mức phát triển, và những bộ trưởng của Canada chú trọng rất nhiều đến điểm này.
Nhưng tôi xin nhắc mọi người rằng, tất nhiên, Canada sẽ không vội vàng ký kết một thỏa thuận không đem lại lợi ích tốt nhất cho Canada và cho người dân Canada.”
Trudeau sau đó nói thêm, bằng tiếng Pháp:
“Tôi có thể bảo đảm bảo với mọi người rằng chúng tôi sẽ không vội vàng ký kết một thỏa thuận bằng mọi giá.”
Mười một quốc gia còn trong TPP đang cố gắng khôi phục thoả thuận sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi hiệp định này vào đầu năm nay.
TPP sẽ là một chủ đề chính tại Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương trong năm nay tại thành phố Đà Nẵng ở Việt Nam. Trudeau sẽ tham dự các cuộc họp của APEC và đã có nhiều ý kiến cho rằng có thể có được một số thoả thuận nào đó vào cuối hội nghị thượng đỉnh.
Bộ trưởng Thương mại Quốc tế của Canada Francois-Philippe Champagne đã nói Canada muốn phiên bản TPP cập nhật có những chương cấp tiến về môi trường, quyền của công nhân và quyền của phụ nữ.
Nhưng các chuyên gia thương mại đã dự đoán rằng thuyết phục các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương về những chương cấp tiến đó sẽ là một việc không dễ thực hiện.
Một số quốc gia trong khối TPP ở mức phát triển thấp hơn nhiều so với Canada và sẽ gặp khó khăn để thi hành những chương đó; những nước khác lại muốn tách vấn đề xã hội ra khỏi những thoả thuận về thương mại.
Trudeau đang công du ở Châu Á Thái Bình Dương để tăng cường mối quan hệ của Canada với các quốc gia trong khu vực này.
Hôm thứ Tư, ông Trudeau đã tới Hà Nội, một thành phố ồn ào, đầy xe gắn máy. Đây là thủ đô của một quốc gia đang phát triển nhanh, có mối liên hệ văn hoá sâu sắc với nhiều người dân Canada.
Trudeau đã gặp Chủ tịch Nước CHXHCNVN Trần Đại Quang, Thủ tướng CHXHCNVN Nguyễn Xuân Phúc và giới lãnh đạo xã hội dân sự, với đã thảo luận với họ về những vấn đề như nhân quyền, bình đẳng giới tính và tự do ngôn luận.
Hôm thứ Năm, ông định sẽ đến thành phố Hồ Chí Minh để thăm thị trường chứng khoán, tổ chức hội luận một bàn tròn với giới lãnh đạo doanh nghiệp và tham dự một sinh hoạt ở đại học.
Ông sẽ đi Đà Nẵng hôm thứ Bẩy để tham dự hai ngày hội nghị thượng đỉnh của giới lãnh đạo APEC trước khi sang Philippines để tham dự các cuộc họp hàng năm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Tại cả hai sự kiện của APEC và ASEAN, Canada sẽ thúc đẩy chương trình thương mại của họ. Canada đang tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại thăm dò với các nước ASEAN, và các cuộc đàm phán để khôi phục lại TPP.
Khi nói đến các thành viên của TPP, phần lớn vẫn người ta tập trung vào Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.
Nhưng Việt Nam cũng nằm trong TPP, cũng là một thành viên của ASEAN, và là một đối tác quan trọng trong khu vực nơi Canada muốn tăng cường sự hiện diện của mình.
Việt Nam dự tính tăng trưởng kinh tế năm nay là 6,3%, với số người tiêu dùng vững chắc, một tầng lớp kinh doanh mới nổi và đang phát triển rộng trong chuỗi cung ứng.
Dominic Barton, đối tác quản lý toàn cầu của công ty tư vấn khổng lồ McKinsey & Co. cho biết, trong một cuộc phỏng vấn, về một số khía cạnh về những gì mà Việt Nam đã trải qua chưa đầy hai mươi năm trước.
Barton, cũng là chủ tịch hội đồng tăng trưởng kinh tế của chính phủ Trudeau, cho biết Việt Nam là một ví dụ về lý do tại sao Canada nên “tiến vào” châu Á, đặc biệt vì sự không chắc chắn chung quanh cuộc đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ.
Barton, lãnh đạo các hoạt động của McKinsey ở châu Á và Nam Hàn trong gần một thập kỷ, nói:
“Chúng ta phải tiếp tục củng cố những mối quan hệ ở châu Á. Tôi nghĩ chúng ta phải có sắt ở nhiều lò rèn [khác nhau].”
Dan Ciuriak, cựu chuyên gia kinh tế trưởng của cơ quan nay là Bộ Quốc tế vụ Canada, tin rằng một thoả thuận TPP cập nhật sắp thành hình hơn so với những thoả thuận tiềm năng giữa Canada và ASEAN hay Trung Quốc. Ciuriak, hiện là giám đốc của Ciuriak Consulting Inc., nói:
“Việt Nam và Nhật Bản sẽ là hai nền kinh tế lớn để Canada đa dạng hóa thương mại.”
Có những phần khác trong bản hiệp định TPP ban đầ mà Canada muốn thấy được sửa đổi.
Một nhân viên chính phủ cao cấp cho biết nhóm đàm phán Canada đang muốn thay đổi ở vài khoản, ví dụ như về tài sản trí tuệ, miễn giảm văn hoá và ảnh hưởng của nó đối với hệ thống quản lý cung cấp sữa, gia cầm và trứng của Canada.
Cựu Thủ tướng Quebec Jean Charest, Chủ tịch danh dự của Hội đồng Kinh doanh ASEAN-Canada, cho biết Việt Nam không chỉ thể hiện tiềm năng kinh tế thực sự mà còn có liên kết giữa người với người với Canada.
Ông nói trong một cuộc phỏng vấn, cả hai nước đều là thành viên của tổ chức Francophonie (các quốc gia nói tiếng Pháp)
Nhưng Charest nói câu chuyện về những người tị nạn Việt Nam , thuyền nhân Việt Nam, những người đến Canada vào cuối những năm 1970 đã củng cố quan hệ.
Đến năm 1980, có khoảng 60.000 người từ Việt Nam, Campuchia và Lào đã đến Canada sau khi trốn chạy cộng sản ở quê hương của họ. Ngày nay, có khoảng 240.000 người ở Canada có gốc Việt Nam. Charest nói,
“Chắc chắn, về câu chuyện của những thuyền nhân ở Quebec, tôi có thể nói với các bạn không ngần ngại rằng, nó phản ảnh tích cực trong tâm trí của người Quebec như là một ví dụ điển hình về hội nhập vào xã hội chung của Quebec.”
Tuy nhiên, khi nhìn vào Việt Nam ngày nay, Charest cho biết một nền kinh tế hứa hẹn vẫn kèm theo những điểm tiêu cực khác, như sự thật
“Việt Nam là một chế độ cộng sản và tất cả mọi thứ đi cùng với nó.”
Canada theo đuổi một mối quan hệ thương mại mở với Việt Nam nhưng đồng thời cũng có trách nhiệm thảo luận thẳng thắn về những quan tâm nghiêm trọng về hồ sơ nhân quyền của chính phủ nước này.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) gọi hồ sơ nhân quyền của Việt Nam là “tệ hại trong tất cả các lĩnh vực” vì sự độc quyền nắm giữ quyền lực chính trị của Đảng Cộng sản. HRW cũng nói rằng chính phủ CHXHCNVN đã sách nhiễu, hăm dọa, hành hạ và bắt giam những người đối lập.
Đầu tuần này, Thượng nghị sĩ đảng Bảo thủ Ngô Thanh Hải đã thúc giục Trudeau, trong các cuộc gặp gỡ giới lãnh đạo Việt Nam, đưa ra những “mối quan ngại nghiêm trọng” về những vi phạm nhân quyền của Việt Nam, như sự đàn áp phong trào dân chủ ngày càng gia tăng.
Hôm thứ Tư, Canada và Việt Nam đã ký một thỏa thuận hợp tác đặt trong tâm vào việc thắt chặt hợp tác ở nhiều mặt như thương mại, an ninh và trao ỏi văn hoá.
Trudeau nói với các phóng viên rằng những thỏa thuận đó cũng sẽ giúp thúc đẩy cuộc đối thoại đang diễn ra giữa hai nước về nhân quyền.
© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net
Nguồn: Canada won’t be rushed into signing TPP, Trudeau insists in Vietnam. ANDY BLATCHFORD, THE CANADIAN PRESS, 8/11/2017.
NHÂN QUYỀN VÀ “CỘNG SẢN”
Phương Tây đi sát nhân quyền
Khiến trong giao tiếp chẳng phiền điều chi
Bởi vì đều mẫu số chung
Thành ra phép tính cứ luôn dễ dàng !
Nhưng riêng “cộng sản” không oan
Bám hoài thuyết Mác nên toàn giống ai
“Đấu tranh giai cấp” giữ hoài
Trước sau bám mãi có nào đâu buông !
Đúng ra Mác chỉ tầm ruồng
Bởi vì nếu đúng hẳn còn Liên Xô
Vậy thì Mác chỉ tào lao
Toàn sai khoa học sao hoài mãi theo !
Nên người ta tiến đều đều
Có nào thuyết Mác gắn liền trước sau
Hóa thành như chuyện cầu âu
Kiểu như bán chó treo dê nghẹn ngào !
Chẳng qua tất yếu không ngoài
Nhiều điều uẩn khúc lẫn vào bên trong
Nào ai chẳng biết tỏng tòng tong
Như vì quyền lợi chớ còn vì chi !
Thành ra kẹt giỏ vậy thì
Giỏ này giỏ nọ nên giờ trách ai
Trách điều lịch sử dông dài
Đã từng lở bước phải hoài thế thôi !
TIẾU NGÀN
(10/11/17)
Xin đọc “Nào ai chẳng biết tỏng tong”