Chia chác cuối cùng của Trung Cộng (Kết)
Hạ Minh | Hồ Như Ý dịch
Tập Cận Bình vốn là một kẻ theo chủ nghĩa cơ hội không có nền tảng lý luận, không có được nền tảng hệ thống ý thức hệ, thứ mà ông ta quan tâm là quyền lực của bản thân và đảng phái mà ông ta đại diện mà không phải là lợi ích tổng thể và lịch sử phát triển của cả dân tộc Trung Hoa;
Đế quốc Mặt trời đỏ
Mổ xẻ Tập Cận Bình (tiếp thep phần 1)
Quá trình quả đầu hoá và phát xít hoá của Trung Quốc
“Đảo chính Hiến pháp” không hoàn toàn là chuyện xấu. Nước Pháp sau thất bại tại Điện Biên Phủ, năm 1958 lại phải đối mặt với khủng hoảng tại Algerie, quân đội tuỳ thời chuẩn bị phát động đảo chính quân sự, tiếp quản Paris. Anh hùng chống Phát xít của nước Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ hai là Charles De Gaulle đã thụ mệnh gánh vách trách nhiệm từ trong cuộc khủng hoảng, kết thúc chế độ Đại nghị của nền Cộng hoà thứ tư, tu sửa Hiến pháp sáng lập ra Đệ ngũ Cộng hoà, thiết lập chế độ Tổng thống. Qua sự thay đổi luật Hiến pháp này, De Gaulle đã một tay thâu tóm dẹp bỏ ý đồ muốn cướp quyền lực của đảng cộng sản, một tay cứu rỗi chế độ dân chủ tự do, cũng đặt nền móng vững chắc về chế độ cho sự phục hưng và phát triển của nước Pháp.
Nhưng Tập Cận Bình với sự tập trung quyền lực của mình sẽ không trở thành De Gaulle, ngược lại có khả năng trở thành kẻ độc tài giống như hai người khác đã từng thực hiện đảo chính Hiến pháp: Hitler của nước Đức hay Hideki Tojo (Đông Điều Anh Cơ) của Nhật Bản(1). Tại sao hành động đảo chính Hiến pháp của Tập Cận Bình lại có tính nguy hiểm như vậy, có khả năng đem Trung Quốc đi về hướng quả đầu hoá và phát xít hoá? Điều này được quyết định chủ yếu từ ý thức hệ của đảng Cộng sản Trung Quốc hiện tại, ý chí chính trị của lãnh đao và tố chất của bọn họ. Hiện tại, cuộc tranh luận về ý thức hệ ở Trung Quốc tuyệt đối khác rất xa so với “cuộc thảo luận lớn về tiêu chuẩn chân lý” vào cuối thập niên 1970. Vào lúc đó là thời điểm giải phóng tư tưởng và khai sáng văn hoá; ngày nay là sự ngóc đầu trỗi dậy của các thế lực tả khuynh bảo thủ cứng nhắc, bộ máy tuyên truyền dùng chủ nghĩa mông muội, chủ nghĩa dân tuý và chủ nghĩa dân tộc nhằm ngăn chặn sự khai sáng, phản đối các giá trị phổ quát của nhân loại, chèn ép chủ nghĩa tự do. Những người lãnh đạo cũng sẽ tuyệt không có được ý chí chính trị cho phép người dân được sinh sống dưới thể chế dân chủ tự do. “Hai mục tiêu phấn đấu 100 năm” của Tập Cận Bình đã đem việc xây dựng một Trung Quốc dân chủ đặt trên vai thế hệ lãnh đạo trong hai đến ba thế hệ nữa, cũng chính là ông ta sẽ toàn diện tẩy chay dân chủ hoá trong nhiệm kỳ của mình. Sẽ không có ai tin tưởng một người mà đem việc thực hiện lời hứa đặt ở mốc thời gian sau khi ông ta chết.
Càng làm cho người ta bất an hơn là, từ trên người những nhân vật như Vương Lập Quân, Lưu Chí Quân, Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang, chúng ta nhìn thấy được rằng tầng lớp lãnh đạo hiện nay của đảng Cộng sản Trung Quốc là một đám người bất nghĩa không có giới hạn đạo đức. Bọn họ giống như một bầy châu chấu, đem những tiến bộ và thành quả đạt được từ công cuộc cải cách trong quá khứ, nhất là những tiến bộ xã hội và chính trị có được dưới sự quản lý của Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương trong thập niên 1980, đem những xây dựng về chế độ pháp luật, Đại hội Đại biểu Nhân dân (bao gồm một loạt chế độ như đánh giá quan chức, gửi đơn thư tố cáo, giám sát tư pháp) đều có thể làm sụp đổ trong nháy mắt một cách sạch sẽ. Hiện tại, bọn họ lại vứt bỏ xã hội dân sự, chủ nghĩa Hiến pháp và giá trị phổ quát. Từ phương châm “Năm việc không thực hiện” của Ngô Bang Quốc đến “Bảy điều không được nhắc đến” của Tập Cận Bình, cho đến hành vi đi ngược với Hiến pháp của đảng Cộng sản Trung Quốc, đạp bay chế độ Đại hội Đại biểu Nhân dân và chức năng quyền lực của chính phủ, thực thi đoạt quyền vào tay cá nhân, chính thể đơn đảng bạo lực, một đế quốc mặt trời đỏ tà ác đã được sinh ra.
Bí kíp thủ đoạn chính trị của Tập Cận Bình
(2014.01.08)
Dẫn nhập | Từ “giáo viên hướng dẫn” đến “tổng kiến trúc sư”, từ “tổng công trình sư” đến “kiến trúc sư thượng tầng”, thực chất của logic phát triển nội tại là gì? Lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc tranh giành quyền lực tàn nhẫn, vì để đạt được, củng cố và bảo vệ địa vị quyền lực hạch tâm của bản thân, đã vận dụng cả hai tay, đem hai phái tả hữu chơi đùa trong lòng bàn tay của bản thân, để cho hai phe đấu đá lẫn nhau, thông qua “tả” để đánh “hữu”, hoặc sử dụng “hữu” đánh “tả” để thanh tẩy chính trị không ngừng nghỉ, để hai phái tả hữu đều vĩnh viễn nằm ở trạng thái sự hãi bất an cũng như có sự cảm kích ân huệ đối với lãnh đạo tối cao, qua đó xây dựng nên thành luỹ an toàn cho quyền lực cá nhân. Chiếm giữ trục trung tâm của cầu bập bênh quyền lực chính trị, kiểm soát hai cánh trái phải, để mặc cho bọn họ tự cân bằng tranh đấu, đây chính là bí quyết thao túng chính trị của Tập Cận Bình.
Kẻ làm mưa làm gió ngồi vững ghế ở Điếu Ngư Đài
Trong suốt thời gian 1 năm ra mắt bước lên ngôi cao của đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình trái phải kéo cung, xoay trái xoay phải, bỏ trái quên phải, làm cho giới quan trường, dư luận trong nước cùng giới quan sát trong và ngoài Trung Quốc nhầm lẫn mất phương hướng. Thực ra nếu im lặng quan sát và suy tư, sẽ không khó để phát hiện, lýí thuyết quyền lực của đảng Cộng sản Trung Quốc trong hơn 60 năm qua từ Mao Đặng Giang Hồ cho tới Tập hôm nay đều là một mạch tương truyền, thông suốt với nhau. Vấn đề liên quan tới căn bản ở đây là “cốt lõi”.
Mao Trạch Đông đem bản thân phong làm “người dẫn đường”, “Người cầm lái” và “Mặt trời đỏ”. Đặng Tiểu Bình tự xem bản thân là “Kiến trúc sư trưởng”, hơn nữa chuẩn bị cho bản thân hai người tuỳ tùng nhằm đảm bảo những quy định của bản thân được tuân thủ, tiếp tục quán triệt thực hiện đường lối của “Kiến trúc sư trưởng” Đặng. Sau khi Tập Cận Bình tập trung trong tay chức vụ tối cao cả về đảng, chính quyền và quân đội, hơn nữa nắm giữ chức vụ tổ trưởng “Tiểu tổ lãnh đạo cải cách toàn diện sâu rộng”, chúng ta có thể dự đoán rằng ông ta rất nhanh sẽ lại nắm giữ chức vụ ở “Uỷ ban An ninh Quốc gia”, trở thành “Kiến trúc sư thượng tầng” của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Từ “Người dẫn đường” đến “Kiến trúc sư trưởng”, từ “Công trình sư trưởng” đến “Kiến trúc sư thượng tầng”, bản chất Logic phát triển nội tại của nó là gì? Đầu tiên, nó không phải là cái tiến về chính sách. Tiếp theo, nó cũng không phải là phản ánh sự vượt trội của thể chế chính trị đơn đảng tập trung sức mạnh quốc gia. Bản chất của nó là, lãnh đạo tối cao của đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc chơi tranh giành quyền lực tàn nhẫn, vì để giành lấy, củng cố và bảo vệ địa vị quyền lực hạch tâm của bản thân, không ngừng vận dụng hai tay trái phải, đem hai phe tả hữu chơi đùa trong lòng bàn tay quyền lực của mình, để hai phe không ngừng đấu đá. Thông qua dùng “tả” đánh “hữu” hoặc quá trình thanh lọc chính trị “hữu” đánh “tả” không ngừng nhằm để hai phe đều ở vào trạng thái sợ hãi vĩnh viễn và sự biết ơn đối với lãnh đạo tối cao, qua đó xây dựng thành luỹ quyền lực an toàn cho cá nhân. Người ta đều biết, mắt bão thường là nơi an toàn nhất. Lãnh đạo tối cao của đảng Cộng sản Trung Quốc đã quen thuộc với việc tạo ra những cơn bão điên cuồng quay quanh bản thân, bản thân lại ngồi vững ở Điếu Ngư Đài, tránh bão ở Trung Nam Hải
Mao Đặng Tập sành sỏi chơi trò “hữu”, “tả”
Trong chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, sự phân biệt “tả” và “hữu” hoàn toàn không dùng ý thức hệ hoặc giai cấp đại biểu, mà là dùng khái niệm tương đối là “hạch tâm”. Khi não của Mao Trạch Đông đột nhiên phát nhiệt nóng bỏng, bèn bốc lên “Cơn gió Cộng sản”, đưa ra chủ trương “chạy bộ tiến vào Chủ nghĩa cộng sản” và “Đại nhảy vọt”, bất cứ ai phản đối chủ trương của ông ta tự nhiên trở thành “phái hữu”. Khi Mao Trạch Đông muốn xử lý bãi mìn nát do tự bản thân gây ra, ông ta lại đưa ra chủ trương “tích cực ổn thoả”, “điều chỉnh nâng cao”, “tránh kiêu ngạo tránh xao động”, mời mọc những lãnh đạo đã từng bị ông ta giáng chức hay bức hại, sau đó đem “phần tử cực tả” đưa lên tế đàn làm vật hy sinh. Lâm Bưu là bị Mao Trạch Đông sử dụng trở thành “tả dực” cánh quân phe tả để tấn công Bành Đức Hoài, Đặng Tiểu Bình và Lưu Thiếu Kỳ cùng những người khác. Nhưng một khi Lâm và Mao trở mặt với nhau, Mao lại dùng Giang Thanh cực tả (đi kèm là Tứ nhân bang của Giang Thanh) để thanh trừ Lâm Bưu và thay thế cho vây cánh của Lâm. Bơi vậy, Mao Trạch Đông lại tiếp tục phát động “phong trào phê Lâm phê Khổng”, đem Lâm Bưu xem là thế lực phe hữu bảo thủ, muốn phục hồi ngai vàng để tấn công huỷ diệt.
Hạch tâm của Đặng Tiểu Bình cũng là hai tay nắm lấy đòn sát thủ: “kiên định cải cách mở cửa” và “kiên định bốn nguyên tắc căn bản”. Ông ta thường dùng đòn sát thủ thứ nhất để gõ đầu cái gọi là hai “tả vương” Hồ Kiều Mộc và Đặc Lực Quần, đồng thời đưa tới người kiềm chế quyền lực của bản thân là Trần Vân một sự nhắc nhỏ. Ông ta lại dùng đòn sát thủ thứ hai hạ bệ Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương hai vị Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc. Về sau, Đặng còn dùng hai tay gõ Lý Bằng là tả phái, đánh Giang Trạch Dân hữu phái. Bản thân Đặng thì lại ổn định vững chắc chỗ ngồi của mình ở trục trung tâm của cầu bập bênh, lặng yên quan sát hai phe tả hữu trồi lên sụt xuống.
Chiếm giữ trục giữa của cầu bập bênh quyền lực chính trị, kiểm soát hai phe tả hữu, để cho bọn họ tự đọ sức cân bằng lẫn nhau chính là bí kíp quyền lực của Tập Cận Bình. Sớm từ thời kỳ cầm quyền của Hồ Cẩm Đào, Tập được chọn là người nối nghiệp thừa hưởng giang sơn, phe hữu của ông ta có Ôn Gia Bảo vốn là người mang tiếng “thân dân”, “phe tự do”, từ đó không gian chính trị dành cho Bạc Hy Lai cũng chỉ còn lại không gian ở phe tả. Thực ra, Hồ Cẩm Đào đã rất “tả” rồi, Bạc Hy Lai bước lên con đường càng tả hơn nữa, do vậy trong cuộc tranh đấu quyền lực với Tập Cận Bình sẽ khó tránh khỏi việc tự đào phần mộ chôn mình. Việc thanh trừ Bạc Hy Lai làm Tập Cận Bình càng dễ dàng lộ ra những phần mềm dễ tổn thương trước những tấn công từ phía “tả phái” (phe Mao tả và Tân tả”, cũng dễ dàng trở thành bia ngắm của phe tự do chống lại phe tả. Điều này càng làm cho Tập có động cơ để xuống tay tấn công với “nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội” và “phần tử trí thức phản động”. Căn tính “vui mừng xem người khác gặp hoạ” của người Trung Quốc đã làm cho phe tự do nhìn thấy hy vọng mới về cải cách của Tập Cận Bình từ sự ngã ngựa của Bạc hy Lai, cũng làm cho thế lực phái tả bảo thủ chống lại các giá trị phổ quát nhìn thấy lý niệm giữ nguyên con cách mạng đỏ từ Tập Cận Bình. Chính là bởi vì sự mong chờ chính trị đầy ngây thơ này, Tập Cận Bình với tay phải “phản đối đi đường cũ”, tay trái phản đối “đi vào con đường sai lầm”, tự bản thân trở thành trung tâm không ngả không nghiêng, không tả không hữu với “con đường đúng đắn”, trở thành hạt nhân trong cục diện quyền lực.
Tập Cận Bình trở thành Chu Nguyên Chương thứ hai
Tập Cận Bình là một kẻ chuyên quyền “hoàng đế một mình thâu tóm hết quyền lực” từ sau khi hoàng đế nhà Minh Hồng Vũ Chu Nguyên Chương phế bỏ chế độ Tể tướng. Lịch sử Trung Quốc kể từ Tần Hán đều cơ bản tuân thủ theo “chế độ tể tướng”, thiên tử hoàng đế và tể tướng hình thành nên mối quan hệ quyền lực quân chủ – tể tướng vừa chia tách, phụ tá, kiềm chế lẫn nhau. Trong cuốn sách “Chính trị Trung Quốc thế kỷ 18” của giáo sư Quách Thành Khang (xuất bản năm 2001 tại Đài Loan, trang 22) đã viết: Minh Thái Tổ
“triệt để phế bỏ chế độ cũ có từ thời Hán Đường chia sẻ quyền lực với thừa tướng, và thay thế bằng chuẩn mực phân chia quyền lực giữa quân thần hoàn toàn mới: Hoàng đế kiêm nhiệm công việc khi xưa của cả vua và tể tướng, nắm trong tay mọi quyền lực của quốc gia, tự thân quản lí mọi công việc quân sự chính trị trong thiên hạ; toàn bộ quan chức lớn nhỏ cúi đầu nghe lệnh”. Một bộ kết cấu quyền lực quân thần “thượng hạ tương duy, đại tiểu tương khắc” như vậy, tinh tuý của nó có thể gói gọn vào một câu “quyết định hết mọi công việc triều đình” hoặc “nắm hết mọi việc.”
Sau khi Hội nghị Trung ương lần thứ ba Khoá 18 đảng Cộng sản Trung Quốc cơ bản đã phế bỏ chức năng của chế độ Đại hội Đại biểu Nhân dân, quyền lực của thủ tướng chuyển lên cho Chủ tịch nước. Tập Cận Bình trở thành một Chu Nguyên Chương thứ hai.
Dưới cục diện “thâu tóm toàn cục, phối hợp các nơi”, Tập Cận Bình chiếm giữ địa vị hạch tâm, định hình cơ chế thống trị củ đảng Cộng sản Trung Quốc trong 60 năm qua. Nói một cách tổng quát, nó có mấy trụ cột sau:
- Bổ nhiệm cán bộ và khống chế quyền lực của các cơ quan ban nghành tuân theo nguyên tắc “chính trị thả diều”, cũng chính là vĩnh viễn nắm lấy dây diều, chỉ là khi thả lỏng khi nắm chặt để ổn định và điều khiển.
- Thực thi chính sách quản lý “Kinh tế lồng chim”, đó là thị trường Trung Quốc vĩnh viễn là chủ nghĩa tư bản nhà nước, sự khống chế đối với thị trường chỉ là chiếc lồng lớn hay nhỏ mà thôi.
- Về luật phát thì thực hiện khống chế theo kiểu “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà không lọt”, đó là dưới chỉ đạo tinh thần “bên ngoài thả lỏng bên trong thắt chặt”, xây dựng hệ thống kiểm soát toàn phương vị, đa chiều.
- Thực thi phương pháp quản lý “chính sách Thúc Lộc” đối với các đoàn thể xã hội và tổ chức phi chính phủ. Cách huyện Chính Định tỉnh Hà Bắc nơi Tập Cận Bình bắt đầu thăng tiến làm quan khoảng 50 dặm Anh có một huyện tên là Thúc Lộc (ngày nay là thành phố Tân Tập), đã từng có một nhóm người Mỹ tới đó (Vương Thiệu Quang cũng tham gia vào dự án của thầy hướng dẫn ông ta), xuất bản một cuốn sách chuyên đề bằng tiếng Anh, dùng “Thúc Lộc” làm tên sách. Bọn họ tiết lộ, sự khống chế của chính phủ Trung Quốc đối với địa phương và xã hội giống như việc buộc một con hươu vào cây cột, đem đến cho nó một chút không gian để ăn cỏ, nhưng tuyệt đối không đem tự do cho nó. Các tổ chức phi chính phủ của đảng Cộng sản Trung Quốc có tên là “GONGO” tức các tổ chức NGO nằm dưới sự chỉ đạo của chính phủ.
- Đối với việc quản lý khống chế tin tức và mạng lưới internet, xây dựng hệ thống “Vạn lý tường lửa” và “Thiên võng”.
- Vận hành nền chính trị gián điệp “thiên la địa võng giăng khắp nơi”. So sánh với cơ chế Đông Xưởng Tây Xưởng dưới sự quản lí trực tiếp từ Tư Lễ Giám thời Minh Thái Tổ và Nội Hành Xưởng, mạng lưới đặc vụ của Trung Quốc ngày nay còn có chỗ hơn hẳn: Dưới “Uỷ ban an ninh quốc gia” có “Uỷ ban Chính pháp Trung ương”, vừa quản lý Bộ an ninh Quốc gia, Bộ Công an (Cục bảo vệ chính trị, Cục bảo vệ an ninh quốc nội, Cục bảo vệ Văn hoá), còn có Uỷ ban kiểm tra kỷ luật Trung ương đảng, Cục tình báo Bộ tham mưu liên hợp Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, ngoài ra còn có những gián điệp nằm vùng được bọn họ cài cắm ở tất cả mọi cơ quan chính phủ và các bộ nghành văn hoá giáo dục.
Đối với mạng lưới kiểm soát tinh tế phức tạp này, kiến trúc sư thượng tầng của đảng cộng sản Trung Quốc và những quân sư tham mưu của ông ta có thể tự hào về nó, bởi vậy bọn họ có “tự tin về đường lối, tự tin về lý luận, tự tin về thể chế”.
Thực ra, tất cả những thứ này đều là sản phẩm cũ nát được nạo vét từ lịch sử chuyên chế mà thôi. Khi so sánh với chế độ quân chủ Chu Nguyên Chương, chúng ta có thể nói, Tập Cận Bình đã đẻ ra muộn mất 700 năm. Nếu như chúng ta phát hiện thấy rằng bản thiết kế thượng tầng này còn có công lao của quân sư chiến lược đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Hỗ Ninh khi đào móc từ trong lịch sử chuyên chế Phương Tây. Vậy thì so sánh với Niccolo Machiavelli và Thomas Hobbes đã phụ tá quân chủ Châu Âu kết thúc chế độ phong kiến, xây dựng chế độ trung ương tập quyền tuyệt đối, chúng ta có thể nói, Vương Hỗ Ninh cũng đã đẻ muộn mất 500, 600 năm.
Tập Đại Đại, Tập Trạch Đông và Xitler
(2014.11.08)
Thách thức lớn nhất cho sự cầm quyền của Tập Cận Bình hay sự thống trị của đảng Cộng sản Trung Quốc chính là mạng internet và truyền thông xã hội không chỗ nào không hiện diện nhưng lại không nhìn thấy hình bóng. Dưới nền tảng sân chơi mạng đa trung tâm, mang tính mở này, sự kiểm soát đơn nguyên theo chiều thẳng đứng truyền thống của đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở nên thiếu sức mạnh, công cuộc tẩy não mang tính đơn hướng bắt đầu bước vào giai đoạn hiệu ứng giảm sút cận biện. Phía chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc cũng không thể không thừa nhận, giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa của đảng Cộng sản gặp phải thách thức. Bởi vậy, đảng Cộng sản Trung Quốc triển khai các biện pháp hành động nhằm truyền bá “năng lượng tích cực”, “loại bỏ “năng lượng xấu” như chỉnh đốn mạng internet, thanh lọc mạng, tấn công những thành phần trí thức nổi tiếng trên mạng, nuôi dưỡng đội ngũ “Ngũ mao đảng”, nâng cấp hệ thống tưởng lửa “Vạn lý tường lửa”. Việc trên mạng internet phổ biến nhiều tước hiệu của Tập Cận Bình, từ một góc độ cho thấy sự va chạm giữa cái gọi là “năng lượng tốt, năng lượng xấu”, trở thành cuộc đọ sức chính trị giữa chính quyền Trung Quốc nhằm tạo dựng tính chính danh và dư luận muốn phá giải nó.
“Tập Đại Đại” và “Bành Ma Ma”
Tước hiệu thì có thể khen che. Vây xung quanh Tập Cận Bình luôn có đội ngũ hình ảnh chuyên nghiệp nhằm thiết kế tạo dựng nên hình tượng một lãnh tụ thân dân, có sức hấp dẫn và mị lực. Đương nhiên cũng không thể phủ nhận, dư luận người dân, thậm chí là phần tử trí thức cũng xuất hiện sự kỳ vọng đối với Tập Cận Bình. Bởi vậy đã xuất hiện một số tên gọi thân mật như “Bình Bình”, “Người hâm mộ bóng đá số 1”, “Tập tổng”. Phía chính quyền cũng chấp nhận những tên gọi này. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là “Tập Đại Đại”. Nghe nói là ở tiếng địa phương thổ ngữ Thiểm Tây, người ta thường tôn kính gọi những người đàn ông bậc cha chú là “Đại Đại”, đối với vợ của “Đại Đại” cũng gọi là “Ma Ma” hoặc là “Má Má”. Bởi thế, trên mạng xã hội Trung Quốc phổ biến tên gọi thân mật “Tập Đại Đại” và “Bành Ma Ma”. Trong ngôn ngữ thịnh hành ở xã hội Trung Quốc là “hút cần sa”.
“Tập Đại Đại” đến từ đâu? Sau khi Tập Cận Bình thăng tiến làm Tổng bí thư tại Đại hội 18 không lâu, ngày 21 tháng 11 năm 2012, trên mạng Sina Weibo xuất hiện một trang “nhóm hâm mộ Học Tập” (nhóm hâm mộ học tập Tập bí thư), bắt đầu đưa lên những ảnh và tin tức chuyến thăm viếng và cuộc sống gia đình của Tập Cận Bình. Bởi vì những tin tức này chính xác, kịp thời cùng tin ảnh hiếm thấy, cho thấy rằng tài khoản Weibo này là một kênh tin tức không giống bình thuường. Ví dụ, khi Tập Cận Bình “nam tuần” tức thị sát ở phía nam, “Nhóm hâm mộ Học Tập” đăng lên tin tức, nói rằng chuyến đi này chưa thông báo cho Đài truyền hình Trung ương và Nhân Dân Nhật Báo, thậm chí tài khoản Weibo của chính Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng phải cảm khái “Tin tức mà Nhóm hâm mộ Học Tập đưa ra “nhanh hơn chúng tôi, gần hơn chúng tôi””.
Theo giải thích từ truyền thông trong và ngoài nước (như Tuần báo Southern Weekly và The Washington Post), “Nhóm hâm mộ Học Tập” không có bối cảnh chính quyền, là phong trào tự phát từ phía người dân. Theo những tin tức đăng ký của tài khoản này, Weibo này là do một nữ giới từ Thiểm Tây đăng ký. Lại có tin nói rằng đến từ một nữ giới tên là Trương Hồng Minh quê ở Ba Trung tỉnh Tứ Xuyên đăng ký lập tài khoản này tại Giang Tô. Nhưng theo phân tích từ truyền thông Đại Lục, tài khoản Weibo này có “lai lịch không nhỏ, bối cảnh rất lớn”, những bài viết trên Weibo này “rất chuyên nghiệp”, “giống như trình độ của một phóng viên tin tức”, chủ tài khoản Weibo “tuyệt đối không phải là người vô công rồi nghề”, thậm chí là “nhân vật có khả năng thông thiên”. Nhà phân tích bình luận chính trị thông thạo môi trường ngôn ngữ nhà nước ở Bắc Kinh nói với người viết cuốn sách, ông cho rằng “Nhóm hâm mộ Học Tập” rất có khả năng là do con gái Tập Cận Bình là Tập Minh Trạch hay cháu rể ông ta thực hiện.
“Khánh Phong Đế” và “Mao Cận Bình”
Bởi vì tính mở của mạng internet, càng nhiều danh hiệu đến từ phía người dân, có lúc thì sẽ không còn thân mật như thế nữa. Bởi vì đã có Tập Cận Bình đưa ra câu nói “giày có vừa chân hay không chỉ có tự bản thân biết, bởi vậy nước ngoài nên ngừng việc chỉ tay múa chân đối với Trung Quốc”, có người đã tặng cho Tập danh hiệu “hài ca” (Shoes men). Bởi vì Tập Cận Bình đã đến tiệm bánh bao Khánh Phong ở Bắc Kinh thưởng thức bữa ăn bình dân, do vậy có những tên gọi như “Khánh Phong Đế”, “Tập Bao Tử”. Liên quan với việc Tập Cận Bình thật sự muốn đi lại đường cũ quay về ôm lấy Mao Trạch Đông hay là kiên trì bước lên con đường cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình, lại xuất hiện sự tranh luận và khác biệt về tên gọi “Tập Cận Bình” và “Tập Tiến Đông”. Đương nhiên, người ta không nên nghĩ rằng “Tập Cận Bình” chính là sẽ ít nguy hiểm hơn, dù sao di sản chính trị lớn nhất của Đặng Tiểu Bình đó là thảm sát ở Bắc Kinh và Lhasa năm 1989.
Điều có thể dễ dàng nhìn thấy là, biệt danh “Tập Tiến Đông”, “Mao Tiến Bình” và “Tập Trạch Đông” đến từ lực lượng chính trị mang ý thức hệ khuynh hữu. Tập Cận Bình nêu ra quan điểm “hai quãng thời gian 30 năm” không thể phủ định lẫn nhau, đề xướng cái gọi là “tinh thần Diên An”, đi triều bái ở Cổ Điền tỉnh Phúc Kiến, cho ra mắt bản diễn thuyết ở hội nghị công tác văn nghệ theo phiên bản Mao Trạch Đông và những hành động khác, tất cả bạo lộ ra tư duy chính trị của Tập Cận Bình được định hình trưởng thành trong thời đại Mao Trạch Đông nhưng không có sự đột phá. Bất kể ông ta che giấu như thế nào, bất luận đội ngũ ông ta thiết kế ra sao, những phản ứng vô thức của Tập Cận Bình, ví dụ như lần nói chuyện tại Mexico “ăn no cơm không có việc gì làm”, hay sự ngưỡng mộ thật lòng của ông ta đối với Putin, tất cả đều cho thấy ông ta không thể nhảy ra khỏi khuôn mẫu của Mao Trạch Đông. Lực lượng cải cách, những phần tử trí thức tự do cả ở trong và ngoài thể chế đều có lí do để lo ngại về sự quay trở lại của linh hồn Mao Trạch Đông. Dư Kiệt trong cuốn sách “Bố già Trung Quốc Tập Cận Bình” đã chỉ ra một cách thẳng thắn rằng Tập Cận Bình “về nhục thể là con trai của Tập Trọng Huân, về tinh thần là con trai của Mao Trạch Đông”.
Vừa có tính sáng tạo, đồng thời lại có thể được cả phe tả hữu chấp nhận là biệt hiệu “Tập Hiler” hay Xitler. Nó phản ánh sự kết hợp hoàn mỹ của văn hoá Trung Quốc và Phương Tây trên mạng Internet. Trong tiếng Hy Lạp, cách phiên âm của Hitler là Xitler. Theo như khảo chứng của tác giả, từ này được một người dùng internet tên là “Quay đầu lại mỉm cười” đăng lần đầu tiên vào năm 2010 ở một Topic có tên “Vạn Duy Độc Giả” trên trang “Diễn đàn thiên hạ” tại hải ngoại. Ngày 15 tháng 3 năm 2012, “Hoà Tấn” đăng một comment: “Ma thú thế giới, Xitler lên cầm quyền”. Từ năm 2013 đến năm 2014, biệt danh này bắt đầu được lưu truyền rộng rãi, đặc biệt là trên Twitter, một số nhân vật lưu vong ở hải ngoại và những người bị theo dõi giám sát bởi công an ở Bắc Kinh sử dụng với tần suất rất cao. Hai phiên bản tiếng Trung và tiếng Anh của từ này đều được lưu truyền rộng rãi trên mạng internet.
Tìm kiếm bảo vật trong đống rác tư tưởng Phát xít
Tập Cận Bình và Hitler có sự tương thông, chảy thành một mạch giống nhau. Trong những giá trị cốt lõi do đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng, chúng ta có thể quan sát thấy, Tập Cận Bình và đám quân sư think tank của ông ta có thể gọi là bị bệnh nên gấp gáp chạy loạn tìm thầy thuốc, với ý đồ muốn tìm ra linh đan diệu dược từ trong đống rác tư tưởng Phát xít. Bằng chứng rõ ràng nhất là sự nổi lên rõ rệt của nhà tư tưởng Phát xít Carl Schmitt ở Bắc Kinh, qua đó dùng tư tưởng của ông ta để luận chứng tính chính danh và hợp pháp của thể chế nguyên thủ, lý luận độc tài, ý thức thù địch, Luật các tình trạng khẩn cấp, quyền lực khẩn cấp, đồng thời vu khống những giá trị của các chế đô tự do dân chủ, dân chủ hiến pháp và thể chế dân chủ đại nghị. Thực ra, tư tưởng phát xít của Schmitt đã bị lịch sử chứng minh là giả mạo. Những lãnh đạo của các quốc gia dân chủ trong Chiến tranh thế giới thứ hai như Franklin Delano Roosevelt, Winston Churchill, Charles De Gaulle hoàn toàn không phải là những nhân vật không quyết đoán, không có năng lực quyết sách như Schmitt đã nói. Hitler là người được Schmitt ủng hộ nhiệt thành từ đầu đến cuối với những lời khen ngợi như “lãnh tụ có năng lực quyết đoán”, cùng với hạng người như Benito Mussolini cuối cùng cũng bị huỷ diệt, đi lên máy chém. Hiến pháp của nước Đức, Italy, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, về mặt thể chế đã sửa đổi một cách có hệ thống đi những dị tật của có trong “Hiến pháp Weimar”. Đó là những khó khăn, điểm tệ đoan về thế đa số được tạo thành từ “thể chế đại nghị” cộng thêm “thể chế đa đảng”, chính phủ không ổn định, chính sách thiếu sức mạnh thực thi. Lịch sử kỳ tích kinh tế của ba quốc gia Đức Nhật Italy sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã chứng minh, những lời nguyền rủa của Schmitt đã bị các quốc gia dân chủ lâu đời xoá bỏ phá vỡ. Nhưng Tập Cận Bình vị nguyên thủ này có được học vị Tiến sĩ Luật học Đại học Thanh Hoa và phụ tá của ông ta Vương Hỗ Ninh đã từng là giáo sư Chính trị Quốc tế tại Đại học Phúc Đán lại hoàn toàn không biết điều này.
Tổng kết lại, một đống những danh hào của Tập Cận Bình có ý nghĩa gì?
Đầu tiên, danh xưng “Tập Đại Đại” này phản ánh bản thân Tập Cận Bình, người thân và những người xung quanh Tập, bao gồm quần thể những Thái tử đảng muốn dựng lên một Hoàng A Ba như trong cung đình thời Thanh ở phim truyền hình. Điều làm người ta phải suy ngẫm là vào ngày nhà giáo Trung Quốc năm 2014 thì Tập Cận Bình tới Đại học Sư phạm Bắc Kinh tiến hành toạ đàm với giáo viên trường này, một giáo viên đã có thỉnh cầu hỏi xem có thể hay không gọi Tập là “Tập Đại Đại”. Câu trả lời của Tập là “Yes”. Điều này làm người ta liên tưởng, thiên kim Tập Minh Trạch khi gọi cha tía đã nhận được sự đáp lại nhanh chóng. Trong cái gọi là “Đằng sau sức nặng dư luận”, kỳ thực cho thấy được tư duy chính trị gia tộc và xem thiên hạ là nhà của người Trung Quốc. Tuần báo Time đem ông ta định vị là “Tập Hoàng Đế” không phải là không có lý do.
Tiếp đó, bản thân Tập Cận Bình vốn là một kẻ theo chủ nghĩa cơ hội không có nền tảng lý luận, không có được nền tảng hệ thống ý thức hệ, thứ mà ông ta quan tâm là quyền lực của bản thân và đảng phái mà ông ta đại diện mà không phải là lợi ích tổng thể và lịch sử phát triển của cả dân tộc Trung Hoa; do vậy ông ta sẽ trộn lẫn nghệ thuật quyền lực đen tối nhất tàn bạo nhất trong lịch sử loài người. Đối với ông ta mà nói, không những có thể đánh thông 30 năm dưới thời đại Mao và Đặng, chủ nghĩa Mao, học thuyết Đặng, chủ nghĩa Max, chủ nghĩa Lenin, chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa quốc xã của Hitler, chủ nghĩa phát xít của Mussolini, chủ nghĩa quân phiệt của Hideki Tojo tất cả đều là những giống tốt có thể tạp giao. Đây là sức huỷ diệt lớn nhất của Tập Cận Bình, đáng để cho chúng ta cảnh giác.
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net
Nguồn: Hongtaiyang DiGuo, By Xia, Ming (Hạ Minh). Published in 2015 by Mirror Books (Nhà xuất bản Minh Kính, 2015). Copyright by Mirror Books. DCVOnline biên tập và minh họa và phụ chú.
(1)
Hideki Tojo trong bệnh viện sau khi tự sát không thành. Nguồn: CriticalPast.
Hideki Tojo là một tướng lãnh được Nhật Hoàng Hirohito (Chiêu Hòa) chọn làm Thủ tướng (tháng 10, 1940 – tháng 7, 1944) thay Fumimaro Konoe. Ông là người ra lệnh thả bom Trân Châu Cảng (Pearl Habour) ngày 2 tháng 11, 1944 dù cuộc tấn công này đã này đã được quyết định trước khi Hideki Tojo là Thủ tướng. Ông bị quân Đồng Minh vây bắt theo lệnh của Tướng Douglas MacArthur (1 trong 40 người bị cáo buộc là tội phạm chiến tranh). Hideki Tojo tự tử bằng súng lục nhưng không chết; sau đó ông bị đưa ra Tòa án Quân sự Quốc tế miền Viễn Đông để xét xử và bị kết án tử hình ngày 21 tháng 11, 1948 (treo cổ). Hideki Tojo tuyên bố nhận tất cả mọi trách nhiệm chiến tranh. Ông chưa hề tham dự đảo chính ở Nhật Bản. (Nguồn: Crowe, David M. (2014). War Crimes, Genocide, and Justice: A Global History. New York City, New York: St. Martin’s Press, LLC. ISBN 978-0-230-62224-1. Retrieved February 24, 2015. Trang 217)