Nguyễn Cao Kỳ, đoàn kết dân tộc và thống nhất đất nước
Trần Giao Thủy
… Không thể có chuyện chế độ Hà Nội sẽ yêu cầu Trung Cộng viện trợ quân sự. Và nếu nó xảy ra, nếu nó xảy ra, tôi nghĩ rằng đó sẽ là dịp tốt để chúng tôi thống nhất đất nước.” Nguyễn Cao Kỳ, 1967.
Mới đây blogger Le Minh Khai vừa nhắc đến một nhân vật lịch sử Việt Nam cận đại, ông Nguyễn Cao Kỳ, tướng không quân VNCH, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (CTUBHPTU), Phó Tổng thống VNCH, v.v.
Blogger Le Minh Khai nhắc lại quan điểm của ông Nguyễn Cao Kỳ đối với việc Cộng sản Trung Hoa (Trung Cộng, TC) tham chiến tại Việt Nam, cùng với một vài nhận định. Tài liệu trưng dẫn là 3 trang [149-151] trích từ tập tại liệu của Bộ Ngoại giao Úc, gồm 478 trang, tựa đề “South Vietnam – Visitors to Australia – Nguyen Cao Ky” [3014/10/10/4 PART 1](1) hiện lưu trữ tại Thư khố Quốc gia Úc (Australia National Archives).
Theo tài liệu này, ông Nguyễn Cao Kỳ đã trả lời một số câu hỏi trong buổi tiệc trưa do Câu lạc bộ Báo chí Úc tổ chức tại Canberra ngày 19 tháng Giêng 1967.
Sau đây là câu hỏi thứ nhất liên quan đến, phần một là chiến tranh du kích do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thực hiện ở Bắc Việt, phần hai là sự đe dọa của Trung Cộng tương quan với sự đoàn kết của dân Việt chống lại hiểm họa đó.
Trả lời phần thứ nhất, ông Nguyễn Cao Kỳ cho biết là ông không thể tiết lộ bí mật quân sự, nhưng ông cho đó là một điều tốt; một gợi ý tốt.
Về đe dọa của Trung Cộng đối với Việt Nam, ông Nguyễn Cao Kỳ, CTUBHPTU lúc đó, cho hay là ông không tin rằng Hà Nội có thể yêu cầu Trung Cộng viện trợ quân sự hay đưa quân đội Cộng sản vào miền Bắc Việt Nam.
“…Tôi nói “Không”. Vì nếu lãnh đạo Hà Nội làm như vậy thì tôi chắc chắn rằng tất cả người Việt Nam từ Bắc chí Nam sẽ đoàn kết đứng lên tiêu diệt chế độ [cộng sản] và bảo vệ đất nước của chúng tôi. Không thể có chuyện chế độ Hà Nội sẽ yêu cầu Trung Cộng viện trợ quân sự. Và nếu nó xảy ra, nếu nó xảy ra, tôi nghĩ rằng đó sẽ là dịp tốt để chúng tôi thống nhất đất nước.”
Tuy nhiên, ông Nguyễn Cao Kỳ cho báo giới Úc biết là tất cả vũ khí đạn dược tịch thu được của cộng sản ở chiến trường miền Nam đều là vũ khí của Trung Cộng tuy chưa khi nào bắt được quân TC. Và theo tin tình báo, Ông Kỳ cho biết tiếp, thì TC chỉ có mặt ở Bắc Việt trong vai trò cố vấn hay kỹ thuật sửa đường sắt.
Trước khi có nhận định về những tuyên bố trên đây của ông Nguyễn Cao Khi trả lời báo giới Úc năm 1967, hãy thử tìm đọc lại một số tài liệu của Đảng Cộng sản Trung Hoa công bố khoảng giữa thập niên 1980 đến đầu thập niên 1990.
Tương tự như những tài liệu về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Cộng viện trợ Việt Nam chống Pháp(2), một số lớn các tài liệu khác do Đảng CSTH công bố trong cùng thời gian đã được một số học giả nghiên cứu về cuộc chiến Việt Nam dùng để có thể minh hoạ, xác định được những nguyên nhân thúc đẩy, quá trình quyết định, mức độ và hệ quả của việc Trung Cộng tham gia trong chiến tranh Việt Nam. Phần lớn các dữ kiện, số liệu trong bài viết này trích dẫn từ một luận văn của Chen Jian, hiện là giáo sư ban Sử, về quan hệ Mỹ-Trung tại đại học Cornell.(3)
Đến nay lịch sử đã ghi chép rõ là sau hiệp định Geneva 1954, Trung Cộng muốn thấy Việt Nam chia đôi không hạn định.
Trả lời yêu cầu chính thức của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam với Bắc Kinh vào mùa Hè 1958, về “chiến lược cách mạnh miền Nam”, lãnh đạo Hoa Đỏ đã viết cho Hà Nội, “Công tác quan trọng nhất, căn bản nhất và khẩn thiết nhất” là “làm thế nào để thúc đẩy cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, và tái thiết miền Bắc.”
Trong cuộc họp giữa Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng tại Hà Nội năm 1960, Chu Ân lai khuyến cáo Hà Nội nên có biện pháp mềm dẻo với miền Nam bằng quân sự và chính trị. Điều này cho thấy đàn anh phương Bắc của chính quyền Hà Nội không hoan hỉ lắm khi Cộng sản Bắc Việt tự ý bắt đầu chiến tranh vũ trang tại miền Nam (1959-60).
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội là “môi hở răng lạnh” suốt thập niên 1950 đến những năm đầu thập niên 1960 nên Trung Cộng một mặt đã làm ngơ với cuộc “cách mạng ở miền Nam” của Cộng sản Bắc Việt đồng thời, trên mặt chiến lược, chính quyền ở Hoa Lục cũng không muốn đẩy Mỹ phải có mặt một cách tích cực hơn trong vùng Đông Á.
Trong hoàn cảnh đó, Trung Cộng bắt đầu có những viện trợ quân sự quan trọng cho Việt Nam từ 1963.
Từ 1956 đến 1963, theo nguồn tin của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, Trung Cộng đã viện trợ cho Bắc Việt khoảng 320 triệu nhân dân tệ; Súng ống và đạn dược đưa sang Việt Nam gồm 270.000 khẩu súng, hơn 10.000 trọng pháo, 200 triệu viên đạn đủ loại, 2,02 triệu đạn trọng pháo, 15.000 bộ điện đàm, 5.000 vô tuyến điện đàm, và hơn 1.000 quân xa, 15 phi cơ, 28 chiến thuyền và 1,18 triệu bộ quân phục dù không trực tiếp có mặt ở chiến trường Việt Nam.
Bắc Kinh quyết định tăng viện cho Việt Nam
Sau báo cáo của phái đoàn Cộng sản (CS) Bắc Việt do Hồ Chí Minh và Nguyễn Chí Thanh dẫn đầu, vào mùa Hè 1962 tại Bắc Kinh, cho hay về việc leo thang chiến tranh ở Miền nam và khả năng Mỹ có thể bỏ bom ở miền Bắc, Trung Cộng cam kết sẽ trang bị thêm cho 230 tiểu đoàn Cộng quân Việt Nam.
Tháng 3, 1963, La Thụy Khanh [Luo Ruiqing] dẫn đầu phái đoàn quân sự TC viếng thăm Hà Nội cho hay sẽ can thiệp nếu Mỹ tấn công Bắc Việt. Tháng 5, 1963, Lưu Thiếu Kỳ [Liu Shaoqi] đã hứa với Hồ Chí Minh tại Hà Nội, nếu cuộc chiến lan rộng vì chiến tranh giải phóng miền Nam thì Bắc Việt có thể dựa vào Trung Hoa như một hậu cứ chiến lược. Tháng 6, 1964, Văn Tiến Dũng đi Bắc Kinh và được Mao Trạch Đông [Mao Zedong] hứa “yểm trợ vô điều kiện”, và nói Trung Cộng và Việt Cộng (VC, Cộng sản Việt Nam, hay tên chính thức lúc đó là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nên đoàn kết chặt chẽ chống lại kẻ thù chung. Đầu tháng 7, 1964, ba phái đoàn quân sự Lào, TC và VC họp tại Hà Nội về cách điều hợp chiến trường nếu chiến tranh Đông Dương lan rộng. Phái đoàn TC hứa sẽ tăng viện trợ quân sự, và kinh tế cũng như sẽ huấn luyện phi công Việt Nam, và nếu Mỹ tấn công ra Bắc, thì TC bằng “mọi phương tiện có thể và cần thiết” sẽ yểm trợ Bắc Việt. Lúc này là giai đoạn TC bày tỏ quyết tâm mạnh nhất để ủng hộ cuộc “cách mạng” của Bắc Việt.
Cũng trong giai đoạn này, Vương Gia Tường (Wang Jiaxiang), Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế Trung ương, đã trở thành con chốt thí của Mao khi Vương viết bản báo cáo với ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Hoa, khuyến cáo không nên để bị hệ lụy, phải đương đầu với Mỹ trong một cuộc chiến tương tự như chiến tranh Triều Tiên. Kết quả, Vương Gia Tường bị phê phán là theo chủ nghĩa đầu hàng, xét lại, bị đày đi Tín Dương, Hà Nam, và chết năm 1974. Tuy nhiên, sự thay đổi chính sách của Bắc Kinh với cuộc chiến ở Việt Nam không phải vì yêu cầu của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam mà vì nội tình của Trung Cộng và quan hệ không còn mặn nồng với Liên bang Sô Viết trong giai đoạn đó.
Khi Sự kiện Vịnh Bắc Việt xảy ra [tháng 8, 1964] thì Ủy ban Quân sự Trung ương [UBQSTU] của CHNDTH đã ra lệnh cho hai Quân khu Côn Minh và Quảng Châu chuẩn bị tác chiến đối phó với tấn công bất ngờ của Mỹ cũng như đã di chuyển một số đơn vị không quân và hệ thống phòng không đến vùng biên giới Trung-Việt. Mao triệt để hóa vai trò đồng minh chiến lược với Bắc Việt bằng khẩu hiệu “Chống Mỹ, Viện Việt”, tổ chức mít tinh khắp nơi với những khẩu hiệu “đoàn kết với nhân dân Việt Nam”, chống “đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam”, “Cuộc xâm lăng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng là cuộc xâm lược chống lại Trung Hoa”, v.v.
Đến mùa Xuân 1965, khi Washington đã quyết định gởi thêm quân sang Việt Nam và bắt đầu chiến dịch “Sấm Rền” [“Rolling Thunder”] thì Bắc Kinh đã đi đến quyết định về ba nguyên tắc hình thành chiến lược của TC. Trước nhất, nếu Mỹ đi xa hơn việc bỏ bom miền Bắc và đưa quân xâm lăng Bắc Việt thì TC sẽ gởi quân tham chiến. Thứ hai, Bắc Kinh sẽ gởi tín hiệu rõ ràng để Mỹ không thể tự do bành trướng chiến trường, khoan nói đến việc đưa chiến tranh vào nội địa Trung Hoa. Thứ ba, Bắc Kinh sẽ bằng mọi cách tránh đụng độ quân sự với Mỹ; nhưng nếu cần thiết thì TC sẽ không lùi bước nếu bị thách đố. Tháng 3, 1965, một bài xã luận trên tờ Nhân Dân – cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng CS Trung Hoa – tuyên bố Trung Hoa sẵn sàng giúp “nhân dân Việt Nam anh hùng tất cả vật chất cần thiết kể cả vũ khí đủ lọai cũng như tất cả mọi quân dụng khác”. Và nếu cần, Trung Hoa sẵn sàng “gởi quân sang cùng chiến đấu với nhân dân Việt Nam để tiêu diệt bọn xâm lược Mỹ”.
Tháng Tư, 1965, tại thủ đô Tirana của Albania, Chu Ân Lai [Zhou Enlai] cũng đã nhờ Tổng thống Pakistan, Mohammad Ayub Khan, gởi tới Mỹ những lời nhắn tương tự. Vẫn theo tài liệu của Cộng sản Trung Hoa, đầu tháng 4, 1965, Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất của Đảng Lao Động Việt Nam và Võ Nguyên Giáp đã dẫn một phái đoàn bí mật sang Bắc Kinh gặp Lưu Thiếu Kỳ đại diện cho Trung ương Đảng CS Trung Hoa; ngay trong cuộc họp này Duẩn, nói rằng nhân dân Việt Nam “luôn luôn tin rằng Trung Hoa là người bạn đáng tin nhất của Việt Nam,” và “viện trợ của Trung Hoa cho Việt Nam luôn luôn đứng đầu về lượng cũng như phẩm.” Trong cuộc họp mật này, Duẩn cũng bày tỏ nguyện vọng được TC gởi sang Bắc Việt những phi công tình nguyện, đoàn quân tình nguyện, và những đơn vị tình nguyện khác như công binh để xây dựng cầu, đường bộ và đường sắt. Duẩn cũng bày tỏ lòng tin là viện trợ của TC sẽ gúp VC đạt được bốn mục đích: hạn chế vùng Mỹ oanh tạc dưới vĩ tuyến 19 [Nghệ An] hoặc vĩ tuyến 20 [Thanh Hóa]; bảo vệ được Hà Nội và các vùng phía bắc thủ đô khi bị bỏ bom; bảo vệ đường vận chuyển chính của Bắc Việt; và nâng cao tinh thần của nhân dân Việt Nam.
Tuy đã có những hứa hẹn như thế, phía TC không thỏa mãn tất cả những yêu cầu của VC: không gởi phi công tình nguyện; không gởi quân bảo vệ hệ thống vận tải chính và các cứ điểm quan trọng xuống tới vĩ tuyến thứ 19 vì TC, như đã tuyên bố trước, sẽ không gởi các đơn vị phòng không xuống quá vĩ tuyến thứ 21 [Hà Nội]. Mặt khác Duẩn cũng đã yêu cầu TC viện trợ xây dựng, bảo trì và bảo vệ hệ thống đường bộ, và đường sắt tại Bắc Việt. Không rõ vì lý do gì, trên thực tế, trong câu chuyện xin viện trợ, Duẩn chỉ nói đến đường sắt.
Tháng 5, 1965 Hồ Chí Minh lại bí mật sang Tàu. Hồ gặp Mao vào ngày 16 tháng 5 tại Trường Sa, thủ phủ của Hồ Nam [quê quán của Mao]. Tại đây Hồ cám ơn Mao đã giúp Việt Nam và hứa rằng Việt Nam sẽ nhận phần lớn trách nhiệm trong chiến tranh nhưng muốn được TC giúp xây 12 con đường mới cho Việt Nam. Mao chấp thuận không do dự. Đầu tháng 6, Văn Tiến Dũng, dựa trên kết quả của chuyến đi của Hồ Chí Minh, đã đi gặp La Thụy Khanh. Lần này TC hứa sẽ gởi lực lượng không và hải quân sang bảo vệ Bắc Việt nếu Mỹ giúp Nam Việt (Việt Nam Cộng Hòa) tấn công ra Bắc bằng không quân và hải quân.
Viện trợ của Cộng sản Trung Hoa trong giai đoạn 1965-1969
Trong giai đoạn 1965-69 TC đã giúp VC ở ba phương diện: công binh TC đã xây dựng, bảo trì và bảo vệ các phi trường, đường bộ và đường sắt ở Bắc Việt; sử dụng pháo binh, quân trọng pháo chống máy bay, để bảo vệ những khu vực và mục tiêu chiến lược quan trọng ở miền bắc Bắc Việt; và cung ứng một số lượng lớn những thiết bị quân sự và những quân dụng vật dụng và dân sự khác. [Sẽ không được đề cập đến chi tiết trong phạm vi bài viết này].
Đoàn công binh Trung Cộng sang Việt Nam
Bộ Tổng Tham mưu (TTM) Bắc Việt điện cho Bộ TTM Trung Cộng, ngày 17 tháng 4, 1965 – khi phái đòan của Lê Duẩn đang ở Moscow, yêu cầu đưa công binh TC sang các đảo ngoài khơi Vịnh Bắc Việt để xây dựng các hệ thống phòng thủ ở đó. Ngày hôm sau, nhận lệnh của UBQSTU của CHNDTH, Bộ TTM TC đã thành lập “Lực lượng Công binh Tình nguyện của Nhân dân Trung Hoa” [CPVEF] trong đó có cả một số đơn vị công binh xuất sắc nhất của Trung Cộng để đảm trách công tác xây dựng, tái xây dựng đường sắt, các công sự phòng thủ, và xây dựng phi trường tại Việt Nam.
Ngày 21 và 22 tháng 4, 1965, La Thụy Khanh và Dương Thành Vũ [Yang Chengwu] lần lượt gặp, xác nhận với Võ Nguyên Giáp là công binh TC sẽ sang Việt Nam công tác.
Sau nhiều cuộc đàm phán, Cộng sản Trung Hoa và Cộng sản Bắc Việt ký kết một thỏa ước về việc viện trợ cho Việt Nam xây dựng đường sắt mới đồng thời cung cấp những thiết bị vận tải. Theo hiệp định này và một lô những thỏa thuận ký kết sau đó TC sẽ giúp VC trong 100 dự án. Trong đó quan trọng nhất là công tác xây hệ thống đường sắt Hà Nội – Hữu Nghị Quan, Hà Nội – Thái Nguyên, xây thêm hơn một chục nhà ga, cầu, đường hầm mới. Xây hệ thống đường sắt đúng tiêu chuẩn từ Kép đến Thái Nguyên như một tuyến phụ giữa Hà Nội – Thái Nguyên và Hà Nội – Hữu Nghị Quan; xây dựng hàng loạt cầu, phà, đường sắt tạm ở vùng miền bắc Bắc Việt; và củng cố thêm 11 cầu đường sắt để tăng khả năng chống đỡ bom đạn và nước lụt.
Về việc xây 12 con đường mới mà Hồ Chí minh đã xin với Mao trong cuộc họp mật ở Trường Sa, Bộ TTM Trung Hoa đã theo lệnh của Mao lập dự án gởi 100.000 lính công binh. Ngày 25 tháng 5, Chu Ân Lại trực tiếp chủ tọa, tham dự thảo luận về dự án này và giải thích vì Bắc Việt phải tăng cường quân số trên đường vận chuyển ở Nam Lào khi Mỹ mở rộng chiến tranh ở miền Nam nên Trung Hoa sẽ nhận trách nhiệm cùng cố và mở rộng hệ thống đường xá ở Bắc Việt, nhất là vùng thượng du. Vương Thành Vũ, tại đây, đã báo cáo hai phương án thực hiện, Một là gởi 100.000 công binh sang Việt Nam xây một lượt 12 con đường mới như Hồ Chí Minh đã đề nghị và hai là chỉ gởi 80.000 quân sang Việt Nam xây 5-7 con đường cần nhất trước. Vương đề nghị phương án thứ hai và Chu đồng ý, dù cả hai sẽ được trình bày và sẽ cho Việt Nam hay là Trung Hoa ngả về phương án ít người.
Cuối tháng 5, 1965, một phái đoàn Việt Nam sang họp ở Bắc Kinh nhất định đòi thực hiện phương án đầu và Cộng sản Trung Hoa đã đồng ý. 30 tháng 5, 1965 hai hai nước cộng sản Trung Hoa và Việt Nam ký kết hiệp định để TC xây 12 con đường mới ở miền Bắc của Bắc Việt, nối vào hệ thống đường xá của Trung Hoa. Đồng thời, trong giai đoạn xây dựng, TC có trách nhiệm phòng thủ, bảo vệ công trình cũng như các đơn vị công binh nếu bị Mỹ oanh tạc.
Bắt đầu từ tháng 6, 1965, TC gởi 7 sư đoàn CPVEF đến Việt Nam ở nhiều thời điểm khác nhau. Sư đoàn CPVEF số một sang Việt Nam gồm 6 Trung đoàn công binh hỏa xa giỏi nhất (có thêm 2 trung đoàn khác đến Việt Nam vào tháng 8), một toán thăm dò đường sắt và 12 tiểu đoạn trọng pháo phòng không. Tổng số quân của sư đoàn TC này khoảng 32.700 người ở lúc cao nhất; họ công tác tại Việt Nam từ 23 tháng 6, 1965 đến cuối năm 1969. Thống kê của Trung Hoa cho biết đơn vị sau cùng của sư đoàn công binh này rời Việt Nam vào tháng 6, 1970. Tổng kết sư đoàn công binh này đã xây 117 km đường xe lửa, tu bổ 362km dường sắt cũ, xây 39 cầu mới và 14 đường hầm cùng 20 nhà ga xe lửa.
Sư đoàn công binh thứ nhì của TC sang Việt Nam sớm nhất (6/6/1965) gồm 3 trung đoàn công binh, 1 lữ đoàn thủy học, 1 lữ đoàn vận tải đường biển, một lữ đoàn truyền tin công binh, 1 tiểu đoàn quân xa vận tải và vài đơn bị trọng pháo phòng không, tổng cộng khỏang 12.000 người lính. Công tác chính của sư đoàn công binh thứ hai này là xây dựng những công thụ phòng thủ, đặt hệ thống truyền tin trên 15 hòn đảo ngoài khơi cùng 8 cứ điểm duyên hải thuộc Vịnh Bắc Việt. Sư đoàn công binh này sẽ cùng quân Bắc Việt phản công nếu quân Mỹ xâm lẵng miền Bắc. Tất cả những đơn vị thuộc sư đoàn này đã rời Việt Nam qua nhiều đợt trong năm 1966 vì những mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Sư đoàn công binh thứ ba của TC sang Việt Nam đa số là công binh không quân với công tác chính là xây phức thể phi trường Yên Báy để máy bay phản lực có thể hoạt động, đồng thời xây hầm trú ẩn cho phi cơ. Việt Nam yêu cầu Trung Hoa giúp cho dự án này từ tháng Giêng, 1965. Tháng 5, 1965, đoàn thăm dò TC đến Yên Báy. Tháng 11, 1965 đoàn công binh chủ lực vào Việt Nam. Phi trường Yên báy hoàn tất vào tháng 5, 1969. Hầm trú ẩn cho máy bay xây xong vào tháng 10, 1969; sau đó sư đoàn công binh không quân này đã nhanh chóng rút khỏi Việt Nam.
Sư đoàn công binh thứ tư, thứ năm và thứ sáu của TC tại Việt Nam là những đơng vị xây dựng xa lộ có khoảng 80.000 quân. Năm trung đoàn của sư đoàn thứ tư là các đơn vị thuộc Quân khu Quảng Châu. Công tác chính của sư đoàn thứ t này là tái thiết trục lộ thuộc tỉnh Quảng Tây đến Cao Bằng, Thái Nguyên và Hà Nội. Năm trung đoàn của sư đoàn công binh thứ 5 thuộc Quân khu Thẩm Dương. Công tác chính của sư đoàn này là xây một con đường mới từ Lào Cai đến Yên Báy nối về Hà Nội. Sáu tiểu đoàn của sư đoàn thứ sáu thuộc Quân khu Côn Minh và quân đoàn đường sắt. Công tác chính của sư đoàn này là xây đường từ thành phố Văn Sơn ở Vân Nam nối liền với những con đường do sư đoàn thứ 5 xây dựng. Ngoài ra sư đoàn thứ 6 này còn xây đường dọc biên giới Việt Trung để nối liên những trục lộ Nam-Bắc giữa Việt Nam và Trung Hoa. Tất cả những sư đoàn công binh này đều có những đơn vị trọng pháo phòng không riêng. Ba sư đoàn, 4, 5, 6 đến Việt Nam vào khoảng tháng 10, tháng 11, 1965 và rời Việt Nam khoảng tháng 10, 1968. Thống kê chính thức của Giải phóng quân cho biết họ (ba sư đoàn vừa kể) đã kiến thiết và tái thiết 7 con đường dài tổng cộng 1.206 km, 395 cây cầu dài tổng cộng 6.854 m, 4441 đường cống dài tổng cộng 46.938 m. Khoảng 30.5 triệu mét khối đất đá đã di dời trong các dự án vừa kể.
Sư đoàn công binh thứ 7 – gồm 3 trung đoàn công binh xây dựng, vài tiểu đoàn trọng pháo phòng không, có tổng số 16.000 quân lính – đến Việt Nam vào tháng 12, 1968 thay chỗ cho sư đoàn thứ hai. Công tác chính của sư đoàn này là xây dựng các công sự phòng thủ ngầm trong khu vực châu thổ sông Hồng và xây hầm trú cho máy bay tại phi trường ở Hà Nội. Sư đoàn này hòan tất công tác và đã rời Việt Nam vào tháng 11, 1969.
Ngoài 7 sư đoàn công binh xây dựng tại Việt Nam, theo hiệp định ký kết tháng 7 năm 1965, TC còn gởi sang Việt Nam một lữ đoàn công binh truyền tin. Lữ đoàn này phụ trách việc sửa chữa và xây dựng hệ thống truyền tin trong khu vực Lai Châu-Sơn La-Điện Biên Phủ. Trước khi về lại Trung Hoa lữ đoàn công binh này đã dựng 894 km đường dây điện thoại và xây 4 trạm điện thoại.
Tóm lại, các đơn vị công binh cuả TC sang Việt Nam công tác từ khoảng cuối năm 1965 đến cuối năm 1968. Công tác thực hiện gồm xây dựng các công sự phòng thủ, đường lộ, đường sắt ở thượng du Bắc Việt. Đa số các dự án đó đều nằm ở phía Bắc Hà Nội và không có công trình nào nằm dưới vĩ tuyến 20. Đại đa số quân TC đã rút về nước vào cuối năm 1969. Đầu năm 1970, tất cả công binh TC đã rời khỏi Việt Nam.
Pháo binh phòng không bảo vệ những mục tiêu quan trọng ở miền Bắc và che chắn cho đoàn công binh TC
Trong cả hai, chuyến đi Bắc Kinh của Lê Duẩn và cuộc họp của Hồ Chí Minh với Mao Trạch Đông vào tháng 4 và 16/5, phía Việt Nam đã yêu cầu TC gởi pháo binh sang Việt Nam. Trong cuộc họp với La Thụy Khanh vào đầu tháng 6, 1965, Văn Tiến Dũng còn xin TC gởi hai sư đoàn pháo binh để bảo vệ Hà Nội và khu vực phía bắc Hà Nội trong trường hợp Mỹ oanh tạc. La Thụy Khanh đồng ý.
24/7/1965 Bộ TTM Bắc Việt gởi điện tín cho Bộ TTM TC chính thức yêu cầu Cộng sản Trung Hoa “gởi hai sư đoàn pháo binh đã chuẩn bị xong từ lâu để tham dự chiến dịch tại Việt Nam. Càng sớm càng tốt. Nếu được, những đơn vị này có thể đến Việt Nam ngày 1/8/1965.” Ngày hôm sau, Bộ TTM TC gởi điện tín cho hay họ sẽ gởi hai sư đoàn pháo binh và 1 trung đoàn sang Việt Nam ngay để bảo vệ đoạn Bắc Ninh-Lạng Sơn của con đường sắt Hà Nội-Hữu Nghị Quan và đoạn Yên Báy-Lào Cai thuộc đường hỏa xa Hà Nội-Lào Cai. Đó là hai đường xe lửa nối Bắc Việt với Trung Hoa. Ngày 1 tháng 8, 1965, hai sư đoàn pháo binh 61 và 63 của TC lần lượt tiến vào Việt Nam qua ngả Vân Nam và Quảng Tây.
Sư đoàn 61 đến Yên Báy vào ngày 5 tháng 8. Bốn ngày sau là cuộc đụng độ đầu tiên của đơn vị pháo binh này với máy bay F-4 của Mỹ. Với súng phòng không 37 ly và 85 ly pháo binh TC đã bắn hạ một máy bay F-4. Theo hồ sơ của TC thì đây là chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị đơn vị pháo binh TC bắn rớt. Sư đoàn 63 đến Việt Nam qua ngả khu vực Kép, và ngày 23 tháng 8, theo tường trình, đã đụng trận, bắn rơi 1, và gây thiệt hại cho 1 phi cơ khác của Mỹ.
Có tất cả 63 trung đoàn thuộc 16 sư đoàn gồm 1500.000 quân TC đã tham chiến tại Việt Nam trong khoảng từ tháng 8, 1965 đến tháng 3, 1969. Những đoàn quân này đến Việt Nam trong 8 thời kỳ khác nhau, gồm những đơn vị pháo binh, không quân, hải quân và đôi khi từ Quân khu Côn Minh và Quảng Châu. Theo kinh nghiệm đã có trong chiến tranh Triều Tiên, quân TC có mặt tại Việt Nam trong khoảng thời gian 6 tháng, sau đó được thay thế bằng đơn vị khác, và cứ thế luân phiên. Công tác chính của đoàn quân TC là bảo vệ các cứ điểm và mục tiêu quan trọng, như các cầu có đường xe lửa trên hai tuyến Hà Nội-Hữu Nghị Quan và Hà Nội-Lào Cai, và bảo vệ đoàn công binh TC. Không có dấu hiệu nào cho thấy quân TC tham gia các chiến dịch ở phía nam Hà Nội hay trong các chiến dịch bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh. Đơn vị pháo binh cuối cùng của TC đã ròi Việt Nam vào trung tuần tháng 3, 1969. Thống kê của TC tự cho là những đoàn quân TC đó đã tham dự 2.154 trận chiến, đã băn rớt 1.707 máy bay Mỹ cũng như gây thiệt hại cho 1.608 máy bay khác. [Nếu so sánh với tài liêu của Hoa Kỳ, có nhiều khả năng thống kê của Cộng sản Trung Hoa đã thổi phồng những con số máy bay Mỹ bị pháo binh TC bắn rơi và làm hư hại ở Bắc Việt.]
Dù đã được giới lãnh đạo của hai đảng Cộng sản Trung Hoa và Việt Nam thảo luận trong mùa xuân-hè 1965, không lực của TC không khi nào tham chiến trên bầu trời Việt Nam cùng lúc với những đoàn pháo binh TC có mặt ở miền bắc Bắc Việt.
Tuy nhiên, chính sách phòng không của TC đối với máy bay Mỹ đã có thay đổi lớn vào đầu năm 1965. Trước đó UBQSTU CHNDTH đều ra lệnh cho lãnh đạo các cấp ở địa phương phải triệt để thận trọng trong mọi hành động chống trả lại máy bay Mỹ – mục tiêu chính trị quan trọng hơn kết quả ở chiến trường. Chính sách này đã rẽ ngoặt vào đầu tháng 4 (ngày 8-9) khi hai toán chiến đấu cơ của Mỹ bay vào không phận Trung Hoa ở đảo Hải Nam.
Theo lệnh của UBQSTU, 4 phi cơ của TC đã cất cánh theo dõi những máy bay của Mỹ. Được biết, máy bay Mỹ đã khai hỏa. Ngày 9 tháng 4, 1965, Tham mưu phó Vương Thành Vũ, báo cáo vụ việc với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông và đề nghị TC cần đánh mạnh vào những máy bay của Mỹ xâm lăng bầu trời Trung Hoa. Buổi chiều cùng ngày, Mao Trạch Đông ra lệnh cho không và hải quân TC đưa những đơn vị thiện chiến nhất đến trấn thủ ở miền Nam Trung Hoa và ở vùng biển phía nam [Biển Đông] thống nhất lực lượng và phản công khi máy bay Mỹ xâm lăng không phận Trung Hoa. Đến ngày 17 tháng 4, UBQSTU chính thức ra lệnh mới theo quyết định của Mao Trạch Đông. Từ đó đến tháng 11, 1968, theo thống kê của TC thì không quân TC đã tham dự 155 chiến dịch chống máy bay Mỹ xâm lăng không phận và đã bắn rơi 12 máy bay chiến đấu và những loại khác (không kể những máy bay không người lái). Không ai rõ tại sao TC thay đổi chính sách phòng không nhưng kết quả là TC đã gởi một thông điệp rất rõ cho Mỹ đồng thời trấn an VC.
Về những nhận định của ông Nguyễn Cao Kỳ năm 1967
1. Chiến tranh du kích của VNCH ở Bắc Việt (VNDCCH) – Ông Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương lúc đó, một là đang tiếu lâm làm duyên với báo giới Úc, hoặc hai là ông dấu đầu hở đuôi khi nói ông không thể tiết lộ chiến tranh du kích vì là bí mật quân sự đồng thời cho rằng chiến tranh du kích là một đề nghị, môt gợi ý hay.
2. Về viện trợ quân sự của TC cho Bắc Việt – Trong câu trả lời, ông Nguyễn Cao Kỳ cho hay là ông không tin rằng Hà Nội có thể yêu cầu Trung Cộng viện trợ quân sự hay đưa quân đội Cộng sản vào miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, ông đã cho báo giới Úc biết là tất cả vũ khí đạn dược tịch thu được của cộng sản ở chiến trường miền Nam đều là vũ khí của Trung Cộng tuy chưa khi nào bắt được quân TC. Và theo tin tình báo, Ông Kỳ cho biết tiếp, thì TC chỉ có mặt ở Bắc Việt trong vai trò cố vấn hay kỹ thuật sửa đường sắt.
Năm 2009, qua mạng Internet, tài liêu “Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam chống Pháp” chỉ được Việt Nam gián tiếp công bố qua bản dịch và hiệu đính của Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Di, tức là 19 năm sau sau khi nhà xuất bản Giải phóng quân đã phát hành [năm 1990]. Nói cách khác CSVN chỉ công bố sự kiện này 53 năm sau khi đoàn cố vấn quân sự TC về nước. Nếu CSVN không thay đổi về mặt phổ biến tài liệu chiến tranh, và nếu CSVN vẫn độc tài toàn trị, có lẽ, người ta phải đợi ít nhất đến 2020-23 mới có thể xem được tài liệu của VNDCCH hay của Đảng CSVN nói về “viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Việt Nam chống Mỹ” ở miền bắc Việt Nam.
Học giả thế giới nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam từ lâu đều cho rằng TC đã giữ một vai trò quan trọng trong việc viện trợ cho Cộng sản Việt Nam trong suốt cuộc chiến tuy không có tài liệu của hai đồng minh cộng sản cho đến khi CSTH công bố những tài liệu chiến tranh vào thập niên 1980 và đầu thập niên 1990.
Những số liệu và dữ kiện thượng dẫn [dù chỉ dựa trên thông tin, tài liệu do Đảng CSTH công bố] đã cho giới nghiên cứu hiểu rõ thêm về vai trò của Trung Cộng trong chiến tranh Việt Nam. Những dữ kiện và số liệu này cũng cho thấy ông Nguyễn Cao Kỳ hoàn toàn không hiểu biết, hay giả vờ như không hiểu biết gì về Cộng sản Việt Nam.
3. Sự đoàn kết của dân Việt Nam trước hiểm họa TC – Ông Nguyễn Cao Kỳ nói:
“…Tôi nói “Không”. Vì nếu lãnh đạo Hà Nội làm như vậy thì tôi chắc chắn rằng tất cả người Việt Nam từ Bắc chí Nam sẽ đoàn kết đứng lên tiêu diệt chế độ [cộng sản] và bảo vệ đất nước của chúng tôi. Không thể có chuyện chế độ Hà Nội sẽ yêu cầu Trung Cộng viện trợ quân sự. Và nếu nó xảy ra, nếu nó xảy ra, tôi nghĩ rằng đó sẽ là dịp tốt để chúng tôi thống nhất đất nước.”
Thứ nhất, theo ông Nguyễn Cao Kỳ nếu quân Trung Cộng có mặt ở miền Bắc thì toàn dân cả nước sẽ đứng lên tiêu diệt chế độ cộng sản bảo vệ và đó cũng là cơ hội thống nhất đất nước. Thứ hai, tin tình báo đã cho ông Kỳ biết là có “cố vấn” và “cán sự” TC sửa đường xe lửa ở miền Bắc cũng như vũ khí của TC tràn ngập ở chiến trường miền Nam. Người đọc tài liệu lịch sử rất khó có thể tìm thấy logic trong lý luận của ông Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương vào năm 1967.
Đó là chuyện cuối thế kỷ thứ 20.
Bây giờ, đang ở thập niên thứ nhì của thế kỷ 21, Cộng sản Trung Hoa có mặt – khai thác beauxite ở cao nguyên miền Trung, v.v. TC có ảnh hưởng ngay trong bộ phận trung ương của Đảng CSVN và khắp nơi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, từ bắc vào nam, từ đất liền ra biển đông và hải đảo.
Đến khi nào thì người ta mới thấy được sự đoàn kết của dân Việt Nam trước hiểm họa của Cộng sản Trung Hoa?
© 2013 DCVOnline
(2) Trần Giao Thủy, Một tài liệu về cuộc chiến 1946-1954, Truyền Thông Communication, Số 32 & 33, Hạ – Thu 2009.
Tuy đảng CSVN nhận sự giúp đỡ của CS Trung Quốc, không phải là từ lúc chiến tranh với Mỹ mà từ lúc Mao thắng ở Hoa Lục, nghĩa là từ 1950, nhưng chính sách tuyên truyền của đảng CSVN luôn luôn làm ra vẻ độc lập dân tộc, khi tuyên truyền thì làm mờ nhạt hình ảnh sự giúp đỡ của bên ngoài. Chẳng hạn nói về chiến thắng Điện Biên Phủ thì chỉ nói nỗ lực của người Việt chống Pháp mà không nói nhiều đến sự giúp đỡ của Trung Quốc. Nói về chiến tranh “chống Mỹ cứu nước” thì luận điệu tuyên truyền cắt các phần đảng CSVN là một bộ phận của phong trào CS quốc tế, không nhắc gì đến sách lược của Đệ Tam Quốc Tế CS là các nước CS giúp các đảng CS tại các nước cướp chính quyền, bành trướng cho đến khi toàn thể phe CS thắng trên thế giới, nghĩa là không trình bày sự xung đột giữa Mỹ và CSVN như là sự xung đột giữa hai khối tư bản và CS. Khi trình bày chiến tranh biên giới 1979, thì cũng chỉ trình bày việc Trung Quốc đánh sang biên giới mà không trình bày việc CSVN nằm trong khối Liên Xô và Khmer Đỏ nằm trong khối Trung Quốc để thấy rằng đó là sự xung đột giữa hai phe CS, một do Liên Xô lãnh đạo và phe kia do Trung Quốc. Trong khi đó tại miền Nam, vì có tự do phát biểu nên nhiều người nhìn việc CSVN đánh miền Nam là cảnh Việt Nam bị nằm trong cuộc xung đột giữa hai khối tư bản và CS. Cái nhìn như vậy đưa đến suy nghĩ là tìm cách trung lập, không để Việt Nam bị kẹt trong sự xung đội giữa tư bản và CS. Ý kiến đó không thể thực hiện được vì CSVN tình nguyện đứng hẳn về phía CS và tình nguyện đưa Việt Nam và cuộc xung đột giữa tư bản và CS. Ngày nay, đảng CSVN bị mất uy tín vì việc Trung Quốc lấn chiếm Việt Nam quá lộ liễu mà đảng CSVN bất lực. Một phần là vì chế độ CS không thắt chặt thông tin như thời xưa. Thời xưa, việc Trung Quốc ra thông báo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc và ông Phạm Văn Đồng công nhận điều đó không được nhiều người dân biết đến, và những người biết thì hoặc là chấp nhận vì tin vào thuyết quốc tế vô sản hoặc không có phương tiện nói lên ý nghĩ của mình. Việc CSVN dựa vào Liên Xô, Trung Quốc và hết lời ca tụng hai nước này lộ ra vào đầu thập niên 1950. Một số người lúc đó nhìn thấy đã ly khai CS nhưng họ là số ít. Phần lớn người dân không nhìn thấy điều này đó là vì chính sách tuyên truyền của CS làm mờ nhạt đi việc phải dựa vào ngoại bang.
Đồng ý với bạn MĐ, từ ngày đầu tiên CSVN đã được Trung Cộng viến trợ và có thể nói là “nuôi dưỡng” và yểm trợ đi tới thắng lợi cuối cùng là “nhuộm đỏ” toàn cõi VN. Điều này đã được Hoàng văn Hoan xác nhận trong những bài viết chửi bới Lê Duản khi ông ta chạy trốn qua TQ ….. Khác với VNCH và khối tự do là CS luôn áp dụng chính sách “ném đá dấu tay” nhờ thế mà chúng cho “cả và thiên hạ” ăn thịt “lừa”….
Cố TT NCKỳ nhận định rất chính xác. Nếu mà Hồ chí Minh và đồng bọn Bắc Bộ Phủ dám công bố “minh bạch” có Tầu khựa giúp như chế độ VNCH có Mỹ giúp, thì tôi cũng tin rằng toàn dân Việt sẽ đoàn kết thông nhất chơi nhau với bọn Tầu khựa này …
Ngày nay khác với lúc cố tướng Kỳ tuyên bố vì lẽ “chính bọn Hà nội” ra tay đàn áp những phong trào chống Tau
Nói gì thì nói, lợi thế của một chế độ đọc tài, như CSVN là họ có thể kiểm xoát, bưng bít mọi nguồn thông tin, từ đó có thể vẽ lên những hình ảnh đẹp đẽ về chính mình… “độc lập tư do hạnh phúc” trong khi họ đã bán xới quốc gia cho ngoại bang mà không ai biết. Hay ít nhất che dấu sự thật trong một thời gian đủ dài để họ thu tóm quyền lực tuyệt đối vào tay mình. Tuy đến một lúc nào, sự thật cũng sẽ dần dần lộ ra, nhưng không bao giờ do chính họ muốn cho dân biết sự thật mà bởi “mâu thuẫn” giữa CSVN và CSTQ, và TQ đã cố tình mở hé tung ra một phần sự thật, khiến Hà Nội sợ bị “lộ tẩy” và nhân dân sẽ đứng lên “làm thịt” những kẻ bán nước vô liêm xỉ này…
Nhờ thế mà hiện này Bắc Kinh có thể sai khiến được Hà Nội làm những chuyện phản bội tổ quốc giống nòi… Nói chung là một vụ “tống tiền” (blackmail) dơ bẩn ở mức độ lớn nhất: tiền chuộc là đất đai lãnh thổ và sự phục tùng tuyện đối.
Dĩ nhiên, khi có được sư phục tùng rồi, thì kể tống tiền (Bắc Kinh) phải cho Hà Nội gỡ thể diện một chút, cho phép CSVN đánh võ mồm, ra vẻ “đi với Mỹ”, mua vũ khí Nga để ra vẻ ta đây chống Tầu xâm lược… để yên lòng dân được bao nhiều hay bấy nhiêu.
Tuy nhiên, tinh ý một chút ai cũng sẽ thấy ngay đây chỉ là trò… phường chèo! Nếu thật sự Hà Nội muốn chống TQ – mà vì chưa đủ lực lượng quân sự – thì lại càng phải để dân biểu tình “ôn hòa” chống TQ ít nhất để thị uy! Thứ nữa, VN cũng đã phải phô trương lực lượng (sau 1975, quân đội VN vốn đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Tầu cộng!) – nhưng thực tế chỉ thấy nói mồm, võ khí cũng chỉ trên báo chí của nhà nước!
TB. Chuyện ông Kỳ bây giờ không còn ăn thua gì, mà ngay cả thời ông còn làm Thủ Tướng VNCH, thì ông đã nởi tiếng là thích tuyên bố “nổ như tạc đạn” nhưng kiến thức chẳng có. Sau 75, ông ta cũng chẳng khá hơn là bao, do đó con đường “tiến thân” duy nhất là về đầu quân Hà Nội… Nhưng như người Việt ngay nay ai cũng rõ, chơi với bọn lưu manh Hà Nội, nên sau cũng ông Kỳ phải tạm trú ở Mã Lai, thay vì ở VN hay ở Mỹ! (Ai bảo ông Kỳ tải giỏi thì ít nhất phải đưa ra bằng chứng hay giải thích được ông ta học mưu lược chính trị ở đâu ra chứ! Thời buổi này còn ai tin vào chuyện Tề Thiên Đại Thánh chui ở hòn đá ra đã có sẵn 72 phép thần thông?!!!).
Người chết rồi, nói không tốt về họ thì cũng khá ngại. Nhưng đây là chuyện lịch sử và chính trị nên … cũng đành. Thật đáng nản khi nhân tài miền Nam bị giết/ám sát (như cố vấn Ngô Đình Nhu, giáo sư Nguyễn Văn Bông …) để một kẻ tài hèn, óc thiển lên lãnh đạo 🙁 Những người như ông Kỳ (thời đó) cũng yêu nước đấy, nhưng ông ta chỉ nên ở (cao nhất) chức Thiếu tướng KQ là cùng.
Đọc cuốn Chính Đề VN của cố vấn Ngô Đình Nhu thì hiểu ông có viễn kiến, thông minh và tận tâm tận sức về việc nước đến đâu. Ông đã viết:
“…sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của Tàu đối với VN tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.
Các nhà lãnh đạo miền Bắc khi tự đặt mình vào sự chi phối của TC, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt
mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
Sở dĩ tới ngày nay, sự thống trị của TC đối với VN chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây Phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Gỉa sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự TC thôn tính VN chỉ là một vấn đề thời gian …”
Tài liệu xuất bản từ năm 1964, nhưng tác giả của nó không còn để thay đổi vận mệnh đất nước 🙁
Một Người có tâm có tầm vậy, nhưng rất tiếc dân tộc ta bất hạnh, có mà không giữ được.
Những kẻ tự nhận là “không phải là chính trị gia” như NCK (hẳn chẳng bỏ tâm suy nghĩ, học hỏi phân tích lịch sử), mà lại (nhảy) lên lãnh đạo thì chỉ đỡ hơn …lũ mafia bi giờ một tí.
“Người chết rồi, nói không tốt về họ thì cũng khá ngại. Nhưng đây là chuyện lịch sử và chính trị nên … cũng đành.” mythanh
Theo Cửu Bình thì dù rằng “Người chết rồi” nhưng nếu lúc sống họ đã gây quá nhiều tội ác và còn là những tội ác kinh thiên động địa hoặc là “Người chết rồi” đó đang được một nhóm lãnh đạo dùng để tuyên truyền lừa dối mị dân, thì chúng ta cũng đâu thể nào làm ngơ để họ lợi dụng “Người chết rồi” muốn nói gì thì nói? CB nghĩ rằng nếu không nhắc đến những tội ác của những “Người chết rồi” đó, vô tình chúng ta như là đồng tình với những việc làm tội ác tày trời của họ đối với dân tộc và đất nước. Hơn nữa nhóm lãnh đạo Vi-Ci đang tuyên truyền mị dân, ca tụng công ơn trời biển ba xạo của những tên “Người chết rồi” đại tội đồ của dân tộc như ông Hồ và những lãnh đạo cao cấp của Vi-Ci khác, thì chúng ta cũng đâu thể nào im miệng để họ tự tung tự tác mãi được chứ? Đó là sự suy nghĩ của cá nhân của CB, ai không đồng ý thì xin đừng nghe theo.
Rất vui được gặp lại mythanh.
rấ
So am I, anh CB ;p
“Phong trào doàn kết Dân tộc và thống nhất đất nước” do ông Nguyễn đình Huy
lãnh đạo, 1992-1993, là ” phiên bản ” của Phong trào Cấp tiến của ông Nguyễn
ngọc Huy, không phải phương hướng, mục đích của ông Nguyễn Cao Kỳ.
Ông NCK không tự mình đại diện cho Cộng đồng người Việt tị nạn hay cho cựu
VNCH; ông ta là thông tín viên cũa Hoa Kỳ về VN theo chính sách Hoa Kỳ, có
hai Tướng HK là Hauffman và Corbin đi theo, và sau khi có thư mời của chánh
quyền CSVN, theo gợi ý của Hoa Kỳ.
Công việc của ông NCK tại Vn là thuyết phục CSVN tin vô sự đối tác với Hoa
Kỳ. Một trong lời đầu tiên ông NCK nói cùng các nhà lãnh đạo VN, ‘Chúng ta
không thể để VN trở thành một tỉnh huyện của Trung cộng.” Mặt khác, ông
NCK hướng tới một nước VN mới sau khi Cộng Hòa hay CS không còn nữa.
(TM Ý)
TMY xin đính chính:
Thay vì “Phong trào đoàn kết dân tộc và thống nhất đất nước” xin đọc lại là :
” Phong trào đoàn kết dân tộc và xây dụng dân chủ,” do ông Ng. Đình Huy
lãnh đạo ,1992-1993.
Phong trào này, có lá cờ gần giống như cờ xanh đỏ MTGPMN, tưởng như
sắp thành công đối tác với phe Kiệt-Giáp,bỗng bị đổ vỡ do sự…bỏ rơi giữa đường của đại diện HK, là Tướng Vessey và ông Stephen Young.
test……
Những ý kiến loại dưới đây không thích hợp với điều lệ sinh hoạt của diễn đàn:
—
Nguyen cao Ky nhu [del], Dung noi den thang [del] nay nua, mat thi gio qua
tuduy
—-
Ý kiến này không hiển thi vì bạn đọc “tuduy” chua ghi danh và các nhận với Disqus. Không thích hợp với diên đàn vì bạn đọc viết tiếng Việt không có dấu, và dùng ngô từ thô tục [del].
Thưa: Tướng Nguyễn Cao Kỳ, trong giai đoạn chuyển tiếp tình thế
VN, không hề đại diện cho cộng đồng người Việt hải ngoại, cũng không
nhận mình đại diện cho Việt Nam Cộng Hòa, khi ông ta về thăm
VN. Ông ta về VN theo thư mời của chánh quyền VN hẳn hoi, và có
hai trung tướng HK tháp tùng, là ông ta như một người đang phục vụ
cho chính sách Hoa Kỳ tại VN, như các nhà ngoại giao HK khác.
Mấy ông bà cộng đồng ngứa miêng bu lu với ông Kỳ mà làm cái gì?
Chẳng lẽ quới ông pà chưởi chánh sách của Mỹ tại VN ru mà. Giả vờ
tranh đấu cái gì mà lăng quăng thế ?
Bượtch kười ông bà nào lêu lổng quá, ai ơi. Ngứa miêng xàm !
(Tô Mã Ý)