Trump muốn xóa bỏ quyền công dân của trẻ em sinh tại Mỹ có cha mẹ là công dân nước khác

Oliver Laughland | Trà Mi

Tổng thống Mỹ tuyên bố Mỹ là ‘quốc gia duy nhất trên thế giới’ ủng hộ quyền này và ông sẽ ký sắc lệnh hành pháp chấm dứt quyền công dân của trẻ em sinh tại Mỹ có cha mẹ là công dân nước khác.

Tu chính án thứ 14 (1868) của Hiến pháp Mỹ bảo vệ quyền này.

Donald và Melania Trump phát kẹo Halloween cho trẻ em tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 28 tháng 10. Nguồn: Joshua Roberts/Reuters

Donald Trump đã nhất định sẽ hành động để chấm dứt quyền công dân Hoa Kỳ cho trẻ em, con của những người không phải là công dân, sinh ra ở Mỹ, như lời ông thường cam kết sẽ thực hiện trong cuộc vận động bầu cử năm 2016 và thường bị các học giả bác bỏ là bất khả thi về mặt pháp luật.


Axios | Published on Oct 30, 2018.

Quyền công dân Hoa Kỳ cho trẻ em, con của những người không phải là công dân, sinh ra ở Mỹ, được công nhận trong Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình với Axios Trump tuyên bố rằng ông sẽ đơn phương ký một Sắc lệnh hành pháp để chấm dứt quyền này. Bất kỳ sắc lệnh nào như vậy có lẽ sẽ ngay lập tức bị phe đối lập đưa ra cho tòa án quyết định.

Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan cho biết kế hoạch của tổng thống nhằm chấm dứt quyền công dân bằng một sắc lệnh hành pháp là vi hiến. Ryan nói với đài phát thanh WVLK ở Kentucky,

“Vâng, rõ ràng không ai có thể làm điều đó. Không thể chấm dứt quyền công dân của trẻ em sinh ở Mỹ bằng một sắc lệnh hành pháp.”

Phần cuối của Tu chính án thứ 14 ghi rõ, “Quốc hội – chứ không phải là tổng thống – là cơ quan có quyền lực “thực thi, bằng luật pháp thích hợp, các quy định của đạo luật này.”

Cùng với tuyên bố khi trả lời phỏng vấn của Axios, chính phủ Trump đang tăng cường độ cực đoan về vấn đề nhập cư trước cuộc bầu cử bán phần vào đầu tuần tới. Hôm thứ Hai, Trump đưa hơn 5.000 binh sĩ hiện dịch đến biên giới phía nam khi một đoàn người di cư khoảng 3.500 người từ Trung Mỹ, trong đó có nhiều phụ nữ, trẻ em, đang đi bộ về phía biên giới Hoa Kỳ cách đó ít nhất 1.000 dặm về hướng bắc.

Sau lệnh hành quân ngay lập tức người ta thấy những hình ảnh quân đội Mỹ vũ trang chiến đấu và xe bọc thép đang tiến về phía Nam hợp tác với những nhân viên vũ trang tuần tra biên giới vì Trump mô tả đoàn người di cư là “một cuộc xâm lược đất nước chúng ta”.

Tòa Bạch Ốc cũng đang thả tin là Trump có thể sẽ đọc một bài phát biểu quan trọng về chính sách biên giới chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử ngày 6 tháng 11.

Trong cuộc phỏng vấn với Axios, Trump tuyên bố rất sai lầm là:

“Chúng ta là quốc gia duy nhất trên thế giới có một người đến đây sinh con, và đứa bé đương nhiên là công dân Hoa Kỳ trong 85 năm với tất cả những quyền lợi của công dân. Thật vô lý. Thật lố bịch. Và nó phải chấm dứt.”

Trên thực tế hiện có 35 quốc gia trên thế giới, kể cả Mỹ, có luật pháp quốc gia hay hiến pháp bảo vệ quyền công dân của trẻ em sinh tại quốc gia đó nhưng có cha mẹ là công dân nước khác – theo khái niệm jus soli trong bộ dân luật Anh, khác với jus sanguinis, cha mẹ công dân nước nào thì con là công dân nước đó, của Luật La Mã có ảnh hưởng mạnh trên những bộ dân luật của những nước ở châu Âu.

Ba mươi lăm quốc gia đó là Antigua và Barbuda, Argentina, Barbados, Belize, Bolivia, Brazil, Canada, Chile, Costa Rica, Cuba, Dominica, Ecuador, El Salvador, Fiji, Grenada, Guatemala, Guyana, Honduras, Jamaica. Lesotho, Mexico, Nicaragua, Pakistan, Panama, Paraguay, Peru, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và the Grenadines, Trinidad và Tobago, Tuvalu, United States United States,Uruguay, và Venezuela. Khoảng 26 nước khác như Anh, Úc, New Zealand, v.v. có một phiên bản bảo vệ quyền này, nhưng hạn chế hơn. Trong đại hội toàn quốc của đảng Bảo thủ Canada (CPC) tổ chức tại Halifax hồi tháng Tám 2018 đã phê chuẩn xóa bỏ quyền này như là một phần của chính sách của đảng.

Trump nói với Axios rằng ông đã thảo luận về quyết định này với những cố vấn pháp luật và đã được cho biết rằng nó có thể thực hiện được bằng một Sắc lệnh hành pháp . Trump nói,

“Người ta luôn luôn nói với tôi rằng cần phải tu chính hiến pháp. Đoán đi? Không cần.”

Nhưng ông Trump không đưa ra khung thời gian nào khi nào ông sẽ ký một Sắc lệnh hành pháp như thế và người phỏng vấn cũng không đặt câu hỏi khi nào ông sẽ lý sắc lệnh.

Khi là ứng viên tranh cử tổng thống, Trump thường xuyên công kích quyền công dân theo jus soli và gọi những trẻ em sinh ở Mỹ — cha mẹ là công dân ước khác — là những “đứa trẻ neo” không phải là người Mỹ. Năm 2015, Trump nói với Fox News,

“Tôi không nghĩ rằng họ có quốc tịch Mỹ và nếu bạn đã nói chuyện với một số luật sư giỏi, rất giỏi — và tôi biết một số sẽ không đồng ý, nhưng nhiều người trong số họ đồng ý với tôi — và bạn sẽ thấy họ không có quốc tịch Mỹ.”

Tu chính hiến pháp thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ viết,

“Tất cả những người sinh ra hoặc được nhập tịch ở Hoa Kỳ, và tuyệt đối trung thành với Hoa Kỳ, là công dân của Hoa Kỳ và của Tiểu bang nơi họ cư trú.”

Các nhóm vận động di dân phản ứng một cách dận dữ với dự án này của Trump. Jess Morales Rocketto, chủ tịch của Tổ chức “Families Belong Together nói,

“Đây là một hành động nhằm xóa trắng lịch sử và di sản của Mỹ là một quốc gia của những người di cư. Người Mỹ sẽ bác bỏ mưu đồ chính trị bất chấp đạo lý này chỉ để khơi mào thù hận trước cuộc bầu cử. Đó là một chương trình nghị sự hận thù cực đoan mâu thuẫn với các giá trị cốt lõi của chúng ta về tình yêu, cộng đồng và hòa nhập mọi người.”

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Trump suggests he will end birthright citizenship with executive order | theguardian.com, October 30, 2018.