Nhân vật chuyên quyền ở Việt Nam đang lặng lẽ tóm thâu quyền lực

Bennett Murray | DCVOnline

Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng học từ sách của Tập Cận Bình.

Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình, Beijing, China, 07 tháng 4,2015. Nguồn Xinhua

Khi Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước vào ngày 23 tháng 10, sau khi được gần cả Quốc hội bầu chọn và chỉ với một phiếu chống, thì việc so sánh ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là điều không thể tránh khỏi. Lần đầu tiên kể từ khi Hồ Chí Minh chết vào năm 1969, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, trên thực tế, từ nhiều chục năm qua đã là người lãnh đạo tối cao nhất ở Việt Nam, cũng giữ luốn vai trò nghi lễ đứng đầu nhà nước. Không có một Tổng bí thư nào củng cố quyền lực nhiều như Trọng kể từ Lê Duẩn, nhân vật lãnh đạo CSVN trong thời chiến đã giành lấy quyền lực từ tay một Hồ Chí Minh già nua yếu đuối vào những năm 1960, và Duẩn tiếp tục cai trị Việt Nam cho đến khi qua đời vào năm 1986. Xi là thủ lĩnh quyền lực nhất Trung Quốc kể từ Mao.

Nhưng trong khi cả hai nhân vật lãnh đạo nắm trọn quyền lực khiến những người tiền nhiệm của họ phải ghen tị, chiến thuật của Trọng tinh tế hơn của Xi. Ngược lại với sự sùng bái cá nhân đang phát triển ở Trung Quốc, Trọng đã lặng lẽ tóm thu quyền lực bằng cách để những phe phái trong đảng chống lại lẫn nhau.

Đời sống chính trị trong những năm 1990 và 2000 ở cả hai quốc gia phần lớn do nhóm lãnh đạo tập thể, định hình. Với sự trỗi dậy của Xi và Trọng, cả hai quốc gia, lần đầu tiên, có những nhân vật của thế kỷ 21 tương đương với những người độc tài tiền nhiệm trong thời chiến tranh lạnh.

Cả hai, Xi và Trọng, đều tập trung quyền lực bằng chiến dịch thanh trừng nội bộ mang tên chống tham nhũng. Như Bo Xilai đã bị truất quyền khi đang là nhân vật đứng đầu đảng Cộng sản ở Trùng Khánh, bị đá ra khỏi Bộ Chính trị, và bị bỏ tù vì tội tham nhũng, cựu lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam ở T.p. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng, trong khoảng chỉ một năm, từ một ngôi sao đang lên trong Bộ Chính trị Việt Nam trở thành một tù nhân lãnh án 13 năm về nhiều tội tham những.

Những con cá (đối thủ) nhỏ hơn, từ giám đốc điều hành những doanh nghiệp nhà nước đến nhân viên bộ công an, đã sa lưới ở cả hai quốc gia; trong khi đó cả Xi và Trọng được phe ủng hộ ngỏ lời khen ngợi cho rằng họ đang làm sạch đảng, và bị phe đối lập chỉ trích là cuộc đàn áp chỉ là những thủ đoạn giả trá và ác độc để triệt hạ đối thủ.

Nhưng trong khi cả hai nhân vật lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam có thể đang đi trên hai con đường song song, nhưng tính khí và phong cách cai trị của họ, ở nhiều khía cạnh, lại ở đối cực. Bề ngoài, Trọng có vẻ một như một văn nhân khiêm tốn. Theo bản khai lý lịch, Trọng đã dành nhiều chục năm xây dựng ý thức hệ “xây dựng đảng”, phía sau hậu trường như một biên tập viên của các tạp chí của đảng cộng sản trước khi bước vào đấu trường chính trị vào những năm 1990.

Mặc dù người ta không biết nhiều về cuộc sống cá nhân của Trọng, nhưng ông nổi tiếng trong giới quyền lực Hà Nội là một người khiêm nhường; còn có những tin đồn cho rằng ông cấm con cháu không được khoe khoang về giòng họ và thậm chí ông còn tự giặt quần áo. Trọng sống trong một ngôi nhà có kích thước khiêm tốn, sơn màu buồn tẻ ở quận Hai Bà Trưng tại Hà Nội, hoàn toàn không có gì nổi bật so với các dinh thự văn phòng chính phủ tồi tàn xung quanh. Tuy nhiên, ngay cả những mẩu tin này cũng không được nhiều người biết đến, và bộ máy truyên truyền của nhà nước mô tả Trọng là một nhân vật khô khan, nhàm chán và hết sức bản lĩnh.

Trong lúc Trọng cố gắng hết sức lẩn mình trong đảng, Xi tỏ ra là mọt nhân vật vĩ đại hơn đời thường. Mặc dù người ta không biết nhiều về quá khứ của Trọng — tiểu sử chính thức của ông chỉ mô tả ông là con một gia đình “bần nông” — câu chuyện nguồn gốc của Xi là một thiếu niên trong cuộc Cách mạng Văn hóa, con trai của một trong những nhân vật lãnh đạo quốc gia tiên khởi đã trở thành một phần của cuốn tiểu sử đời Xi. Và không giống như Trọng, đã dành phần lớn sự nghiệp của mình như một lý thuyết gia về chính sách đảng, Xi là một chính khách đầy tham vọng ngay từ đầu, leo những nấc thang quyền lực từ các vị trí thấp ở cấp quận cho đến khi ông là Bí thư đảng của Thượng Hải trước khi gia nhập Bộ Chính trị. Trọng sông trong ngôi nhà dân giả; Xi sống trong hoàng cung cũ ở Trung Nam Hải, và gia đình của ông là những triệu phú.

Và trong khi Xi, nhỏ hơn Trọng chín tuổi, và dường như đã nhất định làm Chủ tịch cả đời, người ta không rõ nhân vật gìa nua lãnh đạo Việt Nam muốn gì cho tương của mình. Đã 74 tuổi, đúng theo điều lệ của đảng CSVN, về mặt kỹ thuật, Trọng đã phải nghỉ hưu từ chín năm trước. Và trong khi điều lệ của đảng CSVN cũng buộc ông phải nghỉ hưu, rời khỏi vai trò Tổng Bí thư khi đảng CSVN tổ chức Đại hội tiếp theo vào năm 2021, về mặt lý thuyết, Trọng sẽ được phép phục vụ một nhiệm kỳ Chủ tịch nước kéo dài cho đến năm 2026, do đó ông sẽ giữ được quyền lực cho đến năm 82 tuổi nếu còn đủ sức khỏe và còn yêu quyền lực. Trong những bài phát biểu của mình, Trọng đã đề cập đến tuổi già và sức khỏe kém đi, ra vẻ như một chính khách cựu lãnh đạo quốc gia đang cố gắng đóng góp trong tuổi hoàng hôn trái ngược với phong cách mạnh mẽ đầy nhiệt huyết ôm lấy quyền lực của Xi. (Xi đã có thể đã có lúc bị khủng hoảng sức khỏe tại một thời điểm, mất tích trong nhiều tuần – nhưng báo chí nhà nước không hề đề cập đến việc này, vì thường xuyên tìm đủ mọi cách để che giấu sự già nua của giới lãnh đạo.)

Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước tại Hội trường Quốc hội Hà Nội ngày 23 tháng 10 năm 2018. Nguồn: AFP/Getty Images.

Không có sự sùng bái cá nhânnào về Trọng để nói đến – giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam thường ưa tôn vinh những đồng chí đã chết của họ trong khi cố gắng hết sức để tránh xa ánh đèn sân khấu, và Trọng không hề có ý định đi ngược lại truyền thống đó. Hình ảnh của Trọng dường như không thấy xuất hiện trong nững tài liệu tuyên truyền của đảng. Và, bất kể nhiều chục năm làm việc như một người bình luận và biên tập chuyên nghiệp, tác phẩm của Trọng không được lưu hành, phổ biến rộng rãi, cũng không thấy trong những cuốn tiểu sử thần thánh hóa trưng bày ở các hiệu sách Việt Nam. Diện mạo của Xi, xuất hiện khắp mọi nơi ở Trung Quốc; tại một hội chợ sách xuất cảng sách gần đây, những tác phẩm duy nhất được bày bán đều là của Xi, và tư tưởng của ông đã được chính thức ghi vào hiến pháp. Sự sùng bái cá nhân ngày càng tăng của họ Tập đã khiến nhiều nhân vật lãnh đạo thế hệ cũ, chỉ giám lẩm bẩm lên tiếng lo ngại trong riêng tư; cách giữ quyền lực của Trọng có thể khéo hơn.

Cả hai người đều cam kết sửa đổi lại hai đảng của họ, và do đó thay đổi cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc, theo hình ảnh của họ. Xi đang khẳng định sự thống trị ở một đất nước đang cố gắng kết hợp một ý thức hệ cứng nhắc với những nhu cầu phát triển của thế kỷ 21. Trọng, muốn đổi mới kinh tế từ từ nhưng ổn định, đang hướng đến việc tìm điểm cân bằng chuẩn giữa tình đồng chí anh em với Đảng Cộng sản Trung Quốc — mà thành công của nó đã mang lại mang lại tính hợp pháp cho những người anh em Leninist của Trung Quốc ở Hà Nội — với những bước thân mật đến gần với sức mạnh ở Washington mà Hà Nội hy vọng sẽ giúp chống lại điều mà cả hai nước đều thấy là tham vọng quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông.

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Vietnam’s Quiet New Autocrat Is Consolidating Power | Bennett Murray | The Financial Post | November 7, 2018.