Việc thống nhất Trung Quốc với Đài Loan sẽ không xảy ra nay mai. Đây là lý do tại sao
Zhiqun Zhu | DCVOnline
Bài phát biểu ngày 2 tháng 1 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về Đài Loan đã gây ra một vòng tranh luận mới về quan hệ Trung Quốc-Đài Loan.
Những người không ủng hộ việc thống nhất Đài Loan-Trung Quốc tin rằng một nền dân chủ không nên không nên để bị một chế độ độc tài nuốt chửng, và vẫn hoài nghi rằng chính phủ Trung Quốc sẽ tôn trọng mô hình “Một quốc gia, hai hệ thống” (一国两制, nhất quốc lưỡng chế) mà họ đã hứa, lấy sự giới hạn tự ở Hồng Kông như một tiền lệ. Xi cho rằng Đài Loan sẽ khác, và đề nghị khai triển một mô hình mới cho Đài Loan dựa trên những tham khảo chính trị với đại diện của nhiều đảng phái và mọi giới khác nhau ở Đài Loan; Tuy nhiên, nhiều người, đơn giản, không tin vào chính phủ Trung Quốc.
Ngoài sự thiếu tin tưởng với Bắc Kinh, có ba trở ngại lớn cho việc thống nhất Trung Quốc với Đài Loan. Tất cả những chr dấu hiện nay cho thấy triển vọng thống nhất trong ngắn hạn là rất mỏng manh.
Đầu tiên, rất ít người Đài Loan tự nhận mình là người Trung Quốc. Với nền giáo dục “khử Trung Quốc hóa (去中国化)” của Đài Loan, người Đài Loan ngày càng thấy Hoa Lục một quốc gia nước ngoài và là một hàng xóm thù địch. Không những phần lớn người Đài Loan không thích chính quyền cộng sản ở Bắc Kinh mà họ còn không ủng hộ chính sách “Một quốc gia, hai hệ thống”; họ cũng cảm thấy rằng Đài Loan đã là một quốc gia độc lập, với chính phủ, quân đội, lãnh thổ và dân số của riêng mình.
Các cuộc thăm dò khác nhau ở Đài Loan cho thấy phần lớn, thường là hơn 80% người Đài Loan, thích hiện trạng hơn là độc lập hoặc thống nhất. Đối với hầu hết người Đài Loan, “hiện trạng” có nghĩa là Đài Loan là một quốc gia riêng biệt với Trung Quốc. Vì Đài Loan là một nền dân chủ, nên người Đài Loan tự nhiên tin rằng họ có thể và nên tự xác định tương lai của Đài Loan. Thật vậy, một số người ở Đài Loan thà biến Đài Loan thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ hơn là một phần của Trung Quốc. Chủ tịch Tập đã tuyên bố thống nhất có nghĩa lớn hơn cả hội nhập Đài Loan và đại lục; nó có nghĩa là sự “tâm linh khế hợp (心灵契合)” qua eo biển Đài Loan. Ông Tập nói đúng, nhưng bản sắc Đài Loan đụng độ với chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc, làm thế nào có thể hiện hữu một sự hòa hợp như vậy được?
Thứ hai, Trung Quốc thiếu sức mạnh mềm và sự hấp dẫn rộng lớn với người Đài Loan, và chưa sẵn sàng để thống nhất. Bắc Kinh đang bận rộn với nhiều vấn đề ở đại lục. Với những căng thẳng gia tăng ở Tân Cương và Tây Tạng, rất khó để vượt qua căng thẳng ở Tân Cương và Tây Tạng, như vậy Trung Quốc không đủ khả năng để vội vàng đi đến một sự thống nhất trong nay mai.
Sự thống nhất với Đài Loan khiến người dân Hoa Lục có thể đặt câu hỏi: tại sao Đài Loan và đại lục không thể sống dưới “Một quốc gia, Một hệ thống” hay “Một quốc gia, Hệ thống tốt (一国良制, nhất quốc lương chế)” và đòi có một hệ thống tốt hơn xuyên eo biển Đài Loan. Vì Bắc Kinh nói bất cứ điều gì cũng có thể được thảo luận trong “Một Trung Quốc”, nếu Đài Loan nói họ sẽ gia nhập Trung Quốc khi Hoa Lục trở thành một nền dân chủ thì sao? Bắc Kinh có sẵn sàng dỡ bỏ kiểm duyệt truyền thông và bảo đảm quyền tự do ngôn luận hay không? Hoặc cho phép sự hiện hữu của các chính đảng đối lập hay không? Tính năng động của Đài Loan, và đôi khi, nền dân chủ ồn ào là vũ khí mạnh nhất mà Đài Loan đang có. Đài Loan cũng có thể coi “tam dân chủ nghĩa” (三民主义) của bác sĩ Tôn Dật Tiên là điều kiện tiên quyết để thống nhất: chủ nghĩa dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Tôn Dật Tiên được dân cả hai phía tôn kính từ, và Bắc Kinh sẽ khó có thể nói nói không.
Thứ ba, Hoa Kỳ, tác nhân bên ngoài quan trọng nhất, sẽ không ủng hộ sự thống nhất Trung Quốc-Đài Loan nếu nó đi ra ngoài lợi ích quốc gia của chính nước Mỹ, và có khả năng sẽ làm mọi cách để ngăn chặn điều đó xảy ra.
Hoa Kỳ chuyển sự công nhận ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh vào năm 1979. Đạo luật Quan hệ Đài Loan được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua và được Tổng thống Jimmy Carter ký thành Luật vào tháng 4 năm 1979 đã quy định quan hệ “không chính thức” giữa Hoa Kỳ và Đài Loan kể từ đó. Nhưng trên thực tế, quan hệ Hoa Kỳ-Đài Loan mạnh hơn nhiều so với quan hệ của Mỹ với hầu hết các quốc gia khác. Tất cả mọi chính phủ Mỹ từ thởi Tổng thống Ronald Reagan, đã bán vũ khí cho Đài Loan, dù rõ ràng đó là một vi phạm điều khoản Mỹ đã cam kết với Trung Quốc trong Thông cáo chung năm 1982. Để biện hộ, nhà chức trách Hoa Kỳ đã nhấn mạnh có mối quan hệ mạnh mẽ giữa việc bán vũ khí cho Đài Loan và chính sách hòa bình của Trung Quốc đối với Đài Loan. Hiện đại hóa quân sự nhanh chóng của Bắc Kinh đã mang lại động lực mới cho việc bán vũ khí của Hoa Kỳ cho Đài Loan cũng như sự cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng tăng.
Tổng thống Donald Trump đã nâng cao hơn nữa mối quan hệ Hoa Kỳ-Đài Loan. Năm 2018, Trump đã ký một số đạo luật ủng hộ Đài Loan, gồm Đạo luật Du lịch Đài Loan và Đạo luật Sáng kiến Tái bảo đảm Châu Á, khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan.
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chơi “con cờ Đài Loan” đặc biệt là khi quan hệ với Bắc Kinh đang căng thẳng. Để giữ vị thế độc tôn của Đài Loan như một thực thể riêng biệt với Trung Quốc nhưng không chính thức tạo ra “Hai Trung Quốc” hoặc “Một Trung Quốc, Một Đài Loan” có lẽ là tốt nhất cho lợi ích của Hoa Kỳ.
Kết hợp lại, những yếu tố này khiến Trung Quốc vô cùng khó khăn, nếu không nói là không thể đạt được mục tiêu thống nhất quốc gia trong tương lai.
Zhiqun Zhu, Tiến sĩ, là Giáo sư Khoa học Chính trị và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Bucknell ở Lewisburg, PA.
© 2019 DCVOnline
Nếu đăng lại,
Nguồn