Chiến tranh thương mại là con dao hai lưỡi cho Việt Nam
Ha Nguyen (VOA News) | DCVOnline
T.p. Hồ Chí Minh, Việt Nam — Có bốn quốc gia hàng đầu châu Á có thể bị thiệt hại khi nền kinh tế Trung Quốc chậm lại và cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Hoa Kỳ leo thang.
Một danh sách khác là bốn quốc gia hàng đầu ở châu Á sẽ hưởng lợi vì sự leo thang chiến tranh thương mai Mỹ-Trung và vì sự chuyển hướng đầu tư ra khỏi Trung Quốc.
Chỉ có một quốc gia xuất hiện trong cả hai danh sách nói trên, đó là Việt Nam.
Việt Nam là người thắng và cũng là kẻ thua trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Đúng vậy Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia thu lợi thương mại nhiều nhất và là một trong nước thua lỗ về thương mại lớn nhất, tùy vào mức độ gián đoạn đang tăng hiện tại của nền thương mại toàn cầu. Moody’s Investors Services đã nghiên cứu 23 quốc gia trên khắp châu Á Thái Bình Dương và nhận thấy bốn quốc gia có khả năng được lợi nhiều nhất vì cuộc xung đột thương mại là Malaysia, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Và nó thấy bốn nước có thể phải chịu hậu quả tiêu cực nhất là Hồng Kông, Mông Cổ, Singapore và, một lần nữa, Việt Nam.
Như vậy, đối với Việt Nam cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trở thành con dao hai lưỡi, cắt cả hai bên.
Việt Nam đang tìm lợi nhuận từ cuộc xung đột thương mại; họ xuất cảng sang Mỹ bất cứ mặt hàng nào mà Mỹ phải trả giá đắt hơn nếu mua của Trung Quốc, vì chúng bị đánh thuế nhập cảng vào Hoa Kỳ, và ngược lại.
Nhưng những lợi ích đó có thể là ngắn hạn, trong lúc cuộc chiến thương mại kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất có thể làm giảm thương mại trên toàn cầu. Giới phân tích cho rằng kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào thương mại cần phải sẵn sàng đối phó với một kịch bản như vậy, và những đổi mới, quan trọng và dài hạn sẽ có lợi cho nền kinh tế ở đây.
Christian de Guzman, phó chủ tịch của Moody’s Investors Services tại Singapore nói,
“Trước tương lai một tăng trưởng không vững chắc và chính sách thương mại, cũng như điều kiện tài chính, nói chung, khó khăn hơn, độ phát triển đầu tư chậm sẽ khuếch đại sự suy giảm về thương mại, đặc biệt là ở Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Việt Nam và Mông Cổ.”
Christian de Guzman
Mùa hè năm ngoái, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã dánh thuế trên rất nhiều mặt hàng Trung Quốc trị giá đến 50 tỷ đô la lấy lý do lối buôn bán không công bằng của Trung Quốc. Bắc Kinh đã lập tức đánh thuế trả đũa trên hàng hóa nhập cảng từ Hoa Kỳ. Được biết công chức chính phủ của hai nước sẽ họp trong tháng này để giải quyết tình trạng bế tắc, nhưng giới nhà quan sát thống nhất về kết quả thực tế của cuộc đàm phán sắp tới.
Cuộc chiến thương mại, kết hợp với chủ nghĩa bảo hộ thương mại tương tự liên quan đến Hoa Kỳ và trải dài từ Châu Âu đến Indonesia, làm tăng cơ hội bất ổn kinh tế trên toàn cầu; đây là điều không tốt cho kinh tế Việt Nam. Sian Fenner, một chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Oxford Economics ở Singapore, đã viết trong một dự báo,
“Là một nền kinh tế nhỏ, mở nên phụ thuộc nhiều vào ngoại thương, sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ và thương mại toàn cầu đang giảm vận tốc sẽ có tác động tiêu cực đáng kể đối với Việt Nam, ngay cả khi quốc gia này không phải là mục tiêu trực tiếp để bị đánh thuế nhập cảng. Sự phụ thuộc của Việt Nam vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng khiến nó dễ bị ảnh hưởng vì những thay đổi tên thế giới.”
Sian Fenner
Oxford Economics doesn’t see de-escalation in trade tensions from CNBC.
Cần thực sự đổi mới
Mặc dù Hà Nội không thể làm gì nhiều đối với những chính sách của các nước khác, nhưng nó đã được khuyến cáo phải tự củng cố cơ chế của mình. Giới tư vấn kêu gọi Việt Nam thực hiện những đổi mới thực sự trong nền kinh tế quốc gia, có một cái nhìn xa hơn về những rào cản kinh tế khiến cho nó dễ bị thiệt hại vì những căng thẳng thương mại lâu dài.
Ví dụ như các học giả Tuan Ho, Trang Thi Ngoc Nguyen, và Tho Ngoc Tran đã viết chung trong một phúc trình là chính phủ Việt Nam nên nghiêm túc trong việc tư nhân hóa rất nhiều công ty quốc doanh mà họ đã có kế hoạch rút vốn từ nhiều năm qua. Họ cũng đề nghị hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, chẳng hạn như thông qua các khoản cho vay và sàng lọc các khoản đầu tư nước ngoài chặt chẽ hơn để thu hút những đầu tư giá trị cao hơn, ít gây ô nhiễm hơn.
Một báo cáo hàng năm về năng lực cạnh tranh của các tỉnh thành cũng cho thấy tham nhũng cản trở kinh doanh. Trong một nghiên cứu vào tháng trước, một phần do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện, nhấn mạnh hai trung tâm đầu tư chính của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, là nơi ít tiến bộ nhất trong việc giải trừ tham nhũng.
Ho, Nguyen và Tran nói, một cách đổi mới hữu ích khác là tiếp tục hướng tới một nền kinh tế thị trường, bằng cách loại bỏ các khoản trợ cấp về nhiên liệu, dịch vụ y tế và điện. Nhưng các học giả đó cũng lo ngại rằng chính phủ đang tập trung ít hơn vào đổi mới và nhiều hơn vào các thỏa thuận thương mại và sự ổn định tiền tệ và nền kinh tế. Họ đã viết trong một tạp chí của Viện ISEAS – Yusof Ishak,
“Đây là lý do để ngại rằng giới lãnh đạo Việt Nam có thể không chú ý đủ đến những đổi mới kinh tế trong nước trong chiến lược của họ.”
Nói cách khác, cuộc chiến thương mại thực sự có thể khiến giới lãnh đạo Việt Nam bị phân tâm không tiến nhanh hơn đến một nền kinh tế thị trường và có thể họ chỉ tập trung quá nhiều vào các giải pháp chiến thuật để duy trì ổn định vĩ mô và tăng xuất cảng trong ngắn hạn và bỏ qua những đổi mới kinh tế triệt để như một phương tiện để hồi sinh tăng trưởng dài hạn.”
© 2019 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: For Vietnam, Trade War a Sword That Cuts Both Ways| Ha Nguyen | VOA News | Apr 11, 2019. i