Cảnh Sài Gòn sụp đổ trong hoảng loạn vẫn ám ảnh chiến lược gia CIA

Todd Reed & Michael Okwu | Trà Mi

Bốn mươi năm sau này Sài Gòn sụp đổ, cựu chiến lược gia trưởng của CIA tại Việt Nam vẫn bị ám ảnh vì ý nghĩ nhiều người đã không được cứu mạng.

Người Mỹ cuối cùng ra khỏi Sài Gòn 4:49. America Tonight | 29 tháng 4 năm 2015

Chuyến trực thăng cuối cùng rời Sài Gòn. Frank Snepp

LOS ANGELES — Sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, bản nhạc  “Giáng Sinh Tuyết trắng” của Bing Crosby phát đi trên đài phát thanh. Bài hát cổ điển mùa Giáng sinh là mật mã cho người Mỹ biết cuộc di tản, được đặt tên là  “Chiến dịch Tần Phong” đã bắt đầu; đó là cuộc không vận lớn nhất của loại di tản thế này.

Những khoảnh khắc cuối cùng trước khi Sài Gòn sụp đổ được khắc sâu trong ký ức của Frank Snepp, cựu chiến lược gia trưởng của CIA tại Việt Nam và là một trong những người Mỹ cuối cùng thoát khỏi Sài Gòn. Snepp nói lính thủy quân lục chiến Mỹ phải đẩy người Việt trên sân thượng sang một bên, để ông ta có thể vào được trực thăng.

Snepp nói,

“Nó bay vòng lên và tôi có thể nhìn thấy ở rìa thành phố 140.000 lính Bắc Việt đang tiến vào với đèn xe bật sáng. Chúng tôi bay ra phía bờ biển và đột nhiên chúng tôi bắt đầu bị bên dưới bắn lên và phi công trực thăng đã gạt cần lái đưa máy bay lên cao hơn và bay thoát ra biển.” Frank Snepp

Hơn 60 chiếc trực thăng quân sự và  của Air America đã tham gia vào cuộc di tản. Các phi công đã bay hơn 600 chuyến bay, đưa 7.000 người ra hàng không mẫu hạm ngoài khơi trong  ngày cuối cùng, kể cả 900 từ sân thượng tòa Đại sứ Hoa Kỳ.

Vào ngày cuối cùng, Snepp cho biết, tòa Đại sứ Mỹ đã rung chuyển vì các lò đốt trên mái nhà hoạt động ở mức tối đa để đốt hàng tấn tài liệu mật thành tro. Ở phút sau cùng, Snepp và những người khác đã quăng lựu đạn cho nổ tun tất cả những dụng cụ truyền thông của  Cơ quan An Ninh Quốc gia Mỹ (NSA).

Khi biết tin người Mỹ đang rời bỏ Sài Gòn, hàng ngàn người miền Nam tràn vào cổng tòa Đại sứ, họ kiều mạng chạy trốn. Nhiều người đã từng làm việc trực tiếp với người Mỹ tại Việt Nam và được coi là sẽ gặp nhiều nguy hiểm nếu không thoát đi được.

Hiện là một nhà báo ở Los Angeles,  Frank Snepp nói,

Frank Snepp ngay trước khi Sài Gòn sụp đổ. Nguồn: America Tonight

“Trong suốt ngày cuối cùng, chúng ta đã làm thượng đế. Chúng ta xác định ai sẽ được cứu và ai sẽ là người phải ở lại, và điều đó thật đau lòng. Bạn có thể đem theo một người trong gia đình, nhưng không phải là đứa nhỏ, không phải là bà mẹ, không phải là cha. Chúng tôi chia cách gia đình trong nháy mắt vì chúng tôi đã có kế hoạch đầy đủ.”

Cảm giác phản bội đó đã ám ảnh Snepp trong bốn mươi năm — với một vết thương sâu hơn những vết thương khác.

Snepp có mối quan hệ với một phụ nữ Việt Nam, người mà anh ta đã không được liên lạc trong nhiều tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ. Sau đó, trong những giờ cuối cùng, cô ấy tìm được ông ta, và nói với Snepp rằng cô đã có con với ông ấy, và nếu ông không đưa cô ấy thoát đi thì cô ta sẽ tự sát. Snepp nói rằng ông đã nói với cô ấy rằng ông ta phải làm gì đó cho đại sứ và gọi lại cho ông ta khoảng một giờ sau đó. Snepp đã không bắt được điện thoại khi tình nhân của ông gọi lại. Snepp nói

“Trong lòng, tôi sợ rằng cô ấy đã tự sát và giết  đứa trẻ đó.”

Theo Cao Ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, người ta đã ước tính có hơn 750.000 người Việt Nam đã trốn khỏi quê hương của họ trong 20 năm sau ngày Sài Gòn sụp đổ. Hơn một nửa tái định cư tại Hoa Kỳ.

“Tôi luôn luôn nói lời tạm biệt với người Việt Nam. Và khi tôi thấy mọi người ở đây, tôi đã luôn nói lời tạm biệt với ký ức mà tôi mang theo bên mình.”

Frank Snepp

Nhiều đã đến định cư ở Quận Cam, California. Khoảng 200.000 người Mỹ gốc Việt sống trong và xung quanh các thành phố Garden Grove và Westminster, đặt tên cho nó là Little Saigon. Snepp sống cách Sài Gòn Nhỏ chỉ một giờ xe, nhưng gần đây khi anh gặp America Tonight trong một siêu thị ở Little Saigon, anh xác nhận đó là một chuyến viếng thăm hiếm hoi đến Sài Gòn Nhỏ. Snepp nói rằng ông có cảm giác giống như đi qua “một hội trường ma”.

“Tôi nhìn xung quanh, nhìn vào những khuôn mặt này, và tôi luôn luôn cố gắng, trong vô thức, để nhận diện ai đó mà tôi đã biết — một khuôn mặt, một biểu cảm, một nụ cười. Tôi là người luôn nói lời tạm biệt với người Việt Nam. Và khi tôi thấy mọi người ở đây, tôi đã luôn nói lời tạm biệt với ký ức mà tôi mang theo.”

Thường dân miền Nam cố trèo qua tường của tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, cố gắng đến được trực thăng đang đưa người di tản. Nguồn: AP

Snepp nói rằng Hoa Kỳ, đặc biệt là Bộ Ngoại giao và tòa Đại sứ Hoa Kỳ, đã đánh mất một cơ hội để giải cứu nhiều người miền Nam, đặc biệt là những người đã giúp đỡ và làm việc với người Mỹ. Snepp nói,

“Chúng ta đã có một cơn sóng thần gồm những con người đang chạy loạn về phía nam, về phía Sài Gòn trong hai tháng cuối của cuộc chiến.

Nhưng Đại sứ Graham Martin làmột  “Chiến binh lạnh lùng thời xưa”, ông đã mất một đứa con nuôi trong cuộc chiến, và Snepp nói rằng ôngg ấy thậm chí không muốn thảo luận về một cuộc di tản có thể xẩy ra. Snepp nói,

“Ông ấy không đầu hàng những người cộng sản vô thần.”

Nhưng cộng sản đã có ý định chiếm Sài Gòn. Các đơn vị pháo binh và thiết giáp Bắc Việt đã bắn phá những mục tiêu của chính phủ miền Nam Việt Nam suốt ngày đêm. Các cuộc tấn công bạo lực đã dọn đường cho lực lượng bộ binh đánh chiếm các thành phố lớn như Huế và Đà Nẵng vào cuối tháng ba. Quân đội Bắc Việt đã đạt được những điều không tưởng: Chỉ trong vài tuần, họ đã chiếm được nửa phía bắc của Việt Nam Cộng hòa và xóa sổ một nửa Quân đội miền Nam Việt Nam. Snepp nói,

“Tôi đã bay vào các khu vực bị bao vây ngay sau khi tifng trạng tệ nhất bắt đầu xảy ra và tôi đã thấy Quân đội miền Nam rút lui ra hướng biển, vứt bỏ quân phục của họ. Đó là một cảnh tượng kinh hoàng. Lính dở. Lãnh đạo tồi.”

Frank Snepp lo sợ điều tệ nhất đã xảy ra với người phụ nữ đã đã đến tìm ông ta, cho rằng cô là mẹ của một đứa con của ông.

Frank Snepp tại nhà của ông vào tháng trước (tháng 3, 2015). America Tonight

Ngay cả với nỗ lực điên cuồng để thiêu hủy tài liệu mật vào ngày hôm đó, Snepp nói rằng như vậy vẫn không đủ. Năm 1977, Snepp đã xuất bản cuốn hồi ký gây tranh cãi, “Decent Interval”, tiết lộ rằng một số các tài liệu nhạy cảm đã bị bỏ lại trong cuộc vội vã rời Sài Gòn. Ông cho biết những người cộng tác với CIA đã được nêu tên trong hồ sơ. Ông nói, nhiều người trong số họ đã được đưa vào “những trại cải tạo”, và không thể biết có bao nhiêu người đã bị giết. Snepp nói,

“Chẳng có ích gì để thử và đi tìm ra hoặc đo lường bi kịch đó bằng những con số. Một người Việt Nam mất mạng vì chúng tôi bỏ lại một bí mật sau lưng là tất cả những gì bạn cần biết về sự phản bội.”

Cho đến ngày nay, Snepp ẫn mang mặc cảm tội lỗi vì ông đã không ủng hộ cho một nỗ lực di tản lớn hơn, có tổ chức hơn. Ông nói,

“Lẽ ra tôi nên tóm cổ ông đại sứ và nói: ‘Ông có chịu bắt đầu di tản hay không?’ Ông phải  bắt đầu lập kế hoạch ít nhất cho một cuộc di tản chứ?” Nhưng tôi là một cậu bé miền Nam tốt bụng. Tôi có cách xử sự tốt và tôi đã nổi giận. Và tôi nghĩ về điều đó trong suốt cuộc đời… Nếu tôi đã can đảm để nói với đại sứ, ‘Ra tay đi thôi, thưa ngài! Chúng ta có tất cả thông tin chúng ta cần.’”

Bốn mươi năm sau ngày Sài Gòn sụp đổ, Snepp đã bỏ rất nhiều thời gian đưng bên bờ biển ở Nam California, nhìn chằm chằm vào Thái Bình Dương, trù những co ma và đuổi  những con quỷ mà ông ta mang về từ chiến tranh Việt Nam. Snepp nói,

“Việt Nam tôi biết đã trốn ra biển trong cuộc di tản đó và nước đã cuốn trôi tất cả những hình ảnh khủng khiếp tôi mang theo, và bắt đầu xoa dịu tôi — bắt đầu tiến trình chữa bệnh. Vì vậy, tôi đến đây để được nhắc nhở rằng có một kết thúc cho sự kinh hoàng đó. Đây là một khoảnh khắc xa Việt Nam.”

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: ‘We played God’: Saigon’s chaotic fall still haunts CIA strategist | Todd Reed    & Michael Okwu | http://america.aljazeera.com | April 29, 2015.