Blogger Trương Duy Nhất bị bắt
DCVOnline
Tin Thanh Niên Online cho hay ông Trương Duy Nhất – 49 tuổi, cư ngụ tại Đà Nẵng – đã bị Cơ quan an ninh điều tra thuộc Bộ Công an bắt chiều Chủ Nhật 26 tháng 5, 2013.
Thanh Niên Online cho biết thêm ông Trương Duy Nhất bị bắt vì đã có hành động “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258, Bộ luật Hình sự.
Ở một trang mạng khác, nguyentandung.org, đã lý giải nguyên nhân khiến ông Trương Duy Nhất bị bắt, khám xét khẩn cấp như sau:
[…] Ban đầu blog của Nhất là một hiện tượng, với nhiều bài góc cạnh, sắc sảo nên blog được nhiều người đọc. Nhưng gần đây những bài góc cạnh đó hiếm hoi dần, thay vào đó khá nhiều bài dạng câu view, lá cải như những bài viết về Nguyễn Phương Uyên; thậm chí ông ta còn có bài viết cố ý xúc phạm đến cả Hồ Chí Minh- biểu tượng đoàn kết của cả dân tộc. […]
Ông Trương Duy Nhất chủ blog, một-góc-nhìn-khác, có nhiều bạn đọc. Tuy nhiên, hiện nay đại đa số các trang blog của ông đã không còn hoạt động.
Dưới đây là entry sau cùng ở một trang blog một-góc-nhìn-khác vẫn hoạt động.
© 2013 DCVOnline
Giật mình nhớ tuổi thơ tôi
Trương Duy Nhất
Hôm qua, đọc bài “Đánh dậm” trên VietNamnet, giật mình nhớ tuổi thơ. Một quãng thời oằn lưng vác dậm sục oàm oạp trên những cánh đồng quê. Cái giỏ bé tẹo lủng lẳng bên hông và vài con tép cũng bé tẹo như cọng rau muống đồng. Thi thoảng được con cá rô bằng hai ngón tay cũng sướng rơn người. Cảm giác bữa cơm “tươi” đánh thức vị giác khiến thòm thèm ngay từ khi nhét chú cá rô vào giỏ và nghe nó giẫy đành đạch.
Nhỏ mà tham, cứ tưởng lặn ngụp chỗ nước sâu là lắm tép tôm, đâu biết rằng dậm chỉ đánh ven ao, mương cạn. Ngây ngô dại dột, ngâm mình dưới ao chỉ thòi mỗi cái đầu để thở. Ngoi lên miệng ao nước kéo tụt cả quần.
Một thằng bé tỏng teo kéo quần đùi chưa nổi, vẫn hùng hục vác dậm cao gấp đôi đầu người sục miệt mài dưới cái nóng như đun sôi nước đồng. Mẹ mắng. Nhưng vẫn ham. Hết học, quăng chiếc cặp là kéo… quần đùi, vác dậm chạy ra đồng. Mệt. Giản đơn thôi, vặt mấy tàu lá chuối phủ lên dậm, chui vào nằm thỏm trong đó và đánh một giấc.
Nhà không có trâu bò để nuôi. Đánh dậm xong, lại quẩy đôi sọt đi gắp phân trâu. Gặp phân khô thì gắp. Nhẹ nhàng, giản đơn. Nhưng đụng bãi phân tươi còn ướt thì phải xúc. Một cây xúc đan toe miệng kiểu như cái xẻng. Thằng bé con thành thạo chỉ một tay lùa roèn roẹt miệng cây xúc gọn gàng liếm đỡ từng bãi phân trâu thả vào sọt.
Cũng không phải mình nó. Cả làng dễ có đến gần chục đứa trẻ con kẽo kẹt gánh sọt đi gắp phân trâu như nó. Nhiều nhất là mỗi kỳ nghỉ hè, không đứa nào phải đi học. Vì thế có hôm phải đến chiều tối mới kiếm đầy hai sọt phân. Hai cái sọt tre kẽo kẹt phân trâu là thước đo cho độ cần mẫn và… tài năng của lũ trẻ. So với đám trong làng, nó hãnh diện vì hôm nào hai sọt tre cũng đầy ắp phân trâu.
Riêng khoản đánh đáo và bắn bi là dở, cực dở. Có hôm mất nửa sọt phân trâu cho lũ bạn vì trò đánh đáo. Còn trò bắn bi. Mấy cái viên bi đất nung sơn xanh đỏ tím vàng ấy có chi mà hút kỳ lạ. Bỏ ăn để bắn bi, thua sạch bèn chạy về lấy trộm hơn chục cái huân chương của ba ra đổi. Hồi ấy, ba đang là chuyên gia bộ đội Pa-Thét Lào. Huân huy chương nhiều nhất làng. Ba cất chúng trong một cái hộp gỗ bọc lớp vải nhung màu đỏ trong tủ thờ. Cạy tủ lấy trộm hơn mười cái, treo lủng lẳng trong lưng quần. Chạy ra ngõ, vén áo lên khoe. Cả lũ trẻ tròn xoe mắt thích thú đến ghen tị khi thấy lủng lẳng trong lưng quần nó hơn chục tấm huân chương đỏ chói. Mỗi tấm huân chương mười viên bi. Đổi một loáng hết sạch. Rồi lại lao vào bắn. Chừng hai buổi trưa lại thua sạch không còn viên nào.
Mấy hôm sau, một trận sưng đít, bầm tím lằn roi khi ba phát hiện. Cũng may, gom lại đủ khi lũ trẻ chưa vứt mất cái nào.
Có lẽ, đó là trận đòn đau nhất và… đáng nhớ nhất. Và có lẽ cũng từ đó, nhận ra sự thua kém của mình so với chúng bạn trong những trò đánh đáo bắn bi. Không bỏ được, nhưng ít đánh hơn, và lại miệt mài quảy đôi sọt tre, vác dậm ra đồng…
Ngày đó làng chưa về Hà Nội. Nó vẫn của Vĩnh Phú. Sau ngày thống nhất đất nước, cái sân bay Đa Phúc được lấy về để làm thành sân bay quốc tế mang tên Nội Bài. Làng nhập vào Hà Nội. Nét mặt ai cũng hớn hở. Mừng vui vì bỗng nhiên thằng bé đánh dậm gánh sọt gắp phân trâu như tôi bỗng chốc thành dân Thủ đô.
34 năm rồi, kể từ ngày làng “vào” Hà Nội, giờ về lại quê vẫn không khó để tìm… hình ảnh tôi. Dừng xe, vẫy tay gọi cậu bé vác dậm bên đồng. Vói tay cầm dậm múc oàm oạp vỡ văng mặt nước mà như thấy lại tuổi thơ mình.
Không phải làng quê không đổi thay. Nhà tầng đấy, đường nhựa đấy, ô tô đấy. Nhưng hình ảnh tuổi thơ tôi vẫn còn đấy. Vẫn những thằng bé con vác dậm. Chỉ không còn nữa những đôi sọt tre gắp phân trâu đen nhẻm, nhèm nhẹp.
Nhiều lúc cứ tự hỏi sao quê mình chậm giàu thế? Ngày đó, cú tưởng về Thủ đô sẽ tức khắc… đổi đời. Cái quãng thời 34 năm kia đủ để nhiều quốc gia quanh ta thành hổ hóa rồng.
Hôm trước, khi thấy trên ti vi khuôn mặt hớn hở của những lão nông vùng quê Hà Tây được nhập về thành công dân Hà Nội, lại giật mình nhớ tuổi thơ tôi. Nhớ quãng thời vác dậm gánh sọt gắp phân trâu và toét toe hí hửng khi nghe tin làng mình về… Hà Nội.
Càng có tuổi, chưa già nhưng đã hay giật mình trước những ký ức tuổi thơ. Lại thèm vác dậm, thèm cởi truồng lao tõm vào con sông tuổi thơ tôi – một làng ven Hà Nội.
Nguồn: Trương Duy Nhất một-góc-nhìn-khác. Đăng lúc 9:06 ngày 23 tháng 3, 2009. DCVOnline minh họa.
Coi ảnh ô. Nhất “chụp ké” bên ô. Triết, trên chuyến bay dạo nọ…
Rồi, em vội lướt qua bài “Giật mình nhớ tuổi thơ tôi”:
“… Hai cái sọt tre kẽo kẹt phân trâu là thước đo cho độ cần mẫn và… tài năng của lũ trẻ. So với đám trong làng, nó [Nhất] hãnh diện vì hôm nào hai sọt tre cũng đầy ắp phân trâu.”
Ông Triết chủ tịt nước Vc, khi “Giựt mình nhớ tuổi thơ tui”… Cũng phường chèo:
“Lúc đó tụi tui mần ruộng, nhưng khỏe re à…rừng dzàng biển bạc mà…Tụi tui lúc đó đang chăn trâu [suốt ngày chỉ nhìn đít trâu] nên nghe thoang thoáng là: ở ngoài bắc, người ta giàu sang phú quý lắm nghen; nhưng người ta phải cắn hột gạo mần 2, đặng chia bớt cho dân miền Nam…Tụi tui nghe xong, thằng nào cũng Đỗ Mười, thương bác Hồ còn hơn cố nội tụi tui…”
Khẩu hiệu: “Đảng lao động/cộng sản VN quang vinh”…
Cũng những mảnh đời này (qua hai mẩu chuyện) – đổi đời vì lúc nào cũng chỉ nhìn từ đít con trâu, nên trâu vẫn hoàn trâu, là như thế đó!
“Que sera sera” ông Trùm thở ra khi đọc được tin này. Không ai ngạc nhiên khi thấy một học sinh chơi bời lêu lổng thi rớt đại học, hay một ông nhậu nhẹt về khuya vợ không mở cửa cho vào nhà … Vụ việc ông Nhất đây cùng những sự việc lớn, nhỏ tương tự như trên đều liên hệ đến sự lạm dụng quyền tự do cá nhân, quyền con người mà theo tôi, đa số các nhà dân chủ mang danh tranh đấu cho nó chả hiểu cái gì sất. Đang sẵn dịp “ngày rộng tháng dài” của ngày lễ chiến sĩ trận vong tại Mỹ đây, ông Trùm xin trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.
Theo bản Tuyên Ngôn QT Nhân Quyền, sự tự do phải trong khuôn khổ nhưng nguyên lý bất di bất dịch này không phải ai cũng hiểu và tuân thủ luật chơi dân chủ này, nói đâu cho xa ngay tại nước Mỹ trong một diễn đàn dân chủ, có vị bạn đọc mở miệng là gọi ông bạn đọc này là cẩu bà bạn đọc kia là vện, tác giả bài chủ kia là ủng oẳng … nhưng nhất định đòi xu ra tòa khi có người gọi mình là bầy đàn vì cho là người ta xem mình là …súc vật.
(còn tiếp)
TMY tui muốn hầu chuyện cùng những anh BĐ, HH, Dư Âm, Nguyen Tien…nhưng thiên vạn nan, cánh của ĐCVOnline bây giờ hẹp quá, lại phải nhớ…mật khẩu hai ba chap, mới lọt vô được.
Thưa, tôi là kẻ lạc quan nhứt trên trang nhà này, từ bấy lâu nay. Tôi nhìn thấy đoạn kết của kịch bản rồi mà, Này đây: Liên Sô ,Đông Âu, ba nước Baltique đã nhào, thì CSVN sống, sướng làm sao ? Lại có chú Sam kè kè túi tiền khệnh
khạng vô nhà CS, thì CS sướng làm sao được. Thời gian cùng với Trung Cộng thôi. Mà có lẽ Việt Nam sẽ vế trước Trung cộng, vì đi trước 1945, và sẽ về trước
2014 ?
Cái triết lý vẹn toàn kim cương của DâM là : Chẳng lẽ quốc tế ” tư bản’ vô đây
để ” nuôi béo” anh chư hầu CS VN hay sao.
Cho nên, tôi chưởi CS in it, sợ mỏi miệng mình vô ích. Nào, công nhân thế giới, hãy đoàn lại chung quanh…Nhà Trắng!
Những luận điệu tuyên truyền của đảng CSVN từ xưa đến nay đầy rẫy những ngụy biện, dối trá nên đảng CSVN phải cấm những người khác đưa ra góc nhìn khác, luận điệu khác. Lối tuyên truyền của đảng CSVN không đứng vững nổi trong một xã hội có tự do ngôn luận. Thời xưa tại miền Nam thì cán bộ CS cũng chỉ lôi kéo được một số người. Để phá không cho người dân miền Nam đưa ra các lý luận khác đảng CS đã cho người ám sát các nhà báo miền Nam. Cụ thể là vụ ám sát ký giả Từ Chung, ký giả Chu Tử. Trương Duy Nhất sống ngay trong vòng kiểm soát của đảng CS thì bị bắt không cần phải ám sát.
Người bắn Chu Tử không phải CS mà là một Phật Tử cực đoan không bằng lòng với những đả kích Phật Giáo của Chu Tử trên báo Sống vào năm 1966 còn vụ Từ Chung thì không thể xem như là một vụ “ám sát” mà là “xử án” trong thời chiến của chính quyền MTGPMN sau khi truyền đạt nhiều lần cảnh báo bằng thư theo đường bưu điện đến ông Từ Chung và vụ việc thi hành án chỉ được thực hiện sau khi ông không chịu thay đồi với lời cảnh báo cuối cùng.
Vụ việc này cũng thế, ông Nhất cũng được cơ quan chủ quản cảnh báo nhiều lần vệ sự vi phạm luật pháp của mình nhưng … vẫn lì. Theo tôi thì một phần cũng tại cái tên tiền định của ông, “Duy Nhất” nghe như có vẻ “Duy Ngã Độc Tôn” cộng với sự bơm ống đu đủ ngày đêm của một cộng đồng đầy tai tiếng ở hải ngoại vào nút “like” ở blog của ông làm ông càng ngày mất cảnh giác mà vượt qua giới hạn của sự tự do.
Nhưng cái gì là cọng rơm cuối cùng?
(còn tiếp)
Mời Ông Trùm coi đỡ tấm hình trước khi viết tiếp.
hê hê hê chào ông Guest 1. Xin lỗi đã hồi âm trễ và xin vắn tắt như thế này:
Nếu COSVN chỉ thị cả 2 vụ việc thì không có sự khác biệt giữ “có gởi cảnh cáo” với TC và “không gởi cảnh cáo” với CT hơn nữa sau chiến tranh chỉ có sự thừa nhận vụ TC nhưng có bài này về vụ CT lại xin phép gời ông bản Việt ngữ để ông lãm:
http[:]//phunutoday[.]vn/xahoiol/doisong/201111/Giang-ho-doi-lot-si-quan-quan-doi-Sai-Gon-Ky-3-2111736/
Như cuốn băng cassette nhão! Nhưng chắc ông Trùm biết thừa điều đó, nhưng cố tình “chạy” cuốn băng với mục đích khiến cho mọi người bỏ chạy khỏi DCVOnline mà thôi!!!
Hôm nay trên blog Đào Tuấn có đăng lại nguyên văn 1 bài viết của Trương Duy Nhất hồi tháng 10 năm ngoái, dưới tựa đề “Viết sau 3 cuộc làm việc với công an”. Rất đáng đọc. Xin phép trích 2 đoạn ở phần kết luận:
“…Tôi không phải tội phạm. Những bài viết trên trang blog Trương Duy Nhất –
Một góc nhìn khác – cũng không đả phá, không phản động. Những loại giấy
mời, triệu tập và hình thức khảo tra đó hãy dành cho những thằng phản
động đang “cõng rắn cắn gà nhà”, những “nhóm lợi ích” đang thâu tóm hệ
thống ngân hàng và tài sản quốc gia, những “bầy sâu ăn hết phần của
dân”, những “bộ phận không nhỏ” trong đảng đang đe dọa sự tồn vong của
đảng và chế độ. Đấy mới là cách bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Bọn đó mới là tội phạm, là lũ trọng phạm đang đục khoét đe dọa đến sự tồn vong của đảng và chế độ, chứ không phải là trang blog của tôi. Bọn đó mới là lũ phải gửi “giấy
mời”, phải triệu tập, phải bắt giam, phải… chém đầu bêu trước nhân dân! Đó mới đúng là chức phận của ngành công an”. (Trương Duy Nhất)
Bất cứ dười chiều bài nào, việc ám sát nhà báo Từ Chung, Chu Tử hay việc bắt Trương Duy Nhất cùng một ý nghĩa và mục đích: bịt miệng người dân.
“Ông Trùm” nhầm to: “xử tử” không phải danh từ của chiến tranh, mà là của các chế độ độc tài, những tổ chức khủng bố, mafia… và của cái gọi là “chiến tranh giải phóng”. Chắc là “ông Trùm” (DCVOnline) chỉ biết có loại chiến tranh này thôi!
… Anh Nguyễn Đắc Kiên là nhà báo can đảm, và câu chuyện của anh gợi tôi
nhớ đến câu chuyện của nhà báo can đảm khác. Đó là nhà báo Từ Chung, chủ bút nhật báo độc lập Chính Luận.
Chính Luận là tờ báo không do dự chỉ trích chính quyền Việt Nam Cộng
Hòa, Hoa Kỳ, hay Cộng Sản. Vì sự trung thực can đảm này, Cộng Sản đã ghi
tên chủ nhiệm Đặng Văn Sung và chủ bút Từ Chung vào danh sách
sách những kẻ phải giết. Vào tháng Sáu 1965 Việt Cộng gởi thư tố cáo họ
là “những con chiên ghẻ phục vụ chủ Mỹ” và đe dọa ám sát họ. Người ký
tên dưới bức thư là Võ Công Minh “Chỉ huy Phân đội 628, Lực lượng Giải Phóng Vũ trang khu vực Sài Gòn- Gia Định.”
Chính Luận đăng lá thư này, kèm theo bài xã luận đáp lại rằng báo chỉ cố
gắng phục vụ một người chủ duy nhất- Sự Thật- như được minh chứng qua
việc các bên đều chỉ trích báo. Nhưng chỉ những người cộng sản, bài xã
luận tuyên bố, mới đe dọa giết chết họ. Bài xã luận kết luận:
“Như tất cả mọi người đều quý sự sống, chúng tôi quý sự sống Chúa đã
thở vào thân xác chúng tôi. Nhưng chúng tôi sẽ nhìn thẳng vào nòng súng
của kẻ giết người đến hại chúng tôi và chúng tôi sẽ nói: “Ông có thể
giết chúng tôi, nhưng tinh thần của chúng tôi sẽ sống mãi.”
Vào ngày 30 tháng Mười Hai, 1965, khi chủ bút Từ Chung từ trên xe hơi
bước xuống trước nhà ông, hai tên khủng bố Việt Cộng bắn bốn viên đạn
vào người ông ở khoảng cách gần và giết ông ngay tức thì. (Trần Quốc Việt – Dân Làm Báo Blog)