Ba sai lầm chính phủ Trung Hoa mắc phải khi giải quyết cuộc khủng hoảng coronavirus
Patrick Mendis và Joey Wang | DCVOnline
Mặc dù thảm họa dịch Sars đã chứng minh chính quyền cần phải cởi mở hơn, Trung Hoa vẫn mắc phải những sai lầm tương tự trong cuộc khủng hoảng hiện tại và vẫn mong có kết quả khác. Quyết định của nhà chức trách Vũ Hán che đậy những tin xấu ffang đem lại hậu quả thảm khốc
Đảng Cộng sản vẫn nắm chặt quyền lực thì dường như không có gì phải ngạc nhiên khi họ thế chấp sức khỏe của công dân Trung Hoa trong cuộc khủng hoảng coronavirus để bảo vệ hệ thống chính trị độc đảng hiện tại. Thật vậy, dù Trung Hoa đã phản ứng nhanh hơn với dịch coronavirus so với sự bùng phát hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng vào năm 2002-3, thì nó cũng đã cho thấy một lỗ hổng cố hữu trong hệ thống cộng sản, bằng cách bịt miệng và trừng phạt những người đi chệch khỏi luận điệu của đảng CSTH.
Mặc dù thảm họa dịch Sars đã chứng minh chính quyền cần phải cởi mở hơn, Trung Hoa vẫn mắc phải những sai lầm tương tự trong cuộc khủng hoảng hiện tại và vẫn mong có kết quả khác.
Lỗi đầu tiên là bắn người đưa tin. Bác sĩ Li Wenliang (Lý Văn Lượng) — một bác sĩ nhãn khoa trẻ tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán – người đầu tiên chia sẻ mối quan tâm của mình vào ngày 30 tháng 12 năm 2019 với một nhóm bạn học cũ trên WeChat. Vào thời điểm đó, coronavirus vẫn chưa được xác định. Bác sĩ Lượng đã lên tiếng cảnh cáo về một ổ dịch giống như Sars, và khuyến khích các bạn cùng lớp áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn để ngăn ngừa nhiễm trùng trong bệnh viện của họ.
Tuy nhiên, ảnh chụp màn hình của cuộc trò chuyện riêng tư này đã lan truyền và thu hút sự chú ý của cấp trên. Phần thưởng của bác sĩ Lượng cho hành động cảnh giác chuyên nghiệp đơn giản này là một mệnh lệnh từ bệnh viện buộc ông viết một bài tự phê bình. Công an địa phương cũng thẩm vấn ông, nói rằng anh đã phá rối trị an xã hội một cách nghiêm trọng.
Bác sĩ Lượng bị buộc phải đưa ra câu trả lời khẳng định cho hai câu hỏi trong một tuyên bố — “Ông có thể ngưng hành vi bất hợp pháp của mình không?” và “Ông có hiểu là ông sẽ bị trừng phạt nếu không chám dứt hành vi đó không?” — và phải in dấu vân tay màu đỏ lên văn bản lời khai. Với tuyên bố này, virus đã được cho phép lây lan không suy giảm trong một vài tuần sau đó.
Công chúng ở Trung Hoa đã bầy tỏ sự thương tiếc bác sĩ Lượng của sau cái chết của ông.
Điều này sẽ dẫn đến sai lầm thứ hai: một cơn bão hoàn hảo đang tập trung, khi quận Baibuting ở thành phố Vũ Hán chuẩn bị cho một bữa tiệc lớn hàng năm. Để kỷ niệm 20 năm sự kiện, ban tổ chức địa phương đã lên kế hoạch phá kỷ lục thế giới về số những món ăn đã chuẩn bị để thết đãi.
Trong ít nhất ba tuần trước bữa tiệc vào ngày 18 tháng 1, chính quyền Vũ Hán đã biết về sự lây lan của virus trong thành phố. Lẽ thường họ phải ra lệnh áp dụng các biện pháp tức thời để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Thay vào đó, chính quyền Vũ Hán ra lệnh che đậy những tin xấu.
Một lý do khiến thị trưởng Vũ Hán thất bại trong việc đưa ra lời khuyên cho các chuyên gia y tế, như lời giải thích của một cố vấn Bắc Kinh cho tờ Thời báo Tài chính (Financial Times), là mối lo ngại của ông về việc leo thang trong phòng chống dịch bệnh có thể gây tổn hại cho nền kinh tế địa phương và sự ổn định xã hội.
Quyết định này sẽ có hai hiệu ứng leo thang. Đầu tiên, nó đã đẩy nhanh sự lây lan của virus, do các thành viên của khoảng 40.000 gia đình đã chuẩn bị thức ăn cho bữa tiệc, nhiều người trong số họ đã đến để dự tiệc.
Thứ hai, nó tạo điều kiện cho sự lây lan của virus trên toàn thế giới. Sau bữa tiệc là cuộc di cư của khoảng năm triệu người Vũ Hán ra khỏi đô thị, giúp đưa virus ra khỏi tỉnh Hồ Bắc và Trung Hoa.
Đến ngày 29 tháng 1, số người nhiễm coronavirus đã tăng lên tới 7.700 trên toàn thế giới và 170 người đã chết ở Trung Hoa. Những cón số đó có lẽ là ước tính bảo thủ, vì Vũ Hán thiếu bộ dụng cụ thử nghiệm vào thời điểm đó.
Cùng ngày, Tối cao Phám viện Trung Hoa cuối cùng tuyên bố công an Vũ Hán nên khoan dung hơn với những người đã lên tiếng báo trước về vụ dịch, thay vì cáo buộc họ lan truyền tin đồn. Đây là một cử chỉ khập khiễng công nhận ra sự thật rõ ràng ai cũng biết. Điều này dẫn đến sai lầm thứ ba.
Tỉnh Hồ Bắc bị khóa cửa hoàn toàn để chống lại sự bùng phát của coronavirus
Đến nay việc che đậy đã thất bại, Trung Hoa đang từ từ và miễn cưỡng công nhận sự kém cỏi của nó đối với cuộc khủng hoảng. Một nhóm tiên phong của Tổ chức Y tế Thế giới chỉ có thể vào Trung Hoa vào ngày 10 tháng 2, và vẫn chưa rõ sẽ có bao nhiêu tự do để điều tra nguồn gốc của dịch bệnh.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ — một trong những tổ chức uy tín nhất thế giới — thậm chí cũng không được mời để giúp cho cuộc điều tra.
Với mức độ hạn chế và kiểm duyệt này, chưa kể đến mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng ở ngoài Trung Hoa, đã gây ra một sự phản đối kịch liệt đối với không chỉ sự bịt miệng bác sĩ Lượng, mà cả chính phủ Trung Hoa cũng giải quyết sai toàn bộ cuộc khủng hoảng.
Trong hoàn cảnh này, người ta chỉ có thể run sợ khi nghĩ về ước tính một triệu người Uygur đang bị giam giữ tại cái gọi là trung tâm dạy nghề ở thành phố Tân Cương. Đại hội Uygur thế giới đã lên tiếng cảnh cáo về nguy cơ virus lây lan trong các trại tạp trung đó. Nhưng, theo số liệu chính thức, chỉ có 55 trường hợp coronavirus đã được báo cáo ở Tân Cương.
Ngay cả khi không thực sự đồng lõa, ít nhất WHO cũng phải nhận trách nhiệm một phần cho sự phản ứng chậm chạp. Khi virus lây lan khắp Vũ Hán vào tháng 1, tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã ca ngợi “sự minh bạch” trong phản ứng của Trung Hoa. Như tiwf The Washington Post đã viết, lời ca ngợi đó gây ấn tượng cho rằng Trung Hoa đã có được “sự minh bạch khi giải quyết dich bệnh”.
Đảng Cộng sản vẫn siết chặt gọng kìm kiểm soát tất cả những gì được nhìn thấy và nghe thấy ỏ Hoa lục; xét cho cùng, kiểm soát câu chuyện thực là điều ban lãnh đạo Bắc Kinh không thể thành công. Các bệnh truyền nhiễm thờ ơ với ý thức hệ. Đôi khi, quá quan trọng để người ta bỏ qua hoặc có thể che đậy một thông điệp.
Cho đến nay, chính sách tốt nhất có thể đã do người đưa tin đưa ra và ông đã phải trả giá quá đắt. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo New York trước khi qua đời, bác sĩ Lượng nói: “Nếu nhà chức trách tiết lộ thông tin về dịch bệnh sớm, tôi nghĩ rằng nó sẽ tốt hơn rất nhiều. Cần có sự cởi mở và minh bạch hơn.”
Patrick Mendis, cựu giáo sư thỉnh giảng về ngoại giao kinh tế tại Đại học Vũ Hán, là thành viên Đài Loan của Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc và là giáo sư thỉnh giảng về các vấn đề toàn cầu tại Đại học Quốc gia Chengchi ở Đài Bắc. Joey Wang là một chuyên vien phân tích quốc phòng. Cả hai đều là cựu sinh viên của Trường Chính phủ Kennedy tại Đại học Harvard
Tiến sĩ Patrick Mendis, cựu thành viên Rajawali của trường Harvard Kennedy, là cộng tác viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Hoa Fairbank tại Đại học Harvard, một thành viên cao cấp của Viện Pangoal ở Bắc Kinh, và là giáo sư thỉnh giảng của Châu Á-Thái Bình Dương công việc tại Đại học Sơn Đông ở Tế Nam, Trung Hoa. Ông là tác giả của Chiến tranh hòa bình: Giấc mơ Trung Hoa và định mệnh Mỹ tạo ra trật tự thế giới mới Thái Bình Dương như thế nào (xem www.patrickmendis.com, Peaceful War: How the Chinese Dream and American Destiny Create a Pacific New World Order).
© 2020 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Seven Questions For Mike Bloomberg | Patrick Mendis and Joey Wang | SMCP | 19 Feb, 2020.