Stock markets, chiếc phao lủng nhiều lỗ, ảo vọng sau cùng của Donald Trump
Giao Thanh Pham
Người dân Mỹ giờ đã sáng mắt và biết dành dụm tiền bạc hơn bao giờ so với nhiều thập niên qua, trong thời đại dịch này. Hầu hết đã cố gắng thắt lưng buộc bụng không dám tiêu xài vì lo sợ đại dịch Covid-19 kéo dài, nhưng số tiền dành dụm đó dường như quá nhỏ để có thể cầm cự được lâu mà đại dịch vẫn còn treo lơ lửng trên đầu, trong khi chính quyền vẫn chưa có phương thức chắc chắn nào để giải quyết. Nhìn sự thành công kềm chế được dịch của các quốc gia khác trên thế giới mới thấy được cái bất tài của người lãnh đạo của nước Mỹ vĩ đại.
Có vài người bạn hỏi tôi, “tự xưng mình là chuyên gia rành về Thị Trường Chứng Khoán, sao không viết một bài về nó xem?” và “tại sao cứ thấy nói kinh tế Mỹ đang nát bươm như cái mền rách mà stock markets lại cứ lên ào ào?”, “vậy thì khi nào stock markets sẽ banh ta lông?” Né mãi cũng không núp đi đâu được, nên bữa nay đành phải trả lời.
Khi nói về Stock markets (TTCK), nhất là TTCK Kinh Dị Ma Cà Rồng Dưới Tay Donald Trump, thì cho dù có giải thích đơn giản hóa mấy đi chăng nữa, đa số cũng không đủ chuyên môn để hiểu, nhưng cũng ráng. Chưa nói tới đây lại là câu hỏi bạc triệu, bởi nếu tôi có câu trả lời chắc chắn khi nào TTCK của Donald Trump … sập, thì đã trở thành ông tỷ phú Warren Buffett rồi, chớ còn ngồi đây chém gió sao! Nhưng mà thôi, lỡ khoe, đành chém luôn cho nó khí thế.
Hãy lấy Chỉ Số Dow Jones Industrial (DJI) ra làm thí dụ. Vào giữa tháng 2 năm nay, chỉ số Dow Jones Industrial đụng sát nóc của đỉnh điểm kỷ lục ở mức 30 ngàn points. Đây là mức cao nhất từ ngày chỉ số này ra đời hơn 100 năm trước. Lẽ đương nhiên, nó không phải là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất tính theo phần trăm, nhưng cũng thuộc hàng ngất ngưởng. Thế rồi, đại dịch Covid-19 kéo đến, chỉ một tuần sau khi nằm ở mức cao nhất này, Dow Jones bắt đầu tuột dốc thê thảm và mất đến 35% giá trị của nó trong vòng hơn 1 tháng. Cái này được định nghĩa là stock markets crashed.
Vào thời điểm này, cả thế giới chỉ có chưa tới 250 ngàn người nhiễm bệnh và hơn 10 ngàn người thiệt mạng do Covid-19 virus. Riêng ở Hoa Kỳ, vào ngày 21 tháng 3 năm 2020 đó, chỉ có chưa tới 20 ngàn người nhiễm bệnh và 260 người chết. Mặc dù giới y khoa lên tiếng cảnh báo về trận đại dịch đang trên đường giáng xuống thế giới, nhưng không ai dám nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ trở thành quốc gia dẫn đầu về cả nhiễm bệnh lẫn sô người chết, bỏ xa các quốc gia khác ngay sau thời điểm đó.
Hai ngày sau, ngày 23 tháng 3, toàn quốc Hoa Kỳ, gồm 158 triệu công nhân được lệnh phải nghỉ làm, kèm theo đó là lệnh đóng cửa được ban hành trên khắp nước Mỹ, ngoại trừ những việc chính yếu cần thiết. Chỉ số Dow Jones Industrial tuột dốc, mất hơn 35% và nằm ở mức 18 ngàn 591 điểm.
Thế rồi, từ đó đến nay, nguyên hệ thống của Thị Trường Chứng Khoán gồm 3 chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdag được dựa vào và dùng để “ước tính” cho nền kinh tế trong tương lai gần, qua mỗi quý 3 tháng, xa hơn 1 tí là qua trọn năm và “dự kiến” xa hơn nữa là trong 2 năm kế tiếp. Tuy nhiên, những “ước tính” và “dự kiến” cho kinh tế tương lai dẫn đến việc lên xuống của giá cổ phiếu, đều được hầu hết các chuyên gia tính toán bằng cái công thức căn bản:
(Các phương thức để định giá một cổ phiếu cho chính xác rất phức tạp, bài viết này không chủ trương giải thích điều đó). Đơn giản là, khi kinh tế đi lên, công ty X, Y, Z làm ăn phát đạt, lợi nhuận cao, chia cho các cổ đông nhiều tiền lời, thì lẽ đương nhiên, bàn dân thiên hạ sẽ cùng chúi vào đó để mua cổ phiếu của họ. Những nhu cầu mua gia tăng đó, sẽ đẩy giá của cổ phiếu lên cao.
Thế thì từ tháng 3 khi stock markets mất 35% đến nay, có công ty, có xí nghiệp nào của Mỹ làm ăn hay buôn bán gì không? Chỉ thấy sản xuất ngưng trệ, đình chỉ và đóng cửa. Nhân công bị sa thải nằm nhà. Xuất cảng thì đóng băng. Nói chung, cả thế giới đều ngưng hoạt động, không ai đi lại, không ai buôn bán, không ai tiêu xài, không ai sản xuất, vậy thì tại sao “Stock Markets của Donald Trump”, cứ tiếp tục … đến hẹn lại lên đều đặn? Suốt 4 tháng qua, cả 3 chỉ số vẫn tiếp tục tăng giá mà bất cần biết đến cái công thức căn bản kể trên.
Dân trong nghề, hiểu rất rõ là những cơ quan xưa nay làm việc, không hoặc rất ít bị tổng thống và chính quyền can thiệp vào như Bộ Ngân Khố Quốc Gia (Federal Reserve) nay đều nằm cả trong túi của Donald Trump. Ông ta muốn giảm tiền lời, ông bộ trưởng chiều ngay theo. Ông Trump muốn giảm thuế, quốc hội Mỹ xin vâng. Ông Trump muốn có tiền hỗ trợ công ty và xí nghiệp, Bộ Ngân Khố in tiền. Nói chung, tất cả những gì Donald Trump muốn để cứu vãn cái phao cuối cùng đã lủng lỗ tứ tung là TTCK đều được những cơ quan có liên quan gián tiếp và trực tiếp nhúng tay vào. Tuy vậy, có bao nhiêu băng keo, họ đã dùng để dán cả rồi, mà cái lỗ khổng lồ là Covid-19 vẫn đang ra tay hoành hành và tàn phá. Bởi thế, cái “Stock Markets của Donald Trump” cũng đang thoi thóp nằm chờ đúng thời điểm để nổ banh ta lông mà thôi.
Kinh tế Hoa Kỳ lệ thuộc hơn 70% vào tiêu xài và sản xuất trong nước. Dân chúng Mỹ xài hăng, thì kinh tế đi lên. Dân chúng Mỹ teo bu gi không dám tiêu xài, kinh tế đi xuống, đơn giản có thế. Vậy thì từ tháng 3 đến nay, với hơn 40 triệu người thất nghiệp, thì ai tiêu ai xài và tiền đâu tiêu tiền đâu xài? Lock down không ai đi làm thì ai sản xuất? Không sản xuất thì kinh tế đi đâu, lên hay xuống? Kinh tế xuống thì công ty X, Y, Z kiếm lợi nhuận bằng cách nào để chia chác cho cổ đông? Không có lợi nhuận thì tại sao cổ phiếu lại tăng giá đều chi? Tất cả đều nằm trong những ma mánh bịp bợp của các cơ quan có khả năng in tiền và mua bán bất kể của chính quyền Donald Trump nhằm giữ cho cái phao cuối cùng TTCK khỏi chìm nghỉm. Đau buồn mà nói, khi Covid-19 vẫn còn treo lơ lửng trên đầu nước Mỹ thì chỉ có … trời cứu.
Trở lại với câu hỏi, “Thế thì khi nào stock markets của Donald Trump sẽ banh ta lông?”
Không ai dám quả quyết khi nào, nhưng những sự kiện sắp xảy ra dưới đây, tôi có thể dùng để tiên đoán rằng TTCK Sẽ Banh Ta Lông Sớm, chưa hết quý 3 của năm nay. Rộng rãi lắm thì vào tháng 9 nếu không liều lĩnh tiên đoán là nó sẽ banh tành vào tháng 8 sắp tới.
Số tiền mà đại đa số dân Mỹ được hưởng qua cái Gói Hỗ Trợ Covid-19 mà mỗi đầu người lớn được $1,200.00 kia được người dân giữ rất kỹ, để phòng thủ cho những ngày hạn hán sắp tới, chứ không bung ra tiêu xài như chính quyền mong muốn. Tuy vậy, tình trạng lock down trở lại ở nhiều tiểu bang trên đất Mỹ sẽ khiến nguồn tiền “để dành” này của dân chúng cạn kiệt, không đường trở tay. Chính quyền Trump đang bàn về cái gói hỗ trợ thứ 2 nhưng vẫn không có giải pháp và vẫn chưa quyết định. Thế nhưng, 4 cái phao mượn đỡ để cấp cứu tạm thời của chính quyền, đã sắp đến thời điểm hết hạn. Một khi người dân Mỹ không còn những cái phao này để bám vào, thì chẳng những TTCK tiêu tùng mà cả nước Mỹ không biết sẽ đi về đâu.
- Ngày 25 tháng 7 sắp tới, chỉ còn 1 tuần nữa: Government Sponsored Enterprise (GSE). Những món nợ trả tiền nhà mà chính phủ bảo trợ (khoảng 25% trên tổng số) sẽ hết hạn. Đạo luật tạm, cấm ngân hàng “không được tịch thu nhà” khi chủ nhà không trả được tiền nợ vì đại dịch sẽ hết hạn. Ai không có tiền trả tiền nợ nhà, sẽ bị nhà băng tịch thu nhà và đuổi ra đường.
- Ngày 31 tháng 7 sắp tới, chỉ còn 2 tuần nữa: Số tiền hỗ trợ bonus $600/tuần cho tiền thất nghiệp sẽ chấm dứt. Chính quyền chưa có quyết định kéo dài thêm thời gian.
- Đầu tháng 10 sắp tới: Nợ Học Phí sẽ hết hạn hoãn phải trả. Ai đang mắc nợ, phải thực hiện việc trả nợ. “Student loan payments resume”.
- Cuối tháng 10 sắp tới: Cares Act Mortgage Forbearance. Luật hoãn trả tiền nợ nhà 180 ngày vì khó khăn tài chánh gây ra bởi đại dịch sẽ hết hạn. Có việc làm hay không, thì vẫn phải trả nợ nhà. Không sẽ bị tịch thu như thường. “Mortgage payments resume”.
Tất cả những sự kiện trên đang nằm chờ xảy ra, bên cạnh việc Tái Đóng Cửa và sự lây nhiễm của Covid-19 vẫn đang diễn ra kỷ lục từng ngày, vậy thì khi nào Stock Markets của Donald Trump sẽ sập? Tháng 8 hay tháng 9?
Người dân Mỹ giờ đã sáng mắt và biết dành dụm tiền bạc hơn bao giờ so với nhiều thập niên qua, trong thời đại dịch này. Hầu hết đã cố gắng thắt lưng buộc bụng không dám tiêu xài vì lo sợ đại dịch Covid-19 kéo dài, nhưng số tiền dành dụm đó dường như quá nhỏ để có thể cầm cự được lâu mà đại dịch vẫn còn treo lơ lửng trên đầu, trong khi chính quyền vẫn chưa có phương thức chắc chắn nào để giải quyết. Nhìn sự thành công kềm chế được dịch của các quốc gia khác trên thế giới mới thấy được cái bất tài của người lãnh đạo của nước Mỹ vĩ đại.
Với cái tương lai của đất nước vô cùng ảm đạm đó, tổng thống đang bận quảng cáo cho sản phẩm của hãng Goya …
Disclaimer: Tôi không xúi ai mua bán gì hết đâu nha. Ai mua, ai bán ráng mà chịu, không có đổ thừa nha. Tôi, chuyên viên chạy bàn để dành miết, chỉ có ít trăm bạc, định bụng khi nào Dow Jones xuống dưới 20 ngàn điểm mới mua. Nếu xuống dưới 18 ngàn điểm thì sẽ bán thân mua xả láng …
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Giao Thanh Pham, STOCK MARKETS – CHIẾC PHAO LỦNG NHIỀU LỖ – ẢO VỌNG SAU CÙNG của Donald Trump | Facebook, Jul 17, 2020.
DCVOnline biên tập và minh họa bổ túc.