Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ bị buộc phải thực hiện đổi mới

Kristine Kwok | Trà Mi

salami-vietnamĐảng cộng sản Việt Nam họp để bầu lãnh đạo mới, trong khi đối đầu với những quyết định quan trọng về cải cách kinh tế và chính sách đối ngoại.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (trái) và Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: AFP
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (trái) và Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: AFP

Thay đổi hoặc không thay đổi. Đó sẽ là câu hỏi cho giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam khi họ họp vào tuần tới tại Đại hội XII để định hình tương lai của Việt Nam.

Vấn đề chính là việc lựa chọn lãnh đạo mới, người sẽ quyết định điều hướng quốc gia ở thời điểm khó khăn nư thế nào, có nên tiếp tục hiện đại hóa nhà nước độc đảng, hoặc phải kiên định giữ vai trò tối cao của đảng.

Giới lãnh đạo đảng trước đây đã bị kẹt giữa hai dòng nước ngược. Nhưng người ta đang hy vọng rất lớn là Việt Nam sẽ phải đổi mới để đảng cộng sản tồn tại, đồng thời lãnh đạo quốc gia đến gần với phương Tây và xa dần Trung Quốc, từng là một đồng minh ý thức hệ gần gũi nhưng nay là người hàng xóm ngày càng quyết đoán.

Giới phân tích cho rằng những đổi mới này sẽ rất khó khăn – gần như không thể thực hiện được – nếu không có một người lãnh đạo đủ quyền lực. Vì vậy, khi các đại biểu trong đảng cộng sản bỏ phiếu vào cuối tháng này, nhiều người sẽ chờ đợi xem liệu Thủ tướng theo hướng tự do Nguyễn Tấn Dũng có thể chiếm được lòng tin của những người bảo thủ và trở thành Tổng Bí thư mới hay không.

Hướng tới cải cách: một người đàn ông đi qua một tấm bích chương quảng bá Lễ kỷ niệm lần thứ 70 của cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên tại Hà Nội, Việt Nam. Nguồn: EPA.
Hướng tới cải cách: một người đàn ông đi qua một tấm bích chương quảng bá Lễ kỷ niệm lần thứ 70 của cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên tại Hà Nội, Việt Nam. Nguồn: EPA.

David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu đã làm việc tại Việt Nam và sống ở đó mười năm, cho biết, “Có lẽ đây là đại hội đảng có nhiều hệ quả nhất trong hai mươi năm qua.”

Tại Đại hội đảng mỗi năm năm, theo lịch trình sẽ bắt đầu từ 20 đến 28 tháng 1, hơn 1.000 đại biểu từ khắp Việt Nam sẽ nhóm họp tại thủ đô Hà Nội để [trên lý thuyết] thảo luận về những chính sách coi là quan trọng cho đất nước.

Brown nói, “Sẽ có rất nhiều báo cáo sẽ được lắng nghe và vỗ tay. Rất khó xảy ra những điều chưa có kịch bản.”

Tuy nhiên, sự cạnh tranh dành ghế lãnh đạo tiếp tục căng thẳng cho đến phút cuối cùng.

Tháng trước, một Hội nghị trung ương đảng được tổ chức để thảo luận về vấn đề ban lãnh đạo. Nguyên theo kế hoạch là bốn ngày, Hội nghị lần đó đã kéo dài đến tám ngày. Và cuối cùng, các bên đã quyết định hoãn Đại hội do sự thiếu đồng thuận về việc ai sẽ là tân Tổng Bí thư.

Alexander Vuving, một giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ tại Honolulu cho biết, tranh chấp về ban lãnh đạo đã làm phức tạp tiến trình chuyển đổi và đã cho thấy rõ tình trạng chính trị khó xử mà Việt Nam đang phải đối đầu.

Vuving nói, “Đảng đang kẹt giữa hai dòng nước ngược.”

Một công nhân đang chuẩn bị quảng cáo cho Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam (VCP) tại Hà Nội, Việt Nam. Nguồn: EPA.
Một công nhân đang chuẩn bị quảng cáo cho Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam (VCP) tại Hà Nội, Việt Nam. Nguồn: EPA.

Vuving cho biết, một mặt, Việt Nam phải hiện đại hóa nền kinh tế để nâng tính hợp pháp của đảng. Tuy nhiên, để làm được như vậy, Việt Nam sẽ cần phải tạo quan hệ gần gũi hơn với phương Tây và có nguy cơ phá hoại cơ sở ý thức hệ [của đảng cộng sản Việt Nam].

Vuving nói, mặt khác, vẫn có sức đề kháng bướng bỉnh chống lại việc cởi mở để duy trì quyền lực giữ của đảng.
“Với hai dòng nước ngược như thế này, người ta không thể quyết định ai sẽ là người lãnh đạo. Người lãnh đạo có thể bơi giữa hai dòng nước ngược sẽ là một người lãnh đạo rất yếu, với cá tính yếu đuối và không có khả năng để trả lời quyết định.”

[Nói cách khác, người được cả hai phe chấp nhận đặt vào ghế lãnh đạo tối cao của đảng sẽ là một người nhu nhược, không đủ khả năng lãnh đạo. – TM]

Nhưng nhiều người tin rằng Việt Nam không còn có thể có đủ khả năng để né tránh những thay đổi táo bạo hơn vì năm nay, Việt Nam sẽ kỷ niệm 30 năm cải cách kinh tế, còn được gọi là Đổi Mới.

Việc tự do hóa kinh tế đã đẩy Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới để trở nên một nước có thu nhập trung bình thấp. Theo Ngân hàng Thế giới Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng từ khoảng 100 USD trong năm 1986 lên hơn 2.000 USD vào cuối năm 2014. Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực, với tốc độ tăng trưởng GDP 6,68% trong năm ngoái.

Giới phê bình cho rằng nền kinh tế của Việt Nam ngày càng trở nên khó quản lý do các vấn đề trong và ngoài nước nhưng sự thay đổi lãnh đạo có thể là một cửa sổ của cơ hội để giải quyết những vấn đề này.

Sẵn sàng  hành động: một buổi diễn tập bảo vệ an ninh cho Đại hôi XII sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguồn: Xinhua / TTXVN
Sẵn sàng hành động: một buổi diễn tập bảo vệ an ninh cho Đại hôi XII sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguồn: Xinhua / TTXVN

Ông Lê Hồng Hiệp, một thành viên thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho rằng mô hình kinh tế của Việt Nam đã đưa đến một số vấn đề, chẳng hạn như là sự phụ thuộc hơn vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, sự thống trị của khu vực doanh nghiệp nhà nước thường không hiệu quả hơn khu vực tư nhân, và những vận động của các nhóm lợi ích cản trở những đổi mới khác.

Sự trì trệ của nền kinh tế toàn cầu đã làm trầm trọng thêm vấn đề. Và vấn đề lại càng phức tạp thêm vì sự leo thang căng thẳng ở Biển Đông đã đặt Việt Nam trước một nhiệm vụ khó khăn để giảm sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.

Hiệp cho biết, Việt Nam sẽ cần phải cải cách thể chế hơn nữa để giải quyết tham nhũng và nâng cao trách nhiệm và hiệu quả của chính phủ. Ông nói thêm, đối phó với một Trung Quốc hung hăng hơn cũng sẽ đòi hỏi Việt Nam phải có một chính sách ngoại giao năng động hơn.

Ông Hiệp nói, “Tất cả những vấn đề này sẽ không thể thực hiện được nếu những phe phái trong đản CSVN không thể bầu ra một ban lãnh đạo mạnh, thống nhất và hiệu quả.”

Cảnh sát diễn tập cho Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguồn: Xinhua / TTXVN
Cảnh sát diễn tập cho Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguồn: Xinhua / TTXVN

Một ứng cử viên có khả năng như vậy là Thủ tướng đương nhiệm, được xem là một chính khách có quyền lực, thực dụng, cải cách và biết nói tiếng Anh. [Ông Dũng nói tiếng Anh với ai, ở đâu? – TM]. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi Dũng đã được đa số tán dương là ứng viên dẫn đầu cuộc chạy đua để trở thành Tổng bí thư kế tiếp của đảng CSVN.

Hiệp biện luận trong một bài viết cho Tạp chí Eurasia hồi tháng Năm rằng ông Dũng có thể giữ vai trò Tổng Bí thư nhờ ảnh hưởng rộng lớn của ông trong Ban chấp hành Trung ương của đảng CSVN, đó là những người sẽ bầu ra Bộ Chính trị và Tổng Bí thư. [Những gì người ta đang nghe được về nhân sự ban lãnh đạo đảng CSVN từ sau hội nghị 13 và 14 không hậu thuẫn cho biện luận của ông Hiệp viết hồi tháng 5, 2015. – TM]

Trong năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương đã đảo ngược quyết định của Bộ Chính trị đòi kỷ luật Dũng vì những yếu kém trong việc quản lý nền kinh tế. Một năm sau, Ban Chấp hành Trung ương bầu hai đồng minh thân cận của Dũng làm thành viên Bộ Chính trị, phủ quyết hai ứng cử viên khác thuộc phe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một bù nhìn ở cánh bảo thủ của đảng.

Tháng Giêng 2015, Dũng đứng đầu một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong số 20 người lãnh đạo cao cấp trong đảng CSVN do Ban Chấp hành Trung ương tổ chức. Và nhiều người tin rằng nếu đắc cử, ông Dũng sẽ có thể đặt đồng minh vào những vị trí quan trọng trong đảng và chính phủ, tạo cho ông ta một đội ngũ thống nhất để cùng làm việc – đó là điều ban lãnh đạo hiện nay không có.

Tở Tuổi Trẻ cho hay, hôm qua, Hội nghị Trung ương 14, phiên họp sau cùng, trước đại hội đảng đã quyết định giới thiệu thêm “ứng cử viên đặc biệt” cho cuộc bầu cử cho bốn vị trí chủ chốt – Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước.

Hiệp cho biết, điều này sẽ có nghĩa là nhiều hơn một người lãnh đạo hiện nay sẽ được miễn hạn tuổi để tái tranh cử, tiếp tục tăng cường sự cạnh tranh. Đó cũng là điều quan trọng vì Dũng năm nay đã 67 tuổi, nghĩa là ông ta đã quá hai tuổi so với tuổi nghỉ hưu bắt buộc của đảng. Vì vậy, mặc dù sự ra đời của “ứng cử viên đặc biệt” có thể mở đường cho Dũng trở thành Tổng Bí thư của đảng, Hiệp cho biết, nó cũng có thể cho phép Trọng vẫn có thể ở lại làm Tổng Bí thư.

Tuy nhiên, Brown lập luận rằng sự tiên đoán lên chức của Dũng có thể là một thách thức đúng lúc cho các phe nhóm trong đảng. Sau nhiều năm ngần ngại nắm lấy những thay đổi, các phe nhóm trong đảng CSVN có thể sớm có một nhà lãnh đạo đủ mạnh, sẵn sàng thay đổi hệ thống.

Những thách thức mới: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam (t) trò chuyện với thành viên cao cấp của Bộ Chính trị Trương Tấn Sang tại lễ bế mạc Đại hội lần thứ 11 của Đảng tại Hà Nội tháng 1 năm 2011. Nguồn: Reuters.
Những thách thức mới: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam (t) trò chuyện với thành viên cao cấp của Bộ Chính trị Trương Tấn Sang tại lễ bế mạc Đại hội lần thứ 11 của Đảng tại Hà Nội tháng 1 năm 2011. Nguồn: Reuters.

Brown nói, “Trong ba kỳ đại hội đảng vừa qua, họ đã chỉ chia lại các vị trí cao cấp cao … họ bảo đảm tất cả mọi người có đượn một mảnh để giữ sự cân bằng giữa các phe nhóm. Bây giờ chúng ta rơi vào một hoàn cảnh – Dũng đang thách thức hệ thống.”

Dũng vẫn có thể vẫn bị thua vì sự ủng hộ cải cách của ông.

Hiệp cho biết, “Thách thức cho Dũng là một phần trong nhóm lãnh đạo của đảng thấy việc thăng chức Dũng vào vị trí Tổng Bí thư là nguy hiểm, vì sợ rằng khuynh hướng tự do của ông cuối cùng có thể biến Dũng thành một Gorbachev Việt Nam.”

Ngay cả khi đương kim Tổng Bí thư Trọng, được kế vị bằng một người trong phe bảo thủ, giới phân tích cho rằng mọi phe nhóm trong đảmg vẫn sẽ phải chịu áp lực để theo đuổi các cải cách, mặc dù với tốc độ chậm hơn và ít tác dụng hơn.

Hiệp nói, “Nếu cải cách quan trọng đều không được thực hiện, Việt Nam sẽ phải chiến đấu ít nhất thêm năm năm nữa, đặc biệt là về kinh tế, và những vấn đề để tồn đọng càng lâu tại, trở thành càng khó có cho đảng CSVN có thể giải quyết được.”

Nhưng một trong những khuynh hướng mà giới phân tích cho biết là đã bắt đầu, và không thể đảo ngược, bất kể ai sẽ trở thành người đứng đầu đảng CSVN, là sự thay đổi chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Trong nhiều chục năm qua, Trung Quốc đã là một đối tác chính trị và kinh tế quan trọng, với hai đảng cầm quyền tự hào có quan hệ anh em thân thiết. Ngay cả khi ở tình trạng căng thẳng mới nhất vì tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông bắt đầu vào năm 2008, chính quyền Việt Nam vẫn thận trọng trong việc gfn giữ mối quan hệ với Bắc Kinh, mặc dù tình cảm chống Trung Quốc ở trong nước đã trỗi dậy.

Vấn đề đã thay đổi một cách rõ rệt khi Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ, HY981 vào trong vùng biển tranh chấp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi giữa tháng Năm, 2014.

Nhìn về tương lai: một người bán hàng rong đi qua một tấm áp phích quảng bá Lễ kỷ niệm lần thứ 70 của cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên tại Việt Nam. Nguồn: EPA.
Nhìn về tương lai: một người bán hàng rong đi qua một tấm áp phích quảng bá Lễ kỷ niệm lần thứ 70 của cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên tại Việt Nam. Nguồn: EPA.

Theo Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam và Giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales thì châm ngôn ngoại giao của Việt Nam là chính sách “ba không” – không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia – đã được xét lại trong một cuộc họp khẩn cấp của Ban Chấp hành Trung ương hồi tháng Năm 2014.

Mặc dù hai nước nhanh chóng thân thiện trở lại sau một vài tháng căng thẳng quan hệ ngoại giao và các cuộc biểu tình bạo lực, giới phân tích cho biết hai bên đã mất sự tin tưởng lẫn nhau. Việt Nam từ đó đã tìm cách phát triển những quan hệ gần gũi hơn với các quốc gia khác – dặc biệt là với Hoa Kỳ và Nhật Bản – trong nỗ lực để tự vệ chống lại Trung Quốc.

Vuving giải tích, “Với cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu, mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc đã qua ngã rẽ quặt, không thể trở lại.”

Một nhà ngoại giao Việt Nam cho biết một vấn đề có thể được thảo luận tại Đại hội đảng là làm thế nào để có thể giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Nhiều người đã giải thích sự tham gia của Mỹ đứng đầu Hiệp định thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Hà Nội như một di chuyển theo hướng này. Nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường và nguồn nguyên liệu chính cho các sản phẩm Việt Nam. Vì vậy, theo ông Thayer, Hà Nội phải thận trọng.

Thayer nói, “Mỗi quốc gia [thế lực khác trong khu vực] cảm thấy họ có quyền lợi tại Việt Nam, và nếu nó [Việt Nam] không nhìn ra lợi ích của mình thì Việt Nam có thể thua thiệt và rơi vào hoàn cảnh khó khăn.”

Vuving cho biết, cán cân ngoại giao của Việt Nam, sẽ chuyển từ từ nhưng chắc chắn, “Đến gần hơn, nhưng không quá gần với Mỹ, xa hơn một chút nữa, nhưng không quá xa, với Trung Quốc.”

Sẵn sàng  hành động: một buổi diễn tập bảo vệ an ninh cho Đại hôi XII sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguồn: Xinhua / TTXVN
Bập bênh cho đến khi nào?

Bằng cách sử dụng một thuật ngữ đã được dùng để mô tả cách ứng xử hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, Vuving cho biết, “Việt Nam sẽ là một điểm then chốt đối với phương Tây, nhưng bằng kiểu cắt lát salami [tằm ăn dâu].”

Cắt lat salami kiểu Việt Nam.
Cắt lát salami kiểu Việt Nam. Nguồn: Greg Groesch for The Washington Times. DCVOnline hiệu đính.

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Kristine Kwok, Vietnam’s communist party meets to elect new leadership, while confronting momentous decisions on economic reform and foreign policy. South China Morning Post, Tuesday, 12 January, 2016.