Thư ngỏ gởi Nghị sĩ Janet Nguyen
Tu Nguyen
Xin vui lòng giúp tôi sự bảo đảm rằng, Nghị sĩ sẽ làm việc để nhìn thấy tính toàn vẹn của Tu Chính Án Thứ Nhất được bảo vệ, bất kể được viết bằng ngôn ngữ nào, và rằng việc bảo đảm quyền tự do báo chí không được xem là có thể chọn lựa.
Tu Nguyen
3310 N. Braeswood
Houston, Texas 77025
Ngày 8-1-2016
Kính gửi: Nghị sĩ Janet Nguyen
STATE CAPITOL
Sacramento, CA 95814
Văn phòng Địa hạt
10971 Garden Grove Blvd
Garden Grove, CA 92843
Kính thưa Nghị sĩ Janet Nguyễn:
Tôi tên là Nguyễn Thanh Tú. Bố tôi, ông Nguyễn Đạm Phong là một ký giả người Việt có tiếng của tờ nhật báo “Tự Do” đã bị một tổ chức tội phạm có tên là “Mặt Trận”, mà hiện nay là “Việt Tân”, giết chết, được ghi lại trong bộ phim tài liệu có tên “Khủng Bố Ở Little Saigon” do Propublica và Frontlines của PBS sản xuất. Bốn (4) nhà báo khác có lẽ cũng do Việt Tân giết chết.
Thật vậy, một lãnh đạo cao cấp [của Mặt Trận] đã thừa nhận rằng, “rất có thể” các thành viên Mặt trận đứng đằng sau vụ ám sát ông Đạm Phong và có thể đã phạm những tội ác khác. Ông thừa nhận, có một nhóm bạo lực bên trong tổ chức, và khi nhân viên thu hình tắt máy, ông Nghĩa thừa nhận ông đã tham dự một cuộc họp của Mặt trận mà trong đó các thành viên thảo luận về kế hoạch ám sát một biên tập viên của một tờ báo nổi tiếng ở Quận Cam. Ông Nghĩa cho biết ông thuyết phục các đồng nghiệp không nên giết người đó. Ông Nghĩa nói: “Đó là một chương đen tối trong cuộc đời tôi.” Và ông Đỗ Thông Minh, một trong những người sáng lập, đã gọi điện thoại và thổ lộ với tôi rằng, cha tôi là nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố của Việt Tân.
Tôi rất cảm động trước sự hỗ trợ nhiệt tình và dũng cảm của các nhà báo Mỹ gốc Việt, là đồng nghiệp của cha tôi, các nhà báo Mỹ và cộng đồng người Việt thân thương của tôi ở đây và ở các nước khác. Tôi đã làm việc với Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) và một công ty Luật ở Washington D.C. để mở lại các vụ án mạng này. Thật không may, em trai của tôi, Tài Nguyễn, hiện đang sống ở quận Cam, bang CA, đã lưu ý tôi về lá thư của Nghị sĩ ngày 10 tháng 11 năm 2015, trong đó, Nghị sĩ đã nhanh chóng đưa ra kết luận khi không thấu hiểu câu chuyện. Trong khi tôi và gia đình tôi đã chờ đợi ba mươi ba năm để có công lý, tại sao Nghị sĩ không bỏ ra thêm 5 phút cho chúng tôi để gọi điện thoại hỏi thăm trước khi đưa lời tuyên bố? Để rồi tôi có thể chia sẻ với Nghị sĩ Bố tôi đã sống như thế nào thay vì chết như thế nào. Tôi biết rằng Nghị sĩ là một người thực sự tranh đấu cho nhân quyền và lời tuyên bố này chỉ là một sự vô ý. Tôi kêu gọi Nghị sĩ hãy ủng hộ công việc điều tra, tập trung vào nhu cầu của nạn nhân và góp phần vào việc tìm ra thủ phạm giết năm nhà báo.
Cộng đồng hải ngoại ngày nay rất khác so với thập niên 90. Nhiều người hiện nay, ở Mỹ và các nước khác, sẵn sàng cung cấp thông tin có thể giúp giải quyết các vụ án mạng còn trong nghi vấn, như các vụ án này và có khả năng dẫn đến việc tìm ra thủ phạm. Tuy nhiên, tại thời điểm quan trọng của việc điều tra đang diễn ra, tôi vô cùng lo ngại về mối liên hệ chặt chẽ và sự hỗ trợ lâu dài cho một tổ chức bị cáo buộc bởi các phương tiện truyền thông dòng chính, các cựu lãnh đạo/sáng lập của họ và FBI về các hoạt động khủng bố. Và sự hỗ trợ công khai của Nghị sĩ đối với Việt Tân, đã cho phép họ sử dụng tên Nghị sĩ và lá thư của Nghị sĩ như là một hình thức tuyên truyền để hợp pháp hóa tổ chức tội phạm của họ đối với người dân ở Việt Nam và một số người ở các cộng đồng người Việt mà họ có kết nối chính trị chặt chẽ. Điều này cũng có thể ngăn cản các nhân chứng tiềm năng đứng ra làm chứng vì họ nghĩ sai rằng, Việt Tân được chính phủ Hoa Kỳ bảo vệ, nên được hưởng sự miễn tố.
Hơn nữa, điều quan trọng cần phải chỉ ra là nếu bất kỳ nhân viên nào của Nghị sĩ là một thành viên hay cảm tình viên của Việt Tân trong khi làm việc cho Nghị sĩ và được trả lương bằng tiền thuế, Nghị sĩ không thể nào giữ được bí mật của bất kỳ người tranh đấu cho nhân quyền nào đang trong vòng nguy hiểm, những người đang tìm kiếm sự trợ giúp của Nghị sĩ thông qua nhân viên của Nghị sĩ. Công bằng mà nhận định rằng, nhân viên đó có khả năng chuyển các thông tin cho Việt Tân, một tổ chức với các hoạt động bị cho là khủng bố, mà không thông qua Nghị sĩ. Điều đó rõ ràng là xung đột lợi ích, lòng trung thành bị phân chia và không thích hợp, đặt người ta trước sự nguy hiểm.
Cái chết đau đớn của năm nhà báo, trong đó có cha tôi là ông Đạm Phong, vẫn chưa lành. Vết thương đó là vấn đề đạo đức, hoặc được gây ra bởi sự “khinh miệt” và “bất công”, là tâm điểm của nỗi thống khổ của chúng tôi trong ít nhất hơn ba thập niên qua. Tôi nghĩ rằng Nghị sĩ khó vượt qua nỗi mất mát trong lòng. Và không phải để muốn nói rằng, Nghị sĩ không vượt qua để có được sự bình an, các vết thương – vết thương chỉ lành bề ngoài – có thể vẫn còn hằn sâu.
Phải chăng Nghị sĩ không biết rằng (1) Tammy Trần, tức Trần Thiện Tâm, là Đoàn Trưởng đầu tiên của Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, Miền Nam California. Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu là tổ chức ngoại vi của Việt Tân để thu hút giới trẻ; ngoài Nam Cali, họ còn có chi nhánh ở Toronto và ở Na Uy. “Tammy Trần cho biết, khi cô gia nhập Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, lúc đó mới 16 tuổi và đang là học sinh trung học. Hôm nay cô đã 30 tuổi, thành ra nửa đời người gắn bó với Đoàn” (xem Dẫn chứng A đính kèm). Và (2) Thỉnh nguyện thư thứ hai là do một “nhóm trẻ” phát động chiến dịch “Tôi yêu Little Saigon” ở Quận Cam thực hiện. Các nhân vật chính trong nhóm trẻ là Trinity Hồng Thuận, đảng viên đảng Việt Tân, và Billy Vũ Lê, đoàn viên Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu (xem Dẫn chứng B & C đính kèm). Tóm lại, hai thỉnh nguyện thư chống đối phim Khủng bố ở Little Saigon cùng do đảng viên Việt Tân tung ra để làm ra vẻ đến từ nhiều thành phần trong cộng đồng.
Tôi xin hỏi Nghị sĩ, làm thế nào hai sự kiện phổ biến này không đưa tới câu hỏi về tính khách quan hay chủ quan? Kiến nghị của Tammy Trần và Trinity Hồng Thuận giống như người cộng sản đi xin chữ ký về vị thế nhân quyền của họ. Đó là những kiến nghị tự phục vụ mình và không có gì về cộng đồng Việt Nam thân yêu của chúng ta!
Do đó, tôi trân trọng yêu cầu Nghị sĩ:
1. Hãy hối thúc Tổng Biện lý tiểu bang California cho mở lại cuộc điều tra về nhiều vụ giết người và âm mưu ám sát, xảy ra tại tiểu bang California, nơi mà nhiều nhà lãnh đạo hiện tại và trước đây của Việt Tân có liên quan đến; và
2. Chỉ thị cho nhân viên của Nghị sĩ không nhận bất kỳ sự đóng góp nào từ những cá nhân của đảng viên Việt Tân cho các cuộc vận động tranh cử tương lai. Bằng cách không chấp nhận các khoản đóng góp, Nghị sĩ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng Nghị sĩ sẽ không bỏ qua, hỗ trợ hoặc tha thứ bất kỳ chiến thuật bạo động nào chống lại người dân Mỹ đang thực hành Tu Chính Án Thứ Nhất, nhưng quan trọng nhất, tiếng nói của những người dân Mỹ thông qua Nghị sĩ không thể được mua!
Xin vui lòng giúp tôi sự bảo đảm rằng, Nghị sĩ sẽ làm việc để nhìn thấy tính toàn vẹn của Tu Chính Án Thứ Nhất được bảo vệ, bất kể được viết bằng ngôn ngữ nào, và rằng việc bảo đảm quyền tự do báo chí không được xem là có thể chọn lựa. Có thể liên lạc với tôi qua địa chỉ email: [email protected].
Kính thư,
Nguyễn Thanh Tú,
Con trai của một người cầm bút bị giết
trong việc theo đuổi chân lý và công lý.
Nguồn: Nguyễn Thanh Tú | [email protected].
(1) https://www.propublica.org/article/terror-in-little-saigon-vietnam-american-journalists- murdered (pages 16-18,24-29)
(2) http://www.pbs.org/wgbh/frontline/film/terror-in-little-saigon/.
http://www.democracynow.org/2015/11/11/terror_in_little_saigon_new_doc http://voiceofoc.org/2015/11/son-of-murdered-vietnamese-journalist-defends-controversial- documentary/
http://www.nbcnews.com/news/asian-america/terror-little-saigon-reexamines-murders-five- vietnamese-american-journalists-n471966
https://cpj.org/regions_07/americas_07/CPJ-SilencedReport.pdf
(3) https://www.propublica.org/article/terror-in-little-saigon-vietnam-american-journalists- murdered (page 18)
(4) http://viendongdaily.com/tan-ban-chap-hanh-doan-thanh-nien-phan-boi-chau-qh3vOrTe.html
(5) http://www.nguoi- viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=159669&zoneid=407
Ý kiến của tôi là tốt nhất người nhà của nhà báo Đạm Phong nên đòi hỏi những gì cho riêng cá nhân nhà báo Đạm Phong (tôi cũng ủng hộ); không nên đề cập đến những nhà báo khác đã bị ám sát. Nhất là bao gồm những nhà bào bị ám sát khá lâu trước đó (khi tổ chức Mặt Trận chưa thực sự hình thành), vì những sự kiện đó có tính cách chính trị, và những hoạt động chính trị của những nạn nha^n phản bội lại lý tưởng chống cộng của người tị nạn. Đối với ngươi` tị nạn như tôi, quyền tự do báo chí không quan trọng ba*ng` quyền tự do chống cộng
Tôi đồng ý với ông Oliver rằng thân nhân của nhà báo chỉ nên đòi hỏi phần mình, không nên nhân danh người khác. Tuy nhiên ở Hoa Kỳ này có những vụ kiện mà người không kiện cũng được hưởng lợi do có cùng tương quan với bên đứng kiện chống lại bên bị kiện, cho nên thân nhân nhà báo có nói đến những nạn nhân khác của MT thì cũng không sai.
Tôi cũng là một người tỵ nạn cọng sản. Tôi đã rất vui mừng và hy vọng thật nhiều khi thấy có những người đứng lên chống cọng như Mặt trận (MT), và sau đó thì tôi thất vọng vô cùng khi MT biến thành một băng đảng không khác gì Mafia giết người không thương tiếc, và nhất là chống cọng với những trận đánh tưởng tượng. Vô cùng thương tiếc những Kinh Kha vượt sông Mekong thì cũng vô cùng oán hận những ai trong MT nơi hậu phương gây ra những chuyện này khiến cho sự hy sinh kia bị quên lãng.
Khi nhà báo nêu lên những sai trái của MT thì lẽ ra MT phải sửa sai để lấy lòng tin của đồng bào. Nếu cho rằng nói MT làm sai là có lợi cho VC và phải bịt miệng bằng bắn bỏ là một kết luận hàm hồ và đó là hành động của
cọng sản thời sơ khai.
Tự do chống cọng không đồng nghĩa với tự do giết người vì họ nói lên những sai trái của MT. Ngày nay ai cũng biết rằng MT đánh trận giả, dối gạt đồng bào hơn 10 năm. Như vậy nhà báo Đạm Phong đáng chết vì phơi bày sự that của MT hay sao?
Nếu ông Oliver chống cọng kiểu ấy thì cọng sản sẽ không bao giờ sụp đổ.
Quyền tự do chống cọng của ông Oliver và quyền tự do viết lên sự thật của các nhà báo đều được bảo vệ bởi tu chính án số 1 của hiến pháp Hoa Kỳ (Congress shall make no law respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof; or abridging the freedom of speech, or of the press; or the right of the people peaceably to assemble, and to petition the Government for a redress of grievances.) Không thể nói quyền của ông cao hơn quyền của nhà báo. Chống cọng để được tự do chứ không chống cọng để độc quyền bóp nghẹt tư do.
Em xin mạn phép trích : “Vô cùng thương tiếc những Kinh Kha vượt sông Mekong thì cũng vô
cùng oán hận những ai trong MT nơi hậu phương gây ra những chuyện này khiến cho
sự hy sinh kia bị quên lãng.”
Rất tâm đắc với bạn đọc NGUYÊN PHÁP!
Đa tạ!
Thưa Ông Misty:
Ông viết: “Những người Việt chạy trốn khỏi đất nước bị cầm
quyền bởi Việt cộng là những nhân chứng sống. Những kẽ ôm đít VC đáng bị sự thật nguyền rũa.”
Ông có thể nói rõ những người Việt đó là nhân chứng sống cho việc gì? Việc các nhà báo viết ra sự sai trái của mặt trận (MT) hay việc “ôm đít VC”? Trong các bài viết đó có chữ nào hay câu nào tâng bốc hay làm lợi cho VC không? Nếu ông không tìm thấy thì ông không thể nói rằng họ “ôm đít VC” và đáng bị chết. Còn chuyện MT đánh trận giả và bưng bít cái chết của ông Hoàng Cơ Minh suốt 14 năm để tiếp tục thu tiền người tỵ nạn cọng sản tại hải ngoại là sự thật không thể chối cải.
Ông viết: “Họ nên được sống để bị lương tâm cắn rứt.Những ai bị chết oan phải được phục hồi danh dự với điều kiện con của họ không phải bã VC.”
Tôi nghĩ nếu họ còn sống thì họ cũng không bị lương tâm cắn
rứt đâu vì họ không viết sai sự thật. Họ đều bị chết oan nên họ cần được phục hồi danh dự vô điều kiện. Cái điều kiện ông đưa ra thật là nghịch lý vì trước pháp luật ai làm người đó chịu, con cái không làm thì vô can, không như phong kiến Việt và VC liên hệ tới ba đời.
Phóng sự ấy do nhà báo Mỹ làm và tôi không nghĩ VC có ảnh
hưởng gì đến quyết định của nhà báo hay đến thân nhân các nạn nhân. Ông không nên vì MT mà có cái nhìn chủ quan. Tôi rất mong VC sụp đổ, nhưng đánh VC bằng trận giả trên báo như MT đã làm thì còn lâu VC mới sụp.
Chào Ông.
Nguyên Pháp
WWRI, Saturday, January 23, 2016 2345 EST