3 điều cần biết về Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
Simon Lewis | DCVOnline
Chính trị ở Việt Nam là một chuyện thường có thể dự đoán trước, bất kỳ thay đổi trong cơ cấu lãnh đạo quốc gia tại quốc gia độc đảng cai trị này đã được quyết định từ lâu, trước những Đại hội Đảng toàn quốc khô khan diễn ra mỗi năm năm kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam.
Cuộc đấu đá giữa các phe phái chính trị có thể có hậu quả quốc tế
Nhưng với Đại hội lần thứ 12 khai mạc vào ngày thứ năm, đã có đầy dẫy những lời đồn về kết quả của Đại hội XII. Đã có rò rỉ thông tin ở cấp cao, những lời tố cáo nhau và có cả tin đồn về một cuộc đảo chính sắp xảy ra. Bất cứ ai được chọn để ngồi vào hai ghế quan trọng nhất là Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định con đường Việt Nam sẽ theo vào một thời điểm quan trọng. Đây là ba điều cần ghi nhớ.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam không phải là một đảng thống nhất.
Tổng bí thư đương nhiệm, Nguyễn Phú Trọng và đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cả hai, trên nguyên tắc, đều phải nghỉ hưu tại đại hội năm nay, nhưng giới quan sát nói rằng có một sự cạnh tranh khốc liệt giữa hai người. Trọng, ở cấp cao hơn, với sự hỗ trợ của 16 thành viên Bộ Chính trị, được cho là đã ngăn chặn kế hoạch của ông Dũng để trở thành Tổng Bí thư mới.
Tuy nhiên, theo người quan sát tình hình Việt Nam, Jonathan London, Ban Chấp hành Trung ương của đảng, trong đó có 175 thành viên, đã, trong thời gian chuẩn bị cho Đại hội, cho thấy dấu hiệu rằng họ sẽ không chấp nhận một danh sách các ứng cử viên – không có Dũng – đã được đề nghị.
London, một giáo sư tại Đại học Thành phố Hồng Kông, đã viết trong Diplomat,
“Ban Chấp hành Trung ương, nói cách khác, đã tuyên bố có quyền đề cử và phê duyệt các ứng cử viên. Những điều này tạo nền tảng cho một cuộc tỉ thí quyết tâm chắc chắn là không có sẵn kịch bản.”
2. Quan điểm chống Trung Quốc bây giờ là một lực lượng chính trị lớn trong nước
Dũng, người đã làm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam từ năm 2006, được coi là một chính khách hiện đại sẵn sàng để tăng quyền tự do tại Việt Nam hiện rất bảo thủ, và tự do hóa nền kinh tế. Tuy nhiên, ông cũng đã được quần chúng biết đến nhiều hơn vì đã lên án mạnh mẽ hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi Việt Nam và người láng giềng lớn phía bắc đều tuyên bố chủ quyền trên một số vùng biển và hải đảo.
Johnathan London viết,
“Đối với những người ủng hộ, ông [Dũng] là một chính khách hùng hồn nhất của Việt Nam, một nhà vô địch cải cách, và một người yêu nước muốn kết thúc sự tôn kính của Hà Nội đối với Bắc Kinh. Thật vậy, Dũng cho thấy rằng ông công khai cam kết cải cách tự do hóa thị trường và sẵn sàng mở rộng quyền tự do ‘phù hợp với pháp luật’.”
3. Kết quả Đại hội XII có thể ảnh hưởng địa chính trị trong khu vực và quan hệ đang phát triển của Việt Nam với Mỹ
Dũng đã là một động lực thúc đẩy mối quan hệ ngày càng tăng của Việt Nam với Mỹ, mặc dù có vẻ như có một mức độ đồng thuận trong đảng về việc coi Mỹ như là một đồng minh. Trọng, mặt khác, là một lực lượng bảo thủ hơn và được coi là theo đuổi chính sách phù hợp hơn với lợi ích của Trung Quốc, có nghĩa là kết quả của Đại hội trong tuần này có thể có hiệu ứng gián tiếp đến một khu vực mà Mỹ đã tìm cách mở rộng ảnh hưởng trong thời gian gần đây.
Biển Đông vẫn là vấn đề căng thẳng trong khu vực, và Việt Nam vào hôm thứ Ba đã cáo buộc Trung Quốc lại một lần nữa đưa một giàn khoan dầu vào trong vùng biển gần bờ biển Việt Nam. Trong năm 2014, cuộc bạo loạn nổ ra trên khắp Việt Nam sau khi Trung Quốc đã có một động thái tương tự. Những nhà máy bị coi là đại diện cho lợi ích của các doanh nghiệp Trung Quốc – mặc dù trong thực tế nhiều công xưởng của chủ nhân Đài Loan – đã bị lục soát và cướp phá trong các cuộc biểu tình bạo động đó.
© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Simon Lewis, 3 Things You Need to Know About Vietnam’s Communist Party Congress. Time.com, January 19, 2016
Theo Bộ trưởng bộ thông tin, Nguyễn Bắc Son:
(Quy chế bầu cử được Đại hội XII thông qua trong phiên họp trù bị sáng 20/1 nêu rõ: Ủy viên Ban chấp chành nhiệm kỳ cũ không được Ban Chấp Hành nhiệm kỳ cũ giới thiệu thì đồng chí đó không được ứng cử.
Còn nếu được Đại hội đề cử thì đồng chí đó phải xin rút, do quy định là: không được ứng cử và không được nhận đề cử. Nhưng cuối cùng, quyền quyết định cao nhất vẫn là của Đại hội) (hết trích)
Tại sao đồng chí ấy “không được ứng cử và không được nhận đề cử” mà lại còn….”Nhưng cuối cùng, quyền quyết định cao nhất vẫn là của Đại hội)
(hết trích).
Quyết định gì nữa đây?
Thật khó hiểu, đối với sự hiểu biết của tôi!
Có vị nào hiểu, xin giải thìch cho bà con “Sáng mắt sáng lòng”.
Xin cám ơn trước!