Ở Biển Đông, Biden đang qua mặt Trump về khoa tháu cáy và khoác lác ồn ào

Mark J. Valencia | DCVOnline

  • Cuộc họp ở Alaska chứng tỏ rằng Mỹ sẽ tiếp tục cố gắng ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Hoa và củng cố quyền bá chủ của Mỹ ở châu Á
  • Ở Biển Đông, chiến lược Mỹ tiếp tục yêu cầu Trung Hoa tuân thủ cách giải thích của UNCLOS trong khi từ chối phê chuẩn UNCLOS chỉ có thể thất bại
Minh họa: Craig Stephens (SCMP)

Nhiều người đã hy vọng rằng dưới thời Tổng thống Joe Biden, Hoa Kỳ sẽ tiết chế các mục tiêu và hành động đối đầu với Trung Hoa, đặc biệt là ở các vùng biển gần Trung Hoa. Hy vọng đó có cơ sở vì Kurt Campbell và Jake Sullivan — hiện là điều hợp viên Ấn Độ – Thái Bình Dương và cố vấn an ninh quốc gia của Biden — đã chủ trương “sống chung tại cạnh tranh” với Trung Hoa.

Nhưng chính sách Trung Hoa của Biden hóa ra là sự tiếp nối của chính quyền Trump, có thể lấn át chính sách này về tính đạo đức giả, trịch thượng, đối đầu và chủ nghĩa quân phiệt.

Thật vậy, ý nghĩa chính rút ra được sau cuộc họp từ ngày 18-19 tháng 3 tại Alaska giữa các viên chức phụ trách chính sách đối ngoại hàng đầu của Hoa Kỳ và Trung Hoa là mục tiêu cơ bản của Hoa Kỳ ở châu Á là tiếp tục làm bá chủ. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cố gắng làm giảm bớt sự trỗi dậy của Trung Hoa, kết hợp các nguồn lực đa quốc gia để chia sẻ gánh nặng của công tác này. Với việc sử dụng củ cà rốt và cây gậy, nó sẽ cố gắng thuyết phục các quốc gia tham gia vào một liên minh lớn chống Trung Hoa, đồng thời giữ cho Trung Hoa không đứng xa bằng sức mạnh quân đội của mình.

Không có gì chắc chắn rằng chiến lược này sẽ thành công. Thật vậy, những đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ có thể không tham gia theo những cách có ý nghĩa và Hoa Kỳ có thể sử dụng quân sự quá mức. Nhưng đây là canh bạc mà Hoa Kỳ đang đánh khi hoàn toàn không quan tâm đến lợi ích của Trung Hoa trong khu vực, thay vì hội nhập chúng vào trật tự quốc tế.

Biden gọi Trung Hoa là ‘đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng nhất’ với Mỹ, trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại của mình (03:05). SCMP

Dường như Hoa Kỳ hiện tin rằng họ không thể bắc cầu vượt qua những khác biệt căn bản và rằng Trung Hoa đã bước quyết định với ý định thay đổi trật tự toàn cầu mà Mỹ đã giúp xây dựng và từ đó họ được hưởng lợi một cách ưu tiên. Một số trong giới phân tích đã cảnh cáo về việc cho Trung Hoa “thêm thời gian để phát triển năng lực kỹ thuật và quân sự trước khi có đổ vỡ ngoại giao”.

Ủng hộ kết luận này là tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken rằng

“Trung Hoa là quốc gia duy nhất có sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và kỹ thuật thách thức nghiêm túc hệ thống quốc tế ổn định và cởi mở — tất cả các quy tắc, giá trị và mối quan hệ tạo nên thế giới hoạt động theo cách chúng ta muốn.”

Antony Blinken

Kết luận này cũng được ủng hộ bởi cách đối phó mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong cuộc họp ở Alaska. Nó đã tạo tiền đề cho cuộc đối đầu bằng cách kiêu ngạo đòi gặp mặt trên đất Mỹ, áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số viên chức cao cấp của Trung Hoa, và công khai chỉ trích các chính sách của Trung Hoa về các vấn đề mà Bắc Kinh coi là công việc nội bộ.

Bỏ găng tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung cao câp nhất ở Alaska với đốp chat ngay trước máy thu hình. SCMP

Mỹ biết rằng điều đó sẽ làm bầu không khí trở nên khó thở và bỏ mất bất kỳ cơ hội nào để đạt được kết quả tích cực. Đối với Trung Hoa và giới quan sát khách quan, có vẻ như Mỹ đang nói: hãy quên thỏa hiệp hay hợp tác, đó là các giá trị, chuẩn mực và hiện trạng của chúng tôi – không thích thì thôi.

Nhóm nghiên cứu Trung Hoa của Biden cũng đã thể hiện thái độ này với chính sách quân sự hóa cứng rắn ở các vùng biển gần Trung Hoa. Ở Biển Hoa Đông, nó đã được được coi là ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku so với Trung Hoa mặc dù có quan điểm chính thức là trung lập.

Trước sự thất vọng của Trung Hoa, Nhật Bản tuyên bố không có tranh chấp chủ quyền đối với nơ mà Trung Hoa gọi là Quần đảo Điếu Ngư và Mỹ dường như đang tạo điều kiện cho Nhật Bản cắt xén tình hình theo hướng chuyện đã rồi. Mỹ thậm chí đã đồng ý tổ chức các cuộc tập trận chung với Nhật Bản nhằm bảo vệ các hòn đảo do Nhật Bản kiểm soát.

Ở Biển Đông, Mỹ tiếp tục đối đầu với Trung Hoa bằng hành động đạo đức giả dễ thấy. Chính quyền tiếp tục lập trường của Trump yêu cầu bằng cách đe dọa bằng vũ lực, rằng Trung Hoa phải tuân thủ cách giải thích của Hoa Kỳ về Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Nhật-Mỹ tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung bao gồm cả huấn luyện tác chiến mạng khi lo ngại về Trung Hoa gia tăng. SCMP

Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ do Mỹ xúi giục gần đây — hay Đối thoại An ninh Tứ giác, một nhóm an ninh không chính thức gồm Ấn Độ, Australia và Nhật Bản — cũng đã tuyên bố ý định của nhóm là ưu tiên vai trò của luật pháp quốc tế trong lĩnh vực hàng hải, đặc biệt là UNCLOS.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn từ chối phê chuẩn UNCLOS trong khi đơn phương giải thích và thực thi diễn giải của riêng mình — đặc biệt là về tự do hàng hải ở Biển Đông. Vì lo lắng rằng Trung Hoa có thể hạn chế các tàu thăm dò tình báo khiêu khích của Mỹ, họ đã khéo léo lồng ghép quyền tự do hàng hải thương mại và quân sự để thuyết phục những người khác rằng Trung Hoa đe dọa con đường hang hải thương mại.

Trớ trêu thay, Trung Hoa lại dễ bị thiệt hại hơn nhiều khi những con đường biển thương mại của họ bị Mỹ bóp nghẹt hơn là ngược lại.

Bằng cách biến cách giải thích đơn phương của mình về tự do hàng hải trở thành cốt lõi của cấu trúc “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, Mỹ đang lừa dối lôi kéo những người khác không đồng ý với cách giải thích của mình. Trên thực tế, Mỹ khẳng định rằng ngoài Trung Hoa, Ấn Độ và tất cả các thành viên ASEAN ven biển, ngoại trừ Singapore đều vi phạm cách giải thích về quyền tự do hàng hải — và sau đó cũng thể hiện điều tương tự bằng những chiên hạm của họ.

Không giống như Trung Hoa, Ấn Độ cấm bất kỳ hoạt động quân sự nào trong vùng đặc quyền kinh tế của mình mà không được phép của họ, trong khi Việt Nam — giống như Trung Hoa — yêu cầu thông báo trước cho tàu chiến đi vào lãnh hải của mình.

Vào năm 2016, Blinken nói với Hạ viện rằng Trung Hoa “không thể có cả hai chiều”, trong khi là một quốc gia đã phê chuẩn UNCLOS nhưng từ chối phán quyết ràng buộc của trọng tài. Tuy nhiên, Mỹ đang cố gắng thực hiện chính xác điều đó – sàng lọc và chọn những điều khoản mà họ sẽ tuân theo, trong một hiệp ước mà họ thậm chí còn chưa phê chuẩn. Bộ tứ và Hoa Kỳ tuyên bố muốn có một khu vực “không bị hạn chế vì sự ép buộc”. Tuy nhiên, cưỡng chế chính xác là những gì Mỹ đang dùng để thực thi giải thích đơn phương về quyền tự do hàng hải.

Để giành lại và duy trì vị thế lãnh đạo về mặt đạo đức của mình, Mỹ cần chứng tỏ rằng các giá trị và hệ thống chính phủ của họ là tốt nhất cho tất cả mọi người, và rằng họ có thể và sẽ duy trì lợi thế cạnh tranh với Trung Hoa về mặt kinh tế và kỹ thuật —  không chỉ về mặt quân sự. Cho đến nay, Mỹ dường như đang thất bại trong việc đó và thay vào đó dựa vào việc sử dụng vũ lực một cách táu cáy và khoác lác ồn ào với ngụ ý có thể dùng vũ lực.

Đây không phải là dấu ấn của một quốc gia vĩ đại và thành công. Mỹ nên xem xét lại cách đối xử quân sự hóa và đối đầu với Trung Hoa ở các vùng biển gần của mình.

Tác giả | Tiến sĩ Mark J. Valencia chuyên phân tích chính sách hàng hải, bình luận và tư vấn chính trị về châu Á nổi tiếng thế giới. Ông là tác giả hoặc biên tập viên của khoảng 15 cuốn sách và hơn 100 bài báo trên tạp chí được bình duyệt. Hiện tại, ông là học giả cao cấp thỉnh giảng tại Viện Quốc gia Nghiên cứu Biển Đông, Hải Khẩu, Trung Hoa.

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: The Atlanta Shootings Fit Into a Long Legacy of Anti-Asian Violence in America | Mark J. Valencia | SMCP | Mar. 29, 2021.