Việt Nam hố to khi huênh hoang về mục tiêu  chủng ngừa COVID-19

Tomoya Onishi | DCVOnline

Hà Nội vật vã để có thuốc chủng ngừa dù đã mở quỹ 1,1 tỷ đô la

Dân Việt Nam đang theo dõi phản ứng của chính phủ đang vật vã trong đại dịch để có thuốc chủng ngừa khi nguồn cung toàn cầu vẫn không đủ và Việt Nam lại là đi sau. © Reuters

HÀ NỘI — Việt Nam đã hạ mục tiêu tiêm chủng COVID-19 vì chính phủ đang gặp khó khăn lớn trong việc mua thuốc chích ngừa trễ khi nguồn cung cho cả thế giới đang thiếu hụt. Trên trang web của Bộ Quốc phòng vào trung tuần tháng 6, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu cuối năm 2021 hoặc

đầu năm 2022 sẽ tiêm đủ hai mũi vắc xin cho ít nhất 70% dân số từ 18 tuổi trở lên, để đạt được miễn dịch đàn, đưa cuộc sống trở lại bình thường.”

Nguyễn Thanh Long

70% người lớn là một con số thấp hơn so với mục tiêu đặt ra hai tuần trước đó. Hà Nội đã mở cuộc gây quỹ thuốc chủng ngừa vào ngày 5 tháng 6 với mục tiêu quyên góp 150 triệu liều, ước tính trị giá 1,1 tỷ USD, để tiêm chủng cho 75% dân số gần 100 triệu dân của cả nước. Ban đầu Hà Nội đặt ra thời hạn là cuối năm, nhưng mục tiêu đó cũng đã được đẩy lùi.

Tại buổi ra mắt quỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kêu gọi sự đóng góp của các công ty và cá nhân. Quỹ này đã huy động được 7,4 nghìn tỷ đồng (322 triệu USD) do những công ty đa quốc gia đang hoạt động trong nước đóng góp, dẫn đầu là Samsung Electronics, Toyota Motor và Foxconn.

Ông Chính nhậm chức vào tháng 4 với tư cách là một thành viên của ban lãnh đạo mới của Việt Nam, và các mục tiêu được điều chỉnh đến vào giai đoạn nhạy cảm về mặt chính trị khi Hà Nội chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội khai mạc vào ngày 20 tháng 7. Phiên họp Quốc hội đầu tiên, kéo dài 11 ngày rưỡi sau cuộc bầu người của đảng cọng sản cử tại Việt Nam vào cuối tháng Năm.

Một chuyên viên phân tích chính trị tại Hà Nội cho biết Việt Nam đi sau các nước Đông Nam Á khác trong các cuộc đàm phán để mua thuốc chủng ngừa. Trong một hội thảo trên web ngày 19/6, Phạm Duy Nghĩa, Giám đốc chương trình Thạc sĩ về Chính sách Công của Fulbright Việt Nam, cho biết dân chúng đang theo dõi hoạt động mua thuốc chủng ngừa của của Hà Nội, cho biết, Việt Nam cũng mất nhiều thời gian để chấp thuận các loại thuốc của nước ngoài và ban đầu quá phụ thuộc vào Cơ sở COVAX, một chương trình viện trợ thuốc chủng ngừa toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới hỗ trợ, bất chấp những cảnh báo về khả năng thiếu hụt nguồn cung. Nghĩa nói thêm, việc mua thuốc chủng ngừa này sẽ đánh giá sự thành công của chính phủ trong việc tìm kiếm nguồn vốn và tiến hành tiêm chủng cho toàn dân.

Các chuyên gia dự đoán rằng ngay cả khi đạt được mục tiêu thấp, 70%, cũng sẽ là một thách thức. Nguyễn Thu Anh, Giám đốc quốc gia của Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam cho biết:

“Tiêm chủng cho 70% dân số vào cuối năm sẽ là một nhiệm vụ khó khăn ngay cả khi đã có thuốc chủng ngừa. Khả năng tiêm mỗi ngày của Việt Nam là dưới 500.000 liều.”

Dr Nguyễn Thu Anh

Theo Bộ Y tế, chỉ có 2,9 triệu người Việt Nam được tiêm chủng tính đến thứ Sáu. Hồi tháng 5 tại cuộc họp tổng kết đại dịch, Phạm Minh Chính cho biết,

“Chúng tôi đang khai thác tất cả các nguồn sẵn có để đảm bảo có đủ thuốc chủng ngừa để đạt đến tình trạng miễn nhiễm cộng đồng trong năm nay.”  

Phạm Minh Chính

Tại phiên họp với những công ty sản xuất thuốc chủng ngừa và giới khoa học ngày 7/6, Thủ tướng Chính kêu gọi các bên nỗ lực hết mình, kể cả chế tạo thuốc chủng ngừa trong nước, để giúp Việt Nam đạt mục tiêu tiêm chủng cho 75 triệu người.

Việt Nam hôm Chủ nhật đã nhận quà tặng 500.000 liều thuốc Sinopharm của Trung Hoa. Bất chấp phản ứng dữ dội của công chúng do tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam với Bắc Kinh ở Biển Đông, Việt Nam đã trở thành thành viên cuối cùng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á phê duyệt thuốc chủng ngừa coronavirus do Trung Hoa sản xuất.

Bộ Y tế cho biết, những liều thuốc của Trung Hoa phần lớn dành cho những người Việt Nam có ý định làm việc hoặc học tập tại Trung Quốc và những cư dân có nhu cầu sử dụng thuốc chủng ngừa của Trung Hoa, đặc biệt là những người gần biên giới với Trung Hoa.

Ông Chính sau đó cho biết sẽ phân bổ 11,58 tỷ đồng từ nguồn dự phòng của ngân sách trung ương năm 2021 để đóng góp cho Cơ sở COVAX, vì ngày càng có nhiều người Việt Nam sẵn sàng chờ đợi vắc xin Pfizer và Moderna.

Hà Nội đã phê duyệt vắc xin Pfizer và AstraZeneca coronavirus, cũng như Sputnik V. của Nga. Quốc gia này phần lớn dựa vào các mũi tiêm AstraZeneca. Hà Nội đã có được 2,4 triệu liều từ COVAX, 405.600 từ AstraZeneca qua Công ty Việt Nam Vaccine ở địa phương và khoảng 1 triệu liều do chính phủ Nhật Bản viện trợ.

Một nguồn thuốc chủng ngừa Việt Nam có thể có là thuốc của công ty sản xuất nội địa Nanogen Pharmaceutical Biotechnology. Họ nói với  phóng viên hôm thứ Ba rằng họ muốn chính phủ phê duyệt khẩn cấp cho Nanocovax, ứng viên thuốc chủng ngừa của công ty đang ở giai đoạn thí nghiệm lâm sàng thứ ba.

Nanogen cho biết Nanocovax có tỷ lệ 99,4% tạo ra phản ứng miễn dịch trong đợt thí nghiệm thứ ba. Nhưng Bộ Y tế đã từ chối yêu cầu vào thứ Tư, nói rằng không có đủ bằng chứng để phê duyệt Nanocovax ngay bây giờ.

Dương Quốc Chính, một chuyên gia chính trị tại Hà Nội, nói với Nikkei Asia rằng lỗi về việc điều chỉnh các mục tiêu tiêm chủng không nhất thiết là do lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Ông nói,

 “Chính phủ trước đây không sẵn sàng hợp tác với các công ty sản xuất xuất thuốc chủng ngừa nước ngoài để mua thuốc chủng ngừa. Họ có thể đang mong đợi quá nhiều vào các công ty sản xuất thuốc chủng ngừa bản địa, và nghĩ rằng các công ty ở Việt Nam có thể cung cấp đủ thuốc chủng ngừa kịp thời.”

Dương Quốc Chính

Dường như ông chuyên gia chính trị Dương Quốc Chính làm như không biết Việt Nam duy nhất chỉ có một đảng chính trị hoạt động hợp pháp là đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Xuân Phúc, Người đứng đầu “chính phủ trước đây” của đảng hiện đang giữ vai trò Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đứng đầu cả nước.

Đến 14 tháng 8, 2021, tỉ lệ chích ngừa COVID-19 cho dân của chính phủ Việt Nam đang đội sổ so với các nước láng giềng chỉ 1% dân số đã chích đủ, 12% dân số đã tiêm một liều. Ngay cả khi với vận tốc tiêm chủng là 500000 liều mỗi này, tỉ lệ 70% người dân Việt Nam được chích ngừa đây đủ vào cuối năm 2021 chỉ là tuyên truyền, mị dân và trên hết đó là một ảo ảnh.

© 2021 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn:  Vietnam backpedals on COVID-19 vaccination targets | TOMOYA ONISHI | Nikkei Asia | June 25, 2021. Kim Dung Tống tại TP. Hồ Chí Minh đưa tin bổ túc.