Obama đặt vấn đề nhân quyền với Việt Nam

Matt Spetalnick và Martin Petty | DCVOnline dịch

obama__Hôm thứ Ba Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama khiển trách Việt Nam về tự do chính trị sau khi những người chỉ trích chính phủ cộng sản bị ngăn cản không cho gặp ông ở Hà Nội; đây là một hợp âm chói tai trong chuyến viếng thăm thân hữu ngập tràn những từ ngữ thân tình giữa hai nước cựu thù.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tham dự một cuộc họp với các thành viên của xã hội dân sự Việt Nam tại một khách sạn ở Hà Nội, Việt Nam 24 tháng 5 năm 2016. Nguồn: REUTERS / Carlos Barria
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tham dự một cuộc họp với các thành viên của xã hội dân sự Việt Nam tại một khách sạn ở Hà Nội, Việt Nam 24 tháng 5 năm 2016. Nguồn: REUTERS / Carlos Barria

Hôm thứ Hai Obama công bố Washington đã tháo dỡ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, dẹp đi rào cản lớn nhất còn lại giữa hai nước đã đến gần nhau vì mối quan tâm chung trước sự tăng cường dần sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Giới phê bình cho rằng, bỏ lệnh cấm vận, một di tích của chiến tranh Việt Nam, Washington đã đặt mối quan tâm về sự quyết đoán của Bắc Kinh ở Biển Đông lên trên và bỏ đi một đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy Hà Nội cải thiện nhân quyền.

Ông Nguyễn Quang A, nói với Reuters rằng khoảng 10 công an đã đến nhà của ông lúc 6:30 sáng và đưa ông lên xe ra khỏi thủ đô cho đến khi Tổng thống Mỹ Obama chuẩn bị rời Hà Nội.

Một luật sư cho biết ông cũng đã bị chận không cho đến tham gia một phiên họp do Tổng thống Mỹ Obama tổ chức với sáu người lãnh đạo xã hội dân sự khác.

Phát biểu sau đó, Tổng thống Mỹ ghi nhận rằng một số người hoạt động đã bị chặn không được tham dự và cho rằng đây là một dấu hiệu cho thấy, dù đã có một số đổi mới “khiêm tốn” về pháp luật “vẫn còn có nhiều người thấy rất khó khăn để tập hợp và tổ chức một cách hòa bình xung quanh những vấn đề mà họ quan tâm sâu sắc đến.” Ông nói thêm trong bài phát biểu sau đó,

“Vẫn còn những khu vực đáng quan tâm về tự do ngôn luận, tự do hội họp, trách nhiệm của chính phủ.” Tôn trọng nhân quyền không phải là một mối đe dọa cho sự ổn định.

Quang A, một cựu doanh nhân công nghệ thông tin, là một trong số hơn 100 người Việt Nam đã cố ra tranh cử độc lập trong cuộc bầu cử quốc hội cuối tuần trước nhưng hầu hết không có tên trên lá phiếu; Việt Nam là một quốc gia độc đảng; đảng CSVN kiểm soát chặt chẽ tất cả các cuộc bầu cử.

Trước khi ông đã bị đưa lên xe, Quang A đăng trên Facebook một bức ảnh ông mặc quần áo chuẩn bị cho cuộc gặp với Tổng thống Mỹ, với tin nhắn: “Trước khi đi. Có thể bị ngăn chặn, bị bắt giữ. Nói để mọi người biết.”

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không ngay lập tức đáp ứng với yêu cầu bình luận.

“Các nước lớn không nên bắt nạt những nước nhỏ”

Obama trở lại ấn đề nhân quyền trong một bài phát biểu trước khi rời Hà Nội, nhưng ông cũng đề cập đến tầm quan trọng của tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đã biến những mỏm đá xa xôi thành những hòn đảo có đường bay và bến cảng. Obama nói, mà không nêu tên Trung Quốc, quốc gia đã tuyên bố chủ quyền trên 80 phần trăm vùng Biển Đông.

“Các nước lớn không nên bắt nạt những nước nhỏ. Những tranh chấp nên được giải quyết một cách hòa bình.”

Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ, Hoa Xuân Oánh cho biết các nước bên ngoài khu vực nên tôn trọng những nỗ lực của các nước trong khu vực để bảo vệ hòa bình và an ninh khu vực. Bà nói Trung Quốc tin rằng kích thước của một quốc gia không nên được sử dụng như là cơ sở duy nhất hoặc nền tảng chính để xác định vị trí của mình là hợp lý. Bà nói tiếp,

“Chìa khoá là liệu các bên liên quan có chân thành và quyết tâm trong việc giải quyết tranh chấp bằng những nỗ lực chung, đàm phán và tham vấn.”

Trung Quốc Toàn cầu Thời báo tờ Nhân Dân, báo chính thức của Đảng Cộng sản điiều hành, chế nhạo quyết định dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam và cho biết nó đã cho thấy Washington sẵn sàng nới lỏng các tiêu chuẩn về nhân quyền để be bờ sức mạnh của Trung Quốc.

Tờ báo viết tiếp, “Toà Bạch ốc lợi dụng Việt Nam để khuấy rối ở Biển Đông.”

Obama đã đến trung tâm thương mại của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh tên là Sài Gòn cho đến khi xe tăng Bắc Việt vào thành phố cuối tháng 4 năm 1975 đặt Nam Việt Nam dưới chế độ cộng sản.

Người Sài Gòn chào đón Tổng thống Mỹ Barack Obama (24/5/2016). Nguồn:   VnExpress/Phuoc Tuan
Người Sài Gòn chào đón Tổng thống Mỹ Barack Obama (24/5/2016). Nguồn: VnExpress/Phuoc Tuan

Hàng chục ngàn người xếp hàng trên đường từ sân bay Tân Sơn Nhứt, vẫy tay chào và hô vang “Obama, Obama” khi đoàn xe của ông lăn bánh về phía chùa Ngọc Hoàng ở trung tâm thành phố. Một số biểu ngữ viết tay viết: “Obama, chúng tôi yêu bạn.”

Obama đi chùa (Chùa Ngọc Hoàng, Sài Gòn 24/5/2016). Nguồn: Reuters/Carlos Barria
Obama đi chùa (Chùa Ngọc Hoàng, Sài Gòn 24/5/2016). Nguồn: Reuters/Carlos Barria

Obama sẽ nhấn mạnh đến những lợi ích của hiệp định thương mại Trans-Pacific Partnership (TPP) giữa 12 quốc gia ven Thái Bình Dương, loại bỏ thuế quan trong khối 12 quốc gia với tổng sản phẩm trong nước trị giá 28 nghìn tỷ đô-la.

Nền kinh tế dẫn đầu bằng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam được coi là nơi hưởng lợi lớn nhất khối TPP. Hàng năm thương mại Việt Nam với Hoa Kỳ đã tăng lên từ 450 triệu đô-la khi mối quan hệ được bình thường hóa đến 45 tỷ USD hồi năm ngoái, và Hoa Kỳ là một nước mua nhiều TV, điện thoại thông minh, quần áo và hải sản của Việt Nam.

TPP không phải là một thỏa thuận đã xong, với những ý kiên đối lập ở Washington vì lo ngại về sự cạnh tranh và mất công ăn việc làm của người dân Hoa Kỳ. Obama cho biết ông tin tưởng hiệp định thương mại này sẽ được quốc hội thông qua và ông đã không nhìn thấy một luận cứ đáng tin cậy nào cho rằng TPP sẽ ảnh hưởng xấu đến kinh doanh của Mỹ.

Ông sẽ gặp giới doanh nghiệp trẻ tại một trong trung tâm giới thiệu các công ty công nghệ nhỏ của Việt Nam đã được sự quan tâm của giới đầu tư từ Silicon Valley.


Obama Meets Vietnamese Activists | Michael McIntee

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Obama prods Vietnam on rights after activists stopped from meeting him. Reuters, Matt Spetalnick and Martin Petty. May 24, 2016.
(My Pham, Hồ Bình Minh và Mai Nguyễn ở Hà Nội và John Ruwitch ở Shanghai đưa tin bổ túc; John Chalmers viết bản tin, Bill Tarrant biên tập.)

1 Comment on “Obama đặt vấn đề nhân quyền với Việt Nam

  1. NHÂN QUYỀN VÀ DÂN CHỦ

    Ta luôn dân chủ triệu lần

    Nhân quyền ấm ớ có cần để chi

    Nên thì theo đó mà suy

    Được ăn được ngủ cần chi nhân quyền

    Vậy đừng có nói huyên thiên

    Nói hoài cũng vậy khiến phiền lòng ta

    Phải luôn tập thể mới là

    Nhân quyền cá thể hỏi ra nỗi gì

    Các người cần phải im đi

    Điều gì Mác nói cứ thì như xưa

    Cần luôn chuyên chính không thừa

    Dân mềm như bún dễ ưa không nào

    Vậy đừng mãi nói tào lao

    Nhân quyền tư sản mới mòi lạ đây

    Phải theo Lê Mác dài dài

    Con đường chuyên chính thật tài làm sao

    Tự do dân chủ tầm phào

    Để mà sinh loạn ối dào hay chi

    Cứ theo hàng một mà đi

    Để khi nào tới địa đàng hẳn thôi

    Ngày xưa Bác cũng giặn rồi

    Phải luôn đoàn kết giữ gìn con ngươi

    Dẫu ai mặc kệ cứ cười

    Cười ngầm thì được chớ hòng nói ra

    BÚT NGÀN

    (25/5/16)