Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt

Nguyễn Văn Lục

bunchaCả đêm qua và sáng nay, tôi chờ đợi buổi họp báo của CPJ ở Washington, D.C. diễn ra vào hôm nay, mồng 1 tháng Sáu năm 2016 về những nhà báo gốc Việt bị giết vào thập niên 1980.

Đầu óc còn đang quay cuồng với chuyến đi của ông TT Mỹ. Một ông bạn rủ buổi trưa đi ăn bún chả “Obama”. Chẳng ra làm sao cả, mùi cá chết – hình như ở nước mắm – đã xông lên mũi. Thằng cha TT. Mỹ hay thật, ăn bún chả, nước mắm thúi mà còn mua thêm bốn phần để take out. Ăn một bữa bún chả mà bán được 100 máy bay phản lực. Cuối tuần vừa qua cũng đã phải chiều ý bà vợ đi mua hai caisse nước mắm dự trữ, sợ sau này phải ăn nước mắm cá chết nhiễm độc!

Nhưng đàn bà họ không nghĩ xa hơn một tý nữa dùm, hết hai caisse rồi thì sao? Đàn cá chết ở miền Trung và số phận như thế nào dành cho Trần Huỳnh Duy Thức? Trương Duy Nhất, Điếu Cầy đều được ra tù. Năm 2014, tổ chức Phóng viên Không biên giới vinh danh blogger Trương Duy Nhất là một trong 100 “anh hùng thông tin” của thế giới. 2015, Điếu Cầy sang bên này để trở thành rác Mỹ.

Buổi họp báo nhằm kêu gọi Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ và FBI mở lại cuộc điều tra về cái chết của năm nhà báo bị giết cho đến nay vẫn chưa được giải quyết xong.

Trong số những nhân vật có mặt trong buổi họp náo này có ký giả A.C Thompson và anh Nguyễn Thanh Tú.

Thiên duyên tiền định chăng? Một câu chuyện avant-gout/foretaste gửi đến riêng anh Nguyễn Thanh Tú.

Trong buổi tối ngày 31 tháng 5, đang ngồi trước màn hình, tôi nghe được tin có cuộc phỏng vấn mẹ của một bé trai 5 tuổi cách đây 31 năm đã bị bắt cóc và ám sát chết khi em bé trai này ra đứng chơi gần nhà.

Em bé tên Denis-Roux Bergevin chỉ ra khỏi nhà khoảng 15 phút, ngày 5 tháng sáu, 1985 và từ đó em biệt tích. Khu em ở là khu St-Paul, một khu dành cho dân nghèo, ở ngoại ô thành phố Montreal.

(T)  Bé Denis-Roux Bergevin (5 tuổi) bị sát hại năm 1985. (P) Nhà báo Nguyễn Đạm Phong bị ám sát năm 1982.
(T) Bé Denis-Roux Bergevin (5 tuổi) bị sát hại năm 1985. (P) Nhà báo Nguyễn Đạm Phong bị ám sát năm 1982.

Ba ngày sau, người ta đã tìm được xác của bé trai ở rất xa nơi em cư ngự và sau đó cảnh sát đã mở cuộc điều tra để tìm ra thủ phạm.Cảnh sát đã không tìm được thr phạm như trong một số trường hợp tương tự.

Bà mẹ của em bé trai đã không bỏ cuộc.

Suốt 30 năm – toute seule – một minh, bà tự nguyện và hứa với con trai là bà sẽ bằng mọi cách tìm ra thủ phạm. Bà tự mở một cuộc điều tra riêng, thu thập tin tức, hình ảnh liên quan đến những vụ ám sát tương tự.

Năm 1993, bà đã báo cho cảnh sát điều tra một nghi phạm tên Jean-Baptiste Duchesneau, tên này lúc ấy đang bị giam giữ về một vụ án hình sự khác. Nhưng vẫn chưa đủ bằng cớ buộc tội.

Tiếc thay, tên tội phạm này sau đó đã tự tử chết trong nhà tù. Vụ án kể như chìm xuồng. Nhiều cảnh sát điều tra tội phạm đã làm việc với bà, kết quả không đi đến đâu.

Từ 1993 đến nay 2016, có một cảnh sát điều tra tội phạm đã có thể tìm ra dấu tích tội phạm và cuối cùng, họ đã thông báo cho bà biết, đã có đủ bằng cớ tội phạm chính là tên sát nhân Jean-Baptiste Duchesneau đã tự tử năm 1993.

Được hỏi bà có cảm nghĩ gì khi cảnh sát đã tìm ra và nhận diện được thủ phạm. Bà nói trong xúc động, “Lời hứa với con đã được thực hiện.”

Được hỏi có dự tính gì cho tương lai?

Bà trả lời: “Như một giải thoát – một immense soulagement.”

Nghĩ đến câu chuyện này, tôi nghĩ đến trường hợp anh Nguyễn Thanh Tú.

Sẽ có một ngày anh Tú ạ. Người Việt Nam thường có câu tự an ủi, “Lưới Trời lồng lộng thưa mà không lọt.”

(T) Nicole Roux, 31 năm tìm công lý cho con. (p) Nguyễn Thanh Tú, 33 năm đợi thủ phạm giết cha mình trả lời thần công lý.
(T) Nicole Roux, 31 năm đi tìm công lý cho con. (p) Nguyễn Thanh Tú, 34 năm đợi thủ phạm giết cha mình trả lời thần công lý.

Tôi, và rất nhiều người cầm bút khác, chia sẻ với anh trong một niềm hy vọng không lâu, cơ quan tư pháp Hoa Kỳ sẽ mở cuộc điều tra để tìm ra những thủ phạm đã ám hại cha anh — ký giả Đạm Phong — và những nhà báo khác.

Phần tôi chống mắt lên để xem những tờ báo lớn nào, những cơ quan truyền thông nào trong nay mai, đăng hay không đăng những tin tức liên quan đến vụ án báo chí này.

Đó cũng là dấu hiệu hay đấy chứ? Phải không cô Hà Giang, ký giả gạo cội của một tờ báo lớn?

Xin chờ xem nhé!

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Bài do tác giả gởi. DCVOnline hiệu đính và minh họa.

1 Comment on “Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt

  1. CHUYỆN ĐỜI CHẲNG BAO GIỜ HẾT

    Người Tàu ngày xưa nói thù 30 năm vẫn còn trả được. Trong khi đó Jesus thì bảo có ai tát má phải con, hãy chìa má trái ra cho hắn tát thêm. Phật lại dạy lấy đức báo oán. Thế nhưng có trả được thù, không trả được thù, có ghim mãi mối thù hay khoan dung tha thứ, thì cho dù mọi loại mà con người thực hiện, tới ngày nay thế giới cũng không tha đổi mấy, chẳng khác gì nhiều các mặt luân lý đạo đức so với cả ngàn năm xưa.

    Thế thì cái gốc của vấn đề là ở đâu ? Là ở trong hoàn cảnh và nhận thức. Chính hoàn cảnh của mỗi người tạo ra được hoàn cảnh chung cũng như ngược lại. Chính nhận thức của mỗi người tạo nên nhận thức chung cũng như ngược lại. Nói khác đi, xã hội thường chỉ thay đổi dáng diện bề ngoài, còn ý nghĩa hay nội hàm bên trong thì thay đổi rất chậm, có khi cũng chẳng thay đổi mấy. Cho nên kiểu người Tàu nói chỉ là phương diện công lý cá nhân. Kiểu Jesus hay Phật nói chỉ là kiểu đạo đức của các bậc thánh, của những tâm hồn cao quý, còn mọi người thường vẫn chẳng gì khác hơn là vòng quay muôn đời của trần tục.

    Bởi cái cơ bản của mỗi người vẫn không thoát ra được bản năng. Bản năng sinh tồn, bản năng tính dục, bản năng tăng tiến, đó là ba loại bản năng căn bản nhất. Và bản chất chung của xã hội cũng không ngoài như vậy. Có nghĩa đạo đức cũng chỉ là thứ bản năng tự vệ để giúp cá nhân và xã hội có thể khả dĩ chống lại phần nào các bản năng thô lậu mà không thể loại bỏ đi được thế thôi. Cũng có nghĩa mọi sự phân biệt ở đời đều không ngoài tính năng và khả năng nhận thức, không ngoài bản chất cao quý trời cho, không ngoài kết quả đào tạo giáo dục. Điều đó cuối cùng cũng phân biệt được tầng lớp tinh hoa và tầng lớp không tinh hoa hay ít tinh hoa trong một xã hội.

    Bởi thế chính trị khoa học, chính trị đạo đức thì đề cao tầng lớp tinh hoa, đề cao ý nghĩa trí thức. Trái lại chính trị kiểu phi khoa học, phản khoa học, chính trị kiểu mị dân, chính trị kiểu tham vọng ích kỷ cá nhân, thường lấy tầng lớp quần chúng dốt nát làm cơ sở. Điều đó dẫn đến mọi sự thành công trong mù quáng, theo cách lấy thịt đè người, kết quả là bạo phát bạo tàn, không bao giờ tốt đẹp hay trường cửu hoặc lâu dài cả. Mọi chế độ độc tài, mọi chế độ ngu dân đều theo cách đó. Cái sai hỏng của Mác và Ănghen là đều chủ trương nguyên tắc bạo lực và nguyên tắc tổ chức, lấy sức mạnh mù quáng của số đông làm bàn đạp, nó trở thành một loại bánh xe thép nghiền nát một thời mọi ý nghĩa và giá trị tinh thần của nhân loại thế thôi. Đó là chưa nói bạo lực đã ghê gớm rồi mà tổ chức còn ghê gớm hơn nữa. Vì cả hai cái này bổ sung cùng nhau, gia tăng cùng nhau, và chỉ có con người và xã hội nhân loại là lãnh đủ.

    Do thế thông minh và sự khôn ngoan mù quáng của con người hoàn toàn khác nhau. Thông minh đi kèm với mặt đạo lý, mù quáng hay khôn lõi đi kèm theo mặt bản năng ích kỷ. Chính trị bởi đó nếu hướng tới sự thông minh là hướng tới ý nghĩa và mục tiêu khoa học. Ngược lại nếu chỉ hướng đến sự mù quáng thì đều phản khoa học nên không thể là đạo lý hoặc được bền lâu. Khổ một điều chính trị là quyền hành nên nó cũng thường chi phối cả pháp luật. Nên chính trị tốt thì pháp luật mới tốt cũng như ngược lại. Vậy nghĩ lại cho cùng, chính đạo đức và pháp luật mới là nền móng cho tất cả phương diện xã hội mà không gì khác. Đạo đức là cái gì bắt nguồn từ cõi thâm sâu tâm thức cũng như ý thức. Pháp luật là hệ quả của lý trí phát sinh ra từ đó, đó cũng là điều chính đáng và yêu cầu thiết yếu nhất. Những điều đó Mác coi là thượng tầng kiến trúc được xây dựng trên hạ tầng cơ sở là kinh tế xã hội. Như vậy Mác chỉ hiểu cái ngọn mà không hiểu cái gốc, chỉ lấy hiện tượng hời hợt bề ngoài mà thay thế cho mọi cái căn cơ sâu thẩm từ bên trong. Tính cách thuần túy duy vật của Mác đã tỏ ra hoàn toàn nông cạn và hời hợt là như thế.

    Vậy nên nói tóm lại tính nhân văn trong cá nhân con người và xã hội con người vẫn là điều căn cơ nhất. Không có tính nhân văn thì tât cả mọi điều tệ hại nhất sẽ được dẫn đến. Nên dùng tính phi nhân văn để đáp lại tính phi nhân văn thì cuối cùng vẫn chỉ là tính phi nhân văn mà không là gì khác. Tính cách trả thù cá nhân hay trả thù tập thể hoặc xã hội cũng đều như thế. Vì nếu cứ tiếp tục buộc thi người ta sẽ không bao giờ gỡ được ra cả. Mác đã chủ trương dùng đấu tranh giai cấp để tiêu diệt hay giải phóng khỏi đấu tranh giai cấp theo ông ta quan niệm cũng không ngoài tính thiển cận và phi lý như thế. Nên mọi điều gì không khách quan, không khoa học thì mọi sự thấp kém và thất bại chỉ là sự tự nhiên. Con người đi trên mặt đất, tức đi trên hạ tầng cơ sở. Nhưng đầu óc con người thì không đi được hay hoàn toàn không thể có được kiểu đi như thế. Bởi đi như thế cũng không còn gì là đầu óc hay trí tuệ nữa. Nên người đưa ra một lý thuyết, một quan điểm nào đó mà lại không hiểu ngay chính bản thân của vấn đề, cũng như người làm theo học thuyết, quan điểm đó mà lại thiếu hiểu biết về lý thuyết quan điểm đó, hay không có cả năng lực để nhận định, phê phán cả lý thuyết quan điểm đó, lại chỉ là vòng luẩn quẩn không bao giờ ra khỏi, và bi kịch của nhân văn, của con người, của lịch sử, của nhân loại đều mãi mãi chỉ là như thế nếu không tự giải phóng hay tìm cách thoát ra khỏi được.

    PHƯƠNG NGÀN
    (02/5/16)