Nếu Pierre Poilievre và đảng Bảo thủ thắng cử

Carmine Starnino et al | Trà Mi

Lãnh đạo Đảng Bảo thủ mạnh miệng hô khẩu hiệu nhưng ông ấy sẽ làm gì khi nắm quyền?


Trong hơn một năm, Pierre Poilievre và đảng của ông đã kiên định đưa ra một thông điệp: chúng tôi không phải là Đảng Tự do. Cuộc vận động là về sự tương phản, và sự bi quan của ông ta về tình hình hiện tại của đất nước, Đảng Bảo thủ đã mài giũa những tu từ cho người dân Canada đang thất vọng thấy họ là một giải pháp thay thế. Với tỷ lệ dẫn trước ở hàng chục hiện tại của Poilievre trong những cuộc thăm dò, thì chiến thuật lối tấn công của đảng Bảo thủ đang có hiệu quả. Nhưng, quá thường xuyên, có vẻ như chính xác như vậy—một đường lối. Lời lẽ cường điệu. Gây hấn nhưng trống rỗng. Gọi là “giả nông dân giận dữ vào bậc thầy”, Poilievre phát biểu bằng những khẩu hiệu hùng hồn (“Bỏ thuế”, “Chống thuế Carbon”) để truyền tải sự thất vọng của tầng lớp lao động đang đấu tranh mỗi ngày. Thực tế là người lãnh đạo Đảng Bảo thủ không hề đưa ra giải pháp nào cho những sự phẫn nộ mà ông đang khơi dậy không phải là dấu hiệu của sự thiếu chú ý hoặc bất cẩn. Đó là toàn bộ chiến lược: khai thác mong muốn chung của khối cử tri bất mãn đang tuyệt vọng muốn sang trang với Justin Trudeau. Poilievre đang tạo ra hy vọng lớn với những lời cam kết cố tình thiếu thực chất, và ông đã tìm thấy chiến thuật thắng lợi bằng cách không quan tâm về chi tiết. Thu hút cử tri trước, tìm hiểu chi tiết sau. Tạp chí The Walrus muốn tìm hiểu ngay từ bây giờ. Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy những gì một chính quyền Poilievre sẽ làm—hoặc, trong một số trường hợp, không làm—trên nhiều vấn đề khác nhau. Sau đây là tóm lược một số nhận định để cố gắng phân tích những tín hiệu đó trong loạt bài đặc biệt.

Vấn đề thiếu nhà ở

Lauren Heuser

Phim tài liệu ngắn của Pierre Poilievre, Housing Hell: How We Got Here and How We Get Out, đã nêu bật sự gia tăng đáng kể về giá nhà và giá thuê nhà kể từ khi Justin Trudeau đắc cử. Những lời chỉ trích của Poilievre đã được đón nhận nồng nhiệt, với 47% số người được hỏi xác định khả năng trả tiền nhà ở là mối quan tâm chính. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ của Poilievre có thể dùng hai đòn bẩy: đòn bẩy về phía cung và đòn bẩy về phía cầu. Những rào cản về phía cung, chẳng hạn như luật phân vùng đô thị, là cốt lõi của vấn đề ở Canada và những nền kinh tế phương Tây khác.

Đảng Bảo thủ đã đề nghị một “phương pháp giải quyết cứng rắn” với dự luật nhà ở của họ, theo đó sẽ cắt giảm tài trợ cơ sở hạ tầng của liên bang cho những thành phố có giá sinh hoạt cao không đạt được mục tiêu nhà ở và thưởng cho những thành phố vượt mục tiêu.

Một đòn bẩy gây tranh cãi khác mà Poilievre có thể dùng là giảm nhu cầu về nhà ở bằng cách giảm số người nhập cư, đã tăng vọt dưới thời chính phủ Trudeau. Poilievre đã tuyên bố rằng ông sẽ điều chỉnh số người nhập cư mà Canada tiếp nhận với số nhà xây cất. Tuy nhiên, việc những thành phố không thể đạt được mục tiêu nhà ở hiện tại là rất cao và vẫn chưa biết liệu Đảng Bảo thủ có thực hiện một cách giải quyểt khác biệt đáng kể hay không.

Quan niệm cho rằng những chính đảng có thể mở đường thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nhà ở là không thực tế, vì Canada ước tính cần thêm 3,5 triệu ngôi nhà vào năm 2030 để khôi phục giá nhà dân chúng có thể chi trả. Có hai hàm ý: một là chính phủ Poilievre có thể quyết định cần hạn chế nhập cư nhiều hơn những gì Đảng Tự do đã làm và hai là hầu hết người dân Canada không nên mong đợi giá thuê nhà hoặc giá nhà sẽ giảm đáng kể trong thời gian tới.

Y tế

Christina Frangou

Pierre Poilievre, chỉ nêu tên Thủ tướng Canada, và do dự khi thảo luận về thị trường y tế tư nhân đang phát triển, chiếm khoảng 29% tổng số tiền chi cho y tế trong nước vào năm 2023. Hiện nay có vẻ như ông ấy sẽ không muốn nói. Đảng Bảo thủ đã không trả lời câu hỏi về việc giữ lại tiền cấp cho tỉnh bang và vùng lãnh thổ là vi phạm Đạo luật Y tế Canada. Họ cũng không trả lời câu hỏi về việc liệu ông ấy có dự định cập nhật đạo luật này để cho phép người dân Canada tự trả tiền cho dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết hay không. Họ chỉ đưa ra một tuyên bố là vẫn duy trì thỏa thuận năm 2023 về chuyển giao y tế cho các tỉnh và vùng lãnh thổ, mà chính phủ liên bang cam kết đầu tư 198,6 tỷ đô la vào chăm sóc sức khỏe trong 10 năm tới.

Dưới thời chính phủ Poilievre, thị trường y tế tư nhân sẽ phát triển mạnh, với nhiều người tự trả tiền túi để mua dịch vụ y tế như chụp hình chẩn đoán, giải phẫu chỉnh hình, chẩn đoán và điều trị sơ khởi và y tế trực tuyến. Chính phủ liên bang có thể áp dụng việc khấu trừ ngân sách với những tỉnh bang và vùng lãnh thổ khi họ vi phạm Đạo luật Y tế Canada, nhưng không phải lúc nào cũng làm như vậy. Chính quyền tỉnh bang đang tìm sự trợ giúp ở nơi khác và giới doanh nhân đang tìm ra những cách sáng tạo để cung cấp dịch vụ y tế tư nhân nằm ngoài phạm vi của Đạo luật Y tế Canada.

Năm 2021, bình quân đầu người, dân Canada chi 1.168,20 đô la cho y tế, tăng 9% so với năm trước. Chính quyền Jean Chrétien cho phép các phòng khám chẩn đoán hình ảnh tư nhân đầu tiên phát triển mạnh vào đầu những năm 1990, và chính quyền Stephen Harper đã làm ngơ khi dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân tăng lên trong giai đoạn 2006-2015. Chính quyền Trudeau đã thử kết hợp cả biện pháp cứng và mềm, đánh thuế khấu trừ yểm trợ y tế trị giá 82,5 triệu đô la cho những tỉnh bang cho phép lấy tiền của bệnh nhân dùng những dịch vụ y tế cần thiết và đưa ra một thỏa thuận chăm sóc sức khỏe mới trị giá gần 200 tỷ đô la, kể cả 46,2 tỷ đô la tiền tài trợ mới, trong mười năm.

Môi trường

Arno Kopecky

Pierre Poilievre đã cam kết phá bỏ những chính sách về khí hậu và năng lượng của Justin Trudeau, có thể khiến Canada không đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris và gia tăng sự phụ thuộc vào dầu khí. Chính sách về môi trường của Poilievre nhằn vào việc giảm thuế carbon, Đạo luật tạm dừng tàu chở dầu, giới hạn khí thải đối cho giơi sản xuất dầu cát, lệnh bắt buộc về xe điện liên bang và Đạo luật việc làm bền vững của Canada. Tuy nhiên, ông vẫn chưa tuyên bố sẽ thay thế Kế hoạch giảm phát thải bằng cách nào.

Chính sách về khí hậu của Poilievre nhằm mục đích đẩy nhanh sản xuất dầu khí và có thể phá hỏng Kế hoạch giảm phát thải. Tuy nhiên, những lời hứa mơ hồ của ông về việc “tăng vận tốc” sản xuất năng lượng sạch đã khiến ông đụng chạm với Alberta, nơi thủ tướng bảo thủ Danielle Smith đã làm mọi cách có thể để ngăn chặn sản xuất năng lượng sạch. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong lượng điện Alberta sản xuât đã tăng gần gấp đôi từ năm 2018 đến năm 2022 và dự tính ​​sẽ tăng lên 30 phần trăm vào năm 2026.

Kỷ lục bỏ phiếu tại quốc hội của Poilievre nói lên rất nhiều điều, với cuộc điều tra của DeSmog cho thấy ông đã bỏ phiếu chống lại việc bảo vệ môi trường 400 lần tính đến tháng 5 năm nay. Đảng của ông coi bảo vệ sinh thái là một cuộc tấn công vào tự do và thịnh vượng, và sự nhiệt tình của ông về việc thu giữ carbon được coi là một lời hứa sai lầm nhằm biện minh cho việc tăng sản xuất nhiên liệu hóa thạch và phát thải.

Kinh tế

Ricardo Tranjan


Những đề nghị về kinh tế của Pierre Poilievre rất mơ hồ và hời hợt dù chỉ con chưa đầy một năm nữa trước khi có cuộc bầu cử. Những người theo chủ nghĩa dân túy cánh tả có khuynh hướng đề nghị các giải pháp chính sách cụ thể, chẳng hạn như đánh thuế người giầu và đầu tư vào những dịch vụ công cộng toàn dân. Họ cũng hứa sẽ điều chỉnh thị trường để ngăn chặn tình trạng đầu cơ trong những lĩnh vực nhu cầu cơ bản như dinh dưỡng, y tế và nhà ở. Những người theo chủ nghĩa dân túy jhuynh hữu như Poilievre ít cởi mở hơn, thiên vị người giàu và che giấu ý định của họ.

Kế hoạch phổ biến nhất của Poilievre là chấm dứt việc đánh thuế carbon, loại thuế làm tăng giá nhiên liệu hóa thạch cho người tiêu dùng và đặt ra những tiêu chuẩn cho kỹ nghệ như một động lực để hạn chế khí thải. Tuy nhiên, hầu hết những gia đình dân Canada đã nhận được nhiều tiền hoàn trả thuế carbon nhiều hơn số tiền họ đã trả cho thuế carbon. Tương tự, việc tăng tỷ lệ thuế trên tiền lời từ vốn, được đưa ra vào tháng 6 không ảnh hưởng đến taanfng lớp trung lưu, dù Poilievre đã phản đối kịch liệt. Justin Trudeau đã biện hộ cho việc tăng thuế lợi nhuận từ vốn đầu tư, gọi đó là “một lựa chọn căn bản hướng đến một xã hội công bằng hơn”.

Poilievre đã cam kết một “mức giảm thuế lợi tức” sẽ khiến sản xuất và tiền lương có mức thuế thấp hơn trong việc tuyển dụng công nhân và sản xuất. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về chính sách này vẫn còn mơ hồ. Ẩu hiệu “Justinflation” của Poilievre che giấu những động lực thực sự gây ra lạm phát, như sự gián đoạn chuỗi cung ứng, cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine, những cửa hàng tạp hóa lớn tăng giá thực phẩm và tác động của lãi suất cao đối với tiền phải trả nợ mua và tiền thuê nhà ở. Những nghiệp đoàn lao động đã chỉ trích Ngân hàng Canada vì chỉ theo đuổi mục tiêu lạm đánh phát bằng việc tăng lãi suất, điều này có thể dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao.

Những người theo chủ nghĩa dân túy khuynh hữu không thắng cử dựa trên các chi tiết cụ thể; sự né tránh đi vào chi tiết là một chiến thuật, không phải là điểm yếu. Nếu không thấy có các giải pháp thay thế rõ ràng và cụ thể, những người thiệt thòi sẽ bị cám dỗ để bỏ phiếu cho ứng cử viên nêu lên mối quan tâm của họ nhiều nhất.

Chính sách Đối ngoại

Jonathan Manthorpe

Pierre Poilievre hầu như không đề cập đến chính sách đối ngoại, chỉ có một vài mục trong chương trình nghị sự. Bản tuyên ngôn của Đảng Bảo thủ công bố vào tháng 9 năm 2023 mô tả một cách tiếp cận tổng quát đối với những vấn đề thế giới, gồm cả lời hứa chống lại Bắc Kinh, chấm dứt hợp tác quân sự với Bắc Kinh, ngăn chặn sự tham gia của Trung Hoa vào các cơ sở nghiên cứu của Canada, cấm những công ty có liên hệ với Đảng Cộng sản Trung Hoa làm chủ những công ty Canada hoặc mua kỹ thuật quan trọng về an ninh và vận động để Trung Hoa rời khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới cho đến khi nước này cải tổ nền kinh tế.

Bản tuyên ngôn cũng đưa ra một khung sườn chặt chẽ về ngoại viện, cắt giảm “ngoại viện lãng phí” và chấm dứt tài trợ cho “những kẻ độc tài, khủng bố và các bộ máy quan liêu đa quốc gia”. Điều này sẽ có nhiều tiền hơn để tăng tỷ lệ tổng sản phẩm quốc nội chi cho quân đội của Canada từ 1,37 phần trăm hiện nay lên ít nhất 2 phần trăm, mức mà tất cả các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương phải chi.

Cách điều hợp chính sách đối ngoại của Poilievre có khuynh hướng hướng đến cách ứng phó với những bất ngờ khó chịu ở Đông Âu, Trung Đông và Châu Á. Ở Trung Đông, Đảng Bảo thủ là một khối ủng hộ trung thành của Israel, và Poilievre muốn củng cố cam kết đó. Ông có kế hoạch chuyển toà đại sứ quán Canada từ Tel Aviv đến Jerusalem như Trump đã làm, nơi mà chính phủ Israel tuyên bố là thủ đô của họ mặc dù thành phố này có phần của Palestine.

Ở Đông Âu, cuộc xâm lăng vào Ukraine của Nga và cuộc chiến đang tiếp diễn gây ra mối quan ngại cấp bách cho Canada. Nghị trình của Putin gây ra rủi ro trực tiếp cho Canada theo cam kết tất-cả-vì- một-nước-và-một-nước-vì-tất-cả của liên minh NATO. Poilievre ban đầu dường như nhìn vấn đề qua lăng kính chính trị trong nước, nhưng với tư cách là một nhà lãnh đạo phe đối lập đang vận động tranh cử, ông sẽ thấy rằng các sự kiện này thể hiện sự chuyên chế của riêng chúng và đòi hỏi một phản ứng quốc gia rộng lớn hơn.

Quan hệ với Hoa Kỳ

justin Ling

Pierre Poilievre, một chính khách Canada, đang phải bay theo một điệu khiêu vũ nguy hiểm với chính trị theo phong cách MAGA, ngày càng trở nên phổ biến trong số những người bảo thủ. Poilievre đã đồng tình với những người bảo thủ cứng đầu, tự đặt mình vào tay họ. Đây là một trò chơi nguy hiểm, vì Trump và phong trào MAGA của ông ấy kiểm soát nhiều hơn vận mệnh chính trị của Poilievre so với những gì người lãnh đạo Đảng Bảo thủ muốn xác nhận. Poilievre đã sao chép cảnh cáo của Trump về “những người theo chủ nghĩa toàn cầu” và “nhà nước âm tầng” với nỗi sợ hãi công khai của mình về Diễn đàn Kinh tế Thế giới, mượn những cuộc tấn công của Đảng Cộng hòa vào những người chuyển giới và gọi Justin Trudeau và cha của ông là “Marxist”. Ông cũng đã dùng những khẩu hiệu của Trump để mô tả những trung tâm đô thị là những địa ngục nguy hiểm.

Những người Bảo thủ coi đây là một vũ điệu tinh tế, một nỗ lực của Poilievre để chứng tỏ rằng ông biết cách chơi những bài bản thời thượng do Trump phổ biến—chống thức tỉnh, chống DEI, chống WEF. Bằng cách đồng tình với những gì những người bảo thủ cứng đầu muốn, Poilievre tự đặt mình vào tay họ. Điều này có nghĩa là Poilievre không phải là người đứng đầu trong phong trào của chính mình: Trump mới là người đứng đầu.

Rufo, một nhà làm phim và blogger, có sự nghiệp chính trị thành công, gồm cả việc hỗ trợ lật đổ Viện trưởng Đại học Harvard Claudine Gay, truyền cảm hứng cho luật chống LGBTQ+ của Florida và cấm lý thuyết chủng tộc quan trọng ở hơn 17 tiểu bang của Hoa Kỳ. Mặc dù bị chỉ trích vì chiến dịch của mình, Rufo đã đạt được vị thế ngôi sao nhạc rock trong nhóm phản động cánh hữu vì khả năng đưa cuộc chiến văn hóa đến tận ngưỡng cửa của giới cầm quyền. Những người như Rufo, có ảnh hưởng lớn đến những ưu tiên và sự hoang tưởng của phong trào như người lãnh đạo Đảng Bảo thủ.

Như chúng ta đã biết nếu chiếm giữ Toà Bạch ốc bốn năm tới, Trump và phong trào MAGA của ông sẽ kiểm soát nhiều hơn vận mệnh chính trị của Poilievre so với những gì mà ông ấy sau muốn xác nhận.

© 2024 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

_______________________

Nguồn: If Pierre Poilievre Wins | Carmine Starnino and various contributors | The The Walrus | September 18, 2024. Tranh trình bầy: Jamie Bennett