Đại Học | Số 14

Viện Đại học Huế

14numberfourteenDaru nhìn trời, nhìn cao nguyên, và xa xa, những giải đât mờ chạy dài đến tận biển. Giữa cảnh vật mênh mông mà Daru yêu quí vô ngần, ông cảm thấy mình bơ vơ cô độc. — Trích Albert Camus, “Người khách trọ”.


DCVOnline: Đọc thêm Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015

1 Comment on “Đại Học | Số 14

  1. NÓI VỀ QUAN ĐIỂM SỐNG VÀ THÁI ĐỘ SỐNG CỦA MỖI CON NGƯỜI TRONG CUỘC ĐỜI NÀY

    Tạp chí Đại Học Huế số 14 năm 1960 được ông Nguyễn Văn Lục số hóa và đưa lên mạng DCVonline.net hiện nay có những bài viết rất hay như trong đó có bài viết của Gs. Nguyễn Văn Trung, vì chủ đề của số này tập trung vào nhà văn đồng thời là nhà triết học nổi tiếng người Pháp Albert Camus.

    A. Camus được giải Nobel văn học năm 1957, là một trong những nhà tư tưởng hiện sinh (existentialisme) có tầm cỡ. Ông đồng thời với thế hệ của J. P. Sartre (Pháp) và Trần Đức Thảo (Việt Nam) lúc đó. Camus và Sartre lúc đầu đều có khuynh hướng chủ nghĩa Mác, nhưng chỉ vài năm sau là từ bỏ. Trần Đức Thảo thì gắn bó suốt đời và cũng bị te tua suốt đời, cuối cùng về già được qua Pháp lại mới tuyên bố thoát ly.

    Ở đây giữa quan điểm triết học hiện sinh mà Camus và Sartre tiêu biểu, và quan điểm triết học mác xít mà Thảo một thời tiêu biểu, đều nói lên hai ý nghĩa quan trọng : quan điểm sống và thái độ sống. Nhưng thật ra, quan điểm sống hay quan niệm sống đều luôn là ý nghĩa chung của mọi người từ cổ chí kim, chẳng phải riêng gì của hiện sinh hay chủ mác xít.

    Khổng tử ngày xưa với quan niệm nhập thế, mòn chân lỏng gối suốt đời chỉ cốt nhằm làm việc thế gian. Lão tử, Trang tử với quan niệm sống vô vi thì cóc cần đời. Thích Ca với quan niệm xuất thế, chỉ cốt truyền bá lý thuyết giải thoát cho chúng sinh. Jesus chịu cực hình trên thập giá chỉ nhằm cho tình bác ái và cứu rỗi linh hồn cho chính con người. Như vậy có nghĩa từ các bậc thánh đức cho tới mọi người bình thường, quan niệm sống đi đôi với thái độ sống hay nói chung là triết lý sống mà mỗi người đều có trên thế gian này.

    Điều đó cũng nói lên rằng thân xác tự nó chẳng mang ý nghĩa gì quyết định cả. Bởi thân xác không bao giờ tự quyết định cho nó mà chính là ý thức, tinh thần, hay quan niệm sống của đầu óc quyết định mọi ý nghĩa và hành tung của thân xác. Phật từng có thời sống khổ hạnh để nhằm diệt dục trong rừng sâu, sau đó ngài mới trở lại quan niệm sống tích cực để giải phóng mọi người. Đạo Lão có quan niệm sống tu tiên cũng để nhằm giải phóng thân xác. Như thế cũng có nghĩa thân xác là yếu tố cần nhưng hoàn toàn không đủ để con người sống được như mình muốn, mà chính ý nghĩa quan trọng đó là tinh thần, ý thức.

    Học thuyết Mác chủ trương duy vật, vô thần, đó thật sự ngay từ đầu đã là chủ trương phi lý. Bởi duy vật cũng đồng nghĩa với sự chối bỏ hết mọi ý nghĩa duy tâm, tinh thần. Thế thì còn lý do chính đáng gì nữa để con người sống trong cõi đời này. Còn vô thần chỉ là thái độ hợm hĩnh, nông cạn, vì mọi sự tồn tại trong thế gian đều chứa cái lý siêu nhiên nào đó của nó mà con người phải cảm nhận là có nhưng không hề thấy ra được. Bởi mọi sự tồn tại của vũ trụ vật chất và thiên nhiên sự sống chung quanh ta, đó không hề thuần chỉ là cơ học hay máy móc bề ngoài thuần túy mà đều có ý nghĩa riêng tiềm ẩn nào đó của nó mà con người không bao giờ minh bạch chứng minh ra được. Tính cách cứu cánh luận hay mục đích luận (teleology) hoàn toàn khác hẳn và vượt lên hẳn mọi ý nghĩa cơ giới (mechanism) hay tổ chức luận (organism) thông thường. Toàn bộ thế giới vật chất đều là vô nghĩa nếu không có ý nghĩa tinh thần, ý thức tác động lên nó, đó mới thật là ý nghĩa.

    Ngay như hai bản năng mạnh nhất trong con người hoặc sinh vật nói chung, bản năng sinh tồn và bản năng tính dục, ai cũng thấy được hai bản năng này chỉ là một, bởi yếu tố sau cũng chỉ nhằm phục vụ cho yếu tố trước, sinh tồn và phát triển đi lên mới là tất cả mọi điều. Và cái gì đứng đằng sau chúng, chi phối chúng, làm phát sinh ra chúng, đó mới là ý nghĩa tột cùng nhất mà không phải chỉ duy là hiện tượng bản thân nơi chúng. Vậy học thuyết Mác chỉ là nông cạn thì còn làm gì giải quyết được những ý nghĩa sâu xa hay sâu sắc hơn của con người và xã hội nữa. Chẳng qua Mác chỉ cương đại, chỉ ngụy biện, chỉ đoán mò mọi cái thế thôi, chẳng cần cơ sở khoa học nào bao quát, sâu xa hay lâu dài gì cả. Quan niệm sống kiểu đoàn bầy, kiểu tổ chức bề ngoài toàn diện, kiểu tập trung hình thức, đó là sự thụt lùi về đời sống sinh vật mà không phải đi lên kiểu đời sống con người và nhân văn mà trong thâm tâm Mác cho đó là đời sống kiểu tư sản, hoàn toàn khác với đời sống kiểu vô sản, tức hoàn toàn duy vật, hoàn toàn sinh học mà Mác muốn.

    Giờ quay trở lại với triết học hiện sinh hay quan niệm sống hiện sinh mà nhiều người từng biết. Đây là quan điểm sống tiêu biểu kiểu Sartre, quan niệm đời là tự do tuyệt đối, tha nhân là địa ngục, hay quan điểm phản kháng của A. Camus, cho đời là phi lý, như kiểu huyền thoại Sisyphe, hay người xa lạ, hay dịch hạch, đến độ chẳng còn ý nghĩa sống gì tích cực nữa cả. Kiểu sống trại chăng nuôi được ông chủ nuôi dưỡng theo cách vật chất của chủ nghĩa Mác và kiểu sống nổi loạn, phản kháng một thời theo lối hyppy choi choi quả là quan niệm sống và thái độ sống cực đoan, thái quá cùng bất cập, mà biết bao nhiêu thanh niên thế hệ trẻ trong gần suốt thế kỷ 20 đã từng mắc phải. Thật ra luôn luôn có bốn quan niệm và thái độ sống của con người trên thế gian, quan niệm thái độ sống tôn giáo, quan niệm thái độ sống triết học, quan niệm thái độ sống bản năng hay hoàn toàn thường nghiệm, và cuối cùng là quan niệm thái độ sống mang tính thực tiển khoa học. Cả bốn ý nghĩa đó không phải chỉ luôn hoàn toàn biệt lập nhau, mà vẫn có thể pha trộn lẫn nhau trong những chừng mực, ý hướng, hay tỉ trọng nào đó, cái đó còn tùy các quan niệm về vũ trụ quan hay nhân sinh quan mà mỗi người thường có.

    Thế vũ trụ quan và nhân sinh quan là gì ? Đây thật ra đều là những nhận thức hay hiểu biết xưa như trái đất, bởi ngay từ đầu tiên chinh khi con người xuất hiện nó đã tự có rồi, chỉ là tiềm ẩn hoặc biểu hiện khác nhau mà thôi. Từ tôn giáo tự nhiên đến tôn giáo đa thần hoặc độc thần, hay ngay cả thái độ vô thần, vô tôn giáo cũng đều chỉ nằm trong cơ cấu nhận thức và ý thức đó. Thật ra con người vẫn có khuynh hướng chỉ tin vào cái gì mình thấy, đó là quan điểm duy thực hồn nhiên mà ai cũng có. Đó cũng là quan điểm cơ bản trong mọi khoa học thực nghiệm. Điều đó hoàn toàn khác với quan điểm triết học và tôn giáo, bởi triết học thì tin vào suy luận, tôn giáo thì tin vào niềm tin hay mặc khải, đó là điều mà duy nghiệm hay thực nghiệm chẳng bao giờ có được. Sự giới hạn của giác quan nhận thức con người, có những cái có mà con người chưa hay không thể nào biết được, đó là nhiều trường hợp mà từ lâu rồi khoa học thực nghiệm đều luôn cho thấy như thế. Chân lý mà con người tiếp nhận trên thế gian chẳng khác gì như đi trên đường thiên lý, cứ tới đâu thì biết mọi điều tới đó.

    Nói cách cụ thể hơn, quan niệm sống và thái độ sống luôn luôn tùy thuộc vào ý thức và sự hiểu biết của con người. Ý thức căn bản nhất vẫn là ý thức sinh học, ý thức bản năng, tức ý thức sinh tồn vẫn là điều có tính khách quan, căn bản nhất. Kế đến mới nói tới tri thức hay sự nhận thức. Vì cái sau chỉ bổ sung vào cái trước, chẳng bao giờ thay thế hay biến đổi tận kỳ cùng được cái trước. Có nghĩa quan điểm sống, thái độ sống, hoặc nhân sinh quan nói chung của mọi người không bao giờ cứng nhắc mà chuyển biến qua lịch sử phát triển chung, chuyển biến qua hoàn cảnh biến đổi chung cũng như tác động riêng bởi chính hoàn cảnh cụ thể từng lúc của mỗi người. Đó là lý do tại sao khi nghèo người ta có quan điểm và thái độ sống khác, còn khi giàu lên rồi thì lại hoàn toàn khác. Khi trong trạng thái thất vọng, cô đơn, lạc lõng nào đó, người ta có quan điểm thái độ sống khác, nhưng trong mọi hoàn cảnh bình thường, những ý nghĩa đó cũng hoàn toàn khác.

    Đó là ý nghĩa tại sao thân xác sinh lý tự nó không quyết định được gì cả, nhiều lắm chỉ có quy luật sinh lý tác động vào thực tế ý thức tâm lý một phần nào đó thôi, còn ý nghĩa chính vẫn luôn là ý thức, nhận thức tâm lý bao giờ cũng tự quyết định cho riêng nó. Đó cũng là lý do tại sao trẻ con hay người già cũng có quan điểm sống hoặc thái độ sống hoàn toàn khác với những người khác. Người ít hiểu biết so với người nhiều hiểu biết cũng khác. Người trong xã hội lạc hậu và người trong xã hội phát triển cũng khác. Người trong hoàn cảnh bình thường và người trong điều kiện hay hoàn cảnh bất thường cũng khác v.v… và v.v… Nói chung cá tính, bản chất, năng lực, hoàn cảnh, đó đều là những yếu tố cơ bản hay những biến số quan trọng mà quan điểm sống, thái độ sống của mọi người đều từng lúc phụ thuộc vào đó.

    Quan niệm triết học hiện sinh đúng đắn và sâu sắc thật ra không phải là xấu. Nếu không lý do gì để A. Camus lại được giải nobel văn chương. Lý do gì để J. P. Sartre đã từng một thời nổi tiếng. Thật ra ý nghĩa hiện sinh cũng rất phong phú và có nhiều ý hướng cùng trường phái khác nhau, mỗi cái đều có cái lý riêng hay ý nghĩa riêng của nó. Chỉ có người ta hiểu sai bản chất của triết học hiện sinh, còn tự nó ý nghĩa sâu sắc của triết học hiện sinh luôn luôn chính đáng và sâu sắc. Vì ý nghĩa cơ bản nhất của triết học hiện sinh là đề cao tự do chính đáng của con người, đề cao quan điểm sống độc sáng và phong phú của con người. Quan điểm hiện sinh (existentialist) luôn luôn là ý nghĩa chính đáng của cá nhân, nhưng nếu kết hợp đúng mức với quan điểm xã hội khoa học thì nó cũng chẳng có gì xa lạ, rắc rồi hoặc tai hại. Có điều chỉ là người ta hiểu nó thế nào và vận dụng nó thế nào vậy thôi. Vì thật ra xã hội cũng chẳng phải cái gì ghê gớm nếu cá nhân con người không có, nếu quan điểm hiện sinh chính đáng cũng không bao giờ có. Ý nghĩa và giá trị của xã hội chỉ là ý nghĩa và giá trị của cá nhân mà không là gì khác.

    Như vậy đến đây cũng có thể chỉ ra được, quan niệm sống và thái độ sống của con người là có ý nghĩa hay giá trị gì không là tùy nó có đúng đắn hay không mà không phải là gì khác. Không phải cái gì một cá nhân tự cho đúng đắn thì đối với mọi người khác cũng là đúng đắn hay ngược lại. Cho nên nếu thái độ hiện sinh mà không thái quá vẫn chính đáng bao nhiêu, thì ngược lại mọi ý nghĩa độc tài đều phi lý và bất chính đáng bấy nhiêu. Mọi ý nghĩa độc tài độc đoán trong xã hội chỉ do khởi đầu sai lầm bởi quan niệm nhận thức như thế mà không có gì khác. Mác đưa ra quan điểm giai cấp, đấu tranh giai cấp, xã hội không giai cấp, đều là những quan niệm thiển cận, nông cạn, sai lạc, mê tín, phản hiện thực khách quan tự nhiên của xã hội và lịch sử phát triển của thế giới, thế mà tự nhận chủ quan là chân lý duy nhất đúng để chủ trương độc tài vô sản gây ra biết bao nhiêu hi sinh đau khổ trên khắp thế giới, đó đều do quan niệm sống và thái độ sông hoàn toàn phi lý và thiếu căn cơ của Mác.

    Người Việt Nam xưa vẫn nói sống gởi thác về, đó là ý nghĩa của quan niệm và thái độ sống phóng khoáng, rộng rãi, chừng mực, biết người biết mình, biết đời biết ta, không bao giờ bó hẹp hoặc độc đoán, bạo lực. Đó cũng là quan điểm ở đời muôn sự của chung, hơn nhau mộ tiếng anh hùng vậy thôi. Tính cách đó nói lên quan điểm sống, thái độ sống cao quí, phát triển, tiến bộ, không thấp kém, nhỏ hẹp, tầm thường hoặc ích kỷ. Đó mới chính là ý nghĩa sống nhân bản, phóng khoáng và nhân văn đúng mực. Trong khi đó Mác chỉ chăm chú vào giai cấp, nhìn đâu cũng chỉ thấy có giai cấp, có quyền lợi giai cấp mà không nhìn thấy gì khác.
    Và với học thuyết duy vật, vô thần, kinh tế kiểu tầm thường của mình, Mác chỉ đi đến tạo nên một xã hội kiểu vật chất, kiểu sinh học, kiểu trại lính, kiểu tập thể, kiểu trại chăn nuôi sinh học mà không gì khác. Bởi vì mọi cái gì ngoài điều đó Mác đều cho là thế giới tư sản, quan niệm sống kiểu đạo đức tư sản, thật quả nhiên ý nghĩa sai lầm cốt lõi của Mác cũng tựu trung do từ quan niệm sống và thái độ sống bất câp, lạc loài với lịch sử, với thế gian cũng chẳng lấy gì lạ. Cho nên ý nghĩa sống, hay quan niệm sống và thái độ sống ngày nay trên thế giới này là phải biết kết hợp đúng đắn giữa khoa học đúng đắn và nhân sinh quan đúng đắn mới là điều hợp lý cùng ý nghĩa và giá trị đáng nói nhất. Đó là nền dân chủ tự do trong xã hội thật sự, phá bỏ mọi lề thói, cơ chế độc tài thực sự, hướng đến sự hiểu biết khoa học thực sự, hướng đến ý nghĩa nhân văn, nhân bản thật sự về mọi ý nghĩa, mọi khía cạnh thiết yếu nhất. Như kinh tế xã hội phải đặt lên thành một khoa học thực tiển, được hỗ trợ bằng mọi khía cạnh kỹ thuật thực tế, không phải chỉ bằng những thứ ý thức hệ hoang đường, mù mờ, ngu dốt, hay bằng những sự tùy tiện, phi khoa học trong hiện thực thực tế nào đó.

    Mỗi cá nhân sinh ra trên đời là cái gì đó vô giá và quý nhất. Ví thử một ai đó không được sinh ra, cả triệu đời sau thì cũng vậy, chẳng bao giờ có mặt trên cõi đời này cả. Cho nên mọi sự có mặt trên cõi đời này là quý giá nhất, còn quý hơn cả toàn thể vũ trụ hiện hữu này. Đó cũng chính là quan điểm hay thái độ sống hiện sinh cao quý, xác đáng, thiết yếu và chính đáng nhất. Sống thực tế
    và cơ bản nhất vẫn chính là sống, là bản thân của chính sự sông đó mà không phải để xây dựng nên cái gì cả. Mọi cái gì con người xây dựng nên trên thế gian này đều chỉ là phương tiện hữu ích cho con người, không phải mục đích bên ngoài nhằm nô lệ hóa con người. Xây dựng một chủ nghĩa cộng sản được cho là lý tưởng trong tương lai thật sự chỉ là quan điểm hết sức ngu ngốc của Mác. Bởi vì lịch sử như dòng sông luôn luôn trôi chảy, mỗi cá nhân chỉ luôn như những giọt nước trên dòng đời đó. Quan niệm một xã hội như một sông băng, hoàn toàn cứ nhắc, trật tự, lớp lang để nhìn cho đẹp, đó thật sự chỉ là quan điểm phản thực tại, phản nhân văn, phản khách quan tự nhiên, phản khoa học, hay nói chung là ngu xuẩn mà chính bản thân Mác đã mắc phải. Lịch sử đi tới đâu đó là do thành quả phát triển chung của toàn nhân loại qua thời gian bất tận. Lịch sử không hề có có công thức trước, không hề có điểm dừng, lịch sử cũng không thể bị ai gò bó hay chỉ huy được cả. Nên quan niệm về chủ nghĩa xã hội, về chủ chủ nghĩa cộng sản không tưởng được Mác tự cho là nhân văn, là khoa học, thực chất chỉ là phản nhân văn, phản khoa học hay nói chung là cực kỳ phản động, đại phản động mà lịch sử loài người cho tới nay đã hoàn toàn nhận thức.

    ĐỈNH NGÀN
    (06/7/16)