Giấc mơ kỹ thuật số của Việt Nam chưa thành vì dịch Malware
Marianne Brown
HÀ NỘI – Việt Nam có kế hoạch phát triển một nền kinh tế kỹ thuật số sôi động trong 10 năm tới, nhưng giới phân tích công nghệ máy tính nói Việt Nam vẫn còm phải đi một chặng đường dài. Hầu hết các software sử dụng ở Việt Nam đều vi phạm bản quyền, người dùng máy tính ở Việt Nam đang trải qua một cơn dịch vì các cuộc tấn công của software độc hại, và giới quan sát cho rằng chính phủ không hành động đủ để đối phó.
Khu công nghệ thông tin của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong 10 năm qua và chính phủ hy vọng nhiều ở tương lai, với các kế hoạch để trở thành một trung tâm gia công công nghệ thông tin trong thập kỷ tới.
Nhưng để chiếm thị phần của nền kinh tế tri thức, giới chuyên nghiệp nói rằng cần phải làm nhiều hơn để giri quyết vấn đề an ninh mạng tại Việt Nam.
Một trở ngại lớn là software độc hại, gọi là malware, được dùng để phá hoại hoặc làm hỏng các hoạt động của máy tính, ăn cắp dữ liệu hoặc truy cập hệ thống máy tính cá nhân.
Ông Michael Mudd, Chủ tịch Ủy ban Công nghệ thông tin, sở hữu trí tuệ và Viễn thông tại Phòng Thương mại Mỹ nói Việt Nam luôn là một trong năm nguồn phân phối hàng đầu của thư rác và software độc hại trên thế giới.
Ông cho biết Việt Nam đang phải đương đầu với dịch software độc hại phần lớn vì thiếu nhận thức về vấn đề này.
Michael Mud giải thích, “Các quốc gia đã phát triển CNTT lâu dài có ý thức nhiều hơn về các chương trình chống virus. Ở khắp mọi nơi tại Việt Nam mà tôi đã đến, ở những cơ sở với văn phòng và các công cụ như thế này, và hầu như không có máy tính nào, ngoài trừ những máy tính lớn, được bảo vệ với bất kỳ một chương trình chống virus.”
Wahab Yusoff, Phó Chủ tịch khu vực Nam Á của McAfee nói vấn đề software độc hại mang tính phản ứng, không ai làm gì cả cho đến khi bị tấn công, cho biết
Yusoff nói tiếp, “Tôi nghĩ rằng nhận thức của người dùng máy tính ngày càng tăng nhưng cũng có cảm giác ‘mặc kệ nó, tôi không bị ảnh hưởng’. So với Singapore, một quốc gia nhỏ hơn nhiều, thì người dùng máy tính ở Việt Nam thấp hơn về mặt nhận thức và trưởng thành nhưng chắc chắn đang trong hướng đi lên.”
Dùng các software vi phạm bản quyền là một trong những ngả chính để các software độc hại xam nhập hệ thống máy tính.
Theo công ty Software Thương mại Alliance có trụ sở ở Mỹ thì khoảng 81 phần trăm của các máy tính tại Việt Nam sử dụng software vi phạm bản quyền. Mudd cho biết máy tính bị nhiễm có thể mất đến 20 phần trăm băng thông, gây thiệt hại kinh tế đáng kể.
Máy tính bị nhiễm độc có thể được dùng để mở cá cuộc tấn công vào các máy tính khác.
Phạm Hoàng Miên là một trong những chủ nhân của trang web Hanoi Grapevine. (http://hanoigrapevine.com/ )
Tuần trước, trang web đã phải ngưng hoạt động khi bị tin tặc tấn công, có nghĩa là một số lượng lớn máy tính nhiễm độc tự động cùng lúc truy cập trang Hanoi Grapevine. Mục đích của các cuộc tấn công thế này thường để đánh cắp thông tin cá nhân.
Dữ liệu cho thấy rất nhiều các máy tính dùng trong cuộc tấn công là máy tính tại Việt Nam.
“Khách hàng gọi điện thoại và gửi thư điện liên tục hỏi, ‘như vậy, khi nào thì trang nhà trực tuyến, chúng tôi đặt quảng cáo ở đó và bây giờ nó đã biến mất thế thì làm sao?’ Hoặc một số người nhắn tin cho chúng ta nói ‘chúng tôi sẽ đến Hà Nội vào cuối tuần này, nhưng hiện không thể truy cập trang web; ông có thể cho biết chuyện gì đang xảy ra không?’ Và Miên nói với khách, “Thực sự tôi cũng như ông; không có trang web, tôi cũng không biết những gì đang xảy ra ở thành phố.”
Yusoff của McAfee cho biết ảnh hưởng tiêu cực về mặt kinh tế có thể tác động trên cả nước vì software độc hại có khả năng vô hiệu hóa cơ sở hạ tầng quốc gia. Ông đưa ra ví dụ là hệ thống máy rút tiền.
“Chúng tôi đã nghe rất nhiều chuyện trong quá khứ ở châu Âu và Mỹ, nơi các máy ATM (Automated teller machine) ngừng hoạt động và khách hàng toàn quốc phải chịu bất tiện vì hai tuần không có máy ATM. Những vấn đề như thế thực sự có thể làm đình trệ sinh hoạt kinh tế của một quốc gia.”
Mudd cho biết, để giải quyết vấn đề này, Việt Nam không cần nhiều “nhà khoa học chống virus có bằng bốn năm” nhưng cần một đội “thợ sửa ống nước IT” có thể bảo trì hệ thống máy tính đúng cách để loại bỏ các software độc hại đã cài đặt trong máy tính (có software vi phạm bản quyền).
Ông cho biết giáo dục về an ninh mạng nên bắt đầu sớm, ngay từ tiểu học, để đạt được ước mơ CNTT của Việt Nam; được thế mọi người mới hiểu được giá trị của việc cần dùng software hợp pháp và các chương trình chống virus.
© 2013 DCVOnline
Nguồn: Vietnam’s Digital Dreams Held Back by Malware ‘Epidemic’. Voice of America News, 14 tháng 11 2013.