“Mặc dầu xức chống đối của cả một thế hệ còn nhiều thanh thế trước dư luận. Nguyễn Văn Vĩnh đã dám viết: “Nước Nam ta mai sau này, hay hay dở cũng ở chữ quốc ngữ.” Thực vậy, chữ quốc ngữ cứ mỗi ngày tiến tới và gây được nhiều thiện cảm.” – Thanh Lãng, “Tạp chí (1913-1932)”, Tạp chi Đại Học số 31, 2, 1963, trang 9-10.
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp trực tiếp giữa người và người quan trọng nhất, nên trong lịch sử nhân loại bất kỳ dân tộc, đất nước nào cũng đều có ngôn ngữ. Tuy vậy con người không phải chỉ giao tiếp trực tiếp mà còn giao tiếp gián tiếp bằng ký tự viết ra cũng mang ý nghĩa và giá trị không kém, đó là chữ viết. Trên thế giới bởi vậy nhiều dân tộc có chữ viết riêng qua lịch sử phát triển ngôn ngữ của mình, nhưng do nhiều lý do khác nhau có nhiều dân tộc có thể dùng chung một ngôn ngữ hay cả dùng chung một loại chữ viết dù có biến đổi hay không cũng vậy.
Việt Nam ta nghe bảo xưa kia dân tộc Việt cũng có thứ chữ viết riêng, rất tiếc qua các chuyển biến của lịch sử, ngày nay thứ cổ tự thuần Việt đó không còn tìm thấy được nữa, sự mai một đó là cả một mất mát lớn cho lịch sử dân tộc, nhưng ngày nay có tiếc nuối thì cũng là chuyện đã rồi. Do vậy cả ngàn năm trước, khi người Trung Quốc sang cai trị nước ta, dân ta chỉ biết có thứ chữ duy nhất thông dụng là chữ viết của Tàu hay gọi là chữ Nho mà không có kiểu chữ viết nào khác. Chỉ mãi về sau đến thế kỷ 13, Hàn Thuyên là người Việt Nam đầu tiên chế được ra thứ chữ Việt lấy gốc từ chữ Tàu, nhưng viết và đọc theo âm Việt, dù cơ bản mặt chữ vẫn là kết cấu từ chữ Hán. Từ đó ngoài tiếng Việt là tiếng tự nhiên, nước ta còn có thêm tiếng Hán Việt, nhất là chữ Nôm, là công cụ viết dùng cả cho tiếng Việt và tiếng Hán Việt đó. Cũng từ đó nước ta có nền văn hóa viết bằng tiếng Nôm song song với nền văn hóa nói thuần Việt, đến nay còn để lại vô số các tác phẩm giá trị về nhiều mặt, như vậy công lao của Hàn Thuyên thật là rất lớn. Đặc biệt Nhất, vua Quang Trung Nguyễn Huệ là vì vua rất ý thức dân tộc, hết lòng cổ vũ và sử dụng chữ Nôm, thật là một tấm gương sáng chói trong lịch sử nước nhà.
Song dưới thời triều Nguyễn Gia Long, các đời vua về sau đã dần dần suy biến và hậu quả dẫn đến là người Pháp đã sang đô hộ nước ta. Sự đô hộ này kéo dài cả đến 80 năm, chủ yếu là chế độ thực dân của họ, nhưng Pháp thời buổi ấy là nước văn minh tiến bộ hơn ta, nên nền văn hóa do họ mang lại cho ta thật sự không thể phủ nhận, nhất là cũng trong hoàn cảnh đó mà chữ Việt mới cũng được ra đời được gọi là chữ quốc ngữ, và mãi đến nay nó đã trở thành chữ viết thông dụng và tiện lợi nhất cho sự phát triển lịch sử của đất nước. Trong ý nghĩa đó, Tạp chí Đại Học (Huế) số 31 năm thứ VI, tháng 3/1963 có nội dung chủ đề về văn chương chữ nghĩa, đặc biệt trong đó có bài viết nhan đề là Tạp Chí (1913 -1932) của cố Giáo sư Thanh Lãng là một bài viết rất nghiêm túc và rất hay mà ngày nay vẫn còn nên đáng đọc. Chính trị bài viết này, tác giả Thanh Lãng đã lượt lại giai đoạn chữ viết của tiến trình lịch sử đó, nhất là sự thành hình và phát triển về mặt báo chí ở đây như sự góp phần quan trọng cho tiếng Việt ta phát triển từ đó đến nay mà hai nhà báo lớn tiêu biểu nhất vào thời đó không ai khác hơn chính là Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh. Đặc biệt câu nói của Nguyễn Văn Vĩnh bảo rằng lịch sử nước ta về sau này hay hay dở cũng không ngoài chữ Quốc ngữ, còn Phạm Quỳnh thì nói tiếng ta còn thì nước ta còn, đó đều là hai câu nói để đời của chính hai danh nhân văn hóa muôn đời đó của đất nước ta.
Trở lại vấn đề, Pháp đặt nền đô hộ của họ lần đầu tiên ở miền Nam nước ta năm 1962 thì năm 1965 họ đã du nhập nền báo chí của họ vào nước ta. Tất nhiên mặt chính thức đó cũng là công cụ giúp cho nền cai trị của họ qua nhu cầu thiết yếu của báo chí, nhưng không phủ nhận cũng từ đó phong cách báo chí của họ cũng dần dần xuất hiện ở nước ta làm nền tảng cho nền báo chí phôi thai ban đầu của nước ta ra đời. Có nghĩa người Pháp không hề cấm báo chí xuất hiện ở nước ta của chính người nước ta ngoài các tờ báo ngay từ đầu do chính họ làm để phục vụ cho họ. Có nghĩa tự do báo chí trong khuôn khổ nhà nước thực dân của họ khi ấy là có thật. Tức là chất lượng và nội dung báo chí phát triển tới đâu là do chính người mình mà họ không can thiệp vào đó miễn là không đi ngoài nhu cầu chính trị của họ. Nói như vậy để thấy rằng ý nghĩa của báo chí ngoài thông tin đại chúng, nó còn mang ý nghĩa văn hóa và ngôn ngữ, điều đó hoàn toàn do người Pháp mang lại vì trước đó chúng ta chưa hề có báo chí như kiểu người phương Tây. Nên không thể phủ nhận khía cạnh văn hóa mà người Pháp mang lại lại được cho ta về số mặt là hoàn toàn có thật. Tất nhiên trong suốt thời thuộc Pháp, ý nghĩa ái quốc của người Việt Nam cũng thể hiện ở hai phương diện hay hai góc độ: phương diện cách mạng giải phóng đất nước bằng quân sự, bạo lực, và khía cạnh nổ lực phát triển đất nước trong hòa bình bằng văn hóa và báo chí. Khuynh hướng tiêu biểu cho cách mạng giải phóng bạo động được thể hiện qua Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng, Thái Phiên, Tràn Cao Vân, Phan Bội Châu chẳng hạn. Còn khuynh hướng hòa hoãn với Pháp để cứu nước không ngoài những gương mặt tiêu biểu nhất như Phan Chu Trinh với hoạt động của phong trào Duy Tân, hay những nhà báo có tâm huyết dân tộc như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Bình, Trần Trọng Kim mà ai cũng đều rõ.
Tuy nhiên điều muốn tập trung nói ở đây không ngoài ngôn ngữ và chữ viết. Ngôn ngữ dầu có tiện lợi bao nhiêu nhưng nếu không kèm theo tiện lợi của chữ viết, ngôn ngữ đó cũng coi như có yếu điểm. Trong các chữ viết của thế giới, có thể coi mẫu tự la tinh là kiểu thức đơn giản nhưng phong phú nhất. Nó là chữ viết ký âm mà không phải loại chữ viết tượng hình kiểu như Trung Quốc. Cái bất tiện của chữ Nôm xưa của nước ta là ở chỗ không thoát ra được khỏi chữ tượng hình của Trung Quốc. Ngay như chữ của tiếng Nhật bản tuy có vẻ ít phức tạp hơn chữ Nôm của ta nhưng vẫn vẫn ít nhiều mang hơi hướm chữ tượng hình, đó cũng chính là điều bất tiện. Bởi vậy khi chữ quốc ngữ ra đời, nếu có người cho rằng về sau này chính người Trung Hoa và người Nhật Bản dẽ phải ghen tỵ với chữ quốc ngữ của nước ta thì thật cũng chẳng có gì quá đáng. Tiếng Việt là tiếng đơn âm, lại kết hợp năm dấu giọng, nên sự biểu thị bằng mẫu tự la tinh là điều hết sức tiện lợi và cũng vô cùng độc đáo. Ngôn ngữ Việt là ngôn ngữ phong phú trong diễn đạt, nhưng lại đơn giản trong kiểu chữ viết theo mẫu tự la tinh, thật không gì đặc sắc cho bằng mà không phải bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới này cũng có thể có được hay làm được. Đó là ý nghĩa tại sao ngáy nay ngôn ngữ tiếng Việt có thể có vẻ đẹp tuyệt điệu như bao ngôn ngữ nổi tiếng và phổ dụng nhất trên thế giới như tiếng Anh, tiengs Pháp hay tiếng Đức chẳng hạn. Ngày nay có thể nói người Việt hoàn toàn thỏa mãn với ngôn ngữ và chữ viết của mình như một thứ ngôn ngữ tiên tiến không thua bất kỳ thứ ngôn ngữ tiên tiến và phong phú nào khác trên toàn thế giới. Công lao đó là công lao của bao thế hệ đi trước, từ những người sáng lập ra nó, những người nuôi đướng, bồi bổ, cải tiến và phát huy nó, những người vận dụng, sử đụng nó ngay từ xưa, mà cụ thể nhất là các thế hệ báo chí đầu tiên viết bằng quốc ngữ quả thật là những dấu mốc xây dựng quyết định.
Tất nhiên ngôn ngữ phát triển theo thời gian lịch sử, tuy nhiên mặt chữ viết thì lại tương đối ổn định lâu dài hơn. Ngày nay có thể nói chữ viết tiếng Việt đã hầu hoàn chỉnh, có cần thiết phải cải biên hay thay đổi được. Vấn đề chỉ là một số các yếu tố phát âm ở mặt nào đó còn chưa đi theo với một số ký tự chuẩn xác, nhưng đó chỉ là mặt thực hành mà không phải ở mặt nguyên tắc khoa học về ngữ học. Nói cụ thể, bởi nhiều kiểu phát âm theo giọng địa phương một số vùng miền do tự nhiên không được chuẩn xác, đó là lỗi của âm sắc, phát âm, không phải lỗi của nguyên tắc chữ viết thống nhất. Nên nói khác, tiếng Việt có thể nói sai theo phát âm nào đó, nhưng tuyệt đối chữ viết thì không thể nào sai được. Cái độc đáo, cái tinh túy, hy cả cái chính xác của ngôn ngữ viết tiếng Việt chính là như thế. Bởi vậy, nếu tác phầm Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác phẩm Cung Oán Ngâm Khúc của Đoàn Điểm mà đem bản viết bằng tiếng Nôm ngày xưa ra so sánh với bản bằng chữ Việt hiện đại này nay thì yếu tố mỹ thuật ngôn ngữ quả khác nhau một trời một vực. Cái đẹp của ngôn ngữ nói đi kèm với cái đẹp của ngôn ngữ quả chinh là như thế. Cho nên báo chí cũng là công cụ vô cùng cần thiết và quyết định không những ngôn ngữ nói mà cả ngôn ngữ viết. Bởi báo chí là công cụ phổ biến nhát trong toàn xã hội, nó là công cụ hàng ngày, nên nguồn mạch của nó là từ ngôn ngữ cũng như ngược lại. Chính báo chí làm phong phú cho ngôn ngữ mỗi nơi mỗi lúc và ngược lại ngôn ngữ cũng là ngồn mạch của chính báo chí trong đời sống xã hội là như thế.
Có nghĩa tự do báo chí chính là đầu óc thông minh của xã hội nhân loại. Không có tự do báo chí là làm thui chột, bế tắt, và giam hãm xã hội. Bởi vì báo chí là trường của ngôn ngữ và trường của chữ viết trong phạm vi bình dân, đại trà cũng như phổ quát nhất. Có nghĩa trong xã hội nếu người ta chia thành lãnh vực bác học hay học thuật và lãnh vực đại chúng hay bình dân, thì báo chí có thể nói là trung gian tiêu biểu hay gạch nối cơ bản nhất. Bởi báo chí có nhiều loại, nhiều lãnh vực, cũng như văn hóa hay sách vỡ cũng có nhiều địa hạt, nhiều phạm vi như thế, nhưng ngôn ngữ báo chí lại là ngôn ngữ chung mà ai cũng có thể cần đến cho dù xuất phát hay mục đích nhằm đến là gì hoặc đối tượng nào. Tự do báo chí cũng có nghĩa là góp phần vào điều kiện chung của tự do ngôn ngữ và tự do tư duy tùy theo từng mức độ hay phạm vi là như vậy. Có nghĩa báo hàng ngày hay báo tạp chí đều là dạng của báo chí, trong khi đó học thuật hay khoa học cũng đều có thể là dạng khoa học chuyên môn hoặc là dạng xã hội phổ biến. Do đó văn chương chữ nghĩa cũng có phần giống và phần khác với tư duy khoa học hoặc triết học. Văn chương chữ nghĩa thì có phần gần với đại chúng bình dân hơn, trong khi đó học thuật khoa học lại có khuynh hướng gần với giới trí thức hoặc tinh hoa hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa chỉ phần nào mới quý hay thiết yếu hơn phần nào. Bởi ai cũng có thể cần và được quyền hưởng kết quả sau cùng của những phần đó, trí thức cũng phải nhằm phục vụ bình dân trong các ý nghĩa hay khía cạnh nào đó, ngược lại bình dân không có nghĩa bị tách biệt hay cản ngăn để trở thành trí thức hóa. Cho nên quan điểm bình dân hay quan điểm đại chúng theo kiểu tầm thường, kiểu hạ thấp hay nô dịch quần chúng, đúng là kiểu trịch thượng và phản động trong thực chất của nó. Quan điểm giai cấp hay quan điểm giai cấp đấu tranh của Mác cũng đều không thoát ra được kiểu quan điểm tầm thuồng và thấp kém như thế. Có nghĩa Mác không nhìn thấy con người và xã hội theo nghĩa phổ quát của nó mà chỉ nhìn như nhưng đơn vị của quyền lợi giai cấp một cách giả tạo, đó thực chất là quan điểm phản động và ngu dốt của Mác. Bởi con người không phải chỉ có thân xác, cảm xúc, cảm tính, tình cảm, mà còn có cả ý thức và tư duy về mặt khoa học và triết học. Mác chỉ là một người có khuynh hương duy vật theo cách nông cạn, hạn hẹp, cực đoan, nghèo nàn, nên toàn bộ học thuyết của Mác cũng đều rập khuôn hay đều đi theo khuynh hướng đó. Nên cái gọi là cuộc cách mạng xã hội của Mác thực chất và thực tế chỉ là sự đẻ non và đều có nguy cơ trở thành phản cách mạng chân chính hay phản động một cách thô ráp nhất.
Ngay như quan điểm cách mạng giải phóng đất nước trong thời Pháp thuộc, không hẳn quan điểm bạo động chiến đấu và quan điểm hòa hoãn với Pháp không chắc quan điểm nào là hoàn toàn tuyệt đối đúng, mà đều cần thiết hay đều bổ sung cho nhau. Nên không thể xem thường được Phan Bội Châu hay Phan Chu Trinh, bởi vì cả hai khuynh hướng tiêu biểu đó đều có thể thiết yếu như nhau tùy theo hoàn cảnh cũng như tùy theo giai đoạn hay tình hình mỗi lúc. Không có Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, về sau cũng chưa chắc có được Phạm Quỳnh hay Nguyễn Văn Vĩnh, bởi vì tùy theo tình huống mỗi lúc mà những con người lịch sử đều có thể khác nhau. Cho nên khi chữ quốc ngữ ra đời, những người theo khuynh hướng chữ Nho xưa hay chữ Nôm đang có mặt lúc đó đều phản kháng hay khinh thị ra mặt. Nhưng rõ ràng những quan điểm như thế đều sai trái. Đó chỉ là những cái nhìn thiển cận, cảm tính, chủ quan, hạn hẹp mà không phải những cái nhìn đại cục, sâu sắc hay phát triển, tiến bộ. Bởi vì thực tình mà nói, loại ký tự chữ viết theo kiểu tượng hình như chữ Nho đều hoàn toàn nặng nề, rườm rà, bất tiện, phức tạp, xa lạ với dân tộc, không thể bì với chữ quốc ngữ là hoàn toàn đơn giản, tiện lợi, gần gủi và tiên tiến. Cả chữ Nom cũng vậy, cũng có hơn gì chữ Nho đâu, chẳng qua là do tâm lý muốn tự chủ về chữ viết mà không hay chưa tìm ra được lối ra nào hiệu quả và tốt đẹp hơn vậy thôi. Nhưng sức phản kháng đối với chữ quốc ngữ khi ấy cũng vẫn quá nhiều, cho thấy một kiểu não trạng vì quyền lợi và sự lạc hậu với lịch sử nhiều hơn là sự sáng suốt hay đầu óc cách tân thực tế.
Pháp lập chính quyền cai trị tại miền Nam nước ta 1862, tới 1865 họ đã bắt đầu du nhập nền báo chí của họ trong bước sơ khai, rồi tới 1867 đã liền bỏ đi các khoa thi theo kiểu từ chương chữ Hán trước đó từng kéo dài tại nước ta qua nhiều thế kỷ. Nhưng tại miền Trung và miền Bắc vẫn còn tiếp tục một thời gian tiếp theo nữa. Ai cũng thấy kiểu thi cử dùng chữ Hán và theo lối từ chương cũ là hoàn toàn lạc hậu. Nhưng do nhiều lý dó tâ lý nệ cổ và vì quyền lợi, nhiều nhà nho khi đó vẫn tuyệt đối công kích chữ Pháp lẫn cả chữ quốc ngữ. Rõ ràng đây chỉ là thứ não trạng lạc hậu thì làm gì mà đất nước nhanh chóng phát triển để cạnh tranh cùng quyền lực của người Pháp được. Tệ lậu của lịch sử như vậy thật đáng tiếc, và ách đô hộ của thực dân kéo tài tại nước ta gần cả 80 năm cũng không ngoài vì những lý do như thế. Nên cái sáng suốt của phong trào Đông Du về sau là như thế. Nhưng điều sáng suốt còn hơn thế nữa chính là đầu óc sáng suốt của Phan Chu Trinh qua vận động duy tâm và cắt tóc ngắn, học quốc ngữ, loại bỏ đầu óc từ chương mê muội trong chữ Hán, đó là những gì đặc biệt nổi bật đáng nói nhất.
Vậy tóm lại, đất nước luôn đi liền với ngôn ngữ là điều mà Phạm Quỳnh từng lưu ý và nổ lực thực hiện (Tiếng ta còn nước ta còn). Không những thế lịch sử còn phải đi liền theo chữ viết, đó là điều Nguyễn Văn Vĩnh từng tâm đắc (Dân tộc ta sau này hay . hoặc dở đều ở nơi chữ quốc ngữ). Thật là hai ý thức yêu nước và sáng suốt với não trạng mở rộng không chê vào đâu được. Nhưng ngôn ngữ và chữ viết không những gắn liền với ý thức mà còn gắn liền với tư duy. Bởi về mặt triết học tư duy không thể có nếu không có ngôn ngữ, còn về mặt xã hội, tư tưởng không thể có nếu không có chữ viết để phổ biến và mở rộng nó. Đó là ý nghĩa quan trọng của tiếng nói, của chữ viết, của ngôn ngữ, của tư duy trong xã hội về mặt khoa học và triết học mà mọi người đều cần biết. Dân tộc, đất nước không thể độc lập, tự do nếu mọi con người cụ thể hay mọi cá nhân kết thảnh nó cũng không có độc lập về ý thức, tư duy, tư tưởng, hay ngôn ngữ độc lập, tự do. Ý nghĩa cao nhất của văn hóa đối với chính trị chỉ là thế. Không có tư duy độc lập cũng không có xã hội hay cá nhân độc lập là như thế. Nên cái quan niệm của Mác về chủ nghĩa xã hội vô sản hay chủ nghĩa cộng sản thực chất chỉ mang tính nông cạn và thiển cận và thất bại là như vậy. Bởi xã hội kiểu như thế thì con người và con người sẽ phụ thuộc nhau cách tuyệt đối, vì hoàn toàn chẳng có yếu tố quyết định nào là độc lập riêng của mình cả. Mà một xã hội con người phải hoàn toàn lệ thuộc vào người khác, nhất là về mặt phương tiện sống cũng như mặt quan điểm nhận thức, thế thì còn gì là con người nhân văn, con người nhân bản, con người tự chủ độc lập nữa. Bề ngoài tưởng đâu là tư tưởng cách mạng tuyệt đối nhất của Mác, thực chất nó chỉ là quan điểm phản động, phản phát triển, phản tiến hóa cực kỳ của cá nhân và xã hội, và điều đó lại cũng trở thành phản lịch sử là như vậy. Nên tính nhân văn trong xã hội loài người quan trọng bao nhiêu thì ý nghĩa đặc biệt của ngôn ngữ và chữ viết cũng quan trọng như thế. Bởi ngôn ngữ và chữ viết chính là công cụ thiết yếu quan trọng để thể hiện tính nhân văn mà không gì khác. Loài vật không có nhân văn vì nó không có ngôn ngữ nhân văn cũng như không có chữ viết. Nên nói một chiều, viết một chiều, không có tư tưởng tự do, không có báo chí tự do, đó là thực tại xã hội theo kiểu cực kỳ lạc hậu, cực kỳ phản động không ngoài là như thế cho dù nó được mặc cho mọi thứ từ ngữ hào nhoáng mà hoàn toàn giả tạo, không đúng sự thật, thực chất nào đó cũng thế.
NGÔN NGỮ VÀ CHỮ VIẾT
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp trực tiếp giữa người và người quan trọng nhất, nên trong lịch sử nhân loại bất kỳ dân tộc, đất nước nào cũng đều có ngôn ngữ. Tuy vậy con người không phải chỉ giao tiếp trực tiếp mà còn giao tiếp gián tiếp bằng ký tự viết ra cũng mang ý nghĩa và giá trị không kém, đó là chữ viết. Trên thế giới bởi vậy nhiều dân tộc có chữ viết riêng qua lịch sử phát triển ngôn ngữ của mình, nhưng do nhiều lý do khác nhau có nhiều dân tộc có thể dùng chung một ngôn ngữ hay cả dùng chung một loại chữ viết dù có biến đổi hay không cũng vậy.
Việt Nam ta nghe bảo xưa kia dân tộc Việt cũng có thứ chữ viết riêng, rất tiếc qua các chuyển biến của lịch sử, ngày nay thứ cổ tự thuần Việt đó không còn tìm thấy được nữa, sự mai một đó là cả một mất mát lớn cho lịch sử dân tộc, nhưng ngày nay có tiếc nuối thì cũng là chuyện đã rồi. Do vậy cả ngàn năm trước, khi người Trung Quốc sang cai trị nước ta, dân ta chỉ biết có thứ chữ duy nhất thông dụng là chữ viết của Tàu hay gọi là chữ Nho mà không có kiểu chữ viết nào khác. Chỉ mãi về sau đến thế kỷ 13, Hàn Thuyên là người Việt Nam đầu tiên chế được ra thứ chữ Việt lấy gốc từ chữ Tàu, nhưng viết và đọc theo âm Việt, dù cơ bản mặt chữ vẫn là kết cấu từ chữ Hán. Từ đó ngoài tiếng Việt là tiếng tự nhiên, nước ta còn có thêm tiếng Hán Việt, nhất là chữ Nôm, là công cụ viết dùng cả cho tiếng Việt và tiếng Hán Việt đó. Cũng từ đó nước ta có nền văn hóa viết bằng tiếng Nôm song song với nền văn hóa nói thuần Việt, đến nay còn để lại vô số các tác phẩm giá trị về nhiều mặt, như vậy công lao của Hàn Thuyên thật là rất lớn. Đặc biệt Nhất, vua Quang Trung Nguyễn Huệ là vì vua rất ý thức dân tộc, hết lòng cổ vũ và sử dụng chữ Nôm, thật là một tấm gương sáng chói trong lịch sử nước nhà.
Song dưới thời triều Nguyễn Gia Long, các đời vua về sau đã dần dần suy biến và hậu quả dẫn đến là người Pháp đã sang đô hộ nước ta. Sự đô hộ này kéo dài cả đến 80 năm, chủ yếu là chế độ thực dân của họ, nhưng Pháp thời buổi ấy là nước văn minh tiến bộ hơn ta, nên nền văn hóa do họ mang lại cho ta thật sự không thể phủ nhận, nhất là cũng trong hoàn cảnh đó mà chữ Việt mới cũng được ra đời được gọi là chữ quốc ngữ, và mãi đến nay nó đã trở thành chữ viết thông dụng và tiện lợi nhất cho sự phát triển lịch sử của đất nước. Trong ý nghĩa đó, Tạp chí Đại Học (Huế) số 31 năm thứ VI, tháng 3/1963 có nội dung chủ đề về văn chương chữ nghĩa, đặc biệt trong đó có bài viết nhan đề là Tạp Chí (1913 -1932) của cố Giáo sư Thanh Lãng là một bài viết rất nghiêm túc và rất hay mà ngày nay vẫn còn nên đáng đọc. Chính trị bài viết này, tác giả Thanh Lãng đã lượt lại giai đoạn chữ viết của tiến trình lịch sử đó, nhất là sự thành hình và phát triển về mặt báo chí ở đây như sự góp phần quan trọng cho tiếng Việt ta phát triển từ đó đến nay mà hai nhà báo lớn tiêu biểu nhất vào thời đó không ai khác hơn chính là Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh. Đặc biệt câu nói của Nguyễn Văn Vĩnh bảo rằng lịch sử nước ta về sau này hay hay dở cũng không ngoài chữ Quốc ngữ, còn Phạm Quỳnh thì nói tiếng ta còn thì nước ta còn, đó đều là hai câu nói để đời của chính hai danh nhân văn hóa muôn đời đó của đất nước ta.
Trở lại vấn đề, Pháp đặt nền đô hộ của họ lần đầu tiên ở miền Nam nước ta năm 1962 thì năm 1965 họ đã du nhập nền báo chí của họ vào nước ta. Tất nhiên mặt chính thức đó cũng là công cụ giúp cho nền cai trị của họ qua nhu cầu thiết yếu của báo chí, nhưng không phủ nhận cũng từ đó phong cách báo chí của họ cũng dần dần xuất hiện ở nước ta làm nền tảng cho nền báo chí phôi thai ban đầu của nước ta ra đời. Có nghĩa người Pháp không hề cấm báo chí xuất hiện ở nước ta của chính người nước ta ngoài các tờ báo ngay từ đầu do chính họ làm để phục vụ cho họ. Có nghĩa tự do báo chí trong khuôn khổ nhà nước thực dân của họ khi ấy là có thật. Tức là chất lượng và nội dung báo chí phát triển tới đâu là do chính người mình mà họ không can thiệp vào đó miễn là không đi ngoài nhu cầu chính trị của họ. Nói như vậy để thấy rằng ý nghĩa của báo chí ngoài thông tin đại chúng, nó còn mang ý nghĩa văn hóa và ngôn ngữ, điều đó hoàn toàn do người Pháp mang lại vì trước đó chúng ta chưa hề có báo chí như kiểu người phương Tây. Nên không thể phủ nhận khía cạnh văn hóa mà người Pháp mang lại lại được cho ta về số mặt là hoàn toàn có thật. Tất nhiên trong suốt thời thuộc Pháp, ý nghĩa ái quốc của người Việt Nam cũng thể hiện ở hai phương diện hay hai góc độ: phương diện cách mạng giải phóng đất nước bằng quân sự, bạo lực, và khía cạnh nổ lực phát triển đất nước trong hòa bình bằng văn hóa và báo chí. Khuynh hướng tiêu biểu cho cách mạng giải phóng bạo động được thể hiện qua Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng, Thái Phiên, Tràn Cao Vân, Phan Bội Châu chẳng hạn. Còn khuynh hướng hòa hoãn với Pháp để cứu nước không ngoài những gương mặt tiêu biểu nhất như Phan Chu Trinh với hoạt động của phong trào Duy Tân, hay những nhà báo có tâm huyết dân tộc như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Bình, Trần Trọng Kim mà ai cũng đều rõ.
Tuy nhiên điều muốn tập trung nói ở đây không ngoài ngôn ngữ và chữ viết. Ngôn ngữ dầu có tiện lợi bao nhiêu nhưng nếu không kèm theo tiện lợi của chữ viết, ngôn ngữ đó cũng coi như có yếu điểm. Trong các chữ viết của thế giới, có thể coi mẫu tự la tinh là kiểu thức đơn giản nhưng phong phú nhất. Nó là chữ viết ký âm mà không phải loại chữ viết tượng hình kiểu như Trung Quốc. Cái bất tiện của chữ Nôm xưa của nước ta là ở chỗ không thoát ra được khỏi chữ tượng hình của Trung Quốc. Ngay như chữ của tiếng Nhật bản tuy có vẻ ít phức tạp hơn chữ Nôm của ta nhưng vẫn vẫn ít nhiều mang hơi hướm chữ tượng hình, đó cũng chính là điều bất tiện. Bởi vậy khi chữ quốc ngữ ra đời, nếu có người cho rằng về sau này chính người Trung Hoa và người Nhật Bản dẽ phải ghen tỵ với chữ quốc ngữ của nước ta thì thật cũng chẳng có gì quá đáng. Tiếng Việt là tiếng đơn âm, lại kết hợp năm dấu giọng, nên sự biểu thị bằng mẫu tự la tinh là điều hết sức tiện lợi và cũng vô cùng độc đáo. Ngôn ngữ Việt là ngôn ngữ phong phú trong diễn đạt, nhưng lại đơn giản trong kiểu chữ viết theo mẫu tự la tinh, thật không gì đặc sắc cho bằng mà không phải bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới này cũng có thể có được hay làm được. Đó là ý nghĩa tại sao ngáy nay ngôn ngữ tiếng Việt có thể có vẻ đẹp tuyệt điệu như bao ngôn ngữ nổi tiếng và phổ dụng nhất trên thế giới như tiếng Anh, tiengs Pháp hay tiếng Đức chẳng hạn. Ngày nay có thể nói người Việt hoàn toàn thỏa mãn với ngôn ngữ và chữ viết của mình như một thứ ngôn ngữ tiên tiến không thua bất kỳ thứ ngôn ngữ tiên tiến và phong phú nào khác trên toàn thế giới. Công lao đó là công lao của bao thế hệ đi trước, từ những người sáng lập ra nó, những người nuôi đướng, bồi bổ, cải tiến và phát huy nó, những người vận dụng, sử đụng nó ngay từ xưa, mà cụ thể nhất là các thế hệ báo chí đầu tiên viết bằng quốc ngữ quả thật là những dấu mốc xây dựng quyết định.
Tất nhiên ngôn ngữ phát triển theo thời gian lịch sử, tuy nhiên mặt chữ viết thì lại tương đối ổn định lâu dài hơn. Ngày nay có thể nói chữ viết tiếng Việt đã hầu hoàn chỉnh, có cần thiết phải cải biên hay thay đổi được. Vấn đề chỉ là một số các yếu tố phát âm ở mặt nào đó còn chưa đi theo với một số ký tự chuẩn xác, nhưng đó chỉ là mặt thực hành mà không phải ở mặt nguyên tắc khoa học về ngữ học. Nói cụ thể, bởi nhiều kiểu phát âm theo giọng địa phương một số vùng miền do tự nhiên không được chuẩn xác, đó là lỗi của âm sắc, phát âm, không phải lỗi của nguyên tắc chữ viết thống nhất. Nên nói khác, tiếng Việt có thể nói sai theo phát âm nào đó, nhưng tuyệt đối chữ viết thì không thể nào sai được. Cái độc đáo, cái tinh túy, hy cả cái chính xác của ngôn ngữ viết tiếng Việt chính là như thế. Bởi vậy, nếu tác phầm Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác phẩm Cung Oán Ngâm Khúc của Đoàn Điểm mà đem bản viết bằng tiếng Nôm ngày xưa ra so sánh với bản bằng chữ Việt hiện đại này nay thì yếu tố mỹ thuật ngôn ngữ quả khác nhau một trời một vực. Cái đẹp của ngôn ngữ nói đi kèm với cái đẹp của ngôn ngữ quả chinh là như thế. Cho nên báo chí cũng là công cụ vô cùng cần thiết và quyết định không những ngôn ngữ nói mà cả ngôn ngữ viết. Bởi báo chí là công cụ phổ biến nhát trong toàn xã hội, nó là công cụ hàng ngày, nên nguồn mạch của nó là từ ngôn ngữ cũng như ngược lại. Chính báo chí làm phong phú cho ngôn ngữ mỗi nơi mỗi lúc và ngược lại ngôn ngữ cũng là ngồn mạch của chính báo chí trong đời sống xã hội là như thế.
Có nghĩa tự do báo chí chính là đầu óc thông minh của xã hội nhân loại. Không có tự do báo chí là làm thui chột, bế tắt, và giam hãm xã hội. Bởi vì báo chí là trường của ngôn ngữ và trường của chữ viết trong phạm vi bình dân, đại trà cũng như phổ quát nhất. Có nghĩa trong xã hội nếu người ta chia thành lãnh vực bác học hay học thuật và lãnh vực đại chúng hay bình dân, thì báo chí có thể nói là trung gian tiêu biểu hay gạch nối cơ bản nhất. Bởi báo chí có nhiều loại, nhiều lãnh vực, cũng như văn hóa hay sách vỡ cũng có nhiều địa hạt, nhiều phạm vi như thế, nhưng ngôn ngữ báo chí lại là ngôn ngữ chung mà ai cũng có thể cần đến cho dù xuất phát hay mục đích nhằm đến là gì hoặc đối tượng nào. Tự do báo chí cũng có nghĩa là góp phần vào điều kiện chung của tự do ngôn ngữ và tự do tư duy tùy theo từng mức độ hay phạm vi là như vậy. Có nghĩa báo hàng ngày hay báo tạp chí đều là dạng của báo chí, trong khi đó học thuật hay khoa học cũng đều có thể là dạng khoa học chuyên môn hoặc là dạng xã hội phổ biến. Do đó văn chương chữ nghĩa cũng có phần giống và phần khác với tư duy khoa học hoặc triết học. Văn chương chữ nghĩa thì có phần gần với đại chúng bình dân hơn, trong khi đó học thuật khoa học lại có khuynh hướng gần với giới trí thức hoặc tinh hoa hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa chỉ phần nào mới quý hay thiết yếu hơn phần nào. Bởi ai cũng có thể cần và được quyền hưởng kết quả sau cùng của những phần đó, trí thức cũng phải nhằm phục vụ bình dân trong các ý nghĩa hay khía cạnh nào đó, ngược lại bình dân không có nghĩa bị tách biệt hay cản ngăn để trở thành trí thức hóa. Cho nên quan điểm bình dân hay quan điểm đại chúng theo kiểu tầm thường, kiểu hạ thấp hay nô dịch quần chúng, đúng là kiểu trịch thượng và phản động trong thực chất của nó. Quan điểm giai cấp hay quan điểm giai cấp đấu tranh của Mác cũng đều không thoát ra được kiểu quan điểm tầm thuồng và thấp kém như thế. Có nghĩa Mác không nhìn thấy con người và xã hội theo nghĩa phổ quát của nó mà chỉ nhìn như nhưng đơn vị của quyền lợi giai cấp một cách giả tạo, đó thực chất là quan điểm phản động và ngu dốt của Mác. Bởi con người không phải chỉ có thân xác, cảm xúc, cảm tính, tình cảm, mà còn có cả ý thức và tư duy về mặt khoa học và triết học. Mác chỉ là một người có khuynh hương duy vật theo cách nông cạn, hạn hẹp, cực đoan, nghèo nàn, nên toàn bộ học thuyết của Mác cũng đều rập khuôn hay đều đi theo khuynh hướng đó. Nên cái gọi là cuộc cách mạng xã hội của Mác thực chất và thực tế chỉ là sự đẻ non và đều có nguy cơ trở thành phản cách mạng chân chính hay phản động một cách thô ráp nhất.
Ngay như quan điểm cách mạng giải phóng đất nước trong thời Pháp thuộc, không hẳn quan điểm bạo động chiến đấu và quan điểm hòa hoãn với Pháp không chắc quan điểm nào là hoàn toàn tuyệt đối đúng, mà đều cần thiết hay đều bổ sung cho nhau. Nên không thể xem thường được Phan Bội Châu hay Phan Chu Trinh, bởi vì cả hai khuynh hướng tiêu biểu đó đều có thể thiết yếu như nhau tùy theo hoàn cảnh cũng như tùy theo giai đoạn hay tình hình mỗi lúc. Không có Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, về sau cũng chưa chắc có được Phạm Quỳnh hay Nguyễn Văn Vĩnh, bởi vì tùy theo tình huống mỗi lúc mà những con người lịch sử đều có thể khác nhau. Cho nên khi chữ quốc ngữ ra đời, những người theo khuynh hướng chữ Nho xưa hay chữ Nôm đang có mặt lúc đó đều phản kháng hay khinh thị ra mặt. Nhưng rõ ràng những quan điểm như thế đều sai trái. Đó chỉ là những cái nhìn thiển cận, cảm tính, chủ quan, hạn hẹp mà không phải những cái nhìn đại cục, sâu sắc hay phát triển, tiến bộ. Bởi vì thực tình mà nói, loại ký tự chữ viết theo kiểu tượng hình như chữ Nho đều hoàn toàn nặng nề, rườm rà, bất tiện, phức tạp, xa lạ với dân tộc, không thể bì với chữ quốc ngữ là hoàn toàn đơn giản, tiện lợi, gần gủi và tiên tiến. Cả chữ Nom cũng vậy, cũng có hơn gì chữ Nho đâu, chẳng qua là do tâm lý muốn tự chủ về chữ viết mà không hay chưa tìm ra được lối ra nào hiệu quả và tốt đẹp hơn vậy thôi. Nhưng sức phản kháng đối với chữ quốc ngữ khi ấy cũng vẫn quá nhiều, cho thấy một kiểu não trạng vì quyền lợi và sự lạc hậu với lịch sử nhiều hơn là sự sáng suốt hay đầu óc cách tân thực tế.
Pháp lập chính quyền cai trị tại miền Nam nước ta 1862, tới 1865 họ đã bắt đầu du nhập nền báo chí của họ trong bước sơ khai, rồi tới 1867 đã liền bỏ đi các khoa thi theo kiểu từ chương chữ Hán trước đó từng kéo dài tại nước ta qua nhiều thế kỷ. Nhưng tại miền Trung và miền Bắc vẫn còn tiếp tục một thời gian tiếp theo nữa. Ai cũng thấy kiểu thi cử dùng chữ Hán và theo lối từ chương cũ là hoàn toàn lạc hậu. Nhưng do nhiều lý dó tâ lý nệ cổ và vì quyền lợi, nhiều nhà nho khi đó vẫn tuyệt đối công kích chữ Pháp lẫn cả chữ quốc ngữ. Rõ ràng đây chỉ là thứ não trạng lạc hậu thì làm gì mà đất nước nhanh chóng phát triển để cạnh tranh cùng quyền lực của người Pháp được. Tệ lậu của lịch sử như vậy thật đáng tiếc, và ách đô hộ của thực dân kéo tài tại nước ta gần cả 80 năm cũng không ngoài vì những lý do như thế. Nên cái sáng suốt của phong trào Đông Du về sau là như thế. Nhưng điều sáng suốt còn hơn thế nữa chính là đầu óc sáng suốt của Phan Chu Trinh qua vận động duy tâm và cắt tóc ngắn, học quốc ngữ, loại bỏ đầu óc từ chương mê muội trong chữ Hán, đó là những gì đặc biệt nổi bật đáng nói nhất.
Vậy tóm lại, đất nước luôn đi liền với ngôn ngữ là điều mà Phạm Quỳnh từng lưu ý và nổ lực thực hiện (Tiếng ta còn nước ta còn). Không những thế lịch sử còn phải đi liền theo chữ viết, đó là điều Nguyễn Văn Vĩnh từng tâm đắc (Dân tộc ta sau này hay . hoặc dở đều ở nơi chữ quốc ngữ). Thật là hai ý thức yêu nước và sáng suốt với não trạng mở rộng không chê vào đâu được. Nhưng ngôn ngữ và chữ viết không những gắn liền với ý thức mà còn gắn liền với tư duy. Bởi về mặt triết học tư duy không thể có nếu không có ngôn ngữ, còn về mặt xã hội, tư tưởng không thể có nếu không có chữ viết để phổ biến và mở rộng nó. Đó là ý nghĩa quan trọng của tiếng nói, của chữ viết, của ngôn ngữ, của tư duy trong xã hội về mặt khoa học và triết học mà mọi người đều cần biết. Dân tộc, đất nước không thể độc lập, tự do nếu mọi con người cụ thể hay mọi cá nhân kết thảnh nó cũng không có độc lập về ý thức, tư duy, tư tưởng, hay ngôn ngữ độc lập, tự do. Ý nghĩa cao nhất của văn hóa đối với chính trị chỉ là thế. Không có tư duy độc lập cũng không có xã hội hay cá nhân độc lập là như thế. Nên cái quan niệm của Mác về chủ nghĩa xã hội vô sản hay chủ nghĩa cộng sản thực chất chỉ mang tính nông cạn và thiển cận và thất bại là như vậy. Bởi xã hội kiểu như thế thì con người và con người sẽ phụ thuộc nhau cách tuyệt đối, vì hoàn toàn chẳng có yếu tố quyết định nào là độc lập riêng của mình cả. Mà một xã hội con người phải hoàn toàn lệ thuộc vào người khác, nhất là về mặt phương tiện sống cũng như mặt quan điểm nhận thức, thế thì còn gì là con người nhân văn, con người nhân bản, con người tự chủ độc lập nữa. Bề ngoài tưởng đâu là tư tưởng cách mạng tuyệt đối nhất của Mác, thực chất nó chỉ là quan điểm phản động, phản phát triển, phản tiến hóa cực kỳ của cá nhân và xã hội, và điều đó lại cũng trở thành phản lịch sử là như vậy. Nên tính nhân văn trong xã hội loài người quan trọng bao nhiêu thì ý nghĩa đặc biệt của ngôn ngữ và chữ viết cũng quan trọng như thế. Bởi ngôn ngữ và chữ viết chính là công cụ thiết yếu quan trọng để thể hiện tính nhân văn mà không gì khác. Loài vật không có nhân văn vì nó không có ngôn ngữ nhân văn cũng như không có chữ viết. Nên nói một chiều, viết một chiều, không có tư tưởng tự do, không có báo chí tự do, đó là thực tại xã hội theo kiểu cực kỳ lạc hậu, cực kỳ phản động không ngoài là như thế cho dù nó được mặc cho mọi thứ từ ngữ hào nhoáng mà hoàn toàn giả tạo, không đúng sự thật, thực chất nào đó cũng thế.
THƯỢNG NGÀN
(12/9/16)