Hiện tượng Donald Trump có thể xảy ra ở Canada không?

Charlie Gillis | Trà Mi

djtThắng hay thua, Donald Trump đã nâng cấp một kiểu làm chính trị mới – chính trị khiêu khích, vô trách nhiệm.

Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald J. Trump trong một cuộc vận động ở BB & T Center hôm 10 tháng 8 năm 2016 tại Sunrise, Florida. Nguồn: Johnny Louis / WireImage / Getty Images.
Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald J. Trump trong một cuộc vận động ở BB & T Center hôm 10 tháng 8 năm 2016 tại Sunrise, Florida. Nguồn: Johnny Louis / WireImage / Getty Images.

Đừng nói một tuần. Đối với Donald Trump, một vài giây trong chính trị có thể là dài một quãng dài nguy hiểm. Còn chưa đầy ba tháng trước khi người Mỹ đi bỏ phiếu, trong lúc những người vận động cho đảng Cộng Hòa đang lo âu chờ đợi tuyên bố điên đầu sắp tới của ông ta thì ứng cử viên Tổng thống của họ tiếp tục cho thấy tốc độ và độ dễ dàng mà Trump có thể phá hủy tất cả mọi nỗ lực để làm cho ông ấy có vẻ đáng tin. Người ta nghĩ rằng ông Trump đã cố tình làm như vậy.

Đề nghị mới đây của Trump là nhóm người ủng hộ quyền vũ trang có thể tự giải quyết vấn đề chận không cho Hillary Clinton vào đến phòng Bầu dục là một thí dụ tồi tệ điển hình: chỉ vài giờ sau khi đọc một bài phát biểu tại Detroit, một bài đọc để chứng tỏ ông là một người quản lý có hiểu biết và có trách nhiệm với nền kinh tế Mỹ, ông Trump đã đạp đổ những vun xới, chưa nói tới nụ cười khẩy, về lời sự đe dọa của bà Clinton với quyền vũ trang hiến định. “Nếu bà ấy được chọn thẩm phán Tối cao Pháp viện thì không có gì quý vị có thể làm được.” Trump nhún vai, trước khi nói tiếp, “Mặc dù với những người ủng hộ Tu chính án thứ Hai, có thể có, tôi không biết.”

Không thể phủ nhận lời tuyên bố nói trên nghe quá tồi dù đứng ở vị trí nào đi nữa, và nó lại đến ngay sau cuộc tấn công của Trump chống lại gia đình của một người lính Mỹ Hồi giáo đã hy sinh tại Iraq, nó làm hào quang vô trách nhiệm xung quanh cuộc vận dộng của Trump sáng hơn nữa. Với mỗi nhận xét kỳ thị chủng tộc, với mỗi lời kêu gọi dùng bạo lực chỉ che màn mỏng, người ta tự hỏi một loại quốc gia nào Trump hy vọng sẽ lèo lái nếu ông ấy thắng cử, bất kể kết quả các cuộc thăm dò.

Câu hỏi trên áp dụng cho cả chính sách cũng như những lời tuyên bố xốc hông của ông Trump. Một kết quả đáng tiếc sự náo động vì lời tuyên bố về Tu chính án thứ Hai đã lấn lướt những nhận định nghiêm túc về phát biểu của Trump ở Detroit, nơi ông ta đề nghị xoá sổ Hiệp Định Thương mại Bắc Mỹ NAFTA, gây chiến thương mại với Trung Quốc và buộc Mexico phải trả chi phí xây bức tường dọc biên giới miền nam nước Mỹ. Trump đưa ra những ý tưởng như vậy dưới danh nghĩa “bảo vệ công ăn việc làm của Mỹ”. Nhưng tất cả đề khó mà thực hiện được, và rất có thể gây tổn hại cho lợi ích của khối cử tri mà Trump tuyên bố đại diện cho họ; một trong những người quan sát cuộc vận động tranh cử từ lâu như Stephen Craig đang cảnh cáo về một nhiệm kỳ tổng thống thất bại nếu Trump cố gắng thi hành những tuyên bố kể trên. Craig, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Florida đã nghiên cứu tác động của những cuộc vận động tranh cử, đặt câu hỏi,

“Ai sẽ ủng hộ lệnh cấm người Hồi giáo? Chúng ta làm thế nào để xây được bức tường dọc biên giới? Ông ta sẽ để bao nhiêu năng lực, nếu ông trở thành Tổng thống, để cố gắng thực hiện những việc đó?”

Nếu Trump dường như không quan tâm đến những chuyện nhạt nhẽo đó, có lẽ là vì cử tri tại Hoa Kỳ, và trên khắp thế giới phương Tây, dường như ngày càng thoải mái với loại chính trị không cần có trách nhiệm. Boris Johnson và Nigel Farage, hai người lãnh đạo nổi cộm trong cuộc vận động “Brexit”, đã bỏ ra nhiều tuần tuyên bố vung vít về những gì nước Anh có thể có được khi tách ra khỏi Liên minh châu Âu và những diềm báo đen tối về người nước ngoài ăn cắp công việc của người Anh bản địa, nếu Anh Quốc không ra khỏi EU. Trong cuộc vận động tách khỏi EU, một trong những tuyên bố của Farage là Brexit sẽ giải phóng 500 tỷ dollars hàng năm cho các dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) của nước Anh, một khẳng định họ đã sơn trên hông xe buýt vận động.

(Bên phải) Nigel Farage, cựu lãnh đạo của đảng UKIP ở Anh, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump, (bên trái) lắng nghe, tại cuộc hội họp của Trump ở Jackson, Miss., Thứ Tư, 24 Tháng 8, 2016. Nguồn: AP Photo / Gerald Herbert
(Bên phải) Nigel Farage, cựu lãnh đạo của đảng UKIP ở Anh, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump, (bên trái) lắng nghe, tại cuộc hội họp của Trump ở Jackson, Miss., Thứ Tư, 24 Tháng 8, 2016. Nguồn: AP Photo / Gerald Herbert

Trước sự ngạc nhiên của cả thế giới, người Anh đã tin, và bỏ phiếu 52% ủng hộ tách nước Anh ra khỏi EU. Nhưng với tiến trình thực tế của việc tách rời Anh Quốc đột nhiên bắt đầu thì những nhân vật chính, đã cổ động cho Brexit bỗng dưng lui bước: Johnson giả tảng không nghe lời kêu gọi tranh cử để thay thế lãnh đạo đảng Bảo thủ và cựu Thủ tướng David Cameron, trong khi đó thì Farage từ chức lãnh đạo Đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP), nói rằng ông cần “nghỉ ngơi”. Còn lời hứa về tiền cho Hệ thống Y tế Quốc gia, NHS, thi dân biểu Iain Duncan Smith, một nhân vật chính trong khối ly khai EU, nói rằng con số 500 tỉ đó chỉ là kết quả của “một phép ngoại suy” thêm vào bằng lời khinh bạc ngoạn mục: “lời hứa của chúng tôi chỉ là một loạt những điều có thể xảy ra.” [như cộng sản hứa “thiên đàng XHCN”? – TM]

Không, tóm lại, đó không phải là một ví dụ của sự lãnh đạo truyền cảm. Tuy nhiên, sự thành công của cuộc vận đông Brexit đã truyền cảm cho những kẻ mị dân, một loại thuần giống hơn, những người đang tận dụng sự lo âu của quần chúng. Tại Hoà Lan, người lãnh đạo Đảng vì Tự do, Geert Wilders, đã đề nghị một “Nexit” cho nước của mình, chăm chỉ đan kết sự ngờ vực của châu Âu với sự căng thẳng chống Hồi giáo. Trong một bài nghị luận tháng trước, ông tuyên bố EU đã giải quyết sai “cuộc khủng hoảng di dân”, đã cho phép người Hồi giáo tràn vào lục địa không kiểm soát. Wilders đã viết “Hồi giáo không thuộc vào châu Âu. Chúng ta phải chận tất cả di dân từ các nước Hồi giáo và bắt đầu tẩy bỏ Hồi giáo.” Ở Pháp, đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia của Marine Le Pen đang được ủng hộ cao, ở mức 35%, với cảnh báo rằng người Hồi giáo sẽ áp đặt các giá trị tôn giáo của họ ở Pháp nếu được phép (mặc dù đề xuất đưa Pháp ra khổi EU, của Le Pen, kiểu Brexit, lai ít được ưa chuộng hơn).

Loại thông điệp như thế đã nâng câp giới lãnh đạo như họ và Trump từ vị trí của những kẻ khiêu khích chính trị trở thành những ứng viên hợp pháp để tranh ghế quyền lực. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ thực hiện bước tiếp theo? Craig nói rằng, cầm quyền khó hơn khuấy động hận thù rất nhiều: trừ khi họ có kế hoạch xé toang những bản hiến pháp quốc gia. Họ sẽ sớm nhận thấy rằng uốn nắn lời hùng biện của họ vào luật pháp luật hữu hiệu đòi hỏi sự tự kiềm chế, xây dựng đồng thuận và khoan dung với quan điểm của người khác. Tóm lại, chúng đối nghịch với những gì đã đưa họ tới vị trí hiện nay.

Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump và người ủng hộ trong một cuộc họp ở Silver Spurs Arena trong Công viênOsceola Heritage Park ở Kissimmee, Florida vào ngày 11, 2016. Nguồn: Gregg Newton / AFP / Getty Images.
Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump và người ủng hộ trong một cuộc họp ở Silver Spurs Arena trong Công viênOsceola Heritage Park ở Kissimmee, Florida vào ngày 11, 2016. Nguồn: Gregg Newton / AFP / Getty Images.

Trong ban tổ chức vận động của Trump, đã có dấu hiệu thoáng qua rằng họ đã thấy như vậy. Hồi tháng Bảy, con trai và là cố vấn của ứng cử viên, Donald Jr., đã đến Ohio tìm gặp cựu ứng cử viên đảng Cộng hòa John Kasich, mà thanh tích xây dựng liên minh và gây dựng sự ủng hộ cho chương trình vận động của mình có thể giúp phong cách chính trị đập đổ của Trump phần nào mạch lạc hơn. Theo tin trong giới truyền thông và sau này Kasich cũng đã xác nhận, Trump Jr. cho biết cha của ông sẽ giao cho Kasich phụ trách cả “chính sách đối ngoại và chính sách đối nội” nếu ông nhận là ứng viên Phó Tổng thống cho Trump. Những trách nhiệm còn lại thuộc Trump là những gì thì không ai rõ (nhóm của Trump phủ nhận tính chính xác của chuyện này.)

Cuối cùng nó cũng không thành vấn đề nữa. Kasich ngần ngại, và để cho Mike Pence, Thống đốc cánh hữu của Indiana nhận làm ứng cử viên PTT với Trump. Tuần trước, Trump cải tổ thành phần lãnh đạo ban vận động tranh cử, giao trách nhiệm hàng đầu cho Stephen Bannon, một người hâm mộ Trump và là một giám đốc của trang tin tức cánh hữu Breitbart.

Trong khi đó thì Trump lại trở lại phong cách quá khích, liên tục gọi Tổng thống Barack Obama là “người sáng lập” của ISIS và đề nghị một phép kiểm nghiệm ý thức hệ cho người nhập cư Hồi giáo tương lai. Vì vậy, cuộc vận động hủy diệt vẫn tiếp diễn, nêu lên câu hỏi kết quả sẽ thế nào khi Mỹ có người lãnh đạo kỷ luật hơn, ít yêu mình hơn. Trump có thể sẻ rất xấu hổ trong ngày bầu cử. Nhưng ông và những người khác đã nâng cấp một phong cách chính trị buông thả mới – một loại chính trị mà giới chuyên gia cảnh cáo là không có nước dân chủ phương Tây, ngay cả Canada, có thể coi mình là miễn nhiễm.

Kasich có thể đã sợ hãi vì những câu hỏi khó hiểu mà vấn đề này đã đặt ra: tại sao loại chính trị phá hoại như vậy lại có thể có hiệu quả? Những người theo trường phái (phá hoại) này có thực tâm muốn thấy nó thành hiện thực không?

Một đại biểu đảng Cộng hoà tại Đại hội Quốc gia đảng Cộng hòa vào ngày 21 Tháng 7 năm 2016, Quicken Loans Arena ở Cleveland, Ohio. Nguồn: Joe Raedle / Getty Images.
Một đại biểu đảng Cộng hoà tại Đại hội Quốc gia đảng Cộng hòa vào ngày 21 Tháng 7 năm 2016, Quicken Loans Arena ở Cleveland, Ohio. Nguồn: Joe Raedle / Getty Images.

Vào giai đoạn này, tất cả những gì chúng ta biết là họ đang cảm thấy bị đe dọa. Tại Hoa Kỳ, giống như ở Anh và châu Âu, các người da trắng, lớp trung lưu đã bị tác động mạnh vì sự di chuyển việc làm trong kỹ nghệ sản xuất sang các nước có nguồn nhân công giá rẻ hơn, và vì sự thay đổi lịch sử về sự phân bố thu nhập. Thí dụ, một phân tích mới đây của Trung tâm nghiên cứu Pew [Pew Reserach Center], cho thấy những tỉ lệ người Mỹ trưởng thành sống trong các gia đình có thu nhập trung bình giảm ở 203 trong 229 khu vực đô thị lớn nhất nước Mỹ, trong khi các tỉ lệ dân có thu nhập thấp tăng lên trong 160 khu vực. Thu nhập trung bình cũng giảm ở khắp nơi trừ 8 khu vực, gồm 76% dân số.

Với sự chênh lệch trong xã hội và một cảm giác bất lực chính trị: các chính đảng dòng chính ngày càng cho rằng ảnh hưởng của dân da trắng, giai cấp công nhân đang tàn dần. Các chuyên gia cho rằng, thêm vào đó, các hiệu ứng chuyển hóa của làn sóng dân di cư quốc tế, và cảm giác bất lực của cử tri có thể đã đưa đến không gian hiện sinh. Matthew Goodwin, đồng tác giả của một cuốn sách năm 2014 phân tích sự nổi lên của các chính trị gia cực đoan ở Anh, góp phần cho sức mạnh không cân xứng của nhóm bỏ phiếu tách rời EU, ở trong những khu vực chịu hậu quả trực tiếp của lớp sóng người người di cư ở EU trong mười năm qua. Ông nói,

“Thực sự, đây là một trường hợp căn cước chiếm ưu thế hơn kinh tế. Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý gắn liền với kinh nghiệm của chúng ta về các thành viên của EU, và cảm nhận của mọi người trước sự thay đổi [thành phần] sắc dân ở những cộng đồng địa phương của họ.”

Nó cũng cho thấy rằng tầng lớp cử tri da trắng không phải là lực lượng đang tàn như các chuyên viên dữ liệu của đảng phái chính trị giả định. Tại Mỹ, theo một phân tích mới đây của tờ New York Times, tập hợp phụ các cử tri da trắng, cổ áo xanh mà từ đó Trump thu hút sự ủng hộ cho mình đã bị ước tính thấp hơn sự thực một cách đáng kể; điều này có thể giải thích tại sao nhiều người trog giới bình luận chính trị đã hụt hẫng vì thành công của Donald Trump ở cuộc bầu cử sơ bộ. Vấn đề là mô hình nhân khẩu học của các chính đảng dựa rất nhiều vào các cuộc thăm dò ngay sau bầu cử. Nhưng chúng chỉ cho thấy một hình ảnh phiến diện, chưa đầy đủ về khối cử tri. Thí dụ, trong cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ năm 2012, họ cho rằng 23% cử tri là người da trắng, qua tuổi 45 và thiếu trình độ đại học; nghiên cứu gần đây, dựa trên số liệu điều tra dân số và dữ liệu về từng cá nhân cử tri, người da trắng, qua tuổi 45 và thiếu trình độ đại học chiếm gần 30% – một khác biệt khoảng 10 triệu cử tri một cuộc bầu cử, trong đó có 129 triệu người đi bỏ phiếu.

Sự tức giận sôi sục trong quần chúng không có gì là bí mật. Craig, giáo sư Đại học sư Florida cho biết, nhưng ngay cả những người theo dõi sát tâm trạng chính trị đã rất ngạc nhiên vì sự thay đổi đột ngột ở Mỹ. Phong cách chửi rủa, chống Hồi giáo nhạo báng cuộc tranh luận lịch sự không có tiền lệ trong chính trị bầu cử tổng thống, và đó chính là lý do tại sao nó có hiệu quả: cử tri phải bịt mũi tại đại hội đảng báo hiệu một rẽ ngoặt với loại chính trị của quá khứ, và hậu quả? Quên đi. Tính quy ước toàn hảo của đối thủ của Trump, cựu đệ nhất phu nhân, thượng nghị sĩ New York, cựu Ngoại trưởng và là hiện thân của giai cấp cai trị – chỉ tiếp tục nuôi dưỡng hội chứng đó. 55% đảng viên đảng Cộng hòa nói với giới thăm dò dư luận lựa chọn của họ để ủng hộ của Trump thì ít mà phần nhiều là để chống Hillary Clinton.

Ở mức tệ nhất của nó, ác cảm này nằm ngoài khả năng be bờ của Trump. Những người ủng hộ Trump tại các cuộc biểu tình của ông đã hò hét: “Hillary là một con điếm!” Và những tính ngữ ghét phụ nữ khác cho Clinton. Giới bán phù hiệu, bên ngoài Đại hội Quốc gia đảng Cộng hòa vào tháng trước ở Cleveland đã hốt bạc với những phù hiệu có hình không đẹp của Clinton với những khẩu hiệu: “Đời đen như mõm chó cái. Đừng bỏ phiếu cho một con chó cái.” Những phù hiệu khác lại nhắm sự thù nghịch vào người Hồi giáo và người nói tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. một Một người đàn ông đeo mặt nạ Trump hét to, “Xây bức tường! Đù… bọn Mễ bẩn!” trong một cuộc họp của Trump vào mùa xuân năm ngoái ở Dayton, Ohio.

Độ sâu của oán hận khiến một số người ở đây [Canada] tự hỏi liệu nó có thể như thế ở đây không, và nếu như vậy, làm thế nào để ngăn chận nó. Người ta nghĩ rằng những kinh nghiệm tốt của Canada với dân di cư có thể chận được loại chính trị bài ngoại: nhờ vào vị trí địa lý, Canada không bị ảnh hưởng vì những làn sóng di cư tràn vào như ở châu Âu, hoặc vượt biên từ Mexico sang Mỹ. Nhưng David Green, một giáo sư tại Trường Kinh tế Đại học British Columbia ở Vancouver, nghi ngờ sự phát triển tài nguyên gần đây của Canada đã giữ một vai trò không quan trọng, sớm giải quyết sự gia tăng bất bình đẳng xã hội như tại các nước khác bằng cách giữ việc làm có lương cao cho những người không có bằng đại học. Green nói, “Những người có thu nhập trung bình không cảm thấy như thế giới đang quay đầu chống họ như ở những nơi khác”, và lưu ý rằng [lúc đó] việc làm ở Alberta và Saskatchewan tăng trog lúc lĩnh vực sản xuất Ontario xuống dốc.

Ông cảnh cáo, thử thách lớn vẫn chưa đến. Miền Tây Canada hiện đang bị ảnh hưởng trầm trọng vì kỹ nghệ khai thác dầu khi xống dốc theo giá năng lượng, trong khi đó cũng không có dấu hiệu phục hồi ở khu vực sản xuất ở vùng giữa Canada. Green nói, săp tới thôi, giai cấp công nhân da trắng của Canada có thể cảm thấy bị ảnh hưởng nghiêm trọng,

“và đó là khi người ta sẽ thấy những người đàn ông da trắng tức giận đi tìm những lựa chọn [chính trị] khác. Với tôi, sự nguy hiểm là Canada thường nhìn về phía nam biên giới và cho rằng chúng ta tốt hơn, chúng ta, về cơ bản, khác Mỹ. Thực ra chúng ta [Canada và Mỹ] không khác nhau.”

Thị trưởng Toronto Rob Ford nói chuyện với những người ủng hộ mình trong thời gian bắt đâu vận động ở Toronto vào ngày 17 tháng 4, 2014. Nguồn: Nathan Denette / CP
Thị trưởng Toronto Rob Ford nói chuyện với những người ủng hộ mình trong thời gian bắt đâu vận động ở Toronto vào ngày 17 tháng 4, 2014. Nguồn: Nathan Denette / CP

Chúng ta chắc chắn không tránh khỏi sự quyến rũ của nhưng người đập tượng và những người cho rằng dân nghèo bị thiểu số bọc lột. Rob Ford đắc cử thị trưởng Toronto vào năm 2010 bằng cách đóng vai đối lập với những ứng viên bóng bẩy mà ông miêu tả là con của hệ thống, chịu ơn “công đoàn và các nhóm ích lợi đặc biệt.” Lớp cử tri trong giới công nhân hằng nuôi dưỡng nhiều bất bình với thiếu số tinh hoa ở trung tâm thành phố rất mừng vì Rob Ford không chịu theo các quy tắc bất thành văn, chế giễu đối thủ của mình và xem thường giới truyền thông; họ đã đi bỏ phiếu đông chưa từng thấy để ủng hộ Rob Ford. Một người ngoài vòng chính trị khác là Kevin O’Leary, một doanh nhân nổi tiếng qua chương trình Dragons’ Den của đài truyền hình CBC, đã được đưa ra bàn tán như một ứng viên lãnh đạo của Đảng Bảo thủ Liên bang một phần là vì sự tương đồng không thể phủ nhận giữa O’Leary và Trump. Giống như ứng cử viên đảng Cộng hòa, ông đã có một số lớn người hâm mộ trên chương trình truyền hình đời thực, nơi ông đã xuất sắc đưa ra những nhận định lém lỉnh. Nhưng O’Leary lại không ưa thương hiệu chủ nghĩa sô vanh dân tộc và giới tính của Trump. Và Ford, đã qua đời vì bệnh ung thư hồi tháng ba, không bao giờ có vẻ ưa việc phá hoại trên chính trường. Mặc dù rất chia rẽ, Rob Ford thực hành chủ nghĩa dân túy để chiếm quyền lực và cố gắng đưa ra chương trình cắt giảm thuế và kiềm chế chi tiêu.

Lòng tin của người dân Canada vào mô hình cổ lạ đó, nơi mà giới lãnh đạo đưa ra chương trình hoạt động thì họ nghĩ rằng nó sẽ phục vụ lợi ích chung, có thể là những gì đã tạo ra sự khác biệt với các nền dân chủ phương Tây khác. Một cuộc thăm dò của Đại học Quinnipiac (Connecticut) công bố vào tháng Sáu cho thấy ít hơn một phần tư số người được hỏi ở Hoa Kỳ cho biết họ tin rằng Trump, nếu thắng, sẽ có thể xây được bức tường ở biên giới và bắt Mexico trả tiền cho nó. 39% nói rằng Trump sẽ thử và sẽ thất bại, và 29% nói rằng Trump sẽ khỏi thử luôn. Chỉ có 19% tin rằng ông sẽ có thể trục xuất 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp, như ông đã tuyên bố sẽ làm.

Không khí của sự hoài nghi cũng đã nổi lên ở Anh, với 1 trong 10 người được thăm dò nói rằng họ không tin Brexit sẽ được thực hiện, như thể toàn bộ cuộc vận động tách Anh khỏi EU chi là vở kịch không hơn không kém. Họ có thể đúng vì trong cùng cuộc thămm dò này, được công bố trên tờ Độc Lập, 7% cử tri Tách Anh Quốc cho biết họ sẽ đảo ngược lựa chọn nếu họ được bỏ phiếu lại – gần như như đủ để xóa đi quyết định ly khai – trong khi đó một số bốn triệu người đã ký thỉnh nguyện thư kêu gọi bầu lại. Khembe Gibbons, một nhân viên cứu đắm ở Suffolk, tổng kết cảm nghĩ của đám đông “muốn bầu lại” khi ông nói với người thăm dò là nay ông cảm thấy bị lừa dối bởi những tuyên bố và những lời hứa của cuộc vận động ly khai.

“Cá nhân tôi đã bầu để ly khai vì tin những lời nói dối, và tôi hối tiếc đã làm thế hơn bất cứ điều gì. Tôi thực sự cảm thấy lá phiếu của tôi đã bị cướp.”

Đây là một dấu hiệu đáng khích lệ cho người hâm mộ việc tỉnh táo nghĩ lại, nếu không vì ý nghĩ vận động có ảnh hưởng. Và có những dấu hiệu cho thấy những nghi ngờ tương tự sẽ xẩy ra tại Hoa Kỳ, nơi mà cuộc thăm dò cho thấy phong cách thái quá của Trump đã phải trả giá đắt khiến ông mất sự ủng hộ trong các cuộc thăm dò. Vào cuối tuần trước, ông thua Clinton 10 điểm [con số này ở trung tuần tháng 9 là 5 điểm], và đã công khai thừa nhận triển vọng của sự thất bại, tăng thêm nhiều câu hỏi về việc liệu ông có bao giờ tưởng tượng cuộc vận động độc hại của ông sẽ đưa ông tới Toà Bạch Ốc không. Trump nhún vai khi trả lời CNBC,

“Chỉ có một trong hai, hoặc tôi sẽ thắng, hay như các bạn đã biết, tôi sẽ có một kỳ nghỉ dài rất, rất tốt.”

Tuy nhiên, còn khá lâu mới tới ngày bầu cử, và Trump còn nhiều nơi để đốt. Nhưng việc  tiếp tục tự đốt mình khiến ông ta không kém là một đe dọa cho tất cả mọi người khác.

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Could Donald Trump happen in Canada?Charlie Gillis, macleans.ca, August 29, 2016

1 Comment on “Hiện tượng Donald Trump có thể xảy ra ở Canada không?

  1. CHÍNH TRỊ MỸ

    Đúng là nước Mỹ tự do
    Tha hồ ăn nói chẳng lo ai cười
    Trump đúng điệu này rồi
    Cứ càng vung vít nhiều người càng ham

    Thành ra chẳng biết Clinton
    Có cơ chiến thắng ở trong cuộc bầu
    Dẫu ai thắng bại cũng ngầu
    Được dân dồn phiếu chớ hầu khác sao

    Trump đúng dạng cao bồi
    Lên làm Tổng thống liệu tồi hay không
    Còn như bà ngoại Clinton
    Dẫu làm Tổng thống cũng không tệ gì

    Đàn bà thùy mị thường khi
    Dẫu cho chiến đấu dễ bì đàn ông
    Nên chi ai được cũng xong
    Mỹ còn pháp luật khó mong trật chìa

    Cho dầu tranh cử lia chia
    Mạnh ai nấy nói cũng huề vậy thôi
    Tới khi nhậm chức xong rồi
    Cũng đâu vào đó mấy đời khác sao

    Trên đời đâu sánh được nào
    Kiểu tranh cử Mỹ ối dào là vui
    Khiến toàn thế giới xôn xao
    Coi như trò tếu lẽ nào chẳng hay

    MÂY NGÀN
    (13/9/16)