Đại Học | Số 32 năm thứ VI

Tạp chí Đại Học

32s“Uống nước nhớ nguồn…
Đi tìm nguồn gốc dân tộc, đó là bổn phận chung, bổn phận của mọi người, cũng như của tác giả bài nầy. Bổn phận đó là một việc hiếu đối với tiền bối, và còn là một việc trung với Tổ quốc, vì càng biết rõ nguồn gốc, người dân càng yêu nước hơn.” — Nguyễn Phương, “Tiến trình hình thành của dân tộc Việt Nam”, Tạp Chí Đại Học, Số 32, Tháng 4, 1963, trang 153-219.

Quá trình tiến hóa và sự lan rộng của nhân bản Việt Nam (Viet Nam clone), gốc ở Tp Hồ Chí Minhn, lan sang các thành phố khác ở Việt Nam. Nguồn: Holt KE, et al. “Tracking the establishment of local endemic populations of an emergent enteric pathogen ”, PNAS 2013
Quá trình tiến hóa và sự lan rộng của dòng hoá Việt Nam (Viet Nam clone), gốc ở Tp Hồ Chí Minhn, lan sang các thành phố khác ở Việt Nam. Nguồn: Holt KE, et al. “Tracking the establishment of local endemic populations of an emergent enteric pathogen ”, PNAS 2013

 


DCVOnline: Đọc thêm Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015.

3 Comments on “Đại Học | Số 32 năm thứ VI

  1. KHOA HỌC LỊCH SỬ

    Trong Tạp Chí Đại Học (Huế) số 32, năm thứ VI, tháng 4/1963 có bài “Tiến trình hình thành của dân tộc Việt Nam” của nhà sử học Nguyễn phương, một bài viết rất tâm huyết và có nhiều sử liệu rất đáng đọc. Trong đó tác giả mô tả sự hình thành của dân tộc Việt bắt đầu từ thời kỳ Triệu Đà, qua Hai Bà Trưng, tới Lý Bí sau này, và tiếp tục như thế mãi về sau cho tới này v.v… Điều này có khác với giả thiết nguồn gốc dân Việt bắt nguồn từ giống Bách Việt từ bờ Nam sông Dương từ tràn xuống, hay từ các giống Indonesien từ ngoài biển tràn vào. Dĩ nhiên các ý nghĩa này cũng chẳng có gì mâu thuẫn nhưng sau này cũng cần tiếp tục làm sáng tỏ thêm, và đó chỉ là nguyên tắc của khoa học về lịch sử nói chung.

    Thật ra nếu xét về mặt địa lý, mọi người đều thấy được Trung Quốc và Việt Nam có sự phân biệt địa lý rất rõ rệt. Đó là vùng núi phía bắc của nước ta tạo thành biên giới tự nhiên giữa hai nước. Nước Tàu hình thành từ vùng châu thổ trung tâm, chung quanh còn những bộ lạc du mục khác. Có lẽ khi đó dân tộc Việt cũng thế, chưa thành lập nước, mới là các bộ lạc tại chỗ từ bên ngoài cũng như bên trong khu vực núi non miền Bắc. Nhưng dần dần rồi đất nước cũng được hình thành từ vùng trung du miền Bắc, trải dài xuống vùng châu thổ sông Hồng ở mạn năm và cứ thế mà thành lập ra đất nước đầu tiên từ vùng đồng bằng miền Bắc mà về sau gọi là nước Âu Lạc, Lạc Việt, hay nước Văn Lang. Có nghĩa đại hình địa lý giới hạn vùng núi tây bắc, vùng ranh giới núi non phía bắc, vùng biển phía đông, và cứ thế xuôi mãi về nam, thành phía tây có dãy Trường Sơn, phía đông có biển Đông, nó là toàn thể dân tộc Việt và nước Việt ngày nay. Có nghĩa vị trí địa lý là cái nôi đầu tiên tạo thành lãnh thổ của đất nước và dân tộc mà không phải gì khác.

    Có điều mọi dân tộc trên thế giới không ít thì nhiều đều có sự pha trộ của nhiều chủng tộc khác nhau, nhưng trong đó chủng tộc chính yếu vẫn là yếu tố xương sống cốt lõi nhất. Dân tộc Việt Nam cũng thế, cái ngày nay chúng ta gọi là người kinh chính là yếu tố quyết định đó. Nên có thể nói có sự hòa trộn giữa các chủng tộc từ phương Bắc tràn xuống, kết hợp với các chủng tộc tại chỗ của phương Nam, từ đó mở mang ra, kết hợp thêm cùng với các chủng tộc phương Nam xa hơn, từ đó hình thành toàn bộ dân tộc Việt Nam ngày nay. Tức hoàn cảnh địa lý, hoàn cảnh lịch sử, qua mọi phát triển và diễn biến chung, tạo thành lịch sử dân tộc chúng ta cũng như các dân tộc khác trên thế giới mà ai cũng rõ. Cho nên quan điểm duy vật về lịch sử chỉ là quan điểm nghèo nàn, mơ hồ và máy móc chẳng mang ý nghĩa gì sâu xa hay hiện thực cả nhưng chính Mác lại chủ trương điều đó.

    Người ta còn nhớ sau năm 1975 mọi sách báo trong nước đều nhao nhao tán về học thuyết duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, về chủ nghĩa vô sản quốc tế, chỉ theo kiểu ngu dốt, cuồng tín và phi trí thức, và cũng may là ngày nay ít còn thấy nói đến nữa, họa hoằng lắm cũng chỉ còn khuất lấp trong các tài liệu giảng dạy trong trường học nào đó. Bởi nếu quy luật lịch sử chỉ khách quan theo kiểu vậy làm sao mà Liên Xô và khối Đông Âu cộng sản cũ lại sụp đổ và tan rã, làm sao mà nước Nga và Đông Âu mới ngày nay không còn đi theo thuyết cộng sản mác xít nữa, làm sao ngày nay có sự hội nhập toàn cầu trong nền kinh tế thị trường toàn diện mà mọi quốc gia hiện tại đều tham dự vào đó. Cho nên kiểu kinh tế tập thể bao cấp và ảo tưởng về một nền vô sản quốc tế, một xã hội cộng sản huyễn hoặc trong tương lai mà học thuyết Mác chủ trương ngày nay chỉ còn như cả một sự mê tín rùm beng một thời gây ra biết bao chuyện cười ra nước mắt. Các vụ đấu tố trong cải cách ruộng đất, các vụ cải tạo công thường nghiệp từng xảy ra ồ ạt một thời chỉ còn nói lên tính cách ấu trĩ, tính cách cuồng tín và chẳng có cơ sở khoa học khách quan nào như thế cả.

    Đã từng một thời kỳ bao nhiêu tuyên truyền sách báo giảng dạy không ngớt huênh hoang hãnh diện huyên thuyên con người từ giống khỉ vượn mà ra, lấy điều đó làm như một sự hiểu biết kiểu thần thánh. Thật ra quan điểm duy vật của Mác chỉ là thứ quan điểm duy vật thầm thường, thiển cận, ấu trĩ, máy móc và cả dốt nát. Ngày nay chuyện tiến hóa vũ trụ, tiến hóa chủng loài, tiến hóa xã hội chỉ là điều tự nhiên khách quan, nhưng các chân lý tiềm ẩn, che giấu của nó thì cả khoa học ngày nay cũng chưa hề biết tới hết. Vậy mà Mác từng hét lên nào là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các hình thái xã hội, chủ nghĩa cộng sản khoa học, thực chất đều chỉ là những thứ giả khoa học, những thứ mê tín và cuồng tín thiển cận mà một thời từng đã ồ ạt kiểu ngu dân hóa toàn xã hội.

    Nên nói chung lại, khoa học lịch sử chỉ là khoa học khách quan, tự nhiên. Nhưng đó là khoa học cụ thể, thực nghiệm, không phải khoa học kiểu trừu tượng, tư biện, lý luận suông như Mác đã huyền hoặc. Lịch sử khách quan phát triển vừa kết hợp từ dữ kiện cụ thể cùng với các yếu tố tư duy trí tuệ mà ra, không phải chỉ là một trong hai, hay cái gì mới là chính yếu hoặc cốt lõi cả. Qua điểm duy vật biện chứng là quan điểm ngu dốt, vì khái niệm vật chất biện chứng chỉ là sự ngu dốt. Nguyên tử thì bao giờ cũng chỉ là nguyên tử, chẳng khi nào nó biện chứng gì cả. Nó chỉ tuân theo các quy luật vật lý nội tại theo cách máy móc thế thôi. Khái niệm biện chứng duy vật thật là sự ngu dốt tận cùng của Mác. Cũng thế, lịch sử là sự phát triển đi lên khách quan do hoàn cảnh lịch sử và trí tuệ nhân loại tạo thành. Kinh tế phát triển là do khoa học kỹ thuật phát triển và văn minh văn hóa phát triển. Cho rằng lịch sử phát triển là do đấu tranh giai cấp, do các hình thái xã hội tự biện chứng mà phát triển, do duy vật lịch sử tức cốt lõi của duy vật biện chứng tạo nên, thật là đều những quan điểm tầm ruồng phi khoa học và phản thực tế khách quan mà từng một thời Mác làm rủn nát cả tri thức thế giới do tính chuyên chính độc đoán và tính tầm thường trong nhận thức mà ra. Tất cả điều đó không những làm bế tắt lịch sử của mỗi dân tộc bị sa lầy vào đó mà cũng còn làm bế tắt cả lịch sử nhân loại trong một thời kỳ dài suốt cả gần trăm năm là như thế.

    Bởi vậy kết luận chỉ cần nhìn hiện tại cũng biết tương lai một dân tộc hay một đất nước sẽ ra sao. Nhưng cũng nhìn hiện tại cũng biết được quá khứ của dân tộc, của đất nước đó như thế nào. Dân tộc Việt Nam nằm sát bên dân tộc Trung Quốc khổng lồ, nhưng suốt mấy ngàn năm cho dù có thời kỳ dài bị Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam vẫn giữ vững sắc thái, không bị đồng hóa, cho thấy lịch sử quá khứ của đất nước, của dân tộc không hề là một sự xoàng xinh, vả chăng cứ nhìn vào dân tộc tính và nhìn vào văn hóa đời sống, cũng thấy được dân tộc Việt Nam và dân tộc Trung Quốc thật sự có hai nền văn hóa hoàn toàn không thể đồng nhất với nhau, hơn thế nữa, ngày nay nếu xét ADN chắc chắn cũng thấy rằng gốc gác hai bộ gien chủng tộc là hoàn toàn khác. Cho nên cứ đọc kỹ lại bài Bình Ngô Đại Cáo của vị anh hùng Nguyễn Trãi cũng sẽ rõ mọi sắc sái riêng biệt của lịch sử dân tộc Việt Nam mà chẳng cần nói nhiều gì cả. Chính bài Cáo lịch sử này là một băn văn đầy chất trí tuệ của người Việt Nam qua các thời đại xa xưa, mà chẳng phải chỉ là thứ trí tuệ thấp kém, một chiều, nông cạn và nông nỗi ngày nay mà toàn thể xã hội hay dân tộc cũng như đất nước đã và đang bị cưỡng bức buộc phải thể hiện theo kiểu chính trị nhất thời, nông cạn và thiển cận.

    THƯỢNG NGÀN
    (20/9/16)

  2. PHÂN TÍCH KHOA HỌC VÀ TRIẾT HỌC CÁI CƯỜI CỦA CON NGƯỜI

    Trong Tạp chí Đại học số 32, năm thứ VI, 4/1963, có bài viết của tác giả Cung Giũ Nguyên “Vài ý về u mặc” ngày nay cũng rất đáng đọc. U mặc tác giả dịch từ chữ humor hay humeur, gốc phương Tây có nghĩa là hài hước, khôi hài, tức cười, đáng cười, chọc cười, buồn cưới v.v… mà trong ngôn ngữ Việt Nam ai cũng biết. Chính tác giả Nguyễn Văn Vĩnh từng viết bài về người Việt Nam cái gì cũng cười, cũng nói lên ý nghĩa khôi hài hay tếu như thế. Và trong kho tàng văn học Việt Nam cái cười cũng hay có địa vị nổi bật nhất, đó là những mẫu chuyện tiếu lâm, xưa cũng như nay, đều cả một rừng cười khiến ai cũng thích. Chuyện Trạng Quỳnh bất cứ người Việt nào lúc nhỏ đọc cũng mê, và lớn lên đọc Hồ Xuân Hương càng thấy cái cười trong tiếng Việt luôn hết sức thông minh, tinh tế cũng như thật sự phong phú. Ngay cả trong đời sống, người Việt trong cả ba miền Bắc Trung Nam đều ưa khôi hài và thích nghe chuyện khôi hài, đến nỗi những người nào nói chuyện khôi hài có duyên thì luôn được mọi người ngưỡng mộ. Tuy cách cười của mỗi miền thật ra cũng có khác, miền Bắc thì ranh mãnh, miền Trung thì sâu lắng, miền Nam thì hồn nhiên bộc trực, mà chuyện cười bác Ba Phi ở miền Nam thì ai cũng khoái.

    Tất nhiên mỗi nước, mỗi dân tộc cũng đều có cách cười, có chuyện cười chẳng đâu thua kém đâu cả, điều đó có nghĩa cười chính là khả năng và thái độ chung của con người, đây là điều đặc biệt mà loài vật không thể có. Cười như vậy chính là ý nghĩa tinh thần, tức nó thuộc ý thức, thuộc nhận thức, không phải thuộc sinh lý cho dù sự biểu lộ bên ngoài của nó hoàn toàn sinh lý. Đó là các trạng thái cười, như cười nắc nẻ, cười ngặt nghẽo, ôm bụng cười, cười đổ nước mắt, cười sặc sụa, cười te tua, cười nghiêng ngã, cười đùng đùng, cười ngã lăn ngã lóc, cười nhịn không được, cười té lăn cù, cười um sùm, cười hắc hắc, cười quay lơ, cười văng nước miếng, cười toe toét, cười om sòm, cười điên khùng, cười tối mặt tối mũi, cười nghiêng ngã trời đất, hay chỉ có thái độ nhẹ nhàng như cười ruồi, cười khảy, cười trừ, cười nguội, cười tếu, cười thầm, cười mỉa, cười lén, hoặc thậm chí cả cười nịnh, cười hùa, cười góp, cười giả bộ, cười cợt, kẻ cả nói về tính chất như cười tươi, cười tình, cười gượng, cười đểu, cười khinh mạn, cười chua chát, cười châm biếm, cười chê bai, cười ruồi, cười khảy, cười gằn, thôi thì đủ thứ tình cảm, cảm xúc, mục đích, tính cách của cái cười không thể nào nói hết.

    Tuy vậy nói chung cười là một thái độ sống, một phản ứng tâm lý, cho dù nhất thời, chớp nhoáng, thường xuyên hay lâu dài, biểu lộ hoặc ngấm ngầm, đều nói lên tính kích thích, tính chuyên chỡ, tính giải tỏa, cả tính mục tiêu hay biện pháp của nó. Tức tại sao cười, cười để làm gì, cả mục đích của cái cười nhằm điều chi v.v… đều hoặc có ý thức hoặc vô tình, hoặc bộc trực hồn nhiên hay đều có mục đích, lý do, toan tính mà mọi người đã thấy. Tuy nhiên ý nghĩa căn bản nhất của cái cười là nhằm giải tỏa một sự nghịch lý nào đó. Tức phải có cái gì đó trái ngược, mâu thuẫn, khác lạ, khác thường thì mới có thể gây cười, còn nếu chỉ bình thường hay thường tính thì có cho bánh cũng chẳng ai cười được. Có nghĩa con người thường không thích sự nghịch lý, sự mâu thuẫn, sự trái ngược, cho nên nếu điều đó xảy ra bất ngờ, hiển nhiên, rõ ràng nhất, tất yếu liền gây cười trước tiên đã. Như vậy cười là thái độ hay trạng thái bất ngờ không ai có thể tự kiềm chế được. Vì nếu tự kiềm chế, nó cũng không thể mất đi mà chỉ chuyển biến thành một dạng khác, che đậy hoặc ẩn tàng hơn, đó là cười thầm, cười trộm không để ai thấy rõ hay xác định được.

    Song dù sao chăng nữa, trong mọi trường hợp, hoặc cười công khai lộ liễu hay thầm lén, trạng thái cười cũng gồm hai yếu tố là tâm lý ý thức và sinh lý. Tâm lý là sự nhận thức, tính ý thức của sự cười hay nguyên nhân gây cười. Sinh lý là trạng thái biểu hiện cơ thể mà trên kia thấy rõ. Sự biểu hiện trên gương mặt, qua thanh âm, kể cả thái độ kèm theo, đó là ý nghĩa hay hiện tượng việc cười phát lộ ra bên ngoài. Cả hai yếu tố cơ bản này con vật không thể có, chỉ có con người mới có, nên cười chính là trạng thái nhân văn thực sự. Không những con người cười bằng miệng mà còn cười cả bằng mắt, không những cười ra tiếng mà còn cười cả không ra tiếng. Bởi vậy nói chung cười là một thái độ toàn diện, thái độ sinh lý lẫn tinh thần, tức nó phát sinh và tác động vào thể lý cách toàn diện, song nội dung sâu thẩm nhất của nó là tinh thần, là nhận thức, nên cái cười cũng còn tùy theo trình độ và tùy theo ý thức. Cũng có khi cùng sự việc, nhưng người này cười mà người khác lại không cười, hay mức độ và cường độ cười cũng hoàn toàn khác nhau, tức cười không phải chỉ do đối tượng tạo thành mà cả do tính chủ thể tạo thành, tức có người nhạy cười, có người kém nhạy cười, có người có khiếu cười, có người không có khiếu cười, tức người có chất hài, chất khôi hay thì thường nhạy cười, còn người kém chất khôi hài thì chỉ luôn trơ như đá, vững như đồng, có bao giờ cười cái gì được. Điều đó cũng có nghĩa cười là tùy mức độ hiểu biết hay sự nhạy bén, thông minh. Người cù lần hoặc ngây thơ quá thì cũng khó có khả năng thích ứng về cái cười như mọi người khác được. Nói cách khác, cười chính là ý nghĩa của văn hóa, của văn minh, của ý thức, của tinh thần, thấy ra được cái gì đáng cười và cái gì không đáng cười, chỗ nào đáng cười và chỗ nào không đáng cười, khi nào phải cười và khi nào không nên cười, tức khả năng cười và khả năng ức chế cười chính là sự khác nhau giữa đẳng cấp cười hay không cười trong mức thang năng lực và giá trị tinh thần cũng như ý thức giữa mỗi người với nhau.

    Nói chung lại, hiện tượng cười là hiện tượng tự nhiên của con người tạo thành bởi hai yếu tố là chủ thể và đối tượng. Tức phải có cả hai yếu tố này kết hợp hài hòa nhau mới tạo nên xúc tác cần thiết để tạo nên phản ứng cười chẳng khác gì một phản ứng hóa học tự nhiên không thể nào không xảy ra được. Nên cười không những là thái độ vui vẻ mà còn là ý nghĩa trí tuệ. Người u uẩn, trầm mặc, xa lánh người khác, hay người ích kỷ, tự kỷ, khó có thể luôn cười hồn nhiên thoải mái như những loại người ngược lại. Nên cười là một thái độ tích cực, hữu ích, cho mình và cả cho người khác, cho đời, không có gì đáng chê mà còn đáng khuyến khích, trân trọng, ngưỡng mộ nếu quả thật đó là những cái cười văn minh, văn hóa, hồn nhiên, ngày thẳng, bộc trực và hiểu biết. Tính cách đạo đức hay không đạo đức của cái cười cũng là như thế. Cười với tính bộc trực, xây dựng, tích cực, đó là cách cười đạo đức. Nhưng nếu cười trong mọi ý nghĩa ngược lại như cái cười mĩa mai, cười châm chọc không đúng đắn, đó dĩ nhiên đều là những cái cười phi đạo đức hay phản đạo đức. Cũng vì thế, trong xã hội tự do dân chủ thực chất, cái cười khách quan, trong sáng không bao giờ bị cấm đoán. Trái lại trong xã hội độc tài thì chỉ có cười nịnh, còn cười hồn nhiên thoải mái thì không bao giờ chấp nhận được. Bởi tự do dân chủ là cách sống khách quan tự nhiên không có gì giả tạo, thế thì cái cười luôn phù hợp, cần thiết và hữu ích. Trong khi đó mọi xã hội độc tài đều giả tạo, đều đóng kịch, nên cái cười thường không có vì nó chỉ có khống chế và giả đối thì làm sao có những nụ cười ngay tính hồn nhiên mà mọi người đều có được. Ngay cả việc nó bị cười còn bị cấm huống là nó tự cười hay có khả năng cười.

    Nên cười trước tiên phải có đối tượng là ý nghĩa gây cười. Tức mọi cái gì trái khoáy, không tự nhiên, nghịch lý, lạ lẫm, không bình thường, mâu thuẫn, trái ngược trong bản thân nó đều trở nên đối tượng gây cười. Như nói láo không ngượng mồm đều có thể gây cười, hành động tự mâu thuẫn đều có thể gây cười, hai sự vật ngược nhau lại cùng hiện diện với nhau kiểu lạ lùng đều có thể gây cười, tức cái cười là cái tự nhiên trong khi đối tượng gây cười đều là những cái không tự nhiên. Bởi vì nếu mọi người đều cười cái tự nhiên, rõ ràng chỉ là điện. Nhưng nếu không cười được cái gì không tự nhiên mà lại lố bịch, thật sự đó cũng chỉ là những người không còn ý thức hoàn toàn lành mạnh gì nữa. Nên cười là cười cái sai hỏng của đối tượng như thế nào đó khiến không thể nhịn cười được, còn ý thức cười lại là ý thức không sai hỏng, vì nó cũng sai hỏng thì chỉ có kẻ thứ ba mới cười được cả hai mà tự ý thức sai hỏng thì không cách nào làm như thế được.

    Kết luận lại cười chính là liều thuốc bổ cho con người và cuộc đời. Người nào không biết cười thì chỉ có khô héo, bi quan, thấp kém, tầm thường mà không thể nào cao cả, lạc quan hay rộng mở lòng ra được. Nên cười cũng còn là cách chữa bệnh xã hội. Vì nếu xã không bị cấm cười lại càng có nhiều thứ để cười, đó chỉ là xã hội xuống cấp, càng phi nhân văn, vì chỉ còn toàn là máy móc, làm gì có tiếng cười kiểu tinh thần nhân văn và nhân bản. Nên cái cười quả thật là thái độ lạc quan và xây dựng xã hội. Tức từ đẳng cấp cười ra nước mắt, cái cười được nâng cấp lên mãi trở thành cái cười thiện chí, xây dựng, hồn nhiên, tự do dân chủ trong xã hội hoàn toàn trong sáng và tự do dân chủ. Nói khác đi cười chính là ý nghĩa văn hóa hay nhân văn của con người. Ý thức càng nhân văn, hiểu biết càng văn minh, văn hóa, cái cười cũng cùng nâng lên như thế. Từ cái cười thấp kém, cười hùa, cười nịnh trong xã hội độc tài hay bị cấm cười, cái cười trở thành nguyên tắc sống hồn nhiên, cần thiết nhằm xây dựng trong mọi xã hội nhân văn, văn minh và tiến bộ trên thế giới đều là như thế. Cười là một thái độ dân chủ tự do, đó mới là cái cười văn minh văn hóa thật sự mà không phải chỉ là xã hội toàn màu xám, rập khuôn, ít có tiếng cười hay chỉ cười gượng và cấm tiếng cười như những xã hội độc tài độc đoán hoàn toàn giả tạo mà ai cũng biết.

    THƯỢNG NGÀN
    (21/9/16)

  3. PHÂN TÍCH KHOA HỌC VÀ TRIẾT HỌC Ý NIỆM CÔNG BẰNG TRONG XÃ HỘI

    Trong Tạp chí Đại Học (Huế) số 32, năm thứ VI, tháng 4/1963 có bài viết của tác giả Trần Văn Toàn “Mấy điều ghi nhận về ý niệm công bằng”. Ông Trần Văn Toàn là một Giáo sư đại học nổi tiếng khi đó, giảng dạy về môn triết học phương Tây. Sau năm 1975, GS Toàn ra nước ngoài tiếp tục giảng dạy, nghe nói ở châu Phi và ông cũng đã qua đời từ lâu. Nay bài viết của ông đọc lại cũng rất thú vị, vì đây là chủ đề muôn thuở của con người và xã hội, do vậy có phân tích thêm về ý niệm đó, ý niệm sự công bằng, cũng không phải không cần thiết hoặc vô ích.

    Nói rõ ràng hơn, công bằng là một ý nghĩa nhân văn tức ý nghĩa về con người và ý nghĩa về xã hội. Đó chính là điều phải được nói tới trước nhất. Và ý niệm này có thực hiện được hay không cũng như được thực hiện tới mức nào, đó là ý nghĩa chân xác không thể không đề cập. Nói khác đi, đối với con vật và xã hội loài vật, dĩ nhiên không thể có ý niệm công bằng. Như vậy công bằng là ý niệm về lý trí hay về đạo đức của con người chính là điều luôn cần phải lưu ý.

    Trong thế giới loài vật, sự nhường nhịn đối tượng thụ hưởng giữa chúng lẫn nhau là không có. Chỉ khi con vật nào ăn dư thừa thức ăn nào đó rồi, con vật khác mới được đến ăn. Hoặc trong bầy đàn, sự ưu tiên ăn trước ăn sau về miếng mồi nào kiếm được, đó là một trật tự luôn được thiết lập sẳn cho tới khi trật tự dó vì lý do gì đó đã bị thay đổi. Tức sức mạnh là nền tảng duy nhất trong xã hội của chúng mà không hề có ý thức sự công bằng. Ngay cả khi con mẹ kiếm mồi về nhường cho con ăn mà nó không ăn, đó là bản năng tự nhiên, không phải ý niệm công bằng trên nền tảng đạo đức nào cả.

    Nói thế để thấy rằng đối với con người và xã hội loài người, ý niệm sự công bằng luôn được con người quan tâm đến, theo nghĩa chủ quan hoặc khách quan, nhưng điều đó xây dựng trên lý trí hay đạo đức, đó cũng là điều cần làm sáng tỏ và được thảo luận. Tất nhiên công bằng trước tiên là ý niệm về lý trí, nhưng nếu không có nền tảng hay ý nghĩa đạo đức, ý niệm về lý trí đó cũng vô nghĩa hay chẳng thiết yếu gì. Có nghĩa lý trí là công cụ trước tiên và duy nhất nhằm nhận thức có công bằng hay không, có phi công bằng hay bất công hay không, nhưng công bằng là để làm gì, có mục đích thế nào, lý do tại sao, rõ ràng nếu không có cơ sở hay nền tảng đạo đức thì cũng không thể nào cần thiết hay có yêu cầu để cần phải có được. Thế nhưng lý trí và đạo đức không phải từ trời rơi xuống mà phát triển theo lịch sử bản thân và lịch sử xã hội, tức kinh nghiệm bản thân và kinh nghiệm xã hội là ý nghĩa nền tảng nhất để lý trí nói chung và đạo đức nói chung có được, hay ý niệm công bằng nói riêng và đạo đức công bằng nói riêng mới trở nên cần thiết, phát huy hoặc tồn tại. Công bằng như vậy rõ ràng là khái niệm xã hội, ý nghĩa và giá trị của nó trước tiên là ý nghĩa và giá trị xã hội, phẩm chất hay yêu cầu cá nhân thật sự chỉ tùy thuộc vào đó mà không phải cái gì độc lập hoặc tự nó hay tự thân là cơ bản. Bởi nếu chỉ một người duy nhất thì không cần công bằng với ai cả. Nhưng phải hai người trở lên mới có thể nói đến ý nghĩa tồn tại của công bằng, và cũng cần đến người thứ ba, tức người ngoài cuộc, để xác nhận tính công bằng của hai người còn lại phân chia về điều gì đó có hay không có, đó chính là ý nghĩa ghi nhận, phê phán, hoặc kết luận.

    Vậy nhưng về mặt cụ thể, ý niệm công bằng lại mang hai khía cạnh thực tế, khía cạnh vật lý hay vật thể, và khía cạnh phi vật lý hay phi vật thể. Khía cạnh vật lý là khía cạnh thân xác hay khía cạnh thể lý. Khía cạnh phi vật lý là khía cạnh tinh thần hay khía cạnh nhận thức và ý thức. Có nghĩa cuối cùng chính ý thức, nhận thức quyết định tính công bằng có hay không, hữu lý hay không hữu lý mà không phải vật lý hay thân xác, đơn giản chỉ vì vật chất thì hoàn toàn phi ý thức. Như hai người cùng làm một công việc, nhưng người mạnh và người yếu, thế thì cùng làm ngang nhau mới công bằng hay người mạnh phải làm nhiều hơn người yếu mới công bằng ? Đây là ý nghĩa mà nhiều người phải nhận ra trước hết. Cũng vậy, khi thụ hưởng, người có nhu cầu nhiều và người có nhu cầu ít về phẩm vật nào đó, thế thì cần chia ngang hay chia theo nhu cầu thiết yếu thì mới gọi được là công bằng hay bất công, đó cũng là điều mọi người cần nên suy nghĩ. Điều đó có nghĩa, nếu công bằng hiểu theo nghĩa phân chia kiểu máy móc, toán học, đó là tính công bằng cơ học, tính toán, không phải công bằng theo đạo lý nhân văn hoặc đạo đức. Ngược lại công bằng theo cách sau lại phản lại công bằng theo cách trước. Như vậy giữa công bằng và không công bằng hay bất công cái nào là đúng, cái nào là sai, hay cái nào là đạo đức, và cái nào không đạo đức, đó cũng là điều mà mọi người cần nhận thức hoặc kết luận.

    Nói cho cùng, ý niệm công bằng thường thuộc hai khía cạnh, khía cạnh đóng góp và khía cạnh phân chia hay thụ hưởng. Tất nhiên không đóng góp cũng không thể được phân chia hay thụ hưởng, nhưng khía cạnh nào là công bằng hay không công bằng trong tương quan giữa chúng, vẫn luôn luôn là điều vi tế, thú vị mà không phải chỉ hoàn toàn giản đơn hoặc dễ nhận thức hay kết luận. Có nghĩa có khi chính là sự bất công theo nghĩa này là sự công bằng theo nghĩa khác, mà không phải chúng chỉ hoàn toàn độc lập nhau, không liên can gì nhau theo nghĩa lạnh lùng hoặc máy móc nhất. Điều đó càng cho thấy tính công bằng hay không công bằng tức bất công vẫn mang ý nghĩa nhân văn tức ý nghĩa đạo đức nhiều hơn ý nghĩa lạnh lùng, vô cảm hay máy móc mà mọi người đều có thể nhận ra được.

    Nói theo nghĩa sâu xa hơn, ý niệm công bằng có thể hiểu theo khía cạnh cảm tính hay khía cạnh lý tính. Ý nghĩa cảm tính là ý nghĩa hời hợt, nông cạn bề ngoài, trái lại ý nghĩa lý tính là ý nghĩa sâu xa, tiinh tế, hữu lý nhiều hơn bên trong. Rõ ràng như thế lý tính cao hơn nhiều so với cảm tính, và lý tính cũng có nhiều mức độ khác nhau, và lý tính cũng ít sai lầm hơn cảm tính, như thế công bằng không phải chỉ cảm xúc hay tình cảm thuần túy, mà nhất thiết phải còn là phân tích lý trí và tính đạo đức, tính cao cả mới thật sự là những thước đo sự công bằng hoặc bất công mang nhiều tiêu chuẩn và ý nghĩa bao quát hay thiết yếu nhất. Có nghĩa công bằng không phải chỉ ý nghĩa đời sống mà còn là ý nghĩa đạo đức và khoa học. Đấy tính triết học về ý niệm công bằng là như thế, có nghĩa nó không phải chỉ hoàn toàn thô sơ hoặc hoàn toàn giản dị. Có nghĩa chính tình cảm nhân văn, tình thương yêu giữa người với người, hay tính từ bi và lòng bác ái mới là nền tảng sâu xa nhất của công bằng mà không thể khác đi được. Tức nếu không có ý nghĩa đạo đức, không có tình cảm nhân văn, công bằng cũng không còn cơ sở đầy đủ nào cả hay cũng chỉ có thể nói theo kiểu lý thuyết suông hoàn toàn trừu tượng.

    Từ đó cũng thấy ra được ý niệm công bằng vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Tính chủ quan là ý thức nhận thức của chủ thể, cả cá nhân người trong cuộc. Tính khách quan là tính cách chung của xã hội. Nên nếu tính chủ quan nếu không đúng đắn, hữu lý, tính xã hội cũng không còn nữa, hoặc ngược lại cũng thế. Tức công bằng không phải chỉ hoàn toàn chủ quan hay hoàn toàn khách quan mà là sự tương hỗ, sự giao thoa của cả hai phương diện giá trị hoặc thực tế đó. Công bằng như vậy vừa là một ý thức, một nhận thức về đạo đức và lý trí, vừa là sự thực hành trong thực tế về chính nền tảng hay tiền đề đó. Tức không có cái đầu cũng không thể có cái sau, tức công bằng trước hết phải là sự tự nguyện, tự giác mà không thể hoàn toàn cưỡng chế hay hoàn toàn áp đặt. Đó chính là ý nghĩa cao cả, tự do của công bằng mà không phải ý nghĩa tầm thường hay nô lệ hoặc giả tạo của sự công bằng. Công bằng nếu không tự nhiên cũng chỉ là sự bất công về mặt chủ quan hoặc về mặt khách quan là như thế.

    Nhưng điều căn bản nhất cần phải nói là bản năng sinh tồn và bản năng phát triển của mỗi người là quy luật cơ bản hay nền tảng nhất. Không ai thương người khác bằng thương chính mình. Thế thì sự công bằng thực chất cũng không vượt qua được các ngướng hay các rào chắn này. Có nghĩa sự công bằng chỉ có giá trị khi nó đích thực không giả dối, giả tạo. Ngược lại sự giả dối, giả tạo đều chỉ là sự bất công trá hình hay được che giấu như thế nào đó vậy thôi. Công bằng như vậy phải đi đôi với đức hạnh, tức không có đức hạnh cũng chẳng bao giờ có công bằng là hoàn toàn như thế. Khái niệm công bằng là khái niệm đạo đức trước nhất, không phải khái niệm máy móc trước nhất. Nhân văn và đạo đức, đó chính là nền tảng hay ý nghĩa cuối cùng của sự công bằng mà không thể còn điều gì khác. Mặt khác, công bằng cũng đi đôi với ý nghĩa của sự phân chia hay chia sẻ. Bởi nếu không có ý niệm hay nhu cầu này, ý niệm công bằng cũng chẳng cần đặt ra làm gì, vì khi ấy nó hoàn toàn không thiết yếu hoặc không cần thiết. Nhưng chia sẻ và phân chia còn tùy theo số lượng tài nguyên liên quan, và tùy theo ý nghĩa tinh thần liên quan. Sự không công bằng hay bất công, như vậy không phải chỉ thuần hiểu về mặt vật chất hay lợi lộc, mà còn hiểu về ý nghĩa tinh thần, nhân văn, hoặc nhận thức cao cả. Đó là lý do tại sao người bình dân Việt Nam vẫn nói cách cho hơn của đem cho là ý nghĩa như vậy. Sự công bằng xã hội do vậy cũng đặt ra theo kiểu như thế. Sự công bằng không đơn thuần chỉ là sự quân phân vật chất theo nghĩa nào đó, mà còn chính là sự đối đãi với nhau giữa người và người theo tính nhân văn cũng là điều đáng kể nhất. Xã hội bất công không chỉ là bất công về mặt thu vén tài sản mà còn bất công trong đối xử lẫn nhau. Nên căn ra mà nói, chỉ có chế độ hay cơ chế dân chủ tự do trong xã hội mới là nền tảng và mục đích công bằng thật sự. Trái lại mọi cơ chế hay chế độ độc tài là hoàn toàn bất công hay phi lý thật sự.

    Cho nên khi Mác đề ra thuyết đấu tranh giai cấp và xã hội vô sản hay xã hội cộng sản như là nền tảng của công bằng, đó là Mác chỉ hiểu công bằng theo nghĩa vật chất máy móc nhiều hơn là ý nghĩa công bằng theo nền tảng nhân văn, khoa học lẫn triết học. Mác phủ nhận đạo đức đi theo với công bằng. Ông ta cho rằng đạo đức kiểu đó là đạo đức tư sản, đạo đức phản động, vì theo ông chỉ có đấu tranh giai cấp, chỉ mục đích vô sản mới là đạo đức cách mạng, tức Mác chỉ là người có đầu óc máy móc trừu tượng mà hoàn toàn thiếu ý nghĩa nhân văn theo cách thực tiển, triết học lẫn khoa học thật sự. Bởi tài nguyên khan hiếm là cái khống chế xã hội trước nhất về mọi nguồn gốc và mọi mặt. Bên cạnh đó sản phẩm làm ra cũng trước hết là khan hiếm và luôn luôn cũng hoàn toàn biến chuyển. Đó là chưa nói dân số cũng hoàn toàn biến chuyển. Như vậy khái niệm làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu chỉ là ý tưởng ngu dốt và ảo tưởng của Mác. Bởi vì căn cứ vào các biến số nói trên, căn cứ vào bản năng ích kỷ tự nhiên của con người, căn cứ vào bản chất thiên nhiên không mấy tốt đẹp của con người nếu không có giáo dục và không có chọn lọc bản thân theo nghĩa nào đó, ý niệm giai cấp theo kiểu mê tín huyền hoặc thực chất chỉ là ý tưởng ngu xuẩn và hoàn toàn thiển cận, không khách quan của Mác. Từ đó ý niệm chuyên chính của Mác càng phản lại tự do dân chủ cần thiết của xã hội. Nên học thuyết Mác chỉ từ sự ngu ngốc này đẻ ra sự ngu ngốc khác, cuối cùng chỉ là một mớ hệ thống những ý tương ngu ngốc dây chuyền nhau, đó là tính chất phi giá trị và ý nghĩa khoa học cũng như đạo đức khách quan, và đó cũng chính là lý do thất bại tất yếu và tất nhiên của Mác khi nó được đưa vào thực hiện.

    Vậy tóm lại, phân tích khoa học và phân tích triết học cách khách quan về ý niệm công bằng thật sự luôn cần thiết đối với cá nhân và xã hội cũng như cả lịch sử trong bất kỳ hoàn cảnh hay trường hợp thế nào. Bởi giá trị của sự vật vẫn luôn là giá trị và ý nghĩa khách quan mà không hề hoặc không thể chủ quan. Vì khách quan nó luôn có những ý nghĩa, những tiêu chí tự nhiên của nó mà con người và loài người phải cần luôn tìm đến. Trái lại chủ quan thì lúc nào cũng có sẳn, không ý nghĩa hay giá trị gì đích thực và cũng không bao giờ dẫn tới những kết quả mục tiêu nào cả. Do đó triết học vẫn luôn được hiểu như một khoa học, còn khoa học vẫn luôn được hiểu là bản thân sự nhận thức khách chính là như thế. Sự dốt nát về mặt triết học và về mặt khoa học chân chính đó chính là kiểu nhược điểm như thế. Học thuyết Mác tự mệnh danh là triết học và khoa học nhưng thật sự chỉ nông cạn về mặt triết học và về mặt khoa học. Cho nên cái phi triết học, cái ngụy triết học, cái phi khoa học, cái ngụy khoa học của lý thuyết Mác mà vẫn được số người nào đó hiểu lầm là khoa học là triết học đúng nghĩa, nhất là đối với những người cộng sản cuồng tín và những người khuynh tả ngu dốt, đó chính là đầu mối gây ra mọi sự thiệt hại, uổng phí trong quá khứ đối với nhiều dân tộc và kể cả đối với nhân loại và lịch sử trong suốt cả thời gian dài gần cả thế kỷ đã qua đều là như thế.

    THƯỢNG NGÀN
    (21/9/16)