Đại Học | Số 33 năm thứ VI

Tạp chí Đại Học

33“Heidegger là một triết gia rất khó hiểu. Khó hiểu vì tư tưởng uyên thâm của ông đòi hỏi nơi một kỷ luật tư tưởng và nhiều cố gắng, để tránh thái độ dễ dãi, nếu không phải là thiếu thận trọng , của những người chuyên nghề quảng cáo, biết nhãn hiệu hơn là nội dung.” — Lời Toà soạn, “Heidegger và bản chất của thi ca”, Tạp chí Đại Học số 33, Thang 6, 1963.

existentialism-for-final-reporting-sy-2015-2016-22-638


DCVOnline: Đọc thêm Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015.

5 Comments on “Đại Học | Số 33 năm thứ VI

  1. NÓI VỀ BẢN CHẤT SÁNG TẠO TRONG THI CA VÀ TRIẾT HỌC

    Thi ca luôn gắn liền với bản chất sáng tạo, vì nếu không như thế cũng chẳng còn ý nghĩa hay giá trị của thi ca. Triết học cũng như vậy, triết học luôn gắn với yêu cầu sáng tạo, nếu không cũng chẳng còn gì ý nghĩa hay mục đích của triết học. Nhưng cái sáng tạo trong thi ca và cái sáng tạo trong triết học lại hoàn toàn khác. Cái sáng tạo trong thi ca là cái sáng tạo trong nghệ thuật, còn sáng tạo trong triết học là sáng tạo trong tư duy, trong chân lý.

    Đặt ngược vấn đề lại, không sáng tạo chỉ luôn là cái thường nhật, cái đã có hay đương có trong đời sống hàng ngày, vậy cũng chẳng có gì là thi ca hay triết học nữa. Bởi vậy những kiểu ghép vần lựa chữ trong cách gọi là sáng tác thi ca hay làm thơ trong trường hợp thông thường, đó thực chất không phải là thơ ca, ít ra theo cách hiểu của nhà triết học lớn người Đức Heidegger. Bởi vì đó chỉ là cách chơi thơ, trò chơi thơ theo kiểu thông tục, theo kiểu bình thường, có gì đâu là sáng tạo nghệ thuật, có gì đâu như là nhu cầu hay sự cảm thông sâu sắc giữa tồn tại con người và tồn tại phong phú của vũ trụ vạn vật. Nói trắng ra đó cũng chỉ là sự tồn tại sự vật xoàng xĩnh hay loàng xoàng thế thôi. Nó chưa vượt lên hay vượt qua ngưỡng của sự sáng tạo, nghĩa là mang lại những chân trời nghệ thuật mới mà từ trước đến nay hoàn toàn chưa có. Tính sáng tạo hay tính sáng tác phải là thế mới đúng nghĩa, và thi ca đích thực cũng phải là thi ca như thế mới đúng nghĩa. Thi ca dưới mắt nhìn của nhà triết học hiện sinh Heidegger quả đúng là và chỉ là như thế.

    Trở sang một khía cạnh hay lãnh vực khác hoặc phạm vi khác, đó là triết học. Triết học thực chất không phải chỉ là sự lặp lại những cái gì cũ, mọi cái gì đã có, đã biết của con người trong thế giới, vì triết học đúng nghĩa cũng phải là sự sáng tạo, sự khai phá, sự mở ra con đường hay chân trời mới, những viễn tượng hay những hiểu biết mới, những khai mở mới về phương diện tư duy, tức về phương diện nhận thức trừu tượng. Có nghĩa thi ca đích thực và triết học đích thực đều giống nhau ở sự sáng tạo, sự khai phá, sự mang lại cái mới, nhưng đối với thi ca đó là cảm xúc, là tình cảm, là sự rung động, sự cảm nhận, cảm thông, còn ngược lại đối với triết học chính là tư duy, là ý niệm, là tư tưởng, hay nói chung lại là sự nắm bắt chân lý hoàn toàn mới mà từ trước tới nay chưa có. Có nghĩa mỗi nhà triết học có một con đường triết học duy nhất, đó là tính khai phá, tính khám phá, tính sáng tạo của riêng học, độc đáo, mới lạ, quý giá của riêng họ, không thể nhầm lẫn hay trùng lắp với bất cứ nhà triết học nào khác. Chính triết học hiện sinh là vậy, là sống với chân lý, sống bằng chân lý, sống trong sự khai vỡ chân lý mà không thể giống như triết học cổ điển truyền thống, triết học kiểu khái niệm, kiểu ý niệm hoàn toàn thống nhất như nhau theo cách bình thường.

    Tất nhiên con người là một tồn tại hiện thực trong vũ trụ thế giới, nhưng sự tồn tại đó không phải chỉ có thân xác mà còn bằng ý thức và nhận thức. Đó là phương diện hiện sinh của con người cao hơn hẳn so với sự tồn tại thuần túy kiểu sự vật, kiểu đồ vật thông thường như thế giới loài vât. Thế giới sự vật hay thế giới loài vật đêu chỉ là thế giới đối tượng, thế giới đối vật, thế giới sự vật của con người, nhưng chính thế giới ý thức, thế giới nhận thức của con người, thế giới hiện sinh thật sự của con người mới là thế giới đúng nghĩa của con người như là chính thế giới đối tượng của con người mà sự vật và loài vật không hề có, đó mới thực là thế giới nhân văn của con người mà chỉ chính con người mới có thể có.

    Như vậy vấn đề chân lý đặt ra ở đây không phải là sự trung khít, sự phù hợp theo nghĩa thụ động, máy móc, tầm thường như kiểu xưa nay người ta vẫn quan niệm. Trái lại chân lý triết học theo nghĩa mà Heidegger hiểu chính là chân lý sống thực, chân lý tự bản thân khách quan của nó, như một sự tồn tại riêng biệt, độc lập, tự hữu riêng của nó mà ý thức và sự nhận thức của con người có thể tham dự được vào đó, vén màn, thông đạt vào đó như tìm về một nguồn cội nào đó mà con người từ xưa nay hầu như chưa hề nhận ra hay như đã từng hoàn toàn quên lãng. Vậy thì thế giới sự vật hay thế giới vật lý không hề và cũng không bao giờ là chân lý của con người, hay của ý thức và nhận thức của tinh thần con người, mà đó nhiều lắm cũng chỉ là chân lý, là sự thật nơi chính bản thân sự vật. Trong khi đó chính chân lý triết học mới là chân lý bao quát nhất của con người thật sự, là chân lý của các nhà triết học thật sự, hay thậm chí chân lý của cả mỗi nhà triết học thật sự. Như vậy ở đây mà cũng hiểu ra được sự giống nhau trong sáng tạo của thi ca đích thực và của triết học đích thực chính là như thế và cả sự không giống nhau hay sự khác nhau đích thực vả căn cơ nhất của chúng cũng là như thế.

    Vậy thì con người thông tục hằng ngày, con người cơm áo gạo tiền hàng ngày không thể nào đạt đến được con người sáng tạo thi ca hay con người khai phá triết học đúng nghĩa, bởi vì nó không thể có cội nguồn đó, không có năng lực, khả năng đó, mà thậm chí cũng chẳng có nhu cầu hay mục đích đó. Như vậy thế giới thi ca và thế giới triết học chỉ khác hẳn với thế giới dung tục thường nhật là như thế. Triết học không phải chỉ quan tâm tìm hiểu mọi cái gì đã có mà phải quan tâm khai phá nhiều ý nghĩa cùng giá trị chân lý mới. Và thi ca cũng thế, không phải chỉ chuyện ghép chữ gieo vần từ các sự việc bình thường mà phải thâm nhập cùng nhà triết học vào trong những chân lý triết học do tự mình thấy được nhưng dưới chính sự cảm thông, sự thông hiểu, sự sống thực với vũ trụ vạn vật mà không phải cách nhận thức qua tư duy trừu tượng như con đường triết học.

    Tất nhiên thế giới thực không phải phân hai với thế giới tinh thần ý thức, nhưng chỉ khác nhau về ranh giới, về đẳng cấp, về mức độ sâu lắng hay nâng cấp và thăng hoa lên thế thôi. Chỉ trụ lại ở thế giới này thì không vượt lên, không thoát thai ra được thế giới kia, nên tồn tại không chỉ thuần túy là sự tồn tại như sự vật mà còn chính là sự tồn tại như con người đích thực, như thế giới ý thức và tinh thần đích thực. Đó chính là quan điểm về triết học hiện sinh độc đáo mà chinh Heidegger là nhà triết học tiêu biểu hơn cả trong chính nền triết học cận đại của thế giới. Nhiên cứu về Heidegger bởi vậy không phải là nghiên cứu thừa thải những là sự nghiên cứu sâu sắc và độc đáo. Đây cũng chính là chủ đề và nội dung bài viết của vị giáo sư triết học Huế vào thời đó, tức bài được đăng trên Tạp chí Đại Học (Huế) số tháng 2/1958 bộ VI Tập 3 mà các sinh viên có quan tâm tìm hiểu hoặc nghiên cứu triết học đích thực ngày nay đặc biệt là ý nghĩa và nội dung của triết học hiện sinh phương Tây hay cụ thể là nhà triết học lớn người Đức Heidegger để có tài liệu tham khảo và xem xét.

    THƯỢNG NGÀN
    (26/9/16)

  2. ĐÂU LÀ SỰ ĐÍCH XÁC TRONG KHOA HỌC VÀ TRONG TRIÊT HỌC ?

    Edmund Husserl đã từng viết một tiểu luận “Triết học như một khoa học đích xác”. Các nét chính của tiểu luận này đã được vị Giáo sư triết học trước kia là Lm Trần Thái Đỉnh của Đại Học Huế dịch từ bản tiếng Pháp ra tiếng Việt (nguyên bản của nó bằng tiếng Đức) và được đăng trên Tạp chí Đại Học (Huế) số 33 tháng 6/1963, năm thứ VI.

    Rõ ràng nội dung tiểu luận có chứa hai ý tưởng : triết học như một khoa học, và như một khoa học đích xác. Nói cách khác, ở đây có ba ý niệm được nêu lên : triết học, khoa học, đích xác. Vậy phải cần lướt qua cả ba ý niệm đó là thế nào, cũng là điều rất thiết yếu và thú vị trong triết học lẫn cả khoa học ở đây. Đây cũng là điều cần thiết mà các lớp trẻ hiện giờ và sau này cần phải quan tâm đến và bổ sung thêm.

    Trước hết triết học là một hoạt động tư duy của con người. Trong khi đó khoa học là một hoạt động nhận thức hay lý trí của con người. Còn sự xác đáng hay đích xác là mức độ thực tế, chính xác cũng như sự đích thực cùng sự hiệu dụng hoặc hiệu quả của nó ra sao. Phân tích sâu hơn nữa, rõ ràng ở đây cũng đặt ra vấn đề chủ thể là gì, đối tượng là thế nào, cuối cùng mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng có điều gì cần phải nói hoặc có đáng nói hay không.

    Nói chính xác, chủ thể đây là ý thức hay năng lực nhận thức của con người. Đối tượng đây là thế giới hiện hữu tức thế giới vật chất hay thế giới sự vật quanh ta. Còn sự xác đáng hay đích thực ở đây là chính là ý nghĩa về chân lý, về sự thật, chân lý triết học, chân lý khoa học, cũng như là chân lý nói chung.

    Thế thì khoa học đến với sự vật bằng gì ? Đó là bằng lý trí, bằng nhận thức, nhưng chỉ luôn bằng nhận thức tĩnh và cũng chỉ bằng đối tượng tĩnh. Không những tĩnh mà còn chỉ đóng khung trong một phạm vi, khía cạnh, chừng mực, sự khoanh vùng riêng biệt như thế nào đó. Bởi nếu không làm như thế cũng không thể có sự chính xác, đích thực hay xác đáng.

    Còn triết học đến với sự vật như thế nào ? Chỉ bằng tư duy thuần túy mà không cần gì khác. Nó không như khoa học cần phải xuyên qua hay có sự giúp đỡ thiết yếu của các dụng cụ khoa học. Tức cần phải có cái lọc trước, cái nền tảng bổ sung trước của lý trí khoa học vốn đã hình thành như một hệ thống đã được thừa nhận trước đó cũng như những công cụ vật chất đã tiện dụng lúc đó.

    Như thế rõ ràng tư duy cũng là lý trí, cũng cùng bản chất và bản thân lý trí, nhưng tư duy thì bao quát, sinh động, vượt ra ngoài nhiều mặt hơn lý trí. Nói cách khác, lý trí là tư duy tĩnh, còn tư duy là lý trí động. Lý trí tĩnh xét đối tượng tĩnh, đó chính là ý nghĩa và bản thân hay bản chất của khoa học. Còn tư lý trí động, xét đối tượng động, đó lại là ý nghĩa hay tính chất và giá trị của tư duy triết học và của thế giới triết học.

    Thật ra đối tượng của khoa học (thực nghiệm) và triết học (suy lý) cũng chỉ là một nhưng tầng lớp khác nhau, phạm vi khác nhau, ý nghĩa khác nhau, giá trị khác nhau, và cả thực hiện cũng khác nhau. Khoa học thực nghiệm như các khoa học tự nhiên, toán học (tuy dù trừu tượng) luôn chỉ có đối tượng thực nghiệm, tức các sự kiện, sự vật vật chất ở ngoài trí tuệ hay trí óc con người. Triết học không phải là khoa học thực nghiệm, vì phương pháp của nó không phải và cũng không cần đo đạc chính xác như các khoa học thực nghiệm mà phải bao quát hơn, toàn diện hơn, bao trùm hơn.

    Có nghĩa khoa học thực nghiệm không bao giờ tự xét về bản thân mình, tự xét về ý nghĩa hay tính cách của đối tượng mà chỉ có đơn giản biết đối tượng là đối tượng, và công việc khảo sát chỉ giống như một công việc quy ước mà chẳng bao giờ nâng cấp thêm hay đặt ra thêm những vấn đề gì khác. Điều đó không bao giờ hoàn toàn đơn giản chính trong triết học, vì triết học luôn phải cần xem xét chính bản thân của chủ thể là gì, của đối tượng là gì, của mối quan hệ hay bao trùm giữa nhận thức và sự vật khách quan là gì. Đó là cái mà Husserl từng đặt ra vấn đề hiện tượng học (Phaenomenologie) trong triết học và sự đích xác trong khoa học cung như trong triết học ngay từ đầu đã nói.

    Như vậy kết luận khoa học là đích xác hay triết học là đích xác ? Rõ ràng khoa học là chính xác như chưa chắc đã đích xác, còn triết học thì phải đích xác mà chẳng cần mọi sự đo đạc chính xác. Có nghĩa đích xác cũng là một sự chính xác nhưng nó rộng lớn hơn, bao trùm hơn chính xác. Trong khi đó sự chính xác chỉ luôn luôn theo chiều ngược lại. Nhưng nói chung lại nếu không xác đáng thì cũng không còn khoa học và cũng không còn triết học. Có nghĩa triết học trong căn cơ phải tự nó là một khoa học nhưng luôn vượt lên trên và bao trùm hay chỉ nội hàm triết học trong nó, đó chính là ý nghĩa xác đáng của triết học và sự chính xác của khoa học.

    Chỉ cần đơn cử một ví dụ. Khoa tâm lý học (Psychologie), đó là một khoa học thực nghiệm mà không khi nào là triết học, cho dù đối tượng của nó là ý thức, nhận thức cũng chẳng khác gì đối tượng của triết học. Hay quan điểm duy vật hoặc chủ nghĩa duy vật (Materialismus) chẳng hạn, đó chỉ là một quan điểm về nhận thức, về niềm tin cảm tính, không khi nào là triết học. Bởi nó chỉ là khía cạnh dư thừa nếu nói về đối tượng của khoa học, và chỉ là khía cạnh thiếu sót nếu nói về đối tượng của triết học. Cho nên nếu khoa học hay khoa học thực nghiệm cần chính xác bao nhiêu, triết học cần xác đáng bao nhiêu, cái gọi là chủ nghĩa duy vật chỉ tỏ ra là sự ngô nghê, nông cạn mà lại mang đầy tính chất chủ quan độc tài bấy nhiêu chính là như thế. Nói khác đi tinh thần, ý thức con người là một chủ thể tính vô hạn, trong đó khoa học và khoa học thực nghiệm cũng chỉ như những khía cạnh bản thân của nó, còn quan điểm duy vật chỉ là sự hoang đường hay đứa con hoang hoặc đứa con hoang tàng của nó. Có nghĩa mọi ý nghĩa và phạm vi của triết học cũng chưa phải đã kết luận ở phân tích này mà còn miên tục kéo dài và nâng lên mãi mãi.

    THƯỢNG NGÀN
    (27/9/16)

  3. SỰ HÀI HƯỚC VÀ TÍNH NGHIÊM CẨN NƠI CON NGƯỜI

    Nơi con người có hai thái độ hay hai khuynh hướng sống căn bản, đó là tính hài hước và tính nghiêm chỉnh. Còn thái độ trung dung, dung hòa, đứng giữa, là không hài hước cũng chả nghiêm nghị. Thế nhưng ý nghĩa nào là ý nghĩa hay nhất, có cơ sở nhất, đó cũng là điều nên thử phân tích. Vì tính hài hước là tính vui vẻ, tươi vui; tính nghiêm cẩn là tính khô khan, cứng nhắc; trong khi đó thái độ đứng giữa là dung hòa, không nghiêng bên này quá cũng không nghiêng bên kia quá.

    Thật ra chủ đề này là nội dung bài viết của tác giả Dung Đạo “Hài hước trong tư tưởng Socrate”, đăng ở Tạp chí Đại học (Huế) số 33, năm thứ VI, tháng 6/1963 có lẽ nhiều người cũng cần nên đọc. Bởi Socrate được xem như nhà triết học đầu tiên lớn nhất của Hy lạp mà cũng là của cả phương Tây. Tầm vóc của vị triết gia này tỏa bóng xuyên suốt cả tư tương duy lý phương Tây mà mãi đến ngày nay người ta vẫn cứ thường xuyên nhắc đến. Vậy tính hài hước trong tư tưởng của Socrate là gì là điều cũng nên cần nói đến. Ông ta là một nhà triết học lớn, tất nhiên vấn đề ý nghĩa của chân lý trong cuộc sống vẫn là mục đích mà ông ta quan tâm đến nhất. Có nghĩa ông ta thường tranh luận cùng các triết gia khác hay với nhiều người khác để nhằm nói lên quan điểm về chân lý được ông hiểu ra sao và cũng để bác bỏ những quan niệm sai lầm của các người khác mà họ không ngờ đến.

    Phương pháp tranh luận của Socrate thường được gọi là hộ sản, tức giúp cho một cái gì đó được khai sinh ra, được ra đời một cách viên mãn nhất. Cách đó là khi bước vào tranh luận, khi đã nhận thức được các quan niệm sai lầm nào khác về chân lý nào đó mà người tranh cãi hay đối thoại đã đưa ra rồi thì Socrate liền chủ động đặt ra các câu hỏi nhằm dẫn đắt bó buộc người đó phải trả lời. Và cứ tiếp tục như thế, cuối cùng bằng câu hỏi chót, người đó không thể nào bác khước được kết luận hay quan điểm mà Socrate đã mang đến cho họ, tức ông đã chiến thắng và chinh phục được họ đối với chính nhận thức về chân lý của ông, một thái độ đôi khi rất hài hước, với nhiều câu hỏi đặt ra có khi rất hài hước, khiến các đối tượng thường khi phải chấp nhận thua trong tính cách rất khôi hài, vui vẻ, đó chính là sự hài hước hay tính hài hước nơi Socrate.

    Như vậy qua đó cũng thấy được triết học đúng nghĩa chẳng phải là cái gì khô khan, hay quá ư nghiêm cẩn, mà triết học chính là thái độ vui vẻ, có khi còn cả hài hước khi nhận thức về chân lý. Đó chính là tinh thần hồn nhiên, thong dong, thích thú của triết học khi truy tìm về chân lý mà ở phương Đông người ta thấy được cả nét đó trong Lão Trang hoặc ngay cả trong thiền luận mà nhiều người đã biết. Có những công án trong thiền đầy tính bất ngờ mà cũng có những công án đầy tính khôi hài mà kết quả cuối cùng vẫn chỉ là một tức sự giác ngộ về ý nghĩa của chân lý khách quan.

    Tất cả những ý nghĩa đó là do đâu ? Do bản chất con người tự nhiên thật sự là bản chất tươi vui mà không bao giờ là bản chất khô hạn hay khô khốc hoặc nghiệt ngã mà nhiều người quan niệm hoặc biểu hiện qua các mục đích và thái độ sống của họ. Nói chung sự sống hồn nhiên bao giờ cũng tươi mát, trái lại sự sống theo kiểu đóng kịch mới thành giả tạo, kịch cỡm và khô khốc. Có nghĩa không ai tự khô khốc với chính mình hay khi chỉ ở một mình, đó thường là ý nghĩa hồn nhiên, vô tư nhất. Như vậy nhiều khi sự khô khốc, không biết cười cợt, không biết đùa vui, chỉ là thái độ giả tạo trước người khác, đóng kịch giả dối khi có sự hiện diện của người khác để tỏ ra ta là người trên cơ, là người nghiêm chỉnh có quyền uy hoặc là đáng kính và phải được nễ trọng, dù thực chất điều đó có hay không lại là chuyện khác.

    Nên ngay trong xã hội cũng thế, những kẻ độc tài thì thường tỏ ra rất ít tiếng cười vui mà thường hay thích phô trương sự cợm cán, sự uy quyền, sự nghiêm khắc, mà thật ra phần lớn lại chỉ là sự diễn tuồng, sự đóng kịch mà không gì khác. Do vậy thái độ hài hước của Socrate chính là thái độ hòa đồng, tự do dân chủ, chỉ chuộng sự thật là chân lý khách quan mà không chuộng bất kỳ sự giả tạo hay giả dối nào. Trong văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương chính là một hình mẫu như thế. Bà ta nhìn thấy cái gì cũng trở nên được trò cười, là chuyện đùa. Từ trái núi đến thiếu nữ xuân thì, từ cái đèo, đến bánh trôi, hay đến trái mít v.v… bà đều nhìn thấy được những khía cạnh tức cười hay khôi hài của nó. Tức bà luôn tránh xa hay quay lưng lại với những thái độ đạo mạo hay đạo đức giả tạo mà lại hướng đến tính hồn nhiên bộc bạch, đến ý nghĩa hài hước như nhu cầu vui thú và như thái độ sống một cách nhẹ nhàng, vui vẻ và cả vui thú.

    Như vậy khiếu cười phải là cái gì có sẳn mà không ai tạo nên cách giả tạo được. Nó là nhu cầu bên trong, là khuynh hướng bên trong không ai cưỡng lại được, thế là phát sinh ra sự cười cợt, sự thú vị, sự đùa vui, như là một sự thỏa mãn về một khuynh hướng tự nhiên mà không thể nào cố ý tự tạo.
    Nên nghiêm túc có khi là giả tạo nhưng cái cười thì luôn tự nhiên không ai có thể giả tạo được. Cái cười giả tạo thì không phải cười thật mà chỉ là giả bộ cười, cũng chẳng khác gì giả bộ nghiêm cẩn, giả bộ ngầu đều là như thế. Vì khi ở một mình không ai ngầu với chính mình cả, mà ngầu là ngầu với người khác do nhằm những mục đích nào đó hay do sự bực tức khi những mục đích xấu xa hoặc che đậy nào đó phải bị cản ngại không thực hiện được.

    Nên nói tóm lại thái độ hài hước không phải ý nghĩa xấu mà là ý nghĩa cao khiết nơi một số người, hay là thái độ phổ biến nơi nhiều người khi họ có năng khiếu hài hước và sống đúng với bản thân hồn nhiên, tự nhiên của họ. Người ta chỉ hài hước khi có năng lực nhìn ra được khía cạnh hài hước hay bản chất hài hước, chọc cười, làm tức cười nào đó nơi sự vật. Điều đó không phải ai cũng có nên chứng tỏ họ phải có đức tính hay năng khiếu gì đó hơn người khác.

    Có nghĩa hài hước là thái độ chủ thể hơn là tính cách của khách thể. Bởi sự vật tự nó không có đặc tính cười gì nơi bản thân nó cả. Trái lại chính ý thức chủ thể nào đó thấy ra khía cạnh buồn cười nào đó của chúng, như vậy là tạo nên thái độ hài hước, tạo nên tiếng cười, tạo nên hay kích thích óc khôi hài về các điều gì đó nơi sự vật mà thật ra chúng chỉ vô tình hay hoàn toàn không có theo cách khách quan nào đó cả. Như từng chi tiết nơi khuôn mặt của anh hề vẫn chẳng có gì để cười cả, nhưng toàn thể những cái đó kết hợp lại bằng chủ đích của anh hề, thế là nó mang ý nghĩa tạo cười và tất cả mọi người đều thấy phải cười.

    Thái độ của anh hề là thái độ hay ý nghĩa chủ thể, cái cười của người khán giả nhìn anh hề cũng là thái độ chủ thể, ý nghĩa chủ động trong tiếng cười, nên nếu không có ý nghĩa chủ quan đó thì cũng không có gì để cười được. Nên khi người ta nóng giận thì không ai có thể cười. Trái lại khi anh hề nóng giận lại càng gây cười vì là hai trạng thái hoàn toàn tương phản, mâu thuẫn không thể nào khiến người ta không cười được.

    Vậy cười luôn luôn có nguồn gốc là sự vui vẻ và mục đích cũng là sự vui vẻ. Khi cường độ cái cười trở nên mạnh hơn, nó không còn là cái cười bình thường đơn giản nữa mà thành sự hài hước và cả sự khôi hài. Có nghĩa sự hài hước hay sự khôi hài tỷ lệ theo nội dung, ý nghĩa và cường độ của cái cười. Tức nó đi kèm theo một sự nhận thức tinh tế nào đó mà không chỉ là phản ứng tâm sinh lý một cách bình thường đơn giản như cái cười thông thường vẫn có. Tính hài hước của Socrate là như vậy, nó nhìn đối tượng trở nên buồn cười vì sự sai lầm của chính đối tượng đó. Và khi đối tượng cũng tự nhận ra được điều đó qua sự hộ sản của Socrate, họ cũng thấy thành hài hước, thành buồn cười, như vậy là ngẫm ra được chân lý sự vật không phải như họ nghĩ.

    Cho nên khôi hài hay hài hước chính là thái độ sống, thái độ sống vượt lên được những cái thường tình nên mới thấy được những cái thường tình mà có người chỉ nhìn thấy sự nghiêm túc trong đó lại trở thành ý nghĩa của cái cười. Tức cười là thái độ mang tính người hơn hết vì loài vật thì không biết cười. Và hài hước hay khôi hài còn mang ý nghĩa cười cao thêm một bậc nữa, vì chỉ những người hiểu biết hơn người khác mới thường có quan điểm hài hước. Hài hước là ý nghĩa người được tăng cường hay nhân đôi lên thêm.

    Đó là ý nghĩa tại sao Hồ Xuân Hương lại cười công khai các đối tượng thường bị cấm kỵ, trong khi đó các nho sĩ đạo mạo thì chỉ thích ngầm cái cười đó mà không hề dám cười công khai. Đấy cái cười nhiều khi có ý nghĩa và giá trị đáng nói hơn sự nghiêm nghị hay đạo mạo giả tạo là như thế. Thật ra đời cũng chỉ là cuộc chơi, và tiếng cười hay sự hài hước chính là ý nghĩa căn cơ trong bản chất hay phẩm chất cuộc chơi đó. Triết học đúng nghĩa bởi vậy không hề là sự nghiêm túc, khô hạn giả tạo mà là sự hồn nhiên, tươi mát trong chân lý nhân văn nhiều khi còn chen lẫn cả tính khôi hài và tính hài hước cả ngay trong sự đi truy tầm chân lý khách quan là như vậy.

    DẶM NGÀN
    (27/9/16)

  4. DÂN CHỦ VÀ ĐỐI LẬP

    Trong Tạp chí Đại Học (Huế) số 33 tháng 6/1963 (năm thứ VI) có bài viết của tác già Cao Huy Thuần “Đối lập trong các chế độ dân chủ phương Tây”. Nay đọc lại cũng thấy có nhiều khía cạnh tuy bài viết còn có chỗ sơ sài. Cảm hứng từ nội dung bài viết đó, ở đây xin thử đưa ra một vài cơ sở khoa học khách quan để bổ sung cho các khía cạnh đó xem ra sao.

    Dân chủ là khái niệm đối lập với quân chủ. Dân chủ là dân làm chủ xã hội và quốc gia đất nước. Quân chủ thì vua làm chủ. Vua làm chủ là chế độ phong kiến khi xưa, vua toàn quyền quyết định mọi việc của nhân dân và đất nước mà không cần người dân tham gia, không cần có ý kiến của người dân. Vua là vị thống lĩnh tối cao và duy nhất. Không ai bầu vua lên cả, vì không có chế độ bầu cử như ngày nay mà ngày xưa lực lượng quân sự nào chiến thắng đối phương trong cả nước thì người thủ lĩnh đó lên làm vua. Vua là chế độ cha truyền con nối ngai vàng, chỉ khi nào không truyền nối chính danh nữa thì mới qua tay người khác như bị cướp ngôi, thua trận, hay biến cố cung đình nào đó. Trong chế độ quân chủ không có hiến pháp như ngày nay mà chỉ có mệnh vua tự xưng, tức tự cho mình thay Trời hành đạo (Thiên hành đạo), nên vua được coi là thiên tử (con của Trời) và người dân hay triều đình đều phải quỳ mọp lạy vua, tâu vua mọi ý kiến của mình nếu có hỏi đến, đó là lối thần quyền mà không hề có dân quyền.

    Song dân chủ thì ngược lại. Tức từ khi chế độ quân chủ bị truất bỏ, không còn vua chúa nữa thì toàn dân cùng làm chủ đất nước. Cơ sở đầu tiên là xây dựng nên một Hiến pháp coi như nguyên tắc luật pháp đầu tiên, do các đại biểu của dân gọi là quốc hội lập hiến làm ra hoàn toàn tự do tự quyết không ai sai khiến hay cũng không theo bất kỳ mệnh lệnh nào có trước. Đối với các đất nước vì lý do gì đó vẫn còn giữ lại địa vị của vua, vua chỉ còn là biểu tượng để toàn dân tôn kính mà không hề can dự gì vào các nguyên tắc và nội dung hiến pháp mà quốc hội lập hiến tạo ra cả.

    Có nghĩa dân chủ thì mọi công dân đều bình đẳng và tự do. Thế nhưng mọi đại biểu được dân bầu ra theo từng vùng hay các phạm vi lãnh vực nào đó không nhất thiết đều hoàn toàn có ý kiến, hiểu biết hay nguyện vọng và mục đích giống nhau, bởi không có cơ sở khách quan nào để có được điều đó cả. Tuy vậy nếu ai cũng trái ngược nhau, bất đồng ý kiến với nhau hóa ra lại chia rẽ và không thống nhất như vậy thì rất khó cho quốc gia đất nước và xã hội. Do vậy khi quốc hội đã được bầu lên rồi, có thể chia thành nhiều khối khác nhau, nhưng áp dụng nguyên tắc tốt nhất các khối đó đều phải tập trung lại thành hai khối lớn nhất, có quan điểm chung nhất với nhau và ý chí chung nhất với nhau trong mục đích chung, gọi là hai khối đối lập. Dù sao đối lập là trái ngược, sai biệt, không thống nhất nhưng không phải triệt hạ nhau mà chỉ luân phiên thay thế nhau để thành khối cầm quyền chung trong các nhiệm kỳ nhất định được quy định. Và để tiện cho mọi việc chính trị chung của xã hội và đất nước, các khối có thể tạo nên những đảng phái riêng cho mình, cũng như hai khối đối lập cơ bản có thể họp thành hai đảng đối lập thật sự để cùng thay phiên nhau cầm quyền cả nước theo từng chu kỳ định sẳn. Đối lập không phải chống đối nhau nhưng có thể không đồng ý hoặc khác nhau về chính kiến nào đó tạo nên sự đấu tranh và ganh đua trong hòa bình để nhằm bảo về mục đích thực hiện chính kiến đó của mình qua kết quả bầu cử theo từng nhiệm kỳ mà toàn dân lựa chọn, đó là hình ảnh đối lập như đảng cộng hòa và đảng dân chủ Mỹ chẳng hạn. Đảng nào có đại diện của mình được đa số dân chúng bầu làm Tổng thống trong nhiệm kỳ đảng đó sẽ nắm quyền lực chung nhất, hoặc có đa số đảng viên trong Thượng và Hạ viện, đều đa phần có tác động hiệu quả đến các chính sách chính trị trong nước Mỹ nhất.

    Nhưng nói như vậy là nói kiểu lý tưởng và nguyên tắc ở các nước có trình độ dân trí cao và có truyền thống tự do dân chủ từ lâu đời. Song đối với những nước có trình độ dân trí thấp phần lớn, nhất là chưa có truyền thống tự do dân chủ lâu đời, điều đó quả thật không chắc đã lý tưởng, song nếu không xây dựng từ bước đầu thì biết đến khi nào mới có. Bởi vì giá trị khách quan chung nhất bao giờ cũng là giá trị khoa học và nguyên lý khoa học. Không thể kiểu chủ quan vì vào nhiều lý do chưa ổn để bảo thủ quan điểm độc tài phi tự do dân chủ nào đó của mình. Đó chỉ là sự ngụy biện hay ý đồ không chính đáng nếu không nói là nguy hại nếu chủ trương độc đoán độc tài đi ngược lại với các nguyên tắc tự do dân chủ đã trở thành vững chắc và phổ biến trên khắp thế giới.

    Đương nhiên trong xã hội không phải ai cũng tốt, không phải ai cũng hiểu biết và không gian dối mặt này mặt nọ. Điều đó từ khởi thủy loài người đã thế, vì bản chất cá nhân và nhân loại trong thực tế đều thế. Cho nên nguyên tắc chọn lọc tinh thần cũng phù hợp với nguyên tắc chọn lọc tự nhiên mà học thuyết tiến hóa của nhà khoa học Darwin đã từng đưa ra. Có nghĩa trong xã hội nếu luôn làm sao để càng nhiều thành phần ưu tú chọn lọc, nhiều thành phần tài năng và hiểu biết tham gia cầm quyền thì đó là điều tối ưu và đắc sách nhất. Ngược lại những người xấu, người thủ đoạn, người thấp kém, người thiếu hiểu biết mà vì lý do nào đó thường xuyên cầm quyền có nghĩa xã hội đó, đất nước đó chỉ có suy thoái, lụn bại mà không thể nào đi lên phát triển tốt đẹp được. Như vậy chính nguyên tắc tự do dân chủ hỗ trợ, phát huy cho tài năng và hiểu biết, còn độc tài luôn ngược lại nên chỉ càng tạo nên sự trì trệ và làm thiệt hại chung cho mọi người và toàn xã hội mà ai cũng có thể nhận ra được. Có nghĩa sự ngụy biện cùng sự ngu tối và sự trung thực cùng sự sáng suốt có khi rất khó phân biệt được nhau trong xã hội, vì ai lấy thước mà đo lòng người, nhất là đối với người dân thấp kém, thiếu hiểu biết rất yếu khả năng phân biệt nên dễ lầm lẫn. Do vậy người lương hảo và người hiểu biết luôn luôn quý giá dù họ ở bất kỳ đâu và bất kỳ trong giai cấp giai tầng nào của xã hội. Đó cũng chính là điều mà cách đây trên trăm năm Phan Chu Trinh từng lưu ý nhất là xưa hơn nữa Thân Nhân Trung đã hết sức đề cao hơn cả.

    Thế nhưng học thuyết mác xít lại là học thuyết chủ trương ngược lại. Các Mác lấy giai cấp vô sản làm chuẩn, lấy sự độc tài làm cứu cánh, lấy đấu tranh giai cấp làm nguyên tắc, lấy sự phục tùng làm yếu tố, coi đạo đức truyền thống như đạo đức tư sản và phản động, coi trí thức là lừng khừng không tích cực trong cách mạng kiểu cộng sản, còn Mao Trạch Đông cho trí thức không bằng cục phân, đó đều là những ngược chiều với tinh hoa và chọn lọc. Tức nói về mặt khoa học khách quan và nhân văn thật sự, học thuyết Mác đúng nghĩa là học thuyết phản nhân văn và phản khoa học tức theo nghĩa nào đó cũng là phản động vì đi ngược với tiến hóa và nguyên lý chung của lịch sử. Đó là lý do tại sao mọi nước cộng sản mác xít đều chỉ chủ trương chuyên chính mà không cho phép đối lập, bởi vì quan niệm theo Mác phải chuyên chính mới làm cộng sản được. Thế những ngày nay trên thực tế, qua non thế kỷ cả Liên Xô và khối nước cộng sản đều tan biến cả, điều đó cho thấy nguyên lý cộng sản và nguyên lý chuyên chính của Mác là không mang lại các kết quả thực tế và chỉ có nguyên tắc tự do dân chủ thật sự và nguyên tắc tư hữu khách quan tự nhiên nhưng làm sao cho hợp lý mới là các điều kiện cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội thật sự.

    Có điều đáng nói là ngay từ đầu, do sự chủ trương chuyên chính, và do sự coi thường trí thức, bởi vậy các nước cộng sản thực ra đều không đào tạo trí thức đúng nghĩa mà chỉ đào tạo cán bộ thừa hành nhắm mắt làm theo, và trình độ dân trí cũng không hề được nâng cao theo ý nghĩa dân trí độc lập và tự lập mà chỉ có các chính sách có mục đích quần chúng hóa xã hội theo cách một chiều, lệ thuộc và thấp kém trong nhận thức cũng như trong tự chủ. Xã hội kém trí thức phần lớn, xã hội nô lệ lãnh đạo và nhu nhược phần lớn, thế thì chính trị theo kiểu tự do dân chủ khách quan và đúng nghĩa cũng làm sao mà có được, ý nghĩa đối lập làm sao mà có được. Xã hội như vậy chỉ hóa thành kiểu trại chăn nuôi công nghiệp, tức dân chỉ cần cái ăn, và thức ăn cũng kiểu tập thể giống nhau, thức ăn vật chất hay thức ăn văn hóa tinh thần đều thế, vậy thì lấy nền tảng đâu mà xuất hiện đối lập, lấy gì để tạo thành truyền thống tự do dân chủ đúng nghĩa, lấy gì mà có được những nền chính trị tiên tiến, khoa học, khách quan, đạo đức, trí thức và lãnh mạnh được. Đó là kết quả tạo nên hiện tượng tham nhũng mọi mặt một cách tràn lan trong xã hội, tham nhũng cả quyền hành và kinh tế, trở thành như cái chợ công danh, như cả một hậu trường mua quan bán tước mà ngày nay ai cũng rõ thế thì làm sao mà chấn chỉnh hay cải thiện hoặc thay đổi được. Đấy cái kết quả sai lầm của học thuyết Mác đã mang lại điều thực tế như thế, hay nói ngược lại điều thực tế như thế cũng chững minh được chính học thuyết Mác sai lầm là như vậy.

    Thế thì để kết luận, xã hội con người luôn chính là một cổ máy sống, cổ máy đó làm nên bởi các yếu tố, các cấu hình của nó là những con người cụ thể trong thực tế. Nên chính bản chất con người quyết định xã hội, quyết định mọi cơ chế vận hành mà không gì khác. Không một cổ máy nào trên đời này vận hành sai nguyên lý khoa học mà có thể tồn tại lâu dài hay có hiệu quả hay hoạt động tốt được. Bởi một bộ máy được thiết kế, có cấu hình sai nguyên lý khoa học thì sự thất bại, sự phi hiệu lực của nó là hoàn toàn tự nhiên. Nên nguyên tắc tự do dân chủ đúng nghĩa luôn là nguyên tắc vật lý khách quan trong xã hội nhân văn của con người là thế. Và nguyên tắc đối lập là nguyên tắc cân bằng của xã hội chẳng khác gì nguyên tắc cân bằng trong vật lý học được áp dụng cho thực tế xã hội nhân văn là như vậy. Nói như thế để thấy học thuyết Mác sai chính là từ nguyên lý, nguyên tắc của nó, không phải chỉ sai ở áp dụng hay thực tiển mà nhiều người nhầm lẫn. Nhưng nói ra điều đó liệu có nhiều người hiện nay chấp nhận hay không, bởi vì chính họ từ lâu đã bị biến thái cả về mặt nhận thức cũng như cả mặt đạo đức xã hội tức là mặt mục đích công ích một cách căn cơ và đại trà cả rồi thì còn có điều gì để mà nói nữa. Có lẽ ý nghĩa của việc hết thuốc chữa ở đây chính là như vậy. Bởi khi con người lấy cái chủ quan của mình làm cái khách quan chung cho xã hội thì còn cái gì gọi là sáng suốt hay hữu lý được nữa. Và có lẽ để cho tất cả mọi người có được cơ hội để nhận thức và ngẫm nghĩ sâu sắc được về các điều ấy thì rõ ràng cũng là điều cần thiết và bổ ích nhất.

    THƯỢNG NGÀN
    (28/9/16)

  5. QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ

    Việt Nam đệ nhất anh hùng
    Ai ngoài Nguyễn Huệ Quang Trung được à
    Cầm gươm trước trận xông pha
    Làm nên nghiệp đế chói lòa non sông

    Một trang lịch sử hào hùng
    Diệt tan 20 vạn quân Thanh nửa ngày
    Tôn Sĩ Nghị trốn về tàu
    Quên mang áo giáp chỉ hầu chạy trơn

    Nửa đêm mặt tái xanh rờn
    Tranh nhau đào thoát gãy cầu phao luôn
    Nhị Hà xác giặc quay cuồng
    Thật là lừng lẫy ngàn năm chưa từng

    Sầm Nghi Đống quá hoảng hồn
    Phải đành thắc cổ tại gò Đống Đa
    Hứa Thế Hanh chạy đâu xa
    Dẫu thân Đề đốc cũng đà phơi thây

    Hạ Hồi lẫn cả Ngọc Hồi
    Quân thù khiếp vía chạy tràn kêu la
    Áo bào hoàng đế sáng lòa
    Vậy mà thuốc súng nhuộm đà hoen đen

    Quả ngày sấm dậy đất bằng
    Quân Thanh tan tác chưa hằng từ xưa
    Từ Tam Điệp thật lạ chưa
    Cho quân ăn Tết trước đều vẽ vang

    Mười ngày vào tới Thăng Long
    Đúng như dự kiến thật hào hùng thay
    Lê Chiêu Thống buộc chạy dài
    Gà nhà cõng rắn phen này tả tơi

    Đáng thay nỗi nhục ngàn đời
    Làm thân vong quốc xứ người ra chi
    Bởi vì kiểu thứ vô nghì
    Cầu vinh bán nước nói chi nữa kìa

    Quang Trung Nguyễn Huệ đại tài
    Anh hùng hai tám tuổi đời nên danh
    Thật là gương chói sử xanh
    Dẫu là ngắn ngủi bốn năm trị vì

    Mà bao công đức khắc ghi
    Ngàn năm còn mãi đền nghì non sông
    Tiếc là tuổi thọ bốn mươi
    Khiến cho Lưỡng Quảng thu hồi chưa xong

    Thiên thu quả bậc anh hùng
    Nước nhà chưa có từ ngàn đời xưa
    Khí thiên sông núi chẳng thừa
    Tây Sơn hun đúc tạo người vĩ nhân

    NON NGÀN
    (30/9/16)