Novorossiya: Danh xưng đã chết vừa được tái sinh
HVR
Mới đây, Tổng thống Nga Putin khi lên truyền hình, gọi là đối thoại ‘thẳng thắn’ với công chúng qua chương trình ‘Hỏi và Đáp’ đã làm như vô tình dùng từ “Novorossiya” để chỉ vùng lãnh thổ phía Đông vaf Nam của Ukraine, tiếp giáp với Nga và Moldova.
Từ ngữ này hiện đang được những người Ukraine ở vùng này – đại đa số gốc Nga – dùng để kêu gọi việc ly khai và lập chính phủ độc lập khỏi thẩm quyền của chính quyền trung ương (lâm thời) tại Kiev. Bộ trưởng quốc phòng Ba Lan, Tomasz Siemoniak, lo ngại rằng “nói gì thì nói, Vladimir Putin đang theo đuổi một chủ thuyết mới nhằm xiển dương và tái lập Liên Sô dưới danh xưng khác ‘Tân Đại Nga’!”
Tại sao chuyện Putin thốt ra một cách ‘bâng quơ’ cái danh xưng cũ kỹ, bị quên lãng hàng trăm năm nay lại có thể gây ra mối lo ngại về những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho vùng Đông Âu -nói riêng- cũng như cả Âu châu và thế giới -nói chung- như vậy?
Nói chuyện với những người gốc Nga trong đám đông biểu tình chiếm giữ các công thự và đồn Cảnh sát ở Odessa, ký giả Christian Caryl viết cho tạp chí Foreign Policy cho biết, những người này tuyên bố họ thuộc phong trào Anti-Maidan, ‘chống chính quyền bất hợp pháp ở Kiev’ , vì ‘tất cả những chính quyền liên tiếp ở Ukraine từ sau cuộc cách mạng Cam, Orange Revolution, lật đổ Tổng thống Leonide Kuchma năm 2004 đến nay, đều cố tình không đáp ứng mong mỏi chính đáng của khối công-dân-Ukraine-nói-tiếng-Nga, ở vùng phía Đông nước này, nói chung và ở Odessa, nói riêng. Một trong những mong muốn của họ (theo nhóm Anti-Maidan tuyên bố) là được quyền sử dụng tiếng Nga chính thức, trong chính quyền cũng như tại các trường học, như thời còn là nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Ukraine trong Liên bang Sô viết trước kia! Họ cũng nói đén sự khác biệt về tập quán, ngôn ngữ, văn hoá giữa những người-Ukraine-nói-tiếng-Ukraine ở vùng phía Tây với những người-Ukraine-nói-tiếng-Nga ở vùng phía Đông, tức là hai dân tộc khác biệt hoàn toàn. Vì vậy những người ‘Anti-Maidan’ tại Odessa hô hào cần có một nước Ukraine theo thể chế liên bang, bao gồm các vùng tự trị có nhiều quyên hạn độc lập rộng rãi hơn, tuỳ theo đặc tính văn hoá ngôn ngữ riêng của từng vùng!
Hơn thế, nhiều nhân vật chính trị trong khối những người Ukraine-nói-tiếng-Nga ở vùng miền Đông Ukraine liên tục đề cập đến khái niệm một quốc gia khác, kết hợp các khu vực nói tiếng Nga, với danh xưng cổ Novorossiya. Theo họ, với dân số ước lượng khoảng 20 triệu người cùng nói chung ngôn ngữ chính là tiếng Nga, trên vùng lãnh thổ phía Đông Ukraine là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, tập trung các khu kỹ nghệ nặng, quốc gia Novorossiya này sẽ thừa khả năng phát triển.
Cái tên ‘Novorossiya’ này đã có từ thế kỷ 18 khi đế quốc Nga lúc ấy đánh bại đế quốc Thổ Ottomans và mở rộng cương vực đến tận bờ biển Đen, Black Sea. Vùng đất mà các Sa Hoàng chiếm được của Thổ lúc ấy được đặt tên Tân Nga-la-tư, Novorossiya, và cho tới thời hậu bán thế kỷ 19 vẫn được dùng để chỉ vùng phía Nam Ukraine. Vì thế, sau khi những người ở Odessa, ở Donetsky, ở Kharkov lần lượt nhắc đến danh xưng ‘cổ’ này, chuyện Tổng thống Nga Vladimir Putin vào hôm 17/4, trong cuộc đối thoại truyền hình hàng năm, bỗng dưng nhắc đến cái tên ‘Novorossiya’, nhất định không phải là một chuyện nói bâng quơ!
Putin nói “Dưới thời các Sa Hoàng, vùng đất đó mang tên Novorossiya. Thế nhưng trong thập niên 1920s, vùng lãnh thổ đó được đem giao cho Ukraine. Chỉ có trời mới biết tại sao chính quyền Liên Sô lúc đó lại làm vậy!”
Nhiều nhà quan sát tin rằng đó không phải là câu nói bâng quơ, nhất là khi điểm lại những gì đã diễn ra cho các vùng ly khai Abkhazia và South Osettia ở Georgia, cũng như vùng Transnistria ở Moldova. Tại những vùng đó, dân thiểu số nói tiếng Nga tuyên bố ly khai, đòi tự trị, rồi tuyên bố độc lập, không chấp nhận quyền hạn của chính phủ quốc gia dẫn đến xung đột vũ lực đều được Mạc Tư Khoa ủng hộ triệt để, kể cả bằng ‘những phần tử gọi là dân quân nhưng vũ trang tận răng và tác chiến thuần thục còn hơn binh sĩ chuyên nghiệp của chính quyền’.
Novorossiya, Tân Nga-la-tư chính là thế cờ của Tân Sa hoàng trong thế kỷ 21, Putin Đệ nhất.
© HVR
Bài do Radio Hồn Việt gởi
Viu1ec7c ngu01b0u1eddi Nga du00f9ng lu1ea1i tu00ean gu1ecdi Novorossiya cu1ee7a thu1eddi Nga Hou00e0ng cho thu1ea5y Putin vu00e0 nhiu1ec1u ngu01b0u1eddi Nga vu1eabn cu00f2n mang u0111u1ea7u u00f3c cu1ee7a thu1ebf ku1ef7 17, 18, cho ru1eb1ng phu1ea3i u0111i xu00e2m chiu1ebfm u0111u1ea5t u0111ai mu1edbi lu00e0m cho quu1ed1c gia hu00f9ng mu1ea1nh. u0110u00f3 lu00e0 vu00ec ngu01b0u1eddi Nga ku00e9m vu1ec1 cu00f4ng thu01b0u01a1ng nghiu1ec7p, chu1ec9 su1ed1ng nhu1edd khou00e1ng su1ea3n, du1ea7u hu1ecfa, nghu0129a lu00e0 nhu1edd u0111u1ea5t u0111ai, nu00ean mu1edbi cu00f3 u00fd nghu0129 u0111u00f3. Cu00e1c nu01b0u1edbc cu00f4ng nghiu1ec7p biu1ebft su1eed du1ee5ng tu01b0 bu1ea3n vu00e0 ku1ef9 thuu1eadt cu00f3 thu1ec3 su1ea3n xuu1ea5t ra nhiu1ec1u hu00e0ng hu00f3a lu00e0m cho quu1ed1c gia giu00e0u cu00f3 mu00e0 khu00f4ng phu1ea3i u0111i chiu1ebfm thu00eam u0111u1ea5t. Nhu1eadt cu00f3 thu1ec3 mu1edf thu00eam nhu00e0 mu00e1y tu1ea1i Viu1ec7t Nam, tu1ea1i Thu00e1i Lan, tu1ea1i Indonesia… mu00e0 khu00f4ng cu1ea7n phu1ea3i u0111em quu00e2n chiu1ebfm u0111u1ea5t cu00e1c nu01b0u1edbc nu00e0y. Nu01b0u1edbc Anh thu00ec bu1ecf luu00f4n lu00e3nh vu1ef1c cu00f4ng nghiu1ec7p chu1ebf tu1ea1o hu00e0ng hu00f3a mu00e0 chuyu1ec3n sang lu00e3nh vu1ef1c tu00e0i chu00e1nh, u0111em tu01b0 bu1ea3n u0111i u0111u1ea7u tu01b0 vu00e0o cu00e1c nu01b0u1edbc mu00e0 kiu1ebfm lu1eddi. Mu00e0 cu00e1i lu1eddi nhu1edd u0111u1ea7u tu01b0 vu00e0o thu1ecb tru01b0u1eddng chu1ee9ng khou00e1n thu00ec cu00f3 thu1ec3 tu0103ng nhanh gu1ea5p nhiu1ec1u lu1ea7n u0111u1ea7u tu01b0 vu00e0o cu00f4ng nghiu1ec7p su1ea3n xuu1ea5t hu00e0ng hu00f3a. Cu00e1c nu01b0u1edbc biu1ebft nhiu1ec1u cu00e1ch lu00e0m u0103n mu00e0 ngu01b0u1eddi Nga thu00ec chu1ec9 biu1ebft cu00e1ch lu00e0m u0103n cu1ee7a thu1ebf ku1ef7 18.