Tướng Michael Flynn từ chức Cố vấn An ninh Quốc gia

DCVOnline | Tin The Associated Press

Tin cho hay Flynn, mới ở vai trò Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng thống Trump chua tới một tháng đã từ chức vì nói dối với phó Tổng thống Pence và những viên chức khác về quan hệ của ông với Nga.

Ảnh 11 tháng 2 năm 2014 này, khi  là Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Trung tướng Michael Flynn điều trần trước quốc hội, Washington. Nguồn: AP Photo / Lauren Victoria Burke.

WASHINGTON | Cố vấn an ninh Quốc gia của Tổng thống Trump đã từ chức vào tối thứ hai, sau nhiều bản tin cho biết ông đã lừa Phó Tổng thống Pence và những viên chức khác về quan hệ của ông với Nga sau. Sự ra đi của tướng Flyn ddaow lộn hàng ngũ phụ tá cao cấp của Trump sau chưa đầy một tháng mhaajm chức Tổng thống.

Trong thư từ chức, Flynn nói rằng ông nhiều lần gọi nói chuyện với Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ trong giai đoạn giao chuyển quyền lực giữa hai chính phủ Obama-Trump nhưng lại đưa “thông tin không đầy đủ” về những cuộc thảo luận đó cho Phó Chủ Tổng thống Mike Pence. Phó Tổng thống Pence dựa theo lời của Flynn, ban đầu cho biết ông Cố vấn An ninh Quốc gia không hề thảo luận về những biện pháp trừng phạt với Đại sứ Nga, mặc dù Flynn sau đó thừa nhận vấn đề này có thể đã được đề cập đến.

Trump bổ trung tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg làm Quyền Cố vấn An ninh Quốc gia. Kellogg trước đây đã được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Hội đồng An ninh Quốc gia và cố vấn Trump về các vấn đề an ninh quốc gia trong cuộc vận động tranh cử.

Một viên chức chính quyền và hai người khác biết rõ tình hình nói với The Associated Press đêm thứ Hai rằng bộ Tư pháp Mỹ đã cảnh báo nội các Trump từ vài tuần trước rằng những mâu thuẫn giữa lời kể và sự thực về nội dung trao đổi giữa Flynn có thể đưa ông Cố vấn An ninh Quốc gia vào một vị trí bất lợi.

Một người biết chuyện cho biết Bộ Tư pháp thông báo với Toà Bạch Ốc rằng có một sự khác biệt giữa những gì giới chức đã nói công khai về những trao đổi giữa Flynn và Nga và các dữ kiện về những gì đã xảy ra. Phó Tổng thống Pence dựa theo lời của Flynn, ban đầu cho biết ông Cố vấn An ninh Quốc gia không hề thảo luận về những biện pháp trừng phạt với Đại sứ Nga, mặc dù Flynn sau đó thừa nhận vấn đề này có thể đã được đề cập đến.

Một viên chức thứ hai cho biết Bộ Tư pháp đã ngại rằng vì thế Flynn có thể dang ở một vị trí bất lợi.

Một viên chức chính phủ cho biết,Toàn Bạch Ốc đã được sự cảnh báo của Bộ Tư pháp từ vài tuần trước, mặc dù không rõ liệu Trump và Pence đã được báo cáo lại hay không.

Tất những viên chức đưa tin đều ẩn danh vì họ không không có thẩm quyền để thảo luận vấn đề này công khai. The Washington Post là tờ báo đầu tiên đưa tin về sự liên lạc giữa các cựu quyền Bộ trưởng Tư Pháp Sally Yates, viên chức của chính quyền Obama, tạm luw nhiệm tại Toà Bạch Ốc của Trump.

Flynn đã xin lỗi Pence tuần trước, sau một bản tin của tờ Washington Post khẳng định rằng Cố vấn An ninh Quốc gia đã thực sự thảo luận về những biện pháp trừng phạt với Đại sứ của Nga.

Phát ngôn viên Toà Bạch Ốc Sean Spicer nói Trump đã yharo luận với Pence vào thứ hai về cuộc trò chuyện giữa ông với vị Cố vấn An ninh Quốc gia. Khi được hỏi liệu Tổng thống đã biết rằng Flynn có thể đã thảo luận về những biện pháp trừng phạt với Đại sứ của Nga hay không, Spicer nói, “Không, hoàn toàn không.”

Trump, người hay nhận xét về mọi vấn đề trên Twitter của mình, đã hoàn toàn im lặng về vấn đề này kể từ khi tờ The Washington Post đưa tin vào tuần trước rằng Flynn đã thảo luận biện pháp trừng phạt với Đại sứ của Nga. Một viên chức Hoa Kỳ nói với Associated Press rằng Flynn đã tiếp xúc thường xuyên với Đại sứ Sergey Kislyak vào ngày chính quyền Obama ban lệnh trừng phạt Nga vì đã xâm nhập máy chủ ở Mỹ trong cuộc bầu cử Tổng thống, cũng như tại các thời điểm khác trong quá trình chuyển đổi nội các chính phủ.

Thảo luận của Flynn với Nga nêu ra câu hỏi về việc liệu Flynn đã bảo đảm với Nga về chính sách đối với Nga của chính phủ mới. Cuộc trò chuyện như vậy vi phạm nghi thức ngoại giao và có thể vi phạm Đạo luật Logan, một luật không cho phép công dân làm công tác ngoại giao.

Sớm ngày thứ Hai, Cố vấn Toà Bạch Ốc Kellyanne Conway vẫn nói Trump “hoàn toàn tin tưởng” vào Flynn, mặc dù khẳng định của Conway không được bất cứ phụ tá cao cấp nào khác của Trump hậu thuẫn. Spicer chỉ có tuyên bố duy nhất là Flynn vẫn tiếp tục thực hiện “nhiệm vụ hàng ngày của mình.”

Người ta thấy Flynn đã đến Văn phòng Bầu dục khoảng 10:00 tối thứ Hai. Trong lúc tình hình đang rối rắm về tương lai của Flynn, một số các cố vấn hàng đầu của Tổng thống, gồm Chánh Văn Phòng Reince Priebus và cố vấn Don McGahn, nhiều lần ra vào cuộc họp khuya ở Cánh Tây Toà Bạch Ốc.

Một số dân biểu đản Dân chủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Giám sát Jason Chaffetz, R-Utah, khởi động một cuộc điều tra về những mối quan hệ giữa Flynn với Nga. Lãnh đạo khối Dân chủ thiểu số ở Hạ viện Nancy Pelosi yêu cầu bãi nhiệm Flynn, nói rằng ông “không thể tin tưởng rằng Flynn sẽ không coi Putin trọng hơn Hoa Kỳ.” TNS Cộng hòa của Main Susan Collins cho biết rằng nếu Pence đã bị lừa dối, “Tôi không thể tưởng tượng được ông sẽ tiếp tục tin vào Tướng Flynn trong tương lai.” Bà cũng nói nó cũng sẽ “rắc rối” nếu Flynn đã đàm phán với một chính phủ nước ngoài trước khi được bổ nhiệm vào chính phủ.

Luật pháp Hoa Kỳ không cho phép thường dân làm công tác ngoại giao. Nhuwncg cuộc trao đổi giữa Flynn và Đại sứ Nga cũng đặt câu hỏi về tư thế thân thiện của Trump đối với Nga sau khi cơ quan tình báo Hoa Kỳ kết luận rằng Moscow đã xâm nập máy chủ của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử vừa qua.

Vấn đề tranh cãi xẩy ra khi Trump và các cố vấn hàng đầu của ông tìm cách giữ cho Toà Bạch Ốc ổn định sau một khởi đâu quá gập ghềnh. Tổng thống Trmp đang hội ý với một loạt các đối tác kinh doanh, bạn bè và đồng nghiệp, yêu cầu mọi người cho ý kiến ​​của họ về toán phụ cao cấp của mình, gồm cả Spicer và Priebus. Nhiều cố vấn đã đã kín đáo cho hay Toà Bạch Ốc đã phóng ra quá nhiều thông điệp khác nhau trong vài tuần đầu tiên, mặc dù họ cũng lưu ý rằng tweets của Tổng thống đôi khi đã làm loạn cả kế hoạch làm việc trong ngày trước khi hầu hết các nhân viên Toà Bạch Ốc đến nơi làm việc. Hôm thứ Hai, Trump lên tiếng ủng hộ Priebus, nói rằng ông Chánh văn phòng đang làm, “không chỉ làm việc tốt, mà làm việc tuyệt vời.” Nhưng Trump đã không tỏ ra có ủng hộ tương tự cho vị Cố vấn An ninh Quốc gia. Flynn ngồi ở hàng ghế đầu trong cuộc họp báo của Trump với Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm thứ Hai. Tổng thống Trump đã không nhận được một câu hỏi nào về tương lai của Flynn từ hai phóng viên được đặt câu hỏi, và Trump đac lờ đi những câu hỏi bổ túc của nhà báo khi ông rời phòng họp báo.

Theo một người đã nói chuyện với Tổng thống mới đây, hồi cuối tuần, Trump nói với các cộng sự, ông đang gặp rắc rối vì tình hình hiện tại, nhưng không cho biết ông có kế hoạch để yêu cầu Flynn rút lui. Flynn là một người ủng hộ trung thành của Trump trong cuộc vận động tranh cử, nhưng ông bị một số trong giới an ninh quốc gia của chính quyền nghi ngại một phần vì mối quan hệ của ông với Nga.

Trong năm 2015, Flynn đã được trả tiền để tham dự một buổi dạ tiệc cho hãng thông tấn Nga Hôm nay (Rusia Today, RT), một đài truyền hình do Kremlin hậu thuẫn, và ngồi bên cạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bữa dạ tiệc đó.

Theo một viên chức chính quyền thì Flynn đã nói với Phó Tổng thống về vấn đề quan hệ của ông với Nga hai lần vào thứ Sáu. Viên chức đó cho biết Pence đã dựa trên thông tin của Flynn khi ông đã lên truyền hình và phủ nhận rằng lệnh trừng phạt đã được thảo luận với Đại sứ Kislyak.

Tất cả những viên chức chính phủ và những những người vừa nói chuyejn với Tổng thống gần đây không được phép thảo luận vấn đề công khai và khẳng định phải được ẩn danh.

Cuộộc tranh cãi xung quanh Flynn xẩy ra khi chính quyền mới đang phải đối phó với một loạt những thách thức về an ninh quốc gia, như vụ Bắc Hàn bắn hoả tiễn đạn đạo. Tổng thống trong sinh hoạt ở dinh thự của ông Mar-a-Lago vớiThủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cuối tuần qua, lên tiếng đoàn kết với Japan.

Toà Bạch Ốc cũng đang phải đối phó với hậu quả của việc sắc lệnh nhập cư của Trump vừa bị hai toà của khối tư pháp ngăn chặn. Sắc lệnh được dự định để đình chỉ chương trình tị nạn và ngăn cản công dân của bẩy quốc gia đa số theo Hồi giáo đến Hoa Kỳ.

Trong thư từ chức của Flynn có đoạn như sau:

“Chẳng may, bởi vì tốc độ nhanh chóng của sự kiện, tôi vô tình thông báo thông tin không đầy đủ với Phó Tổng thống đắc cử và những người khác về những cuộc điện đàm của tôi với Đại sứ Nga. Tôi đã chân thành xin lỗi Tổng thống và Phó Tổng thống, và họ đã chấp nhận.
[…]
Tôi xin từ nhiệm, vinh dự đã phục vụ đất nước và người dân Mỹ một cách xuất sắc…

Michael T. Flynn, Th. T. (Nghỉ hưu) Phụ tá Tổng thống / Cố vấn An ninh Quốc gia”

Tổng thống Donald Trump nói chuyện điện thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phòng Bầu dục Toà Bạch Ốc, ngày 28 tháng 1 năm 2017 tại Washington, DC. Ngoài ra, từ trái, Chsnh Văn phòng TBO, Reince Priebus, Phó Tổng thống Mike Pence, Trưởng Chiến lược gia Steve Bannon, Tuỳ viên báo chí Sean Spicer và Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn. Nguồn: Drew Angerer / Getty Images.

© DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Tướng Michael Flynn từ chức Cố vấn An ninh Quốc gia . Associated Press. February 13, 2017.

1 Comment on “Tướng Michael Flynn từ chức Cố vấn An ninh Quốc gia

  1. CHÍNH KHÁCH VÀ CÔNG CHỨC

    Ai sinh ra đời khi trưởng thành cũng phải có một nghề nghiệp nào đó để sống. Đó là những nghề nghiệp tự do trong xã hội dân sự, hay kể cả những công việc trong giới tư chức. Muốn sống hay muốn tồn tại, mỗi một người phải có đóng góp gì đó bằng sức lao động chính đáng của mình vào ích lợi xã hội chung, đó là nguyên tắc khách quan tự nhiên của xã hội. Bởi đóng góp cho công ích thì công ích đó sẽ nuôi lại bản thân của người đóng góp. Đó là ý nghĩa của việc có đi có lại hoàn toàn hữu lý và công bằng. Như thế cũng có nghĩa khu vực dân sự là khu vực rộng lớn, nền tảng và bao quát nhất của toàn xã hội. Xã hội loài người từ thời cổ sơ cho đến mãi mãi sau này cũng chỉ có như vậy. Mọi thể chế chính trị đều có thể biến chuyển theo thời gian, hoàn cảnh, phát triển lịch sử, nhưng cơ bản nguyên tắc xã hội thì luôn chỉ là một.

    Như vậy chính trị cũng chỉ là một khu vực, một lãnh vực hoạt động, một bộ phận tồn tại của xã hội mà không thể bao trùm tuyệt đối và ngồi lên đầu toàn thể xã hội một cách tuyệt đối. Chính trị chỉ là yêu cầu quản lý chung nhất của một xã hội nào đó, nó không thể thay hẳn hay lấn lướt hoặc triệt tiêu hết mọi khía cạnh đa dạng khác nhau của xã hội dân sự. Bởi thế thể chế chính trị tự do dân chủ đúng đắn thì không mâu thuẫn mà còn bổ trợ khách quan tự nhiên của xã hội dân sự. Trong khi đó, các thể chế chính trị độc tài đều có khuynh hướng bóp ngặt, cha chú, hay nhằm thủ tiêu mọi khía cạnh tự do của xã hội dân sự khách quan để mình được nắm toàn quyền. Đó gọi là chế độ toàn trị, và khuynh hướng cộng sản bao cấp tuyệt đối chính là kiểu toàn trị khắc nghiệt như thế.

    Đó là lý do tại sao trong thể chế dân chủ tự do thì phân biệt ba loại nghề nghiệp: nghề tự do, nghề công chức hay tư chức, và nghề chính trị. Nghề công chức là mọi người làm công bộc cho nhà nước và ăn lương. Suốt cuộc đời của họ chỉ có như thế, nguyên tắc của họ là nghĩa vụ và bổn phận công bộc cho quản lý hành chánh chung của toàn xã hội. Trong khi đó, những chính khách hay những người làm chính trị thì tùy tài năng, khuynh hướng, quan điểm, nhãn quan chính trị của mình mà tham gia các đảng phái chính trị tự do hoặc do mình hay người khác lập ra để thể hiện tham vọng hoặc mục đích chính trị nào đó mà mình ưa thích. Sự thành công cuối cùng của họ là nắm được quyền lực để thi thố tài năng, nhưng muốn nắm quyền phải do vận động để được dân bầu, không phải tự nhiên có quyền như trong các đất nước độc tài. Quyền mà không do dân bầu hay bầu cử giả tạo thực chất chỉ là sự đoạt quyền, sự mị quyền mà không gì khác. Tất nhiên thường trong các nước tự do, muốn làm chính khách thì trước hết phải có cơ ngơi kinh tế độc lập vững chắc riêng của mình, nên chính trị mới có thể là chính trị lý tưởng mà không phải cầu danh trục lợi, trừ ra những thức con buôn chính trị lừa dối xã hội thì không cần kể. Đương nhiên khi cầm quyền, chính khách cũng thành công bộc trong guồng máy nhà nước, cũng được hay phải ăn lương do ngân sách đất nước cung cấp, nhưng đây là công bộc lãnh đạo, không phải công bộc thừa hành thuần túy kiểu nhân viên hành chánh mọi loại. Nhưng lãnh đạo cũng chỉ trong nhiệm kỳ dân bầu, không phải lãnh đạo kiểu mút mùa lệ thủy, mang tính cách đoạt quyền của dân, tính cách dối dân và gạt dân.

    Nhưng Mác là người đầu tiên hiểu sai và mê tín vào lý thuyết biện chứng của Hegel, nghĩ rằng phủ định của phủ định thì vô sản phải xóa bỏ tư sản và tư bản phải tự đào mồ chôn nó. Vậy là Mác dựng nên thuyết độc tài vô sản, thay xã hội dân sự tự nhiên khách quan muôn đời của lịch sử bằng xã hội bao cấp toàn trị do vài người lãnh tụ cộng sản đầu tiên lãnh đạo, biến toàn bộ xã hội về sau chỉ còn là nền công chức làm công ăn lương theo sự cầm quyền lãnh đạo của họ. Như thế làm toàn bộ xã hội mất quyền cả thảy mà chỉ còn những lãnh tụ cộng sản mới có quyền thật sự. Nhưng quyền đây cũng chỉ là quyền quán tính, vì đều phải đi theo nguyên cả hệ thống lý thuyết tiền chế có sẳn mà hoàn toàn không được tự do độc lập riêng gì cả. Tính cách đại phản động của học thuyết Mác đối với xã hội và lịch sử thực tế ở đây chính là như vậy. Quyền tự do mọi mặt của mọi người đều bị tướt đoạt không thương tiếc, kể cả quyền dân sự và kinh tế, vì tất cả đều phải răm rắp theo giáo điều, kể cả những người cộng sản cầm quyền lãnh đạo cao nhất, tất cả chỉ còn là xã hội quán tính, trong khi mọi quyền nhân văn tự do tối thiểu của con người, dù bất kỳ ai, đều bị tướt đoạt và hi sinh vô lối tất cả. Tính cách tội ác cao nhất của Mác cũng chỉ là ở đó. Bởi Mác là người đưa ra lý thuyết đầu tiên, còn Lênin chỉ là người làm theo mù quáng, nên tội của Mác tất phải cao hơn tội của Lênin chính là điều đó.

    Đó cũng là lý do tại sao sau bảy mươi năm thực hiện xã hội cộng sản mác xít, cuối cùng Liên Xô và cả khối Đông Âu cũ cũng phải thất bại, sụp đổ và tan rã, vì lý thuyết Mác không hề là lý thuyết đúng đắn khách quan hoặc khoa học. Suốt gần một thế kỷ người ta vẫn tuyên truyền đó là học thuyết khoa hoc duy nhất đúng, chân lý vô địch duy nhất đúng, nhưng đó chỉ là ngôn ngữ giả dối, nên nó phải thất bại là như thế. Bởi mọi cái trên đời này, nếu có giá trị khách quan khoa học tất không thể nào thất bại như chính học thuyết Mác đã thất bại. Mác đã không tự thấy mình sai mà còn dụ hoặc người khác cũng đi sai theo mình, đó không những lỗi lầm mà còn tội lỗi của Mác vì nó khiến một bộ phận lớn của nhân loại đã bị hi sinh và điêu đứng trong suốt cả trăm năm để chỉ mang lại lợi lộc cho một số nhỏ lợi dụng được hoàn cảnh thời cơ hoàn toàn không đáng kể.

    Bởi thế trong xã hội cộng sản mác xít không thể nào có văn hóa từ chức kiểu các nước tự do dân chủ khách quan phương Tây. Vì họ bị gắn vào guồng máy công bộc của chính quyền tất cả, người lãnh đạo cao cấp nhất cho đến người cán bộ hay nhân viên cấp thấp nhất cũng thế. Vì từ chức là tất bị lọt ra khỏi guồng máy lợi lộc cho bản thân, là bị thất thế và đào thải. Do vậy bằng mọi cách họ phải đeo bám mà không dám can đảm từ chức cho dù trong lòng có cảm thấy có chút trách nhiệm nào đó cũng thế. Mà không có tự do cũng không có độc lập. Không độc lập khi lên nắm quyền cũng không độc lập khi dám từ bỏ quyền hành, tất cả đều chỉ vì bản thân mình mà không thể vì cái chung, vì xã hội. Nên cái gọi là xã hội thật sự chỉ là cái cớ bề ngoài, những danh từ bề ngoài mà không một ai tự thấy trong lòng nó có thực chất cả. Sự sống bằng danh từ hình thức bề ngoài thuần túy, đó là thực tế khách quan trong mọi xã hội theo kiểu mác xít là điều không ai có thể phủ nhận được. Tính vong thân hay bị đánh mất bản toàn diện của cá nhân hay toàn thể xã hội ở đây chính là như thế. Tính cách đại phản động của học thuyết Mác đối với xã hội và lịch sử nhân loại cũng càng ngày càng lộ dần ra theo thời gian thực tế chính là như thế. Cái áo cách mạng thế giới lúc đầu tự nó bị rã mục theo thời gian và bày ra hết mọi nhược điểm cũng như mọi di chứng ngược lại của nó khiến cho lý thuyết Mác bị thất bại ngay từ đầu cũng chính là điều đó. Bởi vì một lý thuyết khoa học thật sự thì không khi nào cần cưỡng chế, vì mọi người phần lớn đều có lương tri và hiểu biết cũng như khuynh hướng làm theo cái đúng. Thế nhưng nền tảng cốt lõi của Ănghen và Mác là dựa trên bạo lực và cưỡng chế, tính cách phản nhân văn và phản khoa học của nó cũng ở ngay chính điều đó.

    Nên nói tóm lại, Mác ngay lúc đầu hoặc vì ngụy biện, cơ hội, hay vì ngây thơ mà hô hào một cuộc cách mạng toàn thế giới theo học thuyết của ông ta. Nhưng cuối cùng ông ta cũng không vượt ra được thời kỳ tiền sử của nhân loại, hay thậm chí đẩy cả nhân loại quay về với chính thời tiền sử đó. Bởi vì tiền sử là chưa thoát khỏi được thế giới tự nhiên. Nhờ văn minh khoa học kỹ thuật và phát triển văn hóa, loài người đã gần thoát ra được thời kỳ tiền sử của mình vào đầu thế kỷ 19 khi công kỹ nghệ bắt đầu đột biến phát triển. Thế nhưng sự mê tín của Mác vào học thuyết biện chứng không rõ ràng và vu vơ của Hegel đã khiến Mác đưa ra học thuyết phủ nhận tất cả bước đầu phát triển đó của nhân loại. Chính ông ta lại đã đưa nhân loại thụt lùi sâu vào thời tiền sử của mình chính là chỗ đó. Cho nên lý do thất bại của học thuyết Mác chỉ là khách quan tự nhiên, bởi vì lịch sử khách quan của thế giới tuy có thể bị đẩy lùi về quá khứ tạm thời từng lúc nào đó, nhưng cuối cùng vẫn tiến tới vốn như là nguyên tắc hay quy luật khách quan tất yếu. Ngày nay quan điểm xã hội tự do dân chủ, con người nhân văn đã phát triển và mở rộng ra toàn cầu, nền khoa học kỹ thuật số hóa mới, nền công nghệ tự động hóa mọi mặt, kể cả xe hơi tự lái và rô bốt mọi loại giúp ích cho con người, đó mới là sự giải phóng thật sự cho con người, không phải sự giải phóng thụt lùi vào thời tiền sử kiểu Mác trước kia quan niệm. Nói chung lại, chính ngày nay mới là buổi bình minh của lịch sử loài người mới, mới là nền văn minh nhân văn sẽ được phát triển thật sự, còn học thuyết Mác coi như tự nó đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ.

    ĐẠI NGÀN
    (14/02/17)