Sinh viên, Việt kiều biểu tình ở Montreal chống Trung Cộng xâm lăng
Trà Mi (DCVOnline)
MONTREAL (Canada) – Trưa ngày Chủ nhật 25/05/2014, từ 2g đến 3g, một cuộc biểu tình có khoảng dưới 100 sinh viên và doanh nhân Việt nam đã diễn trước trụ sở Tổng Lãnh sự nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) trên phố Ste-Catherine tại thành phố Montreal.
Đây là một trong loạt biểu tình do các tổ chức “Kiều bào Canada hướng về tổ quốc”, “Collectif Vietnam au Canada”, “Hội doanh nhân Việt Nam tại Canada – AVOBIC”, “Sinh viên Ottawa”, “Sinh viên Montréal”, “Sinh viên Québec”, “Sinh viên Toronto” tổ chức vào các ngày 25/5 (Montreal), và dự định thực hiện vào ngày 31/5 tại tiền đình Quốc hội Canada, Ottawa và ngày 7/6 trước lãnh sự quán nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa tại Toronto.
Tuy có vài cọ sát nhỏ, cuộc biểu tình đã diến tiến ôn hòa nhờ sự bảo đảm an ninh và giữ gìn trật tự của của nhân viên cảnh sát của thành phố.
Một vài điểm đáng ghi nhận trong cuộc biểu tình
Khác với cuộc biểu tình cùng chỗ vào thứ bẩy tuần trước, đoàn biểu tình hôm nay là một đoàn người mặc áo đỏ, đeo trên đầu băng đỏ và cầm cờ đỏ sao vàng, xen lẫn là vài lá cờ Quebec xanh trắng và cờ trắng đỏ của Canada. Tuyệt đại đa số người tham dự cuộc biểu tình này là thanh niên nam nữ tuổi sinh viên và gia đình, kể cả thiếu nhi. Nhóm người có thể gọi là doanh nhân là một con số rất nhỏ. Một thiểu số khác là các cựu sinh viên, thành viên của ‟Hội Việt Kiều yêu nước” trước năm 1975 cùng góp mặt nhưng dường như đa số họ không dương ngọn cờ đỏ sao vàng.
Đặc biệt, một cựu sinh viên được chính phủ VNCH gởi đi du học trước đây – không thuộc Hội Việt kiều Yêu nước hay Hội Việt Kiều Đoàn Kết trước 1975 – hôm nay cũng có mặt trong cuộc biểu tình phản đối Trung Công xâm lấn lãnh thổ Việt Nam; tay cầm cờ Canada, ông hăng hái giơ cao biểu ngữ, và… lá cờ đỏ sao vàng. Được biết là một trong những người ‟bên thua cuộc” nhưng ông đã nhanh chân theo ‟bên thắng cuộc” ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trong lúc hăng say, tưởng rằng lịch sử không có trí nhớ, ông tuyên bố tuôn, ‟tụi tôi đã tổ chức biểu tình năm 1974 tại Ottawa”. Nói vậy nhưng [sự thực và hình ảnh lịch sử] không phải vậy.
Một điểm đặc biệt khác cũng đáng kể là chiều chủ nhật trời trong hôm nay ở Montreal có đến hai cuộc biểu tình, đối diện và chỉ cách nhau bề rộng của con đường. Một bên là đoàn biểu tình phản đối Trung Cộng, bên kia đường là hai biểu ngữ lớn, ‟À bas Le Communisme Vietnamien” (Đả đảo Cộng sản Việt Nam) và ‟Le Communisme Vietnamien a cédé Le teritoire au Communisme Chinois” (Cộng sản Việt Nam đã nhượng lãnh thổ cho Cộng sản Trung Hoa) với khoảng dưới 10 người địa phương đứng yên lặng cầm cờ Việt Nam Cộng hòa, cờ Liên Hiệp Quốc, cờ Quebec và những lá cờ khác.
Trước khi cuộc biểu tình chống Trung Cộng đi vào phần diễn văn và hô khẩu hiệu thì một trao đổi ngắn (bằng Anh ngữ) giữa hai nhân vật từ hai đoàn biểu tình đã đưa đến một vài cọ sát tuy không nảy lửa nhưng cũng đã khiến cảnh sát thành phố phải gởi một số nhân viên và 4 xe cảnh sát đến hiện trường.
Người thanh niên bên cờ đỏ hỏi người da trắng râu dài, ‟Who pay you to be here?” (Ai trả tiền cho các ông đến đây?)
‟Nobody.” (Không ai cả), người da trắng râu dài trả lời.
Người thanh niên hỏi tiếp, ‟Why are you here then?” (Thế tại sao các ông đến đây?)
Ông tây râu dài nói, ‟For a Vietnam Libre.” (Cho một Việt Nam tự do),
‟Vietnam is free now,” người thanh niên trả lời (Việt Nam nay đã tự do.)
Ông Tây nói, ‟We do not believe so.” (Chúng tôi không tin như thế.)
Cuộc biểu tình bắt đầu khởi sắc; bắt đầu là một thanh niên phát biểu, bằng Việt ngữ, mô tả sự kiện ở Biển Đông và lý do của cuôc biểu tình, bài phát biểu được một thiếu nữ lập lại bằng tiếng địa phương. Tiếp đến là tiếng đồng ca vang dậy, qua máy hát và loa phóng thanh, bài ‟Nối vòng tay lớn”. Đại đa số người biểu tình đều cầm giấy hát. Đơn giản vì nhiều người trong số đó chưa sinh ra khi Trịnh Công Sơn sáng tác bản nhạc này. Một điểm khác, cách hô khẩu hiệu, cho thấy đoàn biểu tình cờ đỏ hôm nay là những người hòan toàn không có kinh nghiệm và ‟văn hóa biểu tình” như những Huỳnh Tấn Mẫm, Đoàn Văn Toại, Lê Văn Nuôi, v.v. ở Sài Gòn hơn 50 năm về trước. Lý do? Đa số họ là những người đã lớn lên trong lòng xã hội chủ nghĩa, và đa số nói giọng miền Bắc Việt Nam.
Bên kia đường, khẩu hiệu duy nhất được hô, bằng sức người, là ‟Vietnam Libre”.
Âm thanh của loa và máy phát nhạc hôm nay có phẩm chất cao hơn những gì đã thấy trong cuộc biểu tình tuần trước.
Chỉ vài phút sau khi bài ‟Nối vòng tay lớn” chấm dứt thì một nhân viên công lực đã đến nói chuyện và yêu cầu ban tổ chức hai điều; một là người biểu tình phải đứng ra ngoài viền sơn xanh trước của lãnh sự quán Trung Cộng; hai là đoàn biểu tình không được dùng máy phóng thanh ‟quá lớn, làm phiền lòng hàng xóm” (bên kia đường).
Cọ sát vẫn tiếp diễn. Ông cựu sinh viên VNCH chuyển ra người ‟bên thắng cuộc” từ 30 tháng 4 bước qua đường, giơ cao biểu ngữ và lá cờ đỏ sao vàng bên cạnh đoàn biểu tình chống cộng sản Việt Nam. Chỉ vài phút sau đó hai nhân viên công lực bước qua yêu cầu ông ‟bên thắng cuộc” trở về vị trí.
Ông cựu sinh viên trả lời, ‟You can arrest me now if you want. I am not going. This is a free space.” [Các ông có thể bắt tôi nếu muốn. Tôi không đi đâu hết. Đây là vùng tự do.]
‟No Sir, we are here to explain things to you and to prevent possible friction could be generated.” Không, thưa ông, chúng tôi chỉ muốn giải thích với ông nhằm tránh những va chạm không may có thể xảy ra.)
‟No, I have not bothered anyone.” (Tôi đâu đã làm phiền ai.)
‟Yet, if you stay here they could come to your side.” (Tuy nhiên, nếu ông cứ ở bên này thì họ có thể sang bên kia.)
‟Oh, they are welcome to cross the street to join us.” (Ồ, xin mời, họ cứ sang tự nhiên. Không sao cả.)
‟Please move away from this group to avoid possible incident.” (Thôi, ông làm ơn đứng xa họ chút nữa đi.)
Tuy lắc đầu nhưng ông cựu sinh viên cũng đi xa dần đoàn biểu tình chống cộng sản Việt Nam. Không ai trong đám biểu tình chống cộng bước sang đường bên kia.
Cuộc biểu tình hôm nay cũng khác xa, về con số và thành phần tham dự, với các cuộc biểu tình cờ đỏ ở Ba Lan, ở Đức mới đây.
Một vài trao đổi nghe được trong cuộc biểu tình
Một người cầm máy ghi lại hình ảnh cuộc biểu tình nói, ‟Mình mới biểu tình ở Ottawa xong lúc trưa và lên đây ngay.”
‟Các bác ở đây lâu rồi nên hướng dẫn cho các em sinh viên tổ chức cho tốt hơn.”
‟Ồ, tôi chở chú sinh viên dân Hải Phòng đến biểu tình.”
‟Thế anh có biểu tình không?
‟Có chứ, tôi cũng như mọi người, chống TC xâm lăng, nhưng tôi không cầm cờ đỏ sao vàng.”
‟Sao các bác không viết thư kiến nghị cách bầu cử với quốc hội?”
‟Kiến nghị thế nào được. Chể độ độc đảng toàn trị thì không thay đổi đâu. Với lại đã có chính sách ‘đảng cử dân bầu rồi’ còn thay đổi cái gì nữa?”
‟Các bác cứ kiến nghị đi, được đấy.”
‟Anh không nhớ lời ông Triết à? Về điều 4 Hiến Pháp ấy. ‘Bỏ điều 4 HP là tự sát,’ làm sao mà quên được?”
Đúng với phong cách người dân của một nước vô địch thơ (hay vè) trên toàn thế giới, người chụp ảnh từ Ottawa nói với một vị cao niên, ‟Thật với bác, ‘Việt Khang, Việt Dũng, Việt Kiều / Còn thua Việt Cộng nó liều đánh Tây.’”
Ông cụ tóc hoa râm trả lời, ‟Này, lúc đánh Tây làm gì đã có Việt Cộng. Khi ấy ông Hồ vẫn ghi ngoài bao thuốc lá Phillip Morris là ‟Đảng Lao Động Việt Nam”, phải mở bao thuốc ra mới thấy hàng chữ ‟Đảng Cộng Sản…” Lại nữa lúc đánh Tây là cả nước đánh chứ nào phải Việt Cộng hay Việt Kiều.”
‟Ai mướn mấy thằng Tây vậy? Bao nhiêu tiền một giờ?”
‟Ơ hay, sao anh lại hỏi tôi?”
‟Có thể là Trung Cộng không?”
‟Không phải Trung Cộng đâu.”
‟Bây giờ là lúc tất cả phải đoàn kết chống Trung Quốc xâm lăng.”
‟Bác ạ, tình hình này thì không thể nào khác được.”
‟Thế là sao?”
‟Nghĩa là chính phủ Việt Nam chỉ còn con đường một chiều, không rẽ trái hay rẽ phải được nữa. Phải dứt khoát với Trung Quốc thôi.”
‟Ừ, chẳng lẽ nhục mãi thế này!”
…
Bên kia đường, đoàn biểu tình lại hát bài ‟nối vòng tay lớn”; không có sự trợ giúp của lời nhạc tiếng ca từ máy và loa phóng thanh, tiếng đồng ca lạc giọng và mất hẳn khí thế.
Đến 3g đoàn biểu tình hai bên đường quấn cờ, xếp biểu ngữ ra về. Bốn xe cảnh sát và toán nhân viên công lực cũng trả lại con đường với sinh hoạt bình thường của một buổi chiểu chủ nhật ở Montreal.
Hình ảnh hai cuộc biểu tình ngày 25/05/2014 tại Montreal
© 2014 DCVOnline
1. Tru00ed nhu1edb cu1ee7a ngu1ecdn cu1ecf u0111uu00f4i chu00f3 ru1ea5t ngu1eafnn2. Con chu00e1u Vu1eb9m tin ru1eb1ng ai cu0169ng suy nghu0129 vu00e0 hu00e0nh u0111u1ed9ng nhu01b0 mu00ecnh (u0111u01b0u1ee3c thuu00ea u0111u1ec3 phu00e1t biu1ec3u)n3. Cu1ea3nh su00e1t u0111u00e3 lu1ecbch su1ef1, tu00e1c giu1ea3 Tru00e0 Mi tu01b0u1eddng thuu1eadt lu1eddi u0111u1ed1i u0111u00e1p lu1ea1i cu00f2n …lu1ecbch su1ef1 hu01a1n n.
Tu01b0u1edbng u0111u1ed9c nhu00e3n Moshe Dayan nu00f3i u0111u00fang, nhu01b0ng thu1eddi gian chu01b0antru1ea3 lu1eddi u00f4ng ta. Cu00e1i su1ef1 ” tru0103m nu0103m tru1ed3ng ngu01b0u1eddi ” cho u0103n phu1ea3i cu00e1inbu1ea3 “bu1ee5ng u0111u00f3i vinh quang,” chu01b0a phai tu00e0n nu01a1i ngu01b0u1eddi du00e2n miu1ec1n Bu1eafc.nMu00e0 hu00ecnh nhu01b0 chu00ednh Chu00fa Sam cu0169ng muu1ed1n u0111u1ec3 mu1eb7c cho du00e2n Bu1eafc’ku1ef3 nnu00f3 u0103n rau muu1ed1ng nu00f3 lu00ec nhu01b0 tru00e2u, cho du00e2n Bu1eafc Ku1ef3 vu00e0 u0111u00e1m cu00e1n ngu1ed3nCu1ed9ng Phu1ec9 tiu1ebfp tu1ee5c…u00f9 lu00ec ngu du1ed1t nhu01b0 thu1ec1, u0111u1ec3 cu00f2n…xu1eed dung u0111u01b0u1ee3c !n” u1ea4y u1ea5y ! Mu1ef9 nu00f3 thua ta, suu00fdt chu1ebft …nu00ean nu00f3 phu1ea3i lu1ea1y lu1ee5c vannxin ta v u00e0 u00e0 u00e0o lu00e0m u0103n vu1edbi ta. ” ( Du00e2n ngu nu00f3i nhu01b0 ri ru00e0, mu00e0 chu01b0anngu1ed9 ra ru1eb1ng Mu1ef9 nu00f3 GIu1ea6U cu00f3 hu01a1n ta, thu00ec mu1edbi v u00e0 u00e0 u00e0o mu00e0 cu1ee9u u0111u00f3incho ta… ( Miu1ec7ng Bu1eafc Ku1ef3 thu00ec nhai cu1ee7 mu00ec, mu00e0 tay thu00ec giu01a1 cao hu00f4 chiu1ebfnn thu1eafng. u00d4ng Hu1ed3 cho du00e2n Bu1eafc Ku1ef3 xu00e0i thuu1ed1c phiu1ec7n CS, u0111u1ec3u thiu1ec7t! )nThu00f4i chu00fa Sam ui. Khu00f4ng cu1eabn thuu1ea7n du01b0u1ee1ng con chu00f3 u0111iu00ean nu1eefa .Cu1eaft ntiu1ebft mu1eb9 nu00f3 u0111i cho ru1ea3nh tay.. Hay lu00e0 chu00fa cho Chu00fa Chu1ec7t mu1ea7n nthu1ecbt cha nu00f3 quu00e2n phu1ea3n tru1eafc u0111i, cho ru1ea3nh u0111u1eddi !
Nu1ea7y nu1ea7y Bu00e1c u00dd u01a1i !!! Bu00e1c u0111u1eebng “bu1ee9c xu00fac” mu00e0 tu1ed5n thu1ecd 101. He.. he..n Cu00e1i chu00fa Sam nu1ea7y u0111ang hu1ee3p thu00fac hu00f3a cu1ea7n sa tru00ean tou00e0n nu01b0u1edbc Mu1ef9 u0111u1ea5y. Nu00f3 mu1ea1nh hu01a1n thuu1ed1c phiu1ec7n cs Ba u0110u00ecnh nhiu1ec1u. Nu00f3 u0111ang vu00e0 su1ebd ru00e3i du00e0i du00e0i cu00f2n hu01a1n Orange agent thu1eddi VNCH nhiu1ec1u.n Bu00e1c chu00e1u chu00fang nu00f3 u0111ang lim dim phu00ea phu00ea, ngu1ecdt lu1ecbm. Wait & see
“Sinh viu00ean, Viu1ec7t kiu1ec1u biu1ec3u tu00ecnh u1edf Montreal chu1ed1ng Trung Cu1ed9ng xu00e2m lu0103ng”nu0110u1ecdc qua lu00e0 muu1ed1n mu1eeda ru1ed3i!nnSinh viu00ean yu00eau nu01b0u1edbc chu01a1n thu00e0nh – nhu1eefng ngu01b0u1eddi con u01b0u tu00fa cu1ee7a miu1ec1n Nam VN – nhu01b0 Phu01b0u01a1ng Uyu00ean, Nguyu00ean Kha… thu00ec bu1eaft bu1edb, hu00e0 hiu1ebfp, tu00f9 u0111u00e0y!!nnRiu00eang lu0169 du sanh VC, Viu1ec7t kiu1ec1u nu00e0y cu1ea7m cu1edd VC chu1eb3ng khu00e1c chi …cu1ea7m ku1eb9t cho chu00f3 u0111u00e1i!nu0110u1ed7 Mu1eadu, lu0169 du sanh VC, Vu1ecbt ku00ecu cu1ea7m cu1edd VC nhu1ee5c hu01a1n chu00f3!nnShame on you commies!
Khu00f4ng hiu1ec3u bu1ecdn ngu01b0u1eddi ngu ngu1ed1c u1edf ngou1ea1i quu1ed1c mu00e0 lu1ea1i u0111i biu1ec3u tu00ecnh chu1ed1ng Tu00e0u cu1ed9ng du01b0u1edbi lu00e1 cu1edd mu00e1u (thu00e1ng) cu00f3 du00e1m vu1ec1 VN mu00e0 biu1ec3u tu00ecnh nhu01b0 thu1ebf chu0103ng???? Ai cu00f3 u0111i biu1ec3u tu00ecnh chu1ed1ng Tu00e0u cu1ed9ng mu00e0 gu1eb7p bu1ecdn u0111u00f3, chu1ec9 xin hu1ecfi hu1ecd nhu1eefng cu00e2u sau:nn”u0110u00c3 Lu00c0 Cu1eeaU, THu00cc u0110I BIu1ec2U Tu00ccNH Lu00c0M Gu00cc???”nn”AI u0110u00c3 Ku00dd Cu00d4NG Hu00c0M Bu00c1N Nu01afu1edaC 1958???”nn”Tu1ea0I SAO Cu00c1C Bu1ea0N TRONG Nu01afu1edaC Lu1ea0I KHu00d4NG u0110u01afu1ee2C BIu1ec2U Tu00ccNH GIu1ed0NG NHu01af Cu00c1C Bu1ea0N u1ede u0110u00c2Y NHu1ec2???”nn”AI u0110u00c3 Tu00c1N THu00c0NH Vu00c0 IM Lu1eb6NG KHI Tu00c0U Cu1ed8NG CHIu1ebeM HS Nu0102M 1974???”nnCu00e1c bu1ea1n cu1ea7n phu1ea3i lu00e0m cho tu1ed1t cu00f4ng tu00e1c tuyu00ean truyu1ec1n giu00e1o du1ee5c cu00e1c em, cu00e1c chu00e1u du sinh u0111u1ec3 hu1ecd mu1edf con mu1eaft ra biu1ebft u0111u00e2u lu00e0 Ku1ebb nu1ed9i thu00f9. Ta phu1ea3i u00e1p su00e1t, u0111u1ee9ng chung tru00e0 tru1ed9n vu1edbi u0111u00e1m biu1ec3u tu00ecnh du01b0u1edbi lu00e1 cu1edd mu00e1u (thu00e1ng), to nhu1ecf tuyu00ean truyu1ec1n giu00e1o du1ee5c, chu1ee9 u0111u1eebng u0111u1ee9ng bu00ean kia u0111u01b0u1eddng chu1eedi bu1edbi vu1ecdng qua. Bu1ea3o u0111u1ea3m bu1ecdn ngu u0111u00f3 khu00f4ng du00e1m xu00f4 u0111u1ea9y hay hu1ed7n hu00e0o vu1edbi cu00e1c bu1ea1n, nu1ebfu cu00f3, nhu1edb ku00eau gu1ecdi su1ef1 chu00fa y’ cu1ee7a cu1ea3nh su00e1t.