Mỹ ve vãn Việt Nam bằng chuyến công tác của Tổng Tham mưu trưởng Liên Quân
Elliot Brennan | Trà Mi lược dịch
Đối với Washington, có lẽ họ không chỉ là mối quan tâm về sự quyết đoán gần đây của Bắc Kinh ở Biển Đông mà còn với quan hệ ngày càng thắm thiết giữa Nga và Hà Nội.
‘Chỗ cần ông ngay bây giờ là Việt Nam.’ Theo tin đã đưa đó là lời Tổng thống Mỹ Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel đã nói với Tổng Tham mưu trưởng Liên Quân, tướng Martin Dempsey, và đưa đến chuyến thăm viếng đầu tiên của tướng lãnh hàng đầu của Mỹ đến Việt Nam kể từ năm 1971.
Sự kiện lịch sử đã bắt đầu ngày hôm 14 tháng 8 khi Đại tướng Dempsey đã gặp gỡ với đối tác Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tại Hà Nội. Một phần, chuyến thăm này là một phần để đáp lại một chuyến thăm Washington của Tướng Tỵ hồi năm ngoái. Tuy nhiên, thời điểm này có thể là cơ hội để hai kẻ thù xưa có thể hợp tác nhiều hơn nữa.
Sau một cuộc họp kín đầu tiên, Bộ Quốc phòng Việt Nam đánh tiếng rằng sẽ có hợp tác quân sự chặt chẽ hơn trước. Trong khi mối quan hệ đã ngày càng mạnh hơn (đặc biệt về mặt kinh tế) kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ từ năm 1995, hợp tác quân sự vẫn còn hạn chế.
Chuyến thăm bốn ngày của tướng Dempsey – cũng có các cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Quốc phòng – diễn ra giữa lúc căng thẳng đang tăng trong khu vực. Sau nhiều tháng căng thẳng và xung đột vì giàn khoan ở Bieern Đông, công ty dầu khí của Trung Quốc (CNOOC) đã rút giàn khoan của họ khỏi vùng biển Việt Nam vào giữa tháng Bảy; (Carl Thayer giải thích lý do tại sao ở đây). Với Bắc Kinh, đó là một đột nhập thành công nhằm thử thách quyết tâm của Mỹ và các nước trong khối ASEAN (cả hai đã không có phản ứng mạnh) và để thay đổi hiện trạng. Đến cuối cuộc khủng hoảng, giới truyền thông thế giới đã thôi đưa tin rằng giàn khoan 981 năm trong khu vực mà luật pháp quốc tế coi là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), và gọi đó là “vùng biển đang tranh chấp”. Điều này đã làm rất nhiều người trong khu vực khó chịu và giới lãnh đạo của Việt Nam lo lắng.
Kết quả là, đã có lời kêu gọi Hà Nội phải rút ra khỏi vùng ảnh hưởng của Trung Quốc. Gary Sands, trong một bài viết cho Tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy), cho rằng đây là thời gian để đến gần với Việt Nam khi Việt Nam đang ‘quay ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc’ (‘Thoát Trung’). Như Gary Sands giải thích, đây là quan điểm của nhiều người trong Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhưng chuyện này phức tạp hơn hai màu đen-trắng.
Hà Nội từ lâu đã phô trương khẩu hiệu ‘thêm bạn bè, ít kẻ thù’ trong chính sách đối ngoại. Tất nhiên, quan hệ đối tác Mỹ mạnh hơn bây giờ có thể là một đối trọng với sự quyết đoán của Trung Quốc và một số có thể xem đó là một biện pháp trừng phạt (Trung Quốc) thích hợp. Nhưng trong khi chuyến viếng thăm của vị tướng ở Pentagon sự mở cửa chào mừng những hợp tác rộng lớn hơn với Hoa Kỳ, nhưng không nên phóng đại sự kiện quá mức. ‘Quỹ đạo’ của Việt Nam cũng chật chội lắm. Thật vậy, đó đã là chính sách của Việt Nam từ năm 1988.
Đối với Washington, có lẽ không chỉ là mối quan tâm về sự quyết đoán gần đây của Bắc Kinh ở Biển Đông mà còn với quan hệ ngày càng thắm thiết giữa Nga và Hà Nội. Moscow là một đồng minh quan trọng và là nguồn cung cấp chính những thiết bị quân sự cho Việt Nam. Hà Nội đã ký 17 thỏa thuận riêng về quan hệ quân sự và kinh tế với Nga trong chuyến thăm của Tổng thống Putin vào tháng Mười năm ngoái. Hà Nội đã bắt đầu nhận hàng hóa quân sự đặt mua của Nga như tàu ngầm loại Kilo, khu trục hạm hạng nhẹ Gepard, và máy bay SU-30MK2. Khả năng quân sự mới này có thể khiến Việt Nam mạnh dạn hơn trong tư thế về biên giới/chủ quyền của mình; đây là một quan tâm cho tất cả các nước trong vùng biển phía nam Trung Quốc.
Theo Chatham House thì Hà Nội cũng là một thành tố quan trọng trong kế hoạch của Nga để có một Liên minh hải quan Á-Âu mạnh hơn mà Nga coi là ‘một phương tiện để tái hội nhập không gian hậu Xô Viết’.Việt Nam là một thành phần quan trọng trong cuộc bành trướng sang châu Á, với tầm ngắm vào hải cảng tốt nhất vùng biển Đông ở vịnh Cam Ranh (Trước đó, Nga thuê một căn cứ hải quân tại đây).
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi cánh cửa đang hở thì Mỹ quan tâm đến việc tăng cường quan hệ với Hà Nội. Hơn nữa, gửi một tướng lãnh đi Việt Nam, Mỹ có thể tránh được việc phải bình luận về các vấn đề nhân quyền ở đó đã gây ra nhiều tranh luận trong thời gian gần đây.
Góp ý của Carl Thayer
Tôi muốn trình bầy ba điểm.
1. Đầu tiên, khái niệm “quay ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc” (“Thoát Trung”) là để ám chỉ đến một biểu thức đã dùng trong bản kiến nghị gởi đảng CSVN có chữ ký của 61 viên chức chính phủ, cán bộ quân sự và ngoại giao đã nghỉ hưu. Cùng lúc khuynh hướng chống Trung Quốc tại Việt Nam rất phổ biến thì Hà Nội có nhiều khả năng bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh trong sau cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu hơn là “thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc”.
2. Thứ hai, đường dẫn (URL) đến khái niệm “nhiều bạn, ít thù” đưa người đọc đến một bài viết đã sai lầm cho rằng từ ngữ này có từ Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN đang lên kế hoạch cho đại hội đảng lần thứ 12 dự định vào đầu 2016). Quan điểm “nhiều bạn, ít thù” đã được đưa vào Nghị quyết số 8 của Ban Trung ương ĐCSVN từ tháng năm 1988. Chính sách đối ngoại hiện nay của Việt Nam là “đa phương hóa, đa dạng hóa” quan hệ đối ngoại của mình (Hội nghị lần thứ chín, 1991) và hợp tác với tất cả các nước hỗ trợ lợi ích của Việt Nam và đấu tranh chống lại các quốc gia có chính sách mâu thuẫn với lợi ích quốc gia của Việt Nam. Kể từ năm 1991, Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược với các nước mà họ coi là đặc biệt quan trọng. Trung Quốc đứng (đã đứng) ở nấc trên cùng của hệ thống phân cấp này như một “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” tiếp theo đó là Nga, được coi là một “đối tác chiến lược toàn diện” và sau đó mới đến những “đối tác chiến lược” (như Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, v.v.). Nói cách khác, Việt Nam đã thiết lập một hệ thống phân cấp trong quan hệ đối ngoại của mình. Cả hai nước Úc và Hoa Kỳ đều đã từ chối để trở thành đối tác chiến lược và Việt Nam coi hai nước này là những “đối tác toàn diện”.
3. Thứ ba, về việc Việt Nam mua sắm vũ khí từ Nga và các quan điểm cho rằng như thế sẽ làm Hà Nội mạnh dạn hơn trong tư thế bảo vệ biên giới – trong trường hợp có một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam Nga có thể sẽ vẫn trung lập, rút lui chuyên viên kỹ thuật bảo trì những tàu ngầm Kilo mà Việt Nam đã mua, và từ chối tiếp tục bán hỏa tiễn phòng không (sẽ nhanh chóng cạn kiệt nếu có xung đột) cho Việt Nam. Trong cuộc đối đầu gần đây với Trung Quốc, Việt Nam đã giữ tàu chiến của Hải quân Nhân dân Việt Nam cách xa khu vực xung quanh giàn khoan 981. Việt Nam có thể chỉ “mạnh dạn” trong việc bảo vệ chủ quyền trên biển và đất liền ra đến giới hạn của vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và các cấu trúc hiện có ở quần đảo Trường Sa.
© 2014 DCVOnline
Nguồn: US courts Vietnam with military chief’s visit. Elliot Brennan, The interpreter, 15 tháng 8 2014.
– Tác giả Elliot Brennan làm nghiên cứu trong Chương trình châu Á, thuộc Viện Chính sách An ninh và Phát triển ở Thụ Điển (Sweeden).
– Carl Thayer là giáo sư danh dự, Khoa Chính trị, Đại học New South Wales, Canberra, ACT Úc)
Vu1edbi tu1ea5t cu1ea3 nhu1eefng u01b0u thu1ebf vu1ec1 phu00e1p lu00fd vu00e0 su1ee9c mu1ea1nh cu1ee7a Mu1ef9, thu00ec cu1ed9ng phu1ec9 an nam u0111ang nu1eb1mngu1ecdn trong tay Mu1ef9, chu1edd ngu00e0y gu00ec gu00ec u0111u00f3…nChu1ee9, cu1ea7n gu00ec Mu1ef9 phu1ea3i…mu01a1n tru1edbn anh cu Cu1ed9ngnphu1ec9 mu1ea7n chi. Bu1ec1 ngou00e0i ngou1ea1i giao mu00e0.nnChu01b0a tu1edbi thu1eddi u0111iu1ec3m T u0111u00f3 thu00f4i.