Tác phẩm “Đèn Cù” – Sự biến tướng của những cuốn tự truyện
Phong Linh
Việc cuốn “Đèn Cù” được xuất bản lén lút ở hải ngoại cũng là điều hiển nhiên vì nó không thể tồn tại ở Việt Nam, mà nếu có tồn tại thì cũng chỉ có lũ phản động sưu tầm về đọc an ủi thôi.
DCVOnline – Cuốn “Đèn Cù” của tác giả Trần Đĩnh do nhà xuất bản Người Việt Books phát hành khắp thế giới. Sách có bán tại Amazon. “Đèn Cù” hiện đang được rất nhiều người đọc và có nhiều nhận xét thuận lợi. Ở đây DCVOnline xin giới thiệu đến bạn đọc một nhận xét trái chiều về cuốn “Đèn Cù” đăng trên trang http://kenhphununews.blogspot.ca/ ngày 7 tháng 9, 2014. Tác giả Phong Linh trong phần trả lời bạn đọc viết:
“Tuấn Nguyễn · Học viện Hành chính Quốc gia – NAPA
Tôi Phong Linh, 35 Tuổi. Tôi có lẽ là kẻ sinh sau đẻ muộn không cùng thời với Trần Đĩnh nhưng tôi đủ biết đâu là tà, đâu là lẽ phải. Chúng ta khó có thể chấp nhận được với những nội dung trái chiều, sai sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của những nhà lãnh đạo đất nước ta thời kỳ chiến tranh, đặc biệt hướng tới hai nhân vật đó là chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Trường Chinh. Điều mà nhà văn Trần Đĩnh viết chẳng có 1 chứng cứ nào khẳng định đó là sự thật và chẳng ai thừa nhận.”
Tác phẩm “Đèn Cù” – Sự biến tướng của những cuốn tự truyện
Phong Linh
Ngày 20/8/2014 vừa rồi, ở hải ngoại xuất hiện cuốn sách với tên gọi “Đèn cù” của tác giả Trần Đĩnh với nội dung nói xấu những lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta thời kỳ chiến tranh. Có thể nói qua một số thông tin về tác giả Trần Đĩnh như sau: ông sinh năm 1930, ở Hải Hưng, hiện đang sống ở Sài Gòn. Ông vào Đảng năm 18 tuổi, nguyên là nhà báo của các cơ quan bào chí như báo Nhân dân, báo Sự Thật, … Ông đã từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh và nhiều lãnh đạo cao cấp khác như Nguyễn Lương Bằng, Phạm Hùng, …
Nhìn qua tên tác phẩm thì chẳng có gì nổi bật và không hề liên quan đến chính trị, nhưng đi sâu vào nội dung thì khó có thể chấp nhận được với những nội dung trái chiều, sai sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của những nhà lãnh đạo đất nước ta thời kỳ chiến tranh, đặc biệt hướng tới hai nhân vật đó là chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Trường Chinh. Đây là hai nhà lãnh đạo mà Trần Đĩnh có sự tiếp xúc và làm việc một thời gian. Theo chính tác giả khẳng định thì những nội dung như vậy là sự thật từ chính những gì ông chứng kiến, hoặc được các nhân chứng lịch sử chia sẻ nhưng lại không có bất kỳ bằng chứng nào để xác thực thông tin đó. Trần Đĩnh được Đảng và Nhà nước ta tạo điều kiện cho ra nước ngoài ăn học, nhưng tri thức tiếp thu được thì ít mà bản lĩnh chính trị bị mất đi quá nhiều, khi quay trở lại Việt Nam thì chính người này lại luôn tỏ thái độ bất bình với các chính sách của nước ta, đặc biệt là chính sách ngoại giao khôn khéo với Trung Quốc. Trần Đĩnh bị bắt, bị cải tạo lao động (trong một xưởng in), bị quản chế nhiều năm nên có tư tưởng chống đối khá mạnh.
Mờ ám ngay từ việc xuất bản cuốn sách
Tác giả Trần Đĩnh hiện sống ở Sài Gòn nhưng tác phẩm này lại được ông cất công gửi ra tận hải ngoại để xuất bản mà không dám nộp để kiểm định và xuất bản tại Việt Nam. Với những nội dung sai sự thật, xâm hại uy tín và danh dự của người khác như thế này thì cuốn sách không bao giờ có thể xuất bản tại Việt Nam và tác giả có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Lý giải cho hành động lén lút xuất bản sách ở hải ngoại, Trần Đĩnh cho rằng do nội dung của cuốn sách có nhiều thông tin được cho là nhạy cảm, mà sách của ông không thể công bố trong nước, và ông buộc phải gửi ra hải ngoại, sau lần chỉnh sửa, bổ sung cuối cùng vào đầu tháng 5/2014. Có lẽ tác giả đã nhầm, ở Việt Nam làm gì có vấn đề nào nhạy cảm, chẳng qua những kiểu viết suy đoán, thiếu căn cứ, sai sự thật khi nộp lên kiểm định không được đồng ý xuất bản thì lại lớn miệng kêu là “nhạy cảm” để ngụy biện mà thôi.
Nội dung mang đậm phong cách xuyên tạc của bọn phản động
Nội dung cuốn sách viết về những vần đề trong lịch sử Việt Nam trước và sau chiến tranh, trọng tâm chủ yếu là quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Liên Xô cũ và việc định hướng Nhà nước ta theo con đường xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề này thì lịch sự Việt Nam và cả thế giới đã ghi nhận quá rõ ràng rồi, kể cả cái ông Trần Đĩnh có xuyên tạc hơn nữa thì cũng không ảnh hưởng gì.
Một đoạn trong Đèn cù nói xấu về Bác Hồ:
“Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: À, cái P.M. (Phương Mai) tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy P.M. (Phương Mai) đến nữa. Chắc máy cụ yếu, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, gu của cụ”.(Trang 30)
Đây là những lời nói thiếu văn hóa, xuyên tạc nghiêm trọng đến danh dự của người đã khuất, chắc cái ông tác giả này không còn lòng tự tôn dân tộc mà đi theo bọn phản động chuyên viết bài xuyên tạc, nói xấu người khác.
Còn rất nhiều đoạn viết khác mà Trần Đĩnh nói xấu các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh,… nhưng tác giả không muốn nêu lại vì nội dung không đúng với sự thật, thậm chí mang hơi hướng tình dục hóa để bôi xấu danh dự người khác. Trần Đình nói muốn đề cập nhiều chi tiết được cho là ‘thâm cung bí sử’ về Đảng Cộng sản Việt Nam và các ‘góc khuất’ trong đời tư của cố Chủ tịch Việt Nam, ông Hồ Chí Minh
Tự truyện biến tướng đang làm ảnh hưởng đến văn học Việt Nam
Những cuốn tự truyện ra đời trong thời gian gần đây ngày càng nhiều. Tự truyện là những tác phẩm văn học thuộc thể loại tự sự, thường được viết bằng văn xuôi trong đó tác giả tự kể lại và miêu tả cuộc đời mình trong tác phẩm. Tuy nhiên, nhiều lúc những trải nghiệm đó chỉ mang tính cá nhân, dễ bị lầm tưởng hoặc nghĩ sai về các việc đang diễn ra. Ngoài ra, rất nhiều đối tượng lợi dụng tự truyện để xuyên tạc, bôi xấu danh dự của Đảng, Nhà nước, tổ chức hay cá nhân mà chúng hướng tới. Việc cuốn “Đèn Cù” được xuất bản lén lút ở hải ngoại cũng là điều hiển nhiên vì nó không thể tồn tại ở Việt Nam, mà nếu có tồn tại thì cũng chỉ có lũ phản động sưu tầm về đọc an ủi thôi.
Nguồn: Tác phẩm “Đèn Cù” – Sự biến tướng của những cuốn tự truyện. Phong Linh. 7/9/2014.
Thu00eam 1 chuu1ea9n (bu1ecb) “bbc & bc” …
Nu1ebfu cu00e1i u0111u1ea3ng chu00f3 chu1ebft cu1ee7a thu1eb1ng giu00e0 hu1ed3 mu00e0 khu00f4ng bu1ecb thu1ed1i lu00ean thu00ec ngu01b0u1eddi “xung quanh” u0111u00e2u cu00f3 phu1ea3i khu00f3 chu1ecbu mu00e0 la lu00e0ng.Khi mu1ed9t ai nu00f3i tru00fang vu00e0o tu00e2m u0111u1ecba xu1ea5u xa,u0111u00ea tiu1ec7n vu00e0 bu00e1n nu01b0u1edbc cu1ee7a giu00e0 hu1ed3 thu00ec cu00e1c “chu00e1u ngoan” cu1ee7a bu00e1c “nhu1ea9y du1ef1ng”lu00ean vu00e0 miu1ec7ng hu00f4 hou00e1n…chu00e0 cu00f3…chu1ea3…cu00f3.Vu00e0 cho/ghu00e9p tu1ed9i u0111u1ed1i tu01b0u1ee3ng lu00e0 phu1ea3n-u0111u1ed9ng.nnKu1ebb phu1ea3n u0111u1ed9ng 100% lu00e0 ngu01b0u1eddi cu1ed9ng su1ea3n/vgcs,lu00e0 thu1eb1ng giu00e0 hu1ed3 tu1eb7c cu00f9ng nhu1eefng thu1eb1ng bu00e1m vu00e0o chu1ee7 nghu0129a cs u0111u1ec3 buu00f4n du00e2n,bu00e1n nu01b0u1edbc.Lu00e0m bu1ea1i hou1ea1i cu1ea3 du00e2n tu1ed9c,lu00e0m u0111u1ea5t nu01b0u1edbc bu1ecb tu00ea liu1ec7t nhu01b0 con bu1ec7nh sida.nnNhu1eefng thu1eb1ng mu1eb7c u0111u1ed3 bu00f4 u0111u1ed9i,cu00f4n an,tay u00f4m vu0169 khi u0111i cu01b0u1edbp cu1ee7a giu1ebft ngu01b0u1eddi hu1eb1ng lou1ea1t.u0110u00f3 chu00ednh lu00e0 bu1ecdn phu1ea3n lou1ea1n/phu1ea3n u0111u1ed9ng vu1edbi quu00ea-hu01b0u01a1ng vu00e0 du00e2n tu1ed9c.nnBu1ecdn phu1ea3n u0111u1ed9ng chu00ednh lu00e0 bu1ecdn vgcs giu1ebft mu01b0u1edbn du00e2n Viu1ec7t cho nga-tu00e0u cu1ed9ng.