Nguyễn Xuân Hoàng: Sống đến cuối đời như một nhà văn

Nguyễn văn Sâm

nxhChưa từng thấy ai quảng giao như Nguyễn Xuân Hoàng. Sự quảng giao không chỉ nằm ở điểm có nhiều người quen biết Hoàng, và Hoàng biết họ tường tận từ công ăn chuyện làm đến tánh tình cũng như những hành xử với người chung quanh mà còn ở điểm họ yêu quí dầu Hoàng chẳng giúp cho họ gì nhiều trong khi sự thân thiết rất là giới hạn, sự bộc lộ, kể cả sự vồn vã như không bao giờ có.

“Khí thiêng nay đã về thần.” – Nguyễn Du
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Xuân Hoàng (1940-2014). Nguồn: OntheNet
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Xuân Hoàng (1937-2014). Nguồn: OntheNet

Có thể là nụ cười hiền của Hoàng. Có thể là cái chào nửa thân thiện nửa xa cách nghiêm trang, khiến người nhận cảm thấy mình gần gũi với Hoàng. Khó tánh trong sự giao thiệp, ít nói với người lần đầu mới gặp, không đưa ra ý kiến về những điều có thể tranh cãi không đi đến đâu, vậy mà ai gặp Hoàng cũng cảm nhận sự  thân thiện, cảm thấy Hoàng là bạn của mình. Bạn thân nữa là khác!

Khuôn mặt đẹp trai với dáng nho nhã cao ráo chăng? Cử chỉ với bộ điệu toát ra vẽ Tây của mấy anh học ban Triết chăng? Sự chừng mực vừa phải khi tiếp chuyện, tánh hiền lành, không xốc nỗi của người trí thức chững chạc chăng? Cái hay là người ngoài thấy tất cả những điều đó ở Hoàng.

Về trường Petrus Ký đầu năm 1968, sau khi ở trường Nguyễn Đình Chiểu một thời gian rồi một cơ quan khác, rồi Bộ Giáo Dục, tôi là lính mới của giáo sư môn Triết học; Hoàng đã ở đây nhiều năm rồi; tôi lại là người không được đào tạo chánh qui. Tốt nghiệp cử nhân Triết Tây, là con đường mở ra cho nghiên cứu là chánh dạy học là phụ; không phải được đào tạo chuyên để đi dạy như những giáo sư tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm ban Triết, tôi như có mặc cảm nên miễn cưỡng nhận hai lớp 12, một A và một B, chỉ là nửa số giờ cần thiết cho cả tuần. Sợ tôi buồn, Hoàng an ủi và nói rằng ở đây thầy giáo môn học cao kỳ nầy coi vậy mà dư, số giờ còn lại trong tuần phụ trách môn Việt Văn càng dễ ăn. Có cảm tình với Hoàng từ đó và cùng một lứa bên trời lận đận (VHC), chúng tôi thân nhau ngay.

Khóa Quân Sự 6/68 của tất cả giáo chức Miền Nam cùng học chung quân trường Quang Trung 9 tuần, Hoàng nổi bật lên trong số đông và ngay cả trong nhóm làm tờ báo của khóa … Tôi bắt đầu đi chơi với Hoàng và các bạn văn của anh nhiều hơn sau đó. Thân nhau như là bạn đồng nghiệp, bạn du hí chớ không phải là bạn văn vì tôi chưa thích sáng tác, và cũng chẳng bao giờ bàn chuyện văn nghệ đương thời với Hoàng và các bạn viết văn của Hoàng như Đặng Phùng Quân,  Huỳnh Phan Anh,  Hoàng Ngọc Biên,  Sơ Dạ Hương, Nguyễn Đình Toàn…

Thời gian sau đó cũng vậy, ngồi đồng ở La Pagode cà phê, tán gẫu xen lẫn việc đọc/viết lăng nhăng, tụ tập ở nhà Hoàng trên con hẻm ở đường Yên Đổ lắm lần kéo xì còm… cũng là bạn cùng nghề bán cháo phổi mà thôi. Tôi hiện diện với bạn nhưng là cái bóng mờ ít ăn ít nói trong đám.

Hoàng nói Sâm nó là Đồ Nho không phải Đồ Tây, nó thích ngồi nghe. Sau câu nói là tiếng cười dòn như để chữa lửa.

Người nghe không giận, không bực mình, biết rằng người nói chỉ cốt nói cho vui bạn, vui nhóm. Và chúng tôi vẫn thân thiện. Sau nầy ít gặp nhau hơn sau khi tôi chuyển đi khỏi trường về dạy ở trường khác, nhưng khi gặp nhau vẫn thân thiết mầy tao như thường.

Chuyện mầy tao của hai đứa, hôm qua chị Vy có nói Hoàng như không mầy tao với ai hết ngoài với anh Sâm. Nhớ lại có lần, cách đây hơn 10 năm nhà báo Lê Huỳnh Mai của Canada tỏ sự ngạc nhiên với tôi, “Biết hai người thân nhau, nhưng không ngờ hai anh mầy tao với nhau nghe ngộ ngộ nhưng mà thấy thân thiết, ít có của người lớn tuổi.”

Quốc nạn 75 trùm lên đất nước. Ai nấy cuống cuồng ra đi.

Hoàng đi nhiều lần và bị bắt bị tù cũng lắm. Nhiều lần Hoàng kể về một câu chuyện ‘lạnh toát mồ hôi nhưng kết thúc nhẹ nhàng’ kèm theo tiếng cười cuối cùng chấm dứt bằng cái chép miệng: “Đời thiệt ngộ!”

“Năm đó tao bị bắt ở Rạch Giá, mình liệng hết giấy tờ tùy thân. Họ thẩm vấn cả ba bốn tuần lễ. Thẩm vấn thôi không đánh đập gì, nhưng mà căng thẳng lắm, khiến mình lo sợ bị quy thêm tội khác ngoài tội vượt biên. Họ thay đổi thẩm vấn viên nhiều lần, mỗi lần thường là hai người. Có lần kia thẩm vấn là hai công an một nam và một nữ, người nữ còn trẻ, đẹp nhưng thiệt nghiêm trang, ghi ghi chép chép liên tục. Hỏi những chi tiết về gia thế (giả) của mình. Mình cũng trả lời (xạo) nhưng cố gắng nhớ những điều đã nói trước đó.

Hai ngày sau lại bị thấm vấn nữa. Lần nầy chỉ có nữ công an kia mà thôi.

Công việc vẫn bình thường.

Nửa chừng cô ta nghiêm mặt nhưng nói thiệt nhỏ:

– Chào thầy Hoàng!

Mình lạnh tóc gáy. Vậy là họ biết hết rồi.

Mình ngồi im. Một lúc lấy lại bình tình, mình hỏi thiệt thân mật:

– Cô hồi trước học Triết với tôi?

– Vâng! Thầy dạy rất sinh động, lâu rồi em vẫn còn nhớ nhiều điều thầy dạy.

Mình thấy nhẹ nhàng với câu nói của cô ta. Chắc là cô ta được đào tạo ở Sàigòn, sau nầy thoát ly hay là con cháu gì đó của họ.

– Thầy có thể cho biết tại sao lại vượt biên trong khi nước nhà đã thống nhất?

– Tôi dạy Triết như cô biết. Và tôi viết văn. Không được dạy Triết. Không được viết văn. Thấy những điều xảy ra trước mắt như có chất nổ trong mình khiến tôi như muốn bị nổ bung. Vượt biên sống cảnh đời khác may ra bụng tôi không bị bể.

Mình cố cười nhè nhẹ cho không khí không khó thở.

Cô ta xếp lại hồ sơ:

– Thầy đừng nói với ai chuyện hôm nay.

Từ đó mình không bị kêu lên hỏi cung nữa, được đối xử tử tế hơn và được thả về sớm.
Tôi hỏi, “Có gặp lại người đẹp không?”

Vẫn là cái câu trả lời trách móc kiểu bạn bè thân thiết mà tôi thường gặp ở Hoàng khi không muốn trả lời. “Mầy…” Tiếng mầy kéo dài đùa cợt ngay cả thời gian bịnh tình hành hạ mấy tháng gần đây.

Tôi nghĩ số may của Hoàng do anh ngửng cao đầu xác nhận mình là nhà giáo, mình là nhà văn. Không được làm thầy giáo, không được làm nhà văn, anh chỉ còn cách bỏ đi. Điều đó cộng với cái may gặp được học trò do mình dạy ở Sàigòn. Trong hoàn cảnh cũng tương tợ, nhà giáo, nhà thơ Tạ Ký, cũng là thầy của trường Petrus Ký đã chết trong tù vì nhà thơ Tạ Ký không có cái may  như nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng.

Hoàng đến Mỹ 1985, định cư ở Virginia, than lạnh, buồn, ít bạn bè, tìm người đồng sở thích hợp tánh càng khó kiếm.

Tôi khuyên bạn nên về California (CA) vì ở đó hơn đâu hết thích hợp với người văn chương trong khi khí hậu cũng dễ chịu cho người  Việt Nam vốn ưa nắng ấm. Hoàng chần chờ 1, 2 năm rồi cũng khăn gói quả mướp xuôi về Viễn Tây. Sự nghiệp làm báo và viết lách ở hải ngoại của Hoàng bắt đầu phát triển từ đây, lên cao nhứt trong những năm làm cho tờ Viet Mercury.

Số làm báo đeo đẳng Hoàng tới những ngày chót của đời. Tờ báo Viet Tribune của vợ chồng Hoàng-Vy không khó khăn tài chánh lắm nhưng chỉ đủ cho gia đình sinh sống nếu sử dụng thiệt ít nhân viên. Và Hoàng là người làm nhiều nhiệm vụ, dịch tin, viết tin chọn bài layout, ngoại giao… Tôi từng thấy Hoàng nhiều lần dầu khi bịnh trở nặng, đi phải chống gậy cũng ngồi trước máy tính đọc và sửa bài cho số báo tới, bận bịu nhứt là ngày thứ Năm, ngày ra báo.

Đó là nhiệm vụ đã đành nhưng cũng là niềm đam mê tuyệt cùng của một nhà văn, nhà báo yêu nghề. Tôi nói Hoàng nên nghỉ dưỡng sức, để công việc cho em nào đó trong tòa soạn lo thì đươc trả lời là không yên tâm, vả lại mình thích làm chuyện gì đó liên quan tới tờ báo để tự an ủi là cơn bịnh chưa vật ngã mình, chưa tấn công được cái đầu văn chương của mình. Nụ cười nửa miệng cố hữu không thành tiếng ở những trường hợp nầy mới thấy sự vui làm việc là niềm an ủi tinh thần, những lúc đó Hoàng trông phấn chấn hẳn ra, anh uống thuốc không miễn cưỡng như những lúc khác và chịu ăn món gì đó mà ai đem đến hay mời mọc.

Ở Nam Cali lên thăm bạn khi nào rỗi rãnh hay khi nghe bạn ra vô nhà thương; tôi đến nhà Hoàng, gặp ngày sắp đem báo đi in lần nào cũng vậy, tôi và anh bạn trẻ Nguyễn Tuấn Khanh cũng đều có thể dễ dàng chở Hoàng đi ăn gì ở đâu đó, không nhiều nhưng có ăn và Hoàng vui vẻ chuyện trò hay lắng nghe. Lần đi với Hoàng Ngọc Biên gần đây Hoàng nói thiệt nhiều và nhắc lại một số kỷ niệm về đời sống văn nghệ của mình ngày xưa với tờ báo Văn hay những tác phẩm đã xuất bản. Sự yêu thích làm việc, tiếng gọi của tờ báo khiến bạn không thấy sự hành hạ thể xác của bệnh, Hoàng vui hẳn, mặt thêm chút sinh khí, đi đứng cũng như ngồi ăn lâu không mấy gì khó khăn.

Sau những lần như vậy Nguyễn Tuấn Khanh thường nói, “Anh Hoàng say mê làm báo, sự say mê đó khiến anh quên mình đang bịnh. Anh chỉ nhớ mình là một nhà văn đương hành nghề nhà báo.”

Sau nầy, khoảng hai tháng gần đây, ngồi lâu không được nữa, không được  lo cho tờ báo nữa, Hoàng nằm nhiều hơn, bạn bè họa hoằn lắm mới kéo được bạn ra phòng ngoài, ngồi ăn chút đỉnh, uống chừng hai ba ngụm cà phê, ăn bánh croissant là thứ Hoàng thích nhứt từ thời trẻ trên Đà Lạt tới giờ, vậy mà anh cũng chỉ ăn ơ hờ. Hoàng  thường ngồi thẳng, nghe nhiều, chỉ nói một hai tiếng, cười nhẹ góp vui khi bạn bè nhắc chuyện tầm phào thời trai trẻ xa xưa.

Vài lần cả bọn ngồi uống cà phê  Peet’s coffee hay Starbucks, dầu rằng lúc nầy bịnh Hoàng đã nặng và thường đau nhức nhiều, đôi khi tâm sự rằng ra ngoài với bạn than đôi lời cho hả hơi, không dám than ở nhà sợ bà Vy buồn lo tội nghiệp.

Ôi tình cảm đáng yêu của người chồng đầy tràn như biển đông, tới phút cuối vẫn dành cho người vợ 40 năm của mình một sự cảm thương vô hạn.

Nguyễn Xuân Hoàng, những ngày cuối đời nhà văn. Nguồn: Nguyễn Bá Trạc (Facebook)
Nguyễn Xuân Hoàng, những ngày cuối đời nhà văn. Nguồn: Nguyễn Bá Trạc (Facebook)

Sau khi đọc bài của Sơn, cựu học sinh Petrus Ký về tình trạng bịnh của Hoàng, sáng thứ sáu tôi bắt xe đò lên San José, lật đật tới nursing home nơi Hoàng nằm. Trước mắt tôi là hình ảnh của một người đang ở giai đoạn cuối cùng của cuộc đời. Hoàng nhắm nghiền mắt, thỉnh thoảng mở ra ngó vào khoảng không vô hồn, mặt không biểu lộ tình cảm, chỉ là phản ứng của sự co cơ do thuốc hành làm giật mình từng cơn …

Chị Vy nói lớn, “Anh Sâm lên thăm anh, anh biết thì bóp tay anh ấy cho anh ấy vui.” Vy lập lại  lần  thứ hai thì tay tôi bị bóp không phải một mà hai ba cái. Tôi vui vì biết bạn mình còn dính dáng đến cuộc đời dầu chân đã đặt lên bên kia bờ của tử vong. Tôi nói vài câu thương bạn, đến thăm là mong bạn buông xả, thanh thản, “Tao thương mầy, mầy hiểu thì bóp tay  tao.”

Và Hoàng đã bóp tay tôi hai cái nữa. Mạnh và ấm. Nắm tay bạn thiệt lâu. Nhìn những chỗ bầm đen trên mu bàn tay và khủyu tay trái, tôi đau lòng quá, không có chuyền nước biển, không có ống trợ thở Oxy, không có gắn sẵn dụng cụ để tim chích khỏi tìm mạch máu… Hình như bạn tôi đã có một quyết định quan trọng về sự ra đi gần kề của mình.

Vy giải thích, “Anh Hoàng ký giấy đồng ý  không cần tiêm thuốc nữa, chỉ chích morphine giảm đau.”
Tôi quay mặt ra ngoài cố nén tiếng thở dài và lén nuốt hơi thở. Bạn mình chỉ còn lại từng giờ. Tôi nói “Tao về, mai lại vô thăm mầy trước khi về lại Orange County.”

Cặp mắt Hoàng vẫn mở nhưng vô hồn thiệt tình, hai hố mắt sâu hoắm, mắt bên mặt đen bầm quầng thâm do bị té mấy ngày trước. Đôi môi Hoàng mấp máy, cục cổ hình như di động, miệng mở ra như cố nói một câu dài, tôi cúi xuống thiệt gần nhưng không nghe được âm thanh nào phát ra. Bạn tôi muốn nói gì đó với tôi; linh hồn bạn vẫn còn hiện hữu, ý thức bạn chắc chắn là còn và đang tranh đấu với sự lấn chiếm của u minh nhưng thân xác bạn lại đương trên đường bỏ cuộc. Tôi nhìn bạn, bi thiết, não nùng; con người ở cuối cùng cuộc đời thiệt là thiểu não, nhỏ đi, ốm o, hốc hác, nét tinh anh tháng trước  vẫn còn ít nhiều phảng phất, nay đã hoàn toàn biến mất. Thân xác đời tạo cho một con người đã thua cuộc căn bịnh; chút linh hồn còn hiện diện trong những cố gắng bóp tay người đối thoại hay mấp máy đôi môi là chút ánh sáng le lói của hoàng hôn đời trước khi tắt ỉm.

Tôi có cảm giác Hoàng nói lời từ giã đời, từ giã bạn, dầu thâm tâm tôi muốn Hoàng sống thêm ngày nào hay ngày nấy…. Tôi nói lời từ giã bạn, bóp tay bạn và nói mầy bóp tay tao đi, nói hai ba lần nhưng tay Hoàng không động đậy gì nữa trong tay tôi. Chắc Hoàng đã mệt và cảm thấy đủ.

Tôi từ giả Hoàng-Vy hẹn hôm sau sẽ đến thăm lần nữa.Vậy mà chưa hết một vòng quay thời gian hò hẹn thì Hoàng đã vội vả ra đi.

Biết sinh ly tử biệt cũng là chuyện thường tình, nhưng tim tôi như nhói lên đau nghẹn.

“Hoàng, sao mầy không cho tao và Khanh gặp mầy thêm hôm nay? Cõi phù sinh tuy tạm bợ nhưng sao mầy không ở lại thêm mấy giờ nữa cho tao khỏi lỡ hẹn với bạn và xuôi Nam trong tiếc nuối?”

Khanh nói, “Anh Hoàng hai tuần trước còn đọc mấy trang đầu quyển sách Bước Đường Cải Lương của em. Lần cuối đến thăm anh ấy ở nhà, trên đầu giường vẫn còn quyển sách.”

Tôi nghĩ đọc không phải vì sách hay dở gì, đọc là hành động thường xuyên đã trở thành quán tính của nhà văn. Sa Mạc với nhân vật Kha là phiên bản của con người tác giả, trong khi đó cuộc sống của Hoàng là phiên bản của một nhà văn đích thực yêu tha thiết đời sống văn nghệ của mình.

Nguyễn Xuân Hoàng và bạn văn. Nguồn: damau.org
Nguyễn Xuân Hoàng và bạn văn. Nguồn: damau.org

Nhà văn tới lúc ra đi thì ra đi thôi. Dứt khoát. Tuy nhiên trong cái gạch nối khoảng giữa hai dòng sinh-tử, nhà văn cũng có cái kiêu hảnh để ngửng mặt bay vào cõi vĩnh hằng mà không đắn đo bịn rịn, bởi vì đi hay ở cũng là một thoáng mây trời rong chơi…. Nguyễn Xuân Hoàng ở trong trường hợp đó.

San José, Sept 13, 2014


Nguồn: Tác giả gởi đến học trò trường Petrus Trương Vĩnh Ký

2 Comments on “Nguyễn Xuân Hoàng: Sống đến cuối đời như một nhà văn

  1. u00dd tu00f4i cu0169ng lu00e0m thu01a1, viu1ebft vu0103n tu00ed. Tu1edbi Mu1ef9, tu01b0u1edfng lu00e0 viu1ebft…ngon, u00dd tu00f4i gu1edfi bu00e0i cho mu1ea5y bu00e1o, u0111u01b0u1ee3c anh u0110u1eb7ng Nguyu00ean Phu1ea3 cho tiu1ec1n,anh Tru1ea7n Vu0103n Ngu00e0 cho tiu1ec1n ; gu00f3p lu1ea1i gu1edfi chung biu1ebfu N.Thu1ee5y Long vu00e0 ca su0129 X. Gu1edfi Thu01a1 cho Viu1ec7t Mercury nNews, u0111u01b0u1ee3c NX Hou00e0ng cho tiu1ec1n. Ngou00e0i ra chu1eebng mu1ea5y chu1ee5c bu00e0i khu00e1c gu1edfi cho cu00e1c bu00e1o nhu1edbn, cu00f3 u0111u0103ng mu00e0 bu1ecb…quu1ecbt ! Cu1ea3m u01a1n Hou00e0ng.nu00dd tu00f4i cu00f3 bu00e0i thu01a1 ” Mu00e2y,” nhu01b0 kiu1ebfp ngu01b0u1eddi, cu00e2u vu1ebfnku1ebft nhu01b0 ri, gu1edfi theo Hou00e0ng:nCon biu1ebft cu00f3 mu1ed9t linh hu1ed3n trong xu00e1c;nKhi xu00e1c con tu00e0n, hu1ed3n su1ebd phiu00eau diu00eau.nKhu00f4ng hu00f3a kiu1ebfp; hu00e3y lu00e0 Mu00c2Y tu1ea3n mu00e1c,nCu00f9ng u0111u1eddi u0111u1eddi u1ea9n u1ee9c nu1ed7i niu1ec1m yu00eau.nRest In Peace, Hou00e0ng!

    • Ngu01b0u1eddi cho tiu1ec1n thu00ec…. u0111u00e3 ra u0111i. Nhu1eefng thu1eb1ng nu00f3….quu1ecbt thu00ec vu1eabn su1ed1ng nhu0103n ru0103ng? u0110u1eddi sao phiu1ec1n thu1ebf.nnMu1ed9t thu00e2n nhu00e2n qua Mu1ef9 chu01a1i nhu00e2n du1ecbp ra tru01b0u1eddng cu1ee7a con gu00e1i. Tu1ea1t vu00f4 thu0103m cu00f4 em hu1ecd. Cu00f4 ta vu00e0 thu1eb1ng bu1ed3, (giu00e0 nhu00e2n ngu00e3i, non vu1ee3 chu1ed3ng) lu1ea5y cu00e1i Mu1eb9c Xu1ebf u0110u00ec cu0169 cu1ea3 chu1ee5c niu00ean u0111u01b0a u0111i Vu00ea Gu00e1t- u0110u1ec7 Nhu1ea5t Cu1edd Bu1ea1c Phu1ed1 u0111u1ec3 chu1ee5p u00edt hu00ecnh vu1ec1 khoe bu00e0 con cho nu00f3 hu00e1ch.nnVu1eeba nhu1eadn phu00f2ng, cu00f4 em hu1ecd vu00e0 thu1eb1ng bu1ed3 nhu00e0 vu0103n, u0111ang viu1ebft cho tu1edd bu00e1o lu1edbn (u1ed5ng khoe vu1eady) lao vu00e0o u0111u1ecf u0111en liu1ec1n. Chu1eb3ng du1eabn u0111i coi phu1ed1, coi phu01b0u1eddng gu00ec ru00e1o tru1ecdi.nnu0110u01b0u1ee3c khou1ea3ng nu1eeda tiu1ebfng thu00ec cu00f4 cu1eadu su1ea1ch tu00fai, ku00e9o nhau lu00ean phu00f2ng cu00e3i nhau chu00ed chou00e9 ru1ed3i thu xu1ebfp hu00e0nh lu00fd u0111u00f2i vu1ec1.nnThu00e2n nhu00e2n chu01b0a u0111u01b0u1ee3c coi thu1ee7 u0111u00f4 u00e1nh su00e1ng cu1edd bu1ea1c ra sao nu00ean phu1ea3i can ngu0103n vu00e0 cho hu1ecd vay chu00fat tiu1ec1n u00faynh tiu1ebfp u0111u1ec3 gu1ee1.nnu0110u01b0u1ee3c khou1ea3ng nu1eeda tiu1ebfng thu00ec cu00f4 em hu1ecd vu00e0 anh bu1ed3 nhu00e0 vu0103n-ku00fd giu1ea3 lu1ea1i cu00e3i nhau nhu01b0 mu1ed5 bu00f2 vu00ec chu1eb3ng cu00f2n u0111u1ed3ng nu00e0o trong tu00fai. Lu1ea1i u0111u00f2i vu1ec1 ngay.nnNhu00e0 vu0103n mu01b0u1ee3n tiu1ebfp vu00e0 hu1ee9a lu00e0 vu00e0i ngu00e0y nu1eefa nhu00e0 xuu1ea5t bu1ea3n tru1ea3 tiu1ec1n bu1ea3n quyu1ec1n su1ebd hou00e0n lu1ea1i u0111u1ea7y u0111u1ee7.nnLu1ea7n nu00e0y hu1ecd ku00e9o u0111u01b0u1ee3c cu1ea3 hai tiu1ebfng mu1edbi hu1ebft tu1edbi u0111u1ed3ng cuu1ed1i cu00f9ng. Cu0169ng lu1ea1i cu00e3i nhau vu00e0 u0111u00f2i vu1ec1 ngay nhu01b0 nhu1eefng lu1ea7n tru01b0u1edbc.nnCu0169ng u0111u00e3 tang tu1ea3ng su00e1ng. Hu1ecd u0111u00e0nh phu1ea3i lu00ean xe vu1ec1 lu1ea1i Ca Li. Khu00f4ng chu1ee5p u0111u01b0u1ee3c mu1ed9t tu1ea5m hu00ecnh nu00e0o.nnu0110u00e0n anh may phu01b0u1edbc khu00f4ng lu00e0m nghu1ec1 viu1ebft chuyu00ean nghiu1ec7p, chu1ec9 viu1ebft cho vui nu00ean khu00f4ng u0111u1ebfn nu1ed7i u0110u1ecdi nhu01b0 vu1eady.nnKu00ednh chu00fac su1ee9c khou1ebb quan bu00e1c.nnEm Tu00f4n Ny ku00ednh.