Hoa Kỳ chuẩn bị giảm lệnh cấm vận vũ khí
Lesley Wroughton và Andrea Shalal | DCVOnline lược dịch (Tin riêng của Reuteurs)
(Reuters) – Gần 40 năm sau khi Hoa Kỳ trực thăng vận người lính Mỹ cuối cùng ra khỏi Việt Nam trong một cuộc tháo lui ô nhục, Washington đang sắp sửa bỏ lệnh cấm vận vũ khí với kẻ thù cũ của mình. Vũ khí Mỹ sẽ bán đầu tiên có thể giúp Hà Nội đối phó với những thách thức ngày càng tăng của hải quân Trung Quốc.
Giới chức cao cấp của Mỹ hiểu biết về chương trình bỏ cấm vận nói rằng Washington muốn hỗ trợ Việt Nam bằng cách tăng cường khả năng giám sát và bảo vệ bờ biển của Việt Nam, và cho biết loại máy bay trinh sát vũ trang P-3 có thể là một trong những vũ khí đầu tiên Mỹ sẽ bán cho Việt Nam.
Máy bay này cũng sẽ cho phép Việt Nam theo dõi các hoạt động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, hiện một điểm nóng trong khu vực vì những tuyên bố chủ quyền chồng lấp của nhiều quốc gia tại những quần đảo và rạn san hô ở đó.
Hai viên chức cấp cao của chính quyền Obama cho biết các cuộc thảo luận về việc nới lỏng lệnh cấm vận đang diễn ra ở Washington và có thể đi đến một quyết định vào cuối năm nay.
Một trong trong hai viên chức, nói với điều kiện giấu tên, “Không khí đang thay đổi, và đó là điều chúng tôi đang cứu xét một cách nghiêm túc. Những gì chúng tôi đã thấy (ở Việt Nam) là một đối tác có những lợi ích gần giống như lợi ích của chúng tôi.”
Ý muốn thắt chạt mối quan hệ với Việt Nam, mặc dù Mỹ vẫn quan tâm về hồ sơ nhân quyền ở đó, nằm trong chiến lược của Tổng thống Barack Obama để tái tập trung sự chú ý về kinh tế, chính trị và quân sự ở châu Á.
Quyết định dỡ bỏ cấm vận là bước tiếp theo những liên kết đã tuần tự diễn ra giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong hơn hai mươi năm qua nhưng đã tăng tốc độ với một loạt các cuộc họp ngoại giao và quân sự cấp cao trong những tháng gần đây.
Hai giám đốc điều hành cấp cao trong ngành công nghiệp vũ khí Mỹ nói với Reuters là họ mong đợi chính phủ Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sớm. “Có rất nhiều thảo luận về việc cho phép bán vũ khí cho Việt Nam. Đây là khu vực đầy hứa hẹn cho chúng tôi,” một trong những giám đốc điều hành nói dù không có thẩm quyền để nói chuyện công khai.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không có bình luận ngay lập tức.
Một cú bất ngờ
Điểm yếu của Việt Nam đới với Trung Quốc đã bị phơi bầy hồi đầu tháng Năm khi Bắc Kinh đặt giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng biển mà Hà Nội tuyên bố là một phần của vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Dù Việt Nam đã bắt tay vào một chương trình nhiều tỷ đô la để hiện đại hóa quân sự, khả năng giám sát của Việt Nam còn hạn chế, và việc đưa giàn khoan không báo trước làm Hà Nội ngỡ ngàng. Trung Quốc đã đưa giàn khoan về lại phía bờ biển của họ vào giữa tháng Bảy.
Hai bên đã đụng độ trên biển vào năm 1988 khi Trung Quốc chiếm đóng phần đảo của họ tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông sau cuộc hải chiến với Hải quân Việt Nam Cộng hòa vào năm 1974.
Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc có tranh chấp trên biển riêng với Nhật Bản về những quần đảo ở biển phía đông Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, một cựu tù nhân chiến tranh tại Việt Nam đã dẫn đầu dụ án bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào đầu những năm 1990, cho biết ông sắp đưa ra một đề nghị của cả hai đảng để dỡ bổ một số hạn chế đối với việc bán vũ khí cho Việt Nam.
McCain là một trong bốn thượng nghị sĩ Mỹ đã gặp giới lãnh đạo Hà Nội và thảo luận về các lệnh cấm vận vũ khí vào mùa hè này ở một thời điểm khi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đã xuống mức thấp nhất trong nhiều chục năm qua.
Trong tháng tám, sáu ngày sau chuyến thăm của thượng nghị sĩ McCain, Tướng Martin Dempsey, Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, thực hiện chuyến đi đầu tiên tới Việt Nam của vị chỉ huy hàng đầu của quân đội Mỹ kể từ năm 1971. Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã sang Hoa Kỳ vào tuần trước và thảo luận vể việc tập trận hải quân chung với Bộ trưởng Hải quân Ray Mabus.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh sẽ thăm Washington vào đầu tháng Mười để hội đàm với Ngoại trưởng John Kerry. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel dự kiến sẽ đến Việt Nam trước cuối năm nay.
Việt Nam dường như không (dám) đi quá xa lạc vào quỹ đạo của Mỹ. Ngay sau những cuộc họp với giới chức dân sự và quân sự Mỹ, Hà Nội đã gửi một thành viện nặng ký của Bộ Chính trị đến Bắc Kinh để cố gắng hàn gắn lại mối quan hệ giữa hai nước cộng sản láng giềng.
“Việt Nam hiểu rõ Trung Quốc sẽ mãi mãi trước cửa nhà của mình và muốn có một chính sách đối ngoại độc lập,” Phương Nguyễn, một chuyên viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington cho biết.
Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cảnh báo không nên cường điệu quá về những cải thiện quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Russel nói với Reuters,
“Tôi không tin rằng Việt Nam đang tìm cách đổi mối quan hệ lâu dài giữa hai đảng cộng sản Hà Nội-Bắc Kinh, dù đã có thời điểm căng thẳng vì những cuộc chiến tranh khá dữ dội, lấy một mối quan hệ độc quyền hoặc một liên minh với Hoa Kỳ.”
Vị trí chiến lược
Russel cho biết vị trí chiến lược của Việt Nam là một lý do tốt để hợp tác chặt chẽ hơn với Hà Nội, và nói thêm rằng việc nới lỏng lệnh cấm vận sẽ “không phải là một điều xấu”. Russel nói thêm:
“Chúng tôi sẵn sàng – và xem nó thuộc về lợi ích của chúng tôi để – giúp các nước như Việt Nam phát triển nhận thức về lĩnh vực hàng hải cũng như khả năng hàng hải của họ, và hy vọng sẽ có nhiều thứ khác nữa sắp tới.”
Việt Nam đã mua nhiều các loại vũ khí từ Nga, nước đàn anh đã bảo trợ Việt Nam trong thời Chiến tranh Lạnh.
Việt Nam đã có tàu ngầm hiện đại loại Kilo và sẽ nhận chiếc thứ ba vào tháng Mười Một theo hợp đồng trị giá 2 tỉ USD thỏa thuận với Moscow từ năm 2009. Ba tàu ngầm khác sẽ được chuyển giao trong hai năm sắp tới.
Việt Nam cũng đã mua các tàu khu trục hiện đại và tàu hộ tống, phần lớn là từ Nga.
Tuy nhiên, máy bay trinh sát P-3 sẽ lấp kín lỗ hổng quân sự của Việt Nam.
Theo trang web của Lockheed thì hiện có 435 máy bay trinh sát P-3 do Lockheed Martin sản xuất trên toàn thế giới, nằm trong hoạt động của 21 chính phủ. Hải quân Mỹ đang thay thế máy bay P-3 bằng máy bay trinh sát P-8 tiên tiến hơn do Công ty Boeing sản xuất.
Theo tin của tờ IHS Janes, một ấn phẩm thương mại, số tháng Tư 2013, một giám đốc của Lockheed đã cho biết Việt Nam có thể muốn mua sáu chiếc P-3, và có vẻ như có sự hỗ trợ đang tăng để chính phủ Mỹ chấp thuận yêu cầu này. Giới chức của Lockheed từ chối bình luận về vấn đề này với Reuters, vì việc mua bán vũ khí này thuộc quyền quả lý của các chính phủ liên hệ.
Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối cho biết có phải Việt Nam đã đệ trình một “thư yêu cầu” chính thức muốn mua máy bay trinh sát. Một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này cho biết giới chức liên hệ vẫn đang làm việc để đi đến quyết định trước yêu cầu đó được đệ trình.
Một nguồn tin khác cho biết các viên chức chính phủ Mỹ coi việc bán những thiết bị giám sát hàng hải là một khởi đầu tốt cho một chương mới trong quan hệ Mỹ-Việt Nam và thấy chiếc P-3 là một “sự lựa chọn hợp lý”.
(Lesley Wroughton và Andrea Shalal tường trình; Mai Nguyễn và Martin Petty tại Hà Nội bổ túc; Dean Yates, David Storey và Douglas Royalty biên tập)
© 2014 DCVOnline
Nguồn: Exclusive: Courting Vietnam, U.S. prepares to ease arms embargo. BY LESLEY WROUGHTON AND ANDREA SHALAL. WASHINGTON Tue Sep 23, 2014.
P-3 lu00e0 mu00e1y bay quan su00e1t cu00f3 khu1ea3 nu0103ng du00f2 tu00ecm tu00e0u ngu1ea7m.nnRussel nu00f3i vu1edbi Reuters, u201cTu00f4i khu00f4ng tin ru1eb1ng Viu1ec7t Nam u0111ang tu00ecm cu00e1ch u0111u1ed5i mu1ed1i quan hu1ec7 lu00e2u du00e0i giu1eefa hai u0111u1ea3ng cu1ed9ng su1ea3n Hu00e0 Nu1ed9i-Bu1eafc Kinh.nnnu00d4ng Russel nu00f3i u0111u00fang.
Lu00e0 chu01b0 hu1ea7u, tru01b0u1edbc sau cu0169ng bu1ecb hy sinh mu1ed9t cu00e1ch tu00e0n nhu1eabn.nThu1eb1ng Tu00e0u cu00f3 cu00e1ch nu00e0o ” u00f4m u0111u1ed3m” lu1ea5y thu1eb1ng cu Bu1eafc Viu1ec7tnlu00e0m chi, u0111u1ec3 cho thu1eb1ng Mu1ef9 nu00f3…ghu00e8 cho?nThu1eb1ng Tu00e0u lu00e0m u0103n ngang hu00e0ng vu1edbi thu1eb1ng Mu1ef9,, lu1ee3i nhuu1eadn hu00e0ngntu1ec9 $$$, trong khi cu00fai xuu1ed1ng thu1eb1ng cu1ed9ng phu00ec an nam, thu00ec u0111u01b0u1ee3cnmu1ea5y tu00ed ? lu1ea1i cu00f2n bu1ecb thu1eb1ng Mu1ef9 nu00f3 xiu1ebft cu1ed5 l;u00fac nu00e0o khu00f4ng hay…nNhu1edd cu00e1i thu1ebf ku1eb9t nu00e0y, VN su1ebd u0111u01b0u1ee3c cu1ea3 hai Mu1ef9 Tu00e0u OK chon” tu1ef1 quyu00eat,” hu1ebft CS (theo cu0103n bu1ea3n phu00e1p lu1ef3 Geneve, Paris) vu00e0ntu1ea5t cu1ea3 quu1ed1c tu1ebf , u0110 N u00c1 cu00f9ng mu1ea7n u0103n. NO WAR !
Hoa ky muu1ed1n lu00e0 “tru1eddi muu1ed1n”…. bu00e0i bu1ea3n cu1ee7a chu00fa SAM vu1ec1 buu00f4n bu00e1n vu00e0 “thu gu00f3p” tiu1ec1n u0111u00f4 vu1ec1 quu1ea3 lu00e0 muu00f4n u0111u1eddi “vu0169 nhu01b0 cu1ea9n”… nu0103m xu01b0a chu00fa muu1ed1n clear nhu1eefng thu1ee9 “tu1ed3n u0111u1ecdng” chu1ebft ngu01b0u1eddi tu1eeb thu1eddi WW2… thu00ec chu00fa bu1ea3o Miu1ec1n Nam VN “phu1ea3i lu00e0” tiu1ec1n u0111u1ed3n chu1ed1ng cu1ed9ng vu00e0 chu00fa hy sinh mu1ea5y chu1ee5c ngu00e0n GI u0111u1ec3 chu00fa “tru1ea3i thu1ea3m” vu00f9ng “rung nu00fai u00e2m u Tru01b0u1eddng Su00f4n” cu1ee9 tu1eedong lu00e0 u0111u1ebfn con “du1ebf trong hang” cu0169ng chu1eb3ng cu00f2n song…. vu1eady mu00e0 ru1ed3i chu00fa u0111u00e0nh “nuu1ed1t nu01b0u1edbc miu1ebfng” clear luu00f4n cu00e1i anh chu00e0ng “u0111u1ed3ng minh” VNCH du1ec5 thu01b0u01a1ng..vu00e0 chu00fa “cu1ea5m bu00e1n…” Ai cu00f3 ngu1edd u0111u00e2u VN u0111u1ea7y thu1ea3m su1ea7u, u0111u1ea7u nu0103m nay cu00e1i thu1eb1ng Tu1ea7u khu1ef1a vu00e2ng lu1ec7nh chu00fa SAM lu00e0 hu00f9 lu00e0 khoan mu1ea5y tu00ean “rang hu00f4 mu00e3 tu1ea5u” Ba u0110u00ecnh vu1edbi mu1ea5y cu00e1i “tu1ea7u u0111u00e1nh cu00e1 tru1ed9m” vu00e0 cu00e1i du00e0n khoan… thu1ebf lu00e0 tu1eeb “u0111u00e1nh cho My cu00fat” biu1ebfn thu00e0nh “chu00fang con xin u00f4ng My ” gia u01a1n cu1ee9u u0111u1ed9 cho chu00fang con mua mu1ed9t u00edt thu1ee9 “su00e1ng vu00e0 tu1ed1i cu1ea7n thiu1ebft” u0111u1ec3 chu00fang con “chu1ed1ng Tu1ea7u” Vu00ec chu00fang con mua mu1ed9t mu1edb cu01a1m thu1eeba canh cu1eb7n cu1ee7a u0111u00e0n anh Nga su00f4 mu00e0 thu1eb1ng Tu1ea7u nu00f3 khu00f4ng “khe” ….n .chu1ec9 chu1edd cu00f3 thu1ebf, chu00fa SAM liu1ec1n mu1edf ru1ed9ng “lu00f2ng hu1ea3i hu00e0, gia u01a1n cu1ee9u u0111u1eddi” bu1ecf ngay cu00e1i lu1ec7nh mu00e0 bi giu1edd nu00f3 thu00e0nh” lu1ea1c” mu1ea5t ru1ed3i….thu1ebf giu1edbi ngu00e0y nay dau cu00f2n chu1ed7 nu00e0o cu1ea7n su00e0i thu1ee9 second hand( Hu1ea3i quu00e2n Mu1ef9 u0111ang thay thu1ebf mu00e1y bay P-3 bu1eb1ng mu00e1y bay trinh su00e1t P-8 tiu00ean tiu1ebfn hu01a1n do Cu00f4ng ty Boeing su1ea3n xuu1ea5t.) ngou00e0i mu00ed em Ba u0111u00ecnh du01b0 u0111u00f4 tu1eeb nhu1eefng “khu00fac ruu1ed9t giu00e0” xa ngu00e0n du1eb7m gu1edfi vu1ec1 ….thu1ebf mu1edbi buu1ed3n cu01b0u1eddi ra nu01b0u1edbc mu1eaft chu1ee9 nhu00ea?