Việt Nam bỏ tù blogger vì bài viết của họ trên Facebook
Tripti Lahiri | DCVOnline
“Chính phủ đang phá hoại cuộc sống của những cá nhân can đảm và gia đình của họ đơn giản là để đe dọa người khác lên tiếng.” – Hội Ân xá Quốc tế taki Anh Quốc.
Khi chỉ mới 20 tuổi, Trần Thị Nga, hình trên, sang Đài Loan làm người giúp việc ở trong nhà chủ qua môi giới, và sau đó chuyển sang làm công nhân xưởng máy. Sau nhiều năm, rốt cục Trần Thị Nga nhận ra rằng, như một người lao động nước ngoài, cô đã bị ngược đãi. Trở về Việt Nam bà đã thành người tranh đấu cho quyền của công nhân và các quyền chính trị. Nhưng hoạt động đó đã đưa bà Nga vào nhà tù của cộng sản Việt Nam hôm thứ Ba (25 tháng 7), sau khi bị toà án kết án chín năm tù, và năm năm quản chế. Bà Trần thị Nga Thị Nga, có chồng và hai con, đã bị bắt hồi tháng Giêng và bị buộc tội theo Điều 88, luật của Việt Nam, vì tuyên truyền chống phá nhà nước. Bà là phụ nữ thứ hai bị chính quyền cộng sản Việt Nam cầm tù vì viết bài trên mạng trong vòng chưa đầy một tháng. Vào cuối tháng Sáu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger khác và là một người mẹ độc thân, được biết đến qua bút danh “Mẹ Nấm”, đã bị kết án 10 năm tù.
Cả hai phụ nữ trên là một phần những người bị quấy rối, bị bắt và bị bỏ tù trong môt loạt đàn áp blogger ở Việt Nam, nhiều người trong số đó là phụ nữ, và thường bị bắt vì những bài viết trên Facebook. Ngoài Facebook, trường hợp của bà Nga còn liên quan đến các video về những chủ đề ô nhiễm biển do một nhà máy thép (Formosa) gây ra năm ngoái , về lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông và về quyền sử dụng đất. Khoảng 400 bài viết trên Facebook (pdf, trang. 3) được dùng trong vụ lên án Mẹ Nấm, vì những bài tác giả đã hăng say viết về những vấn đề môi trường của Việt Nam; Mẹ Nấm nói bà làm việc đó vì muốn có một tương lai tốt hơn cho hai đứa con nhỏ của bà.
Blogger-phụ nữ ở Việt Nam dấn thân hoạt động chính trị vì nhiều lý do cá nhân khác nhau khi quyền truy cập internet đã mở rộng tại Việt Nam. Nguyễn Anh Tuấn, tổng biên tập đầu tiên của trang web tin tức trực tuyến VietNamNet (cho đến 2011), đã viết về cách Việt Nam Bắt đầu mở cửa Internet vào năm 2000, bắt đầu với một rồi lên đến 18 công ty cung cấp dịch vụ (pdf, trang 19) trong vòng chưa đầy mười năm. Mức truy cập Internet đã mở rộng, từ 12% lên 44% trong khoảng từ 2005 đến 2015, và giúp Việt Nam trở thành một trong những nước có nhiều người dùng mạng xã hội như Facebook tích cực nhất ở Đông Nam Á, mặc dù Việt Nam là một nước cộng sản độc đảng như Trung Quốc.
Bất chấp rủi ro, những blogger khác vẫn lên tiếng. Mạng lưới Blogger Việt Nam đã cam kết sẽ giúp đỡ gia đình Như Quỳnh nuôi hai đứa con khi bà vắng mặt. Trong một bài viết hồi tháng Sáu Facebook, một thành viên khác của cộng đồng phụ nữ blogger hoạt động Việt Nam, dùng ảnh của Như Quỳnh làm ảnh trang Facebook của mình, nói rằng bà sẽ làm những gì có thể để giúp cho hai con và mẹ của Như Quỳnh. Bà đã đua tin về bản án tù mới đây. Blogger đó trước kia đã bị quấy rối, bị hành hung và bi lột quần áo hồi năm 2012 và sau đó bị công an theo dõi.
Tháng Năm vưa qua, một phụ nữ thứ tư, Nguyễn Thị Minh Thủy đã được thả sau ba năm sống sau song sắt. Cô đã bị bắt gữ từ năm 2014 vì những bài viết trên trên hai blog tột công an trở thanh blogger.
Bản án của bà Trần Thị Nga xây ra chỉ một ngày sau khi một blogger khác bị bắt giam vì cũng đăng bài viết về việc năm ngoái công ty thép Đài Loan Forrmosa gây ô nhiễm nước biển – một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất của Việt Nam.
Các nhóm vận động Nhân quyền ở Mỹ Human Rights Watch nói rằng Việt Nam đang trong giai đoạn đàn áp các blogger và người hoạt động, và kêu gọi những quốc gia đang viện trợ gây sức ép với Việt Nam về vấn đề này.
Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Anh Quốc kêu gọi chính quyền Việt Nam huỷ bỏ bản án của bà Trần Thị Nga để bị và nói thêm:
“Chính phủ đang phá hoại cuộc sống của những cá nhân can đảm và gia đình của họ đơn giản là để đe dọa người khác lên tiếng.”
© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net
Nguồn: Vietnam is imprisoning female bloggers over their Facebook posts. Tripti Lahiri, Quartz, July 26, 2017.