Một chút hoài niệm về đời tù cộng sản

Vũ Thư Hiên

vth… Một hôm cục trưởng Cục chấp pháp tới, lũ lượt theo sau cả một bộ sậu thuộc hạ – cán bộ Cục chấp pháp, các cán bộ trại. Phòng giam hẹp, một số phải đứng ngoài cửa. Tôi nhận ra người đi đầu là cục trưởng Cục chấp pháp nhờ có lần Huỳnh Ngự cho tôi biết, bằng giọng thì thầm, rằng người vừa ghé qua phòng hỏi cung chính là cục trưởng của y, tên Trúc. Anh chàng này có gương mặt trơ, không cá tính, không đường nét dễ nhớ – một cục đất xét trong xưởng điêu khắc cộng sản.

Nguồn: http://vietnamsaigon75.blogspot.ca/
Nguồn: http://vietnamsaigon75.blogspot.ca/

Tôi có ác cảm với y không phải vì tôi đang ở tù. Giả sử ở ngoài đời mà tôi gặp y thì cảm giác của tôi cũng vẫn thế – tôi không ưa cái bản mặt ấy. Đó là một thứ phản ứng sinh vật. Nó nằm sẵn trong ta, làm cho ta có cảm tình hay ác cảm với kẻ đứng trước mặt mình. Gương mặt y cho thấy y là thứ người ra đời chỉ để vâng lời cấp trên. Khác với nô lệ thường, y là cai nô lệ.

Trúc bước vào, mắt cố ý làm ra vẻ lơ đãng lướt qua quang cảnh nơi ở của chúng tôi. Phùng Mỹ đang đọc sách, anh đứng dậy theo thói quen khi có khách đến nhà. Tôi không thích lịch sự với tên hãnh tiến, tôi ngồi yên tại chỗ. Trúc cố ý giấu vẻ khó chịu, cười bả lả:

– Anh Hiên quên mất phép lịch sự, có khách đến chơi nhà mà cũng không mời ngồi.
Tôi thản nhiên:

– Anh sai rồi. Trước hết, đây không phải nhà tôi. Vì thế tôi không cần lịch sự với các anh. Sau, nếu là nhà tôi thì cũng không phải ai tôi cũng mời vào nhà, đừng nói gì tới mời ngồi, anh trách tôi là vô duyên.
Trúc ngượng, quay sang hỏi chuyện Phùng Mỹ. Rồi không lẽ không nói gì với tôi, y hỏi:

– Lâu nay anh vẫn nhận được thư nhà đều chứ? Chị với các cháu khỏe không?

Tôi nhếch mép cười:

– Tôi không hiểu câu hỏi. Thư nhà của chúng tôi các anh duyệt rồi mới cho chúng tôi nhận, gia đình chúng tôi ở ngoài ra sao các anh còn biết hơn chúng tôi. Tôi không hiểu các anh đạo đức giả để làm gì?
Trúc không chịu được sự mất mặt với thuộc hạ. Y quắc mắt:

– Này, anh phải biết: chừng nào còn nằm trong tay chúng tôi các anh hãy giữ mồm giữ miệng, kẻo vạ vào thân…
Tôi cũng nóng mặt:

– Bây giờ mà còn dọa dẫm tôi nữa thì thật là buồn cười. Cái vạ lớn nhất tôi đã được biết, anh còn muốn mang cái vạ nào nữa tới để dọa tôi?

– Anh tưởng Đảng phạt anh thế này là nhiều rồi à? Anh sẽ còn được biết cái nhiều hơn nữa, nếu anh muốn…

– Thế thì hãy đưa cái đó ra đây coi.

– Được, hãy chờ đấy!

Y vùng vằng quay ra. Thuộc hạ im thin thít, lục tục theo sau. Khi y tới cửa, tôi gọi với:

– Này, anh kia! Về bảo với cái thằng Lê Đức Thọ nhà anh, hoặc Trần Quốc Hoàn cũng được, rằng hãy chịu khó đọc lấy vài cuốn của Marx rồi hãy xưng mác-xít. Bảo chúng rằng chính Marx lên án chế độ giam người lâu ngày trong xà lim là hết sức vô nhân đạo đấy!

Y cười gằn:

– Được rồi, Đảng rộng lòng đối xử tử tế với các anh, cho các anh được giam riêng, sướng như ông hoàng không muốn, lại muốn lao động khổ sai. Muốn thế thì được thế… Hừm, đồ…

– Đi đi! Hãy nói với Đảng của anh rằng tôi không cần cái sự rộng lòng nào hết! Và anh, với lối ăn nói vô lễ của anh, đừng vác mặt đến gặp chúng tôi nữa…

Nhưng y đã ra tới sân.

Phùng Mỹ khuyên tôi:

– Cậu phải bình tĩnh. Đừng sa vào âm mưu khiêu khích.

Tôi cười nhạt:

– Mình đâu có định khiêu khích chúng nó. Chẳng qua mình muốn cho chúng nó biết chúng ta không phải là con vật không hiểu tiếng người để cho nó muốn nói gì cũng phải nghe. Không biết hôm nay nó vác mặt tới có mục đích gì?
Phùng Mỹ trầm tư:

– Vì thế mới phải bình tĩnh để nghe nó nói hết xem nó muốn cái gì, chúng nó có âm mưu gì? Cậu nóng như lửa ấy.

Tôi nhận lỗi. Tôi có nóng thật. Người tù vốn thế – thỉnh thoảng nó lại bị một cơn giận bùng lên, không kìm giữ được.

[…]

Một tuần sau, tôi đang ngồi nghiền cuốn từ điển tiếng Nga thì cửa xịch mở. Một đám công an xộc vào. Tôi không hiểu vì sao chúng vào đông đến thế, có tới cả chục đứa, đứa nào đứa nấy sát khí đằng đằng.

Một tên có vẻ quan trọng hơn cả tiến lên trước, lừ lừ nhìn tôi, sẵng giọng:

– Anh này! Đi!

Tôi chưa gặp tên này lần nào. Y có bộ mặt nhày mỡ và cặp môi dầy như hai miếng chả.

– Có phải mang theo đồ đạc gì không?

Tôi hỏi lại. Phùng Mỹ mặt mày nhợt nhạt. Chúng tôi đều nghĩ đến chuyện sắp phải xa nhau. Mà chúng tôi đã quen sống có nhau rồi.

– Không! – cặp môi dầy nói.

Tôi đi theo y. Đám công an dãn ra nhường lối rồi rùng rùng theo sau. Chúng tôi không đi xa. Ra khỏi cổng khu biệt giam, chúng quặt ngay vào khu kỷ luật. Tên đi đầu mở cửa, những tên đi sau đẩy tôi vào trong. Chúng đè tôi xuống giường, chụp hai khong cùm sắt vào chân tôi, một tên đẩy suốt cùm vào, rồi khóa lại.

– Anh bị thi hành kỷ luật mười ngày vì tội xúc phạm lãnh tụ. Anh được phép xin ân giảm. Muốn xin thì nói với ông quản giáo cho giấy bút.

Y liếc mắt ra hiệu. Một tên chồm tới lấy còng số 8 khóa chặt hai tay tôi. Rồi tất cả rùng rùng kéo đi.
Còn lại một mình, tôi cố nhỏm dậy để quan sát hai cổ chân đau rát như phải bỏng. Khi cái tên công an tống suốt cùm vào, tôi phải nghiến răng lại để chặn một tiếng thét đau đớn. Thì ra cái khong quá chật, suốt cùm sắt lại có những vết chém như răng cưa, làm tôi bị sứt sát một số chỗ ở kheo chân, máu chảy ra tong tỏng.

Nhưng đó chưa phải là cái tồi tệ nhất. Khoảng nửa giờ sau tôi thấy cảm giác nặng ở hai bàn chân, sờ thấy chân sưng phồng, da lạnh ngắt. Chân bị tụ máu rồi. Loay hoay một lát, tôi nghĩ ra cách dùng ngón tay đút vào khong cùm để tĩnh mạch không bị chẹn, máu có thể trở về tim. Rồi lại phải thay chỗ chèn cho động mạch đưa được máu xuống. Kế này tốt nhưng rất mệt, tôi không dám nằm xuống sợ ngủ quên.

Phải gày đi thật nhanh thì mới cứu vãn được tình thế, tôi nghĩ. Tuyệt thực lúc này là tốt nhất. Đàng nào thì cũng phải tỏ thái độ. Tuyệt thực là một trong những hình thức đấu tranh, là sự biểu thị ý chí. Nhưng sự biểu thị cần có người biết, mình thì lại ở một khu cách xa trại, kêu chẳng ai nghe thấy thì tuyệt thực là vô bổ. Mà bó tay mặc cho chúng hành hạ mình thế nào thì hành cũng dở. Tôi quyết định dùng hình thức bán tuyệt thực. Cho tới nay bọn công an ở đây vẫn không trực tiếp quản lý chúng tôi, chúng vẫn phải báo cáo tình hình chúng tôi cho Lê Đức Thọ. Cần phải cho thằng này biết tôi không phải dễ bị bẻ gãy.

Tôi gõ tường thông báo cho Phùng Mỹ biết quyết định của tôi. Anh gõ lại:

– Cố gắng lên!

Lộc và Đinh Chân cũng đã biết tôi bị cùm. Các anh cũng nghe được thông báo. Từ phòng hai anh vang lên tiếng gõ:

– Tiên sư chúng nó!

Tôi cảm thấy trong lòng ấm áp khi biết tôi đang ở đây với bạn bè bên cạnh.
Buổi chiều viên quản giáo trông khu kỷ luật, một người đứng tuổi, mặt rỗ hoa, đi cùng một người tù tự giác mang cơm vào. Tôi bảo y:

– Tôi đang bị ốm. Tôi không ăn cơm. Anh cho mang ra. Ngày mai, báo cháo cho tôi.

Y ngạc nhiên nhìn tôi, không nói gì.

Hai chân bị cùm, hai tay bị còng, lại còn phải canh chừng cho chân không bị tụ máu, tôi cứ ngồi suốt buổi chiều và cả đêm, không dám nằm xuống. Hồi ở Hỏa Lò với cái cùm gắn chết vào chân phản tôi cứ nghĩ mãi: không biết khi bị cùm người tù đại tiểu tiện ra sao. Đến khi mình bị cùm mới biết làm mấy chuyện đó không đến nỗi khó lắm, mặc dầu rất bất tiện. Hai tay tuy bị còng vẫn có thể di chuyển cái bô đặt ngay trên phản, sau đó thì lựa tư thế khi ngồi khi nằm mà giải quyết.

Trong xà lim rất hôi hám, tanh tưởi, muỗi như trấu, lại thêm cái nạn rĩn. Những con vật bé li ti không thể nhìn thấy cứ rúc sâu vào trong tóc, vào bên trong quần áo mà đốt, làm cho ngứa ngáy vô cùng, tưởng chừng phát điên lên được. Giết chúng không nổi, không biết chúng ở đâu mà giết, hoặc giết được đấy nhưng không xuể, bởi chúng quá nhiều, quá đông. May, ở đây rệp nhiều thật, nhưng thua rĩn, chúng chỉ có ở mức độ vừa phải. Trong bóng tối, tôi sờ thấy những con rệp cộm lên dưới tay, trên mặt phản gỗ. Lẽ ra phải dùng móng tay cái giết chúng theo cách thông thường, tôi chỉ hất mạnh chúng xuống đất, hất cho thật xa, hi vọng rằng với tốc độ di chuyển chậm chạp của loài ăn bám khốn kiếp này phải cả giờ sau chúng mới có thể bò trở lại chỗ cũ. Tôi rất sợ mùi hôi mà con rệp tiết ra khi nó bị di bẹp. Cuộc chống chọi với lũ súc sinh không kéo dài được lâu – chỉ một ngày sau tôi đã hết sức, thôi thì mặc cho chúng muốn hút bao nhiêu máu thì hút, máu tôi có cả vài lít, tôi không phải kẻ quá keo kiệt, chúng cũng chẳng thù oán gì tôi, chẳng qua chỉ vì để sinh tồn mà chúng tìm đến tôi để kiếm ăn mà thôi.

Ngày hôm sau tôi đói cồn cào, đói kinh khủng. Chưa bao giờ tôi trải qua một cảm giác như thế. Cái dạ dày trống rỗng bắt phải nhớ đến nó từng giây bằng những cơn đau quặn. Tưởng chừng con người không thể nghĩ đến cái gì khác ngoài cái ăn. Trong giấc ngủ thiêm thiếp cũng mơ màng thấy một cái gì đó ăn được. Ngày hai bữa, sáng và chiều, viên quản giáo coi tù xà lim theo sau người tù tự giác mang xoong cháo vào tôi. Tôi dằn lòng, chỉ húp vài thìa trước mặt y, rồi bảo anh tự giác mang đi. Tôi biết chắc: y sẽ phải báo cáo lên trên về chuyện tôi ăn thế nào. Và đó là điều tôi muốn.

Ngày hôm sau nữa cơn đói còn dữ dội hơn. Nó làm cho đầu óc mụ mẫm. Nghĩ tới một món ăn nào đó tức thì nước dãi lại ứa ra.

Cùng với cái đói có một niềm vui bất đắc dĩ: hai chân đã cựa quậy được trong khong cùm. Thế là tôi đã gày đi được một chút. Không còn phải lo cho đôi chân nữa, đêm thứ hai kể từ bắt đầu cuộc tuyệt thực tôi ngủ ngon lành. Tuyệt thực còn có một điểm tốt là giảm được đại tiện và tiểu tiện, đỡ phải chịu đựng mùi hôi thối.

Đến chiều ngày thứ ba thì sự lạ xảy ra – cái đói ghê gớm bỗng biến đâu mất, tôi không thấy trong bụng cồn cào như trước mà chỉ thấy một cơn đói dịu dàng không bao giờ tắt. Người nhẹ bỗng. Đầu óc tỉnh táo. Các giác quan tự nhiên trở nên đặc biệt sắc bén. Trong bóng tối của xà lim tôi nhìn thấy rõ những vết khía trên suốt cùm. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao khoeo chân tôi bị chảy máu – chính là do những vết khía lởm chởm như vảy cá trên bề mặt cái suốt gây ra.

Tôi nằm ngửa, không động đậy, trong cảm giác lâng lâng, nhìn lên những phiến lim trên trần nhà. Như trong một ảo mộng giữa đời thực tôi thấy trước mắt mình hiện lên một cuốn phim thú vị: câu chuyện một cô gái trong trắng đối mặt với cuộc đời xô bồ, bẩn thỉu. Tôi đặt cho nó cái tên “Chuyện phiêu lưu của nàng Liberta qua ba nước – nước Mặt Nạ, nước Mặt Nạ, nước Cùm Vàng và nước Mề Đay”.

Cô bé Liberta sống sót qua một vụ đắm tàu được đôi vợ chồng già trên hoang đảo cứu sống, lớn lên giữa thiên nhiên và muông thú. Đến một ngày, cuộc sống hiu quạnh với cha mẹ nuôi làm cho cô buồn, và cô trốn đi, bắt đầu cuộc viễn du tìm hiểu thế giới. Cô tới nước Mặt Nạ, nơi mỗi cư dân khi trưởng thành đều tự tạo cho mình một cái mặt nạ và sống với nó cho tới chết. Họ làm những việc tồi tệ với nhau, thậm chí hãm hại nhau, nhưng bao giờ cũng dưới những cái mặt nạ tử tế. Vua nước Mặt Nạ là một con cáo thành tinh, một con quỷ đội lốt minh quân, với đám quần thần ranh ma độc ác. Cô bị vua nước Mặt Nạ bắt làm hoàng hậu, nhưng lễ cưới chưa thành thì nước Mặt Nạ bị vua nước Cùm Vàng cất quân sang đánh để giành người con gái xinh đẹp.

Khác với dân Mặt Nạ, dân Cùm Vàng này coi vàng là vật quý nhất trên đời. Nhà nào nhà nấy suốt đời chỉ chăm chăm kiếm cho thật nhiều vàng, ai nhiều vàng hơn thì được trọng, ai ít vàng thì bị coi khinh. Để tỏ cho thiên hạ biết uy lực của mình, rằng mình không cần động tay động chân cũng có thể trị vì đất nước, vua nước Cùm Vàng xỏ chân vào một cái cùm nặng chịch bằng vàng, hai tay đặt trong xích vàng, ngồi trên một cái ngai cũng bằng vàng ròng, chung quanh là lũ quần thần đội những chiếc mũ bình thiên bằng vàng.

Quân nước Mặt Nạ đại bại, Liberta bị bắt mang về nước Cùm Vàng. Nhờ con vẹt thọt mà nàng cứu sống trên hoang đảo loan báo cho muông thú nước Cùm Vàng, Liberta được đánh tháo.

Nhưng số phận lại run rủi cho nàng rơi vào nước Mề Đay, nơi từ nhà vua cho chí dân đen đều háo danh hết mức, ai nấy xủng xoảng Mề Đay đầy người, nhà nào nhà nấy dán la liệt bằng khen, giấy khen, cái nọ đè lên cái kia. Vua nước Mề Đay sở hữu một cái mề đay to nhất nước, to bằng cái nong, khi thiết triều thì đứng nấp đàng sau nó, chỉ hở có đôi mắt, trong mớ hỗn độn những mề đay đeo từ mũ xuống tới giày, cái nọ móc vào cái kia như vảy cá. Lần này nhờ bà tiên Natura và con trai giúp đỡ, Liberta lại chạy thoát.

Vua ba nước hoà với nhau hợp quân tiến đánh, ước hẹn hễ ai chiếm được Liberta thì nàng thuộc về người ấy… Nàng tiên tung mặt nạ mĩ miều cho quân đội Mặt Nạ, tung tiền vàng cho lính Cùm Vàng, tung huân chương huy chương cho lính Mề Đay. Chúng bỏ mặc ba vua, tranh cướp nhau báu vật…

Tôi hình dung câu chuyện trong hình thức một phim hoạt hình, không ngờ rằng tám năm sau tôi còn cơ hội đặt bút ký hợp đồng làm phim với Xưởng phim Giải Phóng tại Sài Gòn.

Giám đốc Mai Lộc và đạo diễn Trương Qua háo hức muốn làm phim này. Nhưng cục trưởng Nguyễn Duy Cẩn thẳng tay bác nó vì “tư tưởng kịch bản không trong sáng”. Ông ta nhìn thấy trong câu chuyện dạng cổ tích ý nghĩa đương đại của nó. Mà tôi cũng chẳng giấu giếm điều đó. Tôi mở đầu kịch bản bằng câu dẫn chuyện: “Ngày xửa ngày xưa, cách đây không lâu lắm, ở một vùng đất nọ, cách đây không xa lắm… “ Trong đoạn miêu tả triều đình nước Mặt Nạ, các vệ sĩ “vận áo giáp Trung cổ, đầu đội mũ sắt, trước ngực lủng lẳng khẩu tiểu liên cực nhanh, chân đi ủng trận”, lời quần thần tung hô nhà vua là: “Thánh thượng vạn vạn tuế. Người là mặt trời trên hết các mặt trời, vua trên hết các vua, tổng thống trên hết các tổng thống, đồng chí trên hết các đồng chí…”


Nguồn: Nhân Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực, gửi các bạn một chút hoài niệm về quá khứ đời tù cộng sản của tôi. Thu Hien Vu, Facebook. 11/06/2013.

29 Comments on “Một chút hoài niệm về đời tù cộng sản

  1. “gửi các bạn một chút hoài niệm về quá khứ đời tù cộng sản của tôi” . Câu này viết “gửi các bạn một chút hoài niệm về đời tù cộng sản của tôi” là đủ nghĩa .

    • Anh Zulu có thể đảm trách việc làm editor cho “chú” Vũ Thư Hiên đưọc rồi nghen 😀

      Nghiêm túc. Người ta có thể hoài niệm nhiều thứ chứ không bắt buộc chỉ có quá khứ. Có thể một mái tóc, đôi bàn chân hay… một con dao cùn… Ở đây tác giả muốn nói rõ là hoài niệm một phần của quá khứ, cái phần trong lao tù…

      • Hoài niệm về một mái tóc, hàm răng, ánh mắt hay nụ cười…… Đúng vậy, nhưng tất cả đều nằm trong phần quá khứ, có ai hoài niệm tương lai đâu. Anh Lê Văn ám ảnh văn phạm ” đế quốc ” còn hơn Tonydo ám ảnh đôi mắt bác Hồ.

        Tiếng Việt, chữ “Hoài niệm” để nói về một quá khứ gần, xa, dài, ngắn ……… Nội dung và cách diễn đạt của người viết bình thường là đủ cho người đọc nhận ra ngay. Bởi vậy, tiếng Việt khi nói hoài niệm thì không nên kèm ”quá khứ” đi theo.

        Tình thân.

        • Đồng ý với anh Zulu là chỉ có thể hoài niệm (tưởng nhớ) những điều đã qua.

          Giải thích theo “văm phạm”, thì tôi sẽ nói “quá khứ đời tù cộng sản” là một cụm từ kép. Cố tình hay không, theo tôi, tác giả ngầm bảo rằng quá khứ của mình còn những thứ khác chứ không chỉ chuyện tù tội.

          Đây chỉ là quan niệm của tôi ngay bây giờ và cũng chẳng có gì quan trọng. Ngoài ra, trao đổi về “văn chương” cũng là một việc tự nó thú vị, anh Zulu đồng ý không?

          • Hoàn toàn hiểu ý của anh Lê Văn. Có thể tiếng Pháp anh Văn giỏi hơn tiếng Việt đó.

          • Cám ơn anh Zulu đã “khen” tiếng Việt của tôi. Trời cho được có bấy nhiêu, những chẳng việc gì phải dấu diếm! 😀

          • Thông thường chữ hoài niệm để nói về những gì tốt lành, đẹp dẽ trong quá khứ. Ít ai dùng chữ hoài niệm để kể những khổ đau, độc ác …..

            Đúng ra, câu ấy theo tôi viết “ hồi ức về một đoạn đời trong quá khứ lao tù cộng sản ” thì không bị lấn cấn như khi dùng chữ hoài niệm.

  2. Trích: “Trong bóng tối của xà lim tôi nhìn thấy rõ những vết khía trên suốt cùm. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao khoeo chân tôi bị chảy máu – chính là do những vết khía lởm chởm như vảy cá trên bề mặt cái suốt gây ra.”

    Cái cùm làm lởm chởm phía trong và làm nhỏ sát chân để làm cho tù nhân bị thương khi đóng cùm. Có người chân to thì đóng cùm không vừa nên quản giáo phải nhảy lên cái cùm đứng để khóa cùm. Có tù nhân bị vỡ xương chân khi đóng cùm như vậy. Cùm làm như thế không phải là dụng cụ để giữ an ninh cho tù khỏi chạy trốn mà là một dụng cụ để tra tấn tù nhân.

    Ông Nguyễn Chí Thiện kể chuyện có tù nhân cổ chân bị xây xát, chảy máu lúc bị đóng cùm rồi sau vết thương làm độc sưng mủ. Quản giáo biết vậy nhưng không chữa chạy cứ để chân tù nhân bị làm độc sưng mủ rất là đau đớn. Cuối cùng cái bàn chân bị sưng mủ thối ra và rụng ra. Tù chân chết vì vết thương. Quản giáo cố tình để cho tù nhân bị đau đớn và chết dần dần để bắt tù khai ra điều mà họ cho rằng tù nhân đang dấu.

    Cùng với cùm kẹp để tra tấn là chế độ ăn đói để tra tấn tù nhân bằng cách các cơ quan quốc tế không nhìn thấy được.

    Vì nhà tù cộng sản đối xử với tù nhân như thế nên khi ông Võ Đại Tôn nói chuyện với tù nhân ở chung với ông ở Việt Nam là hồi ông làm việc trong nhà tù Úc thì tù nhân được ăn một ngày ba bữa, chiều 4 giờ lại có giờ ăn bánh ngọt, uống trà (theo phong tục người Anh), có phòng tập tạ cho tù nhân, có thư viện. Bọn tù ở chung bảo ông ta nói láo, làm gì trên đời này có nhà tù như thế. Đó là sự khác nhau giữa nhà tù giam tù nhân để cách ly với xã hội và loại nhà tù giam tù và hành hạ tù để bẻ gẫy tư tưởng phán kháng của tù nhân, rồi gọi đó là cải tạo.

    • Hì hì… đúng là bọn đế quốc cố tình đối xử với tù nhân của họ – có lẽ chỉ trừ bọn khủng bố – một cách nhận đạo như thế chỉ để có cơ hội là bêu xấu chế độ họ thù nghét, tức các chế độ CS thôi!

      Nghiêm túc. Quả thật là một số chế độ “tư bản” làm một “lỗi lầm” là đối xử với tù nhân nói chung quá tốt, như lời anh Minh Đức kể lại, đến nỗi tôi nghe nhiều người Việt tị nạn, gặp lúc cùng cực, ta thán: Biết thế này cứ làm bậy một cú để “được” vào tù sướng hơn!

      Cá nhân tôi lâu năm làm việc thiện nguyện giúp đỡ thanh thiếu niên Việt tị nạn “không được giáo dục tử tế”, biết một số trường hợp từ lúc còn trẻ “quậy” cho đến khi vào rồi ra tù. Điểm chung là chúng khi ở tù vài năm ra luôn luôn mạnh khoẻ, cưòng tráng hơn – nhờ cả ngày tập thể dục cho đỡ buồn. Đa số lại còn có kiến thức hơn hẳn lúc chưa vào tù, nhờ biết đọc sách vở. Nói chung, trừ những trường hợp nghiện ngập khó bỏ, trở thành một công dân gương mẫu là khác…

      Đúng là chuyện khó tin, nhưng có thật!

    • Chế độ tù của ta là kết hợp giữa trừng phạt, răn đe và giáo dục để sau khi thi hành xong án, tù nhân có nhiều khả năng trở thành công dân tốt. Cứ nhìn vào chế độ tù của vài nước khác rồi tung hô nào là nhân bản, nhân quyền là biết một , không biết hai vì không biết hơn 60% các tù nhân ở Mỹ đã quay lại nhà tù sau khi ra tù và con số ấy có thể là … 100% vì không ai biết số “cựu tù nhân” vi phạm luật pháp nhưng không bị bắt lại, là bao nhiêu. Có nhiều tiểu bang nhà tù không còn chỗ để chứa tội phạm.

      • Thực tế, chủ đích đầu tiên của nhà tù chẳng phải là giáo dục mà là để nhốt thành phần nguy hiểm lại để bảo vệ số đông hiền lành. Ngay cả bỏ công của ra để giáo dục những kẻ phạm chủ yếu để khỏi tốn tiền của để bắt nhốt họ nữa!

        Ở đây cũng không ai lấy chuyện nhiều tù ít tù để so sánh. Điều cần so sánh là cách đối xử với tù nhân nói chung. Một đàng, ở xứ văn minh người tù trước hết vẫn là người, trưoóc hết được ăn ngủ đầy đủ, được quyền học hành v.v. nếu thực tâm muốn v.v.

        Còn ở xứ ta, nói thẳng, vào tù – bất cứ có tội hay không – là hết được quyền làm người, nói đúng ra là còn thua thân con vật, như tác giả VTH đã chứng minh ở trên.

        Kẻ nào bênh vực lấy được cho chế độ chỉ là nói lấy được, hay ngậm miệng ăn tiền.

        • Đem chuyện tù ít, tù nhiều, tù ra vào như đi chợ ra là để chứng minh cho chế độ tù của Anh, Mỹ…nó không có hiệu quả chứ chả để so sánh gì sất.

          • Thì… Tù của ta người đi không ngớt
            Người về thì thưa thớt dăm ba. (*)

            Được chưa hử? 😀

            (*) Đạo thơ NCT, vĩ nhân của chế độ lao tù đoảng ta

    • chế độ ẩm thực ẩm thực của người tù ở khám lớn Chí Hòa, năm 1963, “thời Ngô Đình Diệm”:

      -buổi sáng: điểm tâm cháo trắng với đường thẻ. Cháo đặc, không phải thứ cháo “toàn quốc”, lỏng bỏng những nước. Đường, chỉ một cục đường hột xoài. Cháo, không hạn chế, “bao bụng”, ăn hết một tô (cỡ tô phở nhỏ), mà cảm thấy chưa no, muốn ăn thêm, có thể múc thêm từ trong nồi cháo bự, nóng, đặt giữa phòng giam.

      – buổi trưa và tối: thông thường là cơm gạo đỏ với cá mối hấp. Cơm còn nóng, tuy không phải là cái nóng hổi như cơm ở nhà, nhưng rõ ràng là cơm mới nấu, mỡi rỡ ra, đựng trong một “cần xé” đặt giữa phòng giam. Cơm không hạn chế, “all you can eat”!

      – nước uống: dư thừa, nước tắm giặt: không thiếu

  3. Vũ thư Hiên đã tám bó, hơn em một con giáp, xin gọi bằng bác. kính giả đắc thọ. Vào thời điểm đó mà bác dám chửi cả Lê đức Thọ lẫn Trần quốc Hoàn mà vẫn sống phây phây tới bây giờ thì chỉ có phép lạ, hoặc bác hơi qúa nhời. Còn cái ác của Cộng Sản trong bài viết này của bác chẳng ăn thua gì với những cái ác của Mỹ,”Ngụy” trong những bài báo, thước phim của bác và bác Bùi Tín, trước khi các bác bị thất sủng. Bằng chứng là không có đốt mười đầu ngón tay, hay cho rắn vào ống quần rồi buộc lại, hoặc cho đi tầu thủy với nước xà phòng.v.v.
    Ở đời này, dám chơi dám chịu. Trước bác đã có Thượng tá Đỗ Doãn,chủ nhiệm toà soạn báo văn nghệ Quân Đội hay phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn minh Cần.v.v Họ đã chịu, vì họ dám chơi. Tuy nhiên khốn nạn nhất vẫn là những người dân lành chẳng dám há miệng nhưng vẫn bị cực hình. Những người đó thì các bác đã nhìn thắy trong cải cách ruộng đất, trong cuộc chiến vô duyên xâm chiếm miền nam, biết bao dân lành điêu đứng. Các bác đã thấy nhưng các bác không mở miệng, lại còn đồng loã. Trước khi bác đi tù(1967),thằng bạn em bị công an Hà Nội đeo găng đánh, phải chữa thuốc nam và bóp rượu cả mấy tháng trời mới đỡ, chỉ vì nó nói tiếng quốc tế(Anh)để xin một điếu thuốc lá của một người da trắng đi thả bộ bên hồ Gươm. Các bác đã có thời được quàng khăn đỏ, cháu ngoan bác Hồ, hay thanh niên Tiền Phong cầm cờ đi hiên ngang trước quảng trường Ba Đình. Được thăm Bác, được học hành,quyền cao chức trong,lại thêm giòng máu thông minh, nhưng ở thời điểm đó các bác chỉ xúi trẻ con ăn cứt gà. Hôm vừa rồi coi YOUTUBE lại thấy bác Bùi tín vẫn đang xúi.Lần này bác xúi về nhân quyền.Dám chơi, dám chịu.Kính.

    • Hì hì.. bác Tony từng sinh bắc tử nam có khác, nói to và rõ như súng AK Tiệp Khắc 😀

      Nói ra có vẻ lập dị, nhưng tôi lại mến hai bác VTH va BT chỉ vì ha bác í dù đã ăn bip-tếch uông rượu vang của đế quốc tư bản 20 năm nay nhưng phần nào vẫn bào chữa cho quá khứ của “chế độ”. Tôi rất ngại những người đã từng mang thân phận con cưng của chế độ – như hai bác í – nay thì ăn nói lật ngược lại.

      Đất nước ta, trước sau vẫn còn hai thành phần: dân và đám ngồi trên đầu trên cổ dân. Điều này không tùy thuộc vào chế độ. Đó là vấn đề lớn trên con đường tiến tới dân chủ văn minh, bác Tony ạ.

      • Em xin bác Lê Văn. Bác chớ có gọi em là bác nữa, bởi vì bác hơn tưổi em, phần nữa bác lại là dân Hà Nội chính gốc, nhẹ nhàng,văn hoá, hiểu biết và nhân bản, rất đáng nể. Hôm em đánh sai chữ Quảng Bá, bác nhắc rất khéo, phục bác. Câu kết của bác(Điều này không tùy thuộc vào chế độ) nó nói hết cái sự hiểu biết của cái đầu, và cách suy diễn của trái tim bác. Thời nay quả không nhiều. Thú thật em hơi nhát thành thử em sợ rất nhiều thứ. Sợ B52, lần đầu khi Si Ha Núc cho Mỹ oanh tạc tự do vào vùng Mỏ Vẹt liên tục ba tháng trời, từ 6 giờ tối tới 6 giờ sáng mỗi đợt ba chiếc nghỉ 10 phút lại tiếp tục, em thường đái ra quần. Em sợ công an vì Mẹ em địa chủ ( người cuối cùng lên địa chủ,trong sửa sai 1956 mới tức chứ ). Nhưng cái mà em sợ nhất lại là ánh mắt bác Hồ, trong khi hai bác Vũ thư Hiên và Bùi Tín thì lại cho là nhân hậu hiền từ như mắt Mẹ hiền. Khi mới qua tị nạn thì hai bác ấy không đả động tới cụ Hồ, sau thì đổi ý. Lần đầu em gặp cụ Hồ vào khoảng năm 57,58 khi đó quê em bị hạn hán kéo dài, dân đói vẫn phải đi đào mương lấy nước vào ruộng. Em theo Mẹ đi đào gọi là dân công( ông chủ tịch tính cho hai công thay vì Mẹ em phải đi hai lần, cùng người trong họ trong làng cả ông tội nghiệp nhà em đói quá). Cụ Hồ hỏi một ông lão:năm nay thu hoạch bao nhiêu? Ông lão: dạ thưa Cụ đủ ăn ạ. Đủ là bao nhiêu, bác hỏi tiếp. Ông lão: dạ…dạ..2 tạ ạ. Nhà cụ bao nhiêu nhân khẩu, bác hỏi thêm. Dạ ..dạ. thưa cụ nă..năm người ạ. Hai thóc một gạo, ông lão có 100 kí cho năm người một năm, em tính nhẩm.Em nhìn thẳng vào mặt cụ Hồ, Không biết vì ánh mặt trời hay cụ đang giận, em thấy toàn màu đỏ. Sợ quá em quay mặt đi. Khi đi cải tạo học hút thuốc lào, lần đầu say quá nhìn lên tường thấy hình Hồ chủ tịch cứ xoay tròn nhưng đôi mắt vẫn nhìn thẳng vào em. Em sợ quá ngất đi, khi tỉnh dậy không dám nhìn lên hình bác nữa.

        • Tonydo nhờ cặp mắt bác Hồ mà ngộ được đời sống, như một công án thiền, thì phải biết ơn, sao lại ám ảnh giữ vậy ?

          • Cám ơn bác Zulu,thật tình là như vậy,không biết tai sao! Em chỉ sợ sau này xuống địa ngục gặp cụ, nếu ánh mắt của cụ còn như vậy, không biết em còn chạy đi đâu? Kể bác nghe, cách nay cũng hơn chục năm em có đưa vợ con ra Hạ Long chơi. Vì biết gia đình em ở Mỹ về nên cháu tài xế mở băng nhạc đồng quê ( country music )cho nghe.Một lúc tưởng cả nhà ngủ say cháu nó chuyển qua nghe đài VN. Hôm đó lại là ngày 19 tháng 5 (sinh nhật cụ) đài hát toàn những bài ca ngợi HCM. Tự nhiên không hiểu sao em mở mắt hát theo đài. Ôi thế là thằng nhỏ với em cùng hát-vọng lời bác Hồ chống Mỹ cưú nước. Vợ con em vẫn ngủ say.Kính bác.

          • Gửi “bác” Tony,
            Đọc lại bên trên, bác nói là thua bác VTH tới một con giáp. Đúng là bác Hiên được 80 tháng 10 vừa qua, vậy là bác hơn tôi đến nửa con giáp, tức là tư nay tôi lại được quyền gọi bác là… bác! Thù… (thở phào) hihihi…

            LV

        • Tôi vẫn không thích gọi người không thân là anh, xưng tôi nghe có vẻ cứng rắn quá. nhưng bây giơ chúng ta nói chuyện qua lại nhiều lần thì khác rồi, anh Tony ạ.

          Tôi cũng không phải là “dân Hà Nội” chính gốc, quê miền Trung Châu, quê mẹ Tiên Lãng… Nhưng là dân BK rau muống “chính gốc” thì ai chẳng coi Hà Nội là đỉnh cao của văn minh. Di cư vào Sài Gòn, suốt đời niên thiếu cùng đám bạn đa số gốc Hà Nội, cả bọn đều lúc nào cũng hướng về Hà Nội.. riết rồi quen cứ coi là dân Hà Nội “cho tiện việc sổ sách”… mà quả thực, sau 45 năm sống ở nước ngoài, đi chợ Việt Nam, người ta vẫn bảo: “Anh là ngưòi Hà Nội có khác!” hê hê hê…

          Nói về mắt “bác” thì tôi nghe cũng nhiều. Tôi không nhớ là hai ông ấy bảo là “nhân hậu hiền từ như mắt Mẹ hiền” ở đâu, nhưng tôi nhớ là trong “Đêm Giữa Ban Ngày” bác Hiên có tả cái nhìn đó, khi tác giả cầm máy quay phim tháp tùng “bác” mà không chịu quay cảnh “bác” cửi dép râu, lội qua vũng nước, thật là một đoạn văn trác tuyệt… (Còn vài chuyện, bữa nào rảnh rang tôi sẽ kể tiếp!)

          Không biết anh Tony có đồng ý không, nhưng bai bác í có vẻ trời sinh ra để làm nhân chứng cho lịch sử nước nhà giai đoạn sống dưới chế độ CS. Bác BT thì làm báo Nhân Dân, có mặt tại dinh Độc Lâp ngày Sài Gòn thất thủ, còn bác VTH thì “may mắn” đưọc nếm mùi tù CS, không những thế còn có mặt tại Mốt-cơ-va vào hai thời điểm quan trọng nhất của Liên Xô: đó là lần Cút-Xếp hạ bệ Xít-Ta-Lin, và ngày Yelsin đứng ra lật đổ chế độ CSLX…

          Theo niềm tin của riêng tôi, thì hai bác í được ông Trời giao cho trọng trách nhân chứng, chứ không chỉ nói là vô tình rồi bỏ qua. Cả hai bác, theo tôi, đã cố gắng rất nhiều trong “thiên chức” đó của mình – chứ không đơn giản dị là cứ hô hào lật đổ chế độ CSVN là đủ đâu… Sống giữa Paris, hai bác được nể vì nhưng cũng cô độc lắm.

          VN ngày này có trên 90 triệu người, vần đề là làm sao mọi người biết thường yêu đùm bọc với nhau trở lại cho đúng nghĩa đồng bào.

          • Kính bác Lê Văn! Để nói cho rõ, thời trước khi bác Vũ thư Hiên đi tù thì ở ngoài bắc muốn là phóng viên hoặc phim trường (tuyên truyền)như hai bác ý, thì phải là con ông cháu cha hoặc con ông bà nông dân,cũng phải học giỏi môn văn nữa. Tuy nhiên khi hành nghề mà lâu lâu không viết một vài đoạn hay cả bài ca tụng cụ Hồ thì ông Tố Hữu, ổng thịt. Em vẫn luôn kính trọng hai cụ đó. Dù chỉ một lời nói hoặc một hành động làm cho quê hương mình khá lên, dân mình sung sướng hơn, đối với em là qúi rồi. Em dốt hơn hai ông đó vì em không được học, nhưng em không ngu hơn họ vì trí khôn là của Trời cho. Muốn Việt Nam mình khá bằng các nước Á Châu thì quan trọng nhất vẫn là dân chí. Kính.

          • Nói đúng ra, sinh ra làm CCCC hay là con địa chủ, tiểu-tư -sản trí thức… cũng không phải là cái tội. Vấn đề là làm gì với đời của mình thôi. Hai bác í bây giờ dùng ngòi bút để nói lên “sự thật” – dù phải sống trong cô độc “lựa chọn” – với tôi là những gương tốt quý hiếm.

            Tôi toàn đồng ý về chuyện “dân trí”. Các cụ Phan Chu Trinh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh… ngày xưa cũng đã nhìn ra như thế. Tiếc rằng nhờ ơn cách mạng mà ta tốn mất một thế kỷ – 100 năm – để bắt đầu lại từ đầu! Nhưng ít nhất, ngày nay mọi người Việt hầu như đã đồng thuận về điểm này rồi…

  4. Anh Vũ Thư Hiên ơi à:
    Bao giờ trở lại Hô Dê,
    Nửa đêm giờ Tý canh khuya chuyện khào…
    Anh Hiên đi tù hồi đó ,rất là cô đơn rùng rợn. Còn anh Vù con quan Cận đi tù,
    thì có làng nước vây quanh xin…xăm, bói quẻ. Khác nhau xa, hai cảnh tù.
    Khi anh Hiên đi tù, làm gì đã có Việt Tân, Thông Luận, hay Phật Giáo
    Thống nhát, đảng nọ dẳng kia rung rỉnh…tiền nong.

  5. Tay này viết đầy mâu thuẫn chỉ gạt được người kém hiểu biết:

    Bị giải đi từ phòng giam chung với Phùng Mỹ, “Chúng tôi không đi xa. Ra khỏi cổng khu biệt giam, chúng quặt ngay vào khu kỷ luật.”” … mình thì lại ở một khu cách xa trại, kêu chẳng ai nghe thấy thì tuyệt thực là vô bổ.” nhưng sao lại ” Tôi gõ tường thông báo cho Phùng Mỹ biết quyết định của tôi. Anh gõ lại:..” và “…Từ phòng hai anh vang lên tiếng gõ: – Tiên sư chúng nó!” và rồi đây nữa: “Tôi cảm thấy trong lòng ấm áp khi biết tôi đang ở đây với bạn bè bên cạnh”.

    ???

  6. Bài chủ của ông Vũ Thư Hiên thì tôi đọc trong tinh thần “nghe sao biết vậy”, cũng như khi đọc cuốn sách của ổng hay đọc những bài viết của ông Bùi Tín.

    Thế nhưng riêng topic này, tôi đọc đi đọc lại nhiều lần, vâng, ít nhất là 4 lần, không phải bài chủ mà là từng đoạn còm của bác Minh Đức và của bác Tonydo, có lúc vừa đọc vừa chảy nước mắt. Tôi tự biết mình vốn dễ xúc cảm, nhưng ngoài sự xúc cảm chắc có lẽ còn thêm nỗi uất ức nữa. Chế độ như thế… những kẻ lòng lang dạ thú như thế… gần sáu chục năm nay chúng nó đã giết chết bao nhiêu sinh mạng rồi, đã đày đọa và còn đang tiếp tục đày đọa bao nhiêu con người rồi? Vậy mà cả một khối nhân dân vẫn nhẫn nhịn cúi đầu, để mấy hôm nay chỉ biết cam lòng thỏa mãn với dăm ba câu mỉa mai chuyện chúng nó “bỏ phiếu tín nhiệm” lẫn nhau thì lạ thật.

    Uất ức thì than thở thế thôi, nhưng làm sao biết được những gì sắp xảy ra, phải không thưa các bác? Dân Tiệp Khắc cúi đầu suốt 41 năm để rồi chỉ vùng lên trong 40 ngày ngắn ngủi của cuộc Cách Mạng Nhung. Dân Tunisie cúi đầu suốt 23 năm để rồi chỉ vùng lên trong 28 ngày ngắn ngủi của cuộc Cách Mạng Hoa Lài… Vâng, biết đâu được….

    • “Vậy mà cả một khối nhân dân vẫn nhẫn nhịn cúi đầu, để mấy hôm nay chỉ biết cam lòng thỏa mãn với dăm ba câu mỉa mai chuyện chúng nó “bỏ phiếu tín nhiệm” lẫn nhau thì lạ thật.”

      “trí thức là lãnh đạo”, xin đuọc mượn câu hỏi trên để gửi đến quý các nhà trí thức hà nội & sĩ phu bắc hà, trước khi gửi đến nhân dân

    • “Trí thức là lãnh đạo” là một thực tế không thể tránh được ở những nước “dân trí” (về mặt chính trị) còn thấp kém như ở nước ta, hay ở những nước Đông Âu trước khi cuộc “cách mạng dân chủ”, 1989-91, xẩy ra v.v.

      Điều đáng nói là, bây giờ “trí thức” VN – nhất là miền Bắc – đã ý thức được vai trò “thiên mệnh” đó của mình – mà “thiên mệnh” còn đồng nghĩa với “ý dân”. Dó đó tôi tin rằng sự thay đổi đã và đang xảy ra. Câu hỏi thật sự bây giờ là: “trí thức” nước ta đã “trang bị” đầy đủ để nhận trách nhiệm sau khi quá trình thay đổi đó hoàn tất hay không? Nếu không, thì có thay đổi chế độ, vận mạng của đất nước sẽ vẫn long đong…

  7. Giaìo duòc caìi buìa ðeÞo ….. NhaÌ tuÌ côòng saÒn laÌ nõi “trui reÌn” cho chuìng ta :

    -biêìt thêì naÌo laÌ tý caìch cuÒa môòt “thãÌng ngýõÌi” …. bãÌng câìp ðâÌy miÌnh nhýng coì khi coÌn heÌn hõn môòt keÒ môòt chýÞ cheÒ laÌm ðôi không coì. Quan quyêÌn, lon laì ðâÌy côÒ nhýng nêìu ‘thiêìu môòt thiÌa cõm laÌ cuÞng nôÒi xung thiên…” …. anh naÌo chýa qua thõÌi gian 75-77 õÒ caìc traòi tuÌ (myÞ týÌ “HTCT”) thiÌ chýa biêìt thêì naÌo laÌ caìi theÌm môòt “miêìng cõm” caìi quiì môòt cuòc ðýõÌng ðen nhý cuòc “phân choì” … Tôi týÌng nghe BS PBTâm phaìn “câòu muôìn ta châÒn biònh cho câòu haÒ ? raìn kiêìm môòt cuòc ðýõÌng …. coÌn nhiêÌu caìi “xâìu” cuÒa phe ta lãìm ..kêÒ sao cho hêìt.

    -biêìt thêì naÌo laÌ caìi “ngu dôìt” cuÒa nhýÞng tên coi tuÌ …. chãÒng haòn “chiình uÒy” lên lõìp ” pheìt laìc ba doÌng thaìc caìch maòng, chê ðêì quôìc MyÞ …. vaÌ anh ta “hôÌ hõÒi” khoe : Âìy, tôi thuÌ tên gian aìc Nixon nên tôi ðaÞ ðãòt tên con choì cuÒa tôi laÌ niìch sân …. hoãòc giaÒ nhý anh chaÌng “thýõòng uìy CA” Quang laÌ caìn bôò giaìo duòc traòi T345 rãn ðe : caìc anh hoòc võìi nhau tiêìng nýõìc ngoaÌi thiÌ chiÒ ðýõòc hoòc tiêìng Nga, tiêòng Anh, …. câìm chiÒ không ðýõòc hoòc tiêìng Tây, tiêìng MyÞ ….. coÌn nhiêÌu caìi lãìm noìi hoÌaÌi vâÞn coÌn ….. Noìi cho cuÌng “chuìng tôi thâìy ….tôòi nghiêòp cho hoò hõn laÌ chê gheìt hoò. Chiình caìi sýò u mê cuÒa hoò nhiêÌu khi laÌ nhýÞng chuyêòn funny cho anh em trong nhýÞng tôìi “lên loÌ” …uôìng traÌ.

    – biêìt thêì naÌo laÌ caìi tiÌnh caìi thýõng cuÒa ngýõÌi “võò hiêÌn” : ViÌ vâòy nêìu quiì baÌ coì chê, coì boÒ TaÌng giaÌ naÌy cuÞng không phiêÌn giÌ maÌ luìc naÌo cuÒng “nhâìt võò nhiÌ trõÌi…. ba mõìi tõìi tôi.

    Giaìo duòc caìi buìa ðeÞo ….. NhaÌ tuÌ côòng saÒn laÌ nõi “trui reÌn” cho chuìng ta :

    -biêìt thêì naÌo laÌ tý caìch cuÒa môòt “thãÌng ngýõÌi” …. bãÌng câìp ðâÌy miÌnh nhýng coì khi coÌn heÌn hõn môòt keÒ môòt chýÞ cheÒ laÌm ðôi không coì. Quan quyêÌn, lon laì ðâÌy côÒ nhýng nêìu ‘thiêìu môòt thiÌa cõm laÌ cuÞng nôÒi xung thiên…” …. anh naÌo chýa qua thõÌi gian 75-77 õÒ caìc traòi tuÌ (myÞ týÌ “HTCT”) thiÌ chýa biêìt thêì naÌo laÌ caìi theÌm môòt “miêìng cõm” caìi quiì môòt cuòc ðýõÌng ðen nhý cuòc “phân choì” … Tôi týÌng nghe BS PBTâm phaìn “câòu muôìn ta châÒn biònh cho câòu haÒ ? raìn kiêìm môòt cuòc ðýõÌng …. coÌn nhiêÌu caìi “xâìu” cuÒa phe ta lãìm ..kêÒ sao cho hêìt.

    -biêìt thêì naÌo laÌ caìi “ngu dôìt” cuÒa nhýÞng tên coi tuÌ …. chãÒng haòn “chiình uÒy” lên lõìp ” pheìt laìc ba doÌng thaìc caìch maòng, chê ðêì quôìc MyÞ …. vaÌ anh ta “hôÌ hõÒi” khoe : Âìy, tôi thuÌ tên gian aìc Nixon nên tôi ðaÞ ðãòt tên con choì cuÒa tôi laÌ niìch sân …. hoãòc giaÒ nhý anh chaÌng “thýõòng uìy CA” Quang laÌ caìn bôò giaìo duòc traòi T345 rãn ðe : caìc anh hoòc võìi nhau tiêìng nýõìc ngoaÌi thiÌ chiÒ ðýõòc hoòc tiêìng Nga, tiêòng Anh, …. câìm chiÒ không ðýõòc hoòc tiêìng Tây, tiêìng MyÞ ….. coÌn nhiêÌu caìi lãìm noìi hoÌaÌi vâÞn coÌn ….. Noìi cho cuÌng “chuìng tôi thâìy ….tôòi nghiêòp cho hoò hõn laÌ chê gheìt hoò. Chiình caìi sýò u mê cuÒa hoò nhiêÌu khi laÌ nhýÞng chuyêòn funny cho anh em trong nhýÞng tôìi “lên loÌ” …uôìng traÌ.

    – biêìt thêì naÌo laÌ caìi tiÌnh caìi thýõng cuÒa ngýõÌi “võò hiêÌn” : ViÌ vâòy nêìu quiì baÌ coì chê, coì boÒ TaÌng giaÌ naÌy cuÞng không phiêÌn giÌ maÌ luìc naÌo cuÒng “nhâìt võò nhiÌ trõÌi…. ba mõìi tõìi tôi.