Thủ tướng Việt Nam “lãnh đạn” qua cuộc “lấy” phiếu tín nhiệm đầu tiên

DCVOnline – Tin Reuters

confidence“…người dân giờ đây có thể so sánh giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước, kết qủa bỏ phiếu và hành động của những người lãnh đạo.” – Đại biểu quốc hội (ẩn danh).

Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng bị công khai đập một cú hôm thứ Ba ngày 12 tháng Sáu, khi chỉ có chưa tới một nửa số đại biểu quốc hội dành cho ông phiếu tín nhiệm dù tuyệt đại đa số đại biểu của quốc hội Việt Nam là đảng viên Đảng Cộng sản [đảng độc nhất] đương cầm quyền trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu tiên ở Việt Nam.

Ông cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được 210 phiếu tín nhiệm từ quốc hội với tổng số 498 đại biểu, và 160 phiếu “tín nhiệm thấp” qua một cuộc “lấy” phiếu tín nhiệm công khai và hiếm có dành cho giới lãnh đạo Việt Nam.

Cuộc “lấy” phiếu tín nhiệm này xảy ra sau lời kêu gọi của Chủ tịch nước hồi năm rồi nhằm tăng tính trách nhiệm khi quần chúng đang âm ỉ nổi giận vì khả năng quản trị tồi tệ cùng nạn tham nhũng đang tràn lan.

Dù ông Dũng đã qua được thử thách này, giới phân tích thời cuộc cho hay sự đáp ứng thờ ơ, hững hờ của đảng đảng viên – thường là hậu thuẫn của ban lãnh đạo đảng – biểu hiện mối bất bình với cách giải quyết tệ nạn tham nhũng thâm căn cố đế của chính phủ và nền kinh tế đã từng phát triển mạnh giờ đây đang trì trệ vì gánh nặng của những món nợ xấu.

Ông Dũng, 63 tuổi, được 122 phiếu “tín nhiệm” trong một cuộc bỏ phiếu mà đại biểu quốc hội chọn một trong ba cấp đánh giá. Bốn mươi bảy viên chức cao cấp của chính phủ là đối tượng của cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này và bảy đại biểu quốc hội đã không tham gia.

Theo luật của quốc hội, bất cứ viên chức nhà nước nào bị phiếu tín nhiệm thấp của hai phần ba quốc hội phải từ chức hoặc sẽ phải “lấy” phiếu “tín nhiệm” lần thứ nhì vai trò lãnh đạo của họ.

Tệ hơn ông Dũng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, người được đào tạo từ Nga, ông Nguyễn Văn Bình chỉ có 209 phiếu tín nhiệm thấp và 88 phiếu tín nhiệm cao.

“Kết qủa không mấy tốt này phản ảnh sự bất bình của người dân đối với sự quản trị kinh tế và hệ thống ngân hành của họ,” ông Nguyễn Quang A, một chuyên viên kinh tế và là người hoạt động được nhiều người biết đến nói; ông A gợi ý chuyện bỏ phiếu tín nhiệm này được bày ra nhằm xoa dịu quần chúng nhưng không phải là mối đe dọa cho sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

Ông Dũng, hôm tháng Hai, đã chấp thuận một kế hoạch kinh tế với tầm vóc lớn nhằm cải cách những doanh nghiệp nhà nước đang mất máu (tiền tươi – DCVOnline) và giải quyết nạn nợ xấu ở mức rất cao của các ngân hàng – là những yếu tố bị đổ thừa đã gây ra việc siết chặt sự phát triển tín dụng và mực tiêu dùng của người tiêu thụ, cũng là điều cảnh cáo người đầu tư ngoại quốc và làm cho hơn 100.000 cơ sở kinh doanh đóng cửa.

Cuộc bỏ phiếu hôm thứ Ba xảy ra ở thời điểm đầy sóng gió cho một Việt Nam độc đảng, vốn đã bị xao động hôm tháng Giêng khi một số cựu đảng viên và các học giả soạn thảo và công bố bản hiến pháp của chính họ nhằm lúc có chiến dịch thăm dò ý kiến dư luận về một hiến pháp bị nhiều người chỉ trích là phi dân chủ.

Đại biểu quốc hội chọn ông Chủ tịch Trương Tấn Sang như là người lãnh đạo hiệu qủa nhất; ông Sang đã có được 330 phiếu chấp thuận cao và chỉ có 28 phiếu chấp thuận thấp. Kết quả bình chọn này như đổ dầu vào lửa về tin đồn về sự rạn nứt trong đảng bí mật, giữa các phe với ông Chủ tịch nước hay là nhóm của ông Thủ tướng.

Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng. Nguồn: OntheNet.
Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng. Nguồn: OntheNet.

“Chúng tôi thấy rất rõ sự khác biệt trong kết qủa và người dân giờ đây có thể so sánh giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước, kết qủa bỏ phiếu và hành động của những người lãnh đạo,” một đại biểu quốc hội – xin được ẩn danh vì sự nhạy cảm của vấn đề – nhận xét.

© 2013 DCVOnline


Nguồn: Vietnam PM takes a hit in first-ever confidence vote. (Reporting by Hanoi Newsroom; Writing by Martin Petty; Editing by Robert Birsel)

20 Comments on “Thủ tướng Việt Nam “lãnh đạn” qua cuộc “lấy” phiếu tín nhiệm đầu tiên

  1. Làm tới đi, thầy Hai! Cùng tắc biến, biến tắc thông.
    — Hè hè, đến giờ này mà Trọng Lú và bầy đàn, còn
    trông đợi vào sức mạnh của Tàu Ô sao?
    — Khôn cũng chết ( Quang Nghị); dại cũng chết ( Giáo Lú);
    Biết thì sống ( Y tá quèn).
    .
    .

    • Chà, bác Tô Mã Ý rất giỏi trong việc phân hóa nội bộ của đảng cướp cộng sản VN. Tôi thành thật có lời khen cho bác đấy nhe. Sự thật thì 4 tên Hùng, Dung, Sang, Trọng, tên nào cũng cầm bô cho thằng tầu cộng. Chúng nó ghét nhau vì tiền bạc vậy thôi. Chớ thật ra thằng nào cũng muốn lập công to cho chủ nó ở Bắc Kinh.

      • Niên đệ ui ( ha ha, ông TM Ý có niên đệ là cháo bác Giáp),
        niên đệ ui, hay lên đỉnh Langbian mà nhìn cho rõ:
        Thật sự 100 phần trăm là có sự chia rẽ trong nội bộ CS, mà cái chia rẽ ” chết chóc ” là sự chia rẽ Bắc Nam trong hàng ngũ CS,
        Nếu đám Cộng Phì chia rẽ về lập trường chính trị, theo Mỹ hay
        theo Tàu, thì hàn gắn coi như là dễ thôi; mà chia rẻ Nam Bắc
        thì có Trời cứu… Cái may cho Việt Nam là chỗ đó.
        ( Y tá Lớp Bảy là ” láng giềng tốt” của gia đình Clinton mà !)

  2. Bước kế tiếp; Trọng Lú và nhóm Sô Viết Bắc kỳ sẽ mần chi răng rứa?
    Dám liều mình tổ chức Trưng cầu Dân ý Toàn quốc nhằm đánh gục
    Đồng chí X chăng ? Dám lắm, ạ. Lý do? – Tham nhũng, vv.
    Phe Đồng chí X, hay ” quan thầy ” Đ/C X sẽ mần chi, ru mà chăng hỡi?
    Mần gì thì mần, chỉ biết ” Cùng tất biến, biến tất thông.” (Kụ 108)

    • Có khi “cùng tất biến, biến tất tắc” cụ Ý ơi.

      Sau lần bỏ phiếu tín nhiệm, Trọng lú có uy hơn y tá nhà anh đấy. Cơ hội ngàn vàng, trưng cầu làm chi cho mệt, tốn kém, cứ họp đảng, sinh hoạt nội bộ, nghề của chàng, sao không làm.

      Nói gì thì nói, phe nào thì phe. Tất cả chúng đều là con ghẻ của Tàu phù cả đấy. Mỹ muốn nhận con nuôi thì phải xin Tàu.

      • Thưa ông chủ Victor Tango – Bravo Romeo :
        Không! không! Coi bề ngoải vậy thôi. Chú Sam đã nắm đầu CSVN
        từ thời ông HCM Tân Trào, và càng nắm đấu CSVN bằng pháp lý, sức mạnh, và…bắt bí.(sức ép) — Furthemore, thằng Tàu còn chịu ơn Mỹ rất nặng, là vô LHQ và Bảo An/ LHQ. ( Lơ mơ, chú Sam lại có thể phục hồi Đài Loan thành một “Quốc gia,” thì Tàu mệt, đa).
        TMY tui xếp thứ tự theo sức mạnh và tình…anh em kết nghĩa:
        1) Chú Sam; 2) Chú Chệt ; 3) Chú Nam. ( Ván bài VN nằm trong tay Mỹ, có Tàu làm…trợ tá).. Thân kính Ông Chủ,

  3. Thế mà ông Í vẫn ca tụng đồng chí X mới là hay chứ 😀

    Nghiêm túc. Thế mới thấy là chế độ đang thay đổi, mà người dẫn đầu sự thay đổi hiện nay chính là đồng chí chủ tịch, TTS. Đồng thời,cũng có thể thấy, “tồng chí” Sang được sự ủng hộ của Quốc Hội, và có lẽ phần nào của người dân, nhưng không có hậu thuẫn của hai “đại cường”, Tầu và Mỹ.

    Vấn đề muôn thủa của một tiểu quốc! Bao giờ VN mới thoát ra khỏi thân phận (vừa) nhược (vừa) tiểu nhỉ?! (Chắc không có cơ hội đó một khi VN còn được/bị đảng CS trị vì).

    • Kính thưa Chú…nó ( Nó đâu nơi chốn 7-Hiền…)
      Đặng Tiểu Bình có lý : Mèo trắng mèo đen đều bắt được chuột,
      Nên chú Sam làm học trò ngoan của ĐTB. Hừ hừ, Y Tá có tham nhũng
      ư ?( thì …ta cho phép lập quỹ riêng kêu là Caisse Noire mà nuôi quân!)
      Không có Két Noa thì làm sao qua cửa ải của TW Đảng hai lần ngon ơ.
      Xin phép chú…nó, cho tôi chon ” Au pays des aveugles, le borgne
      est Roi. ” Thân, TMY

    • Vậy thưa, nỗi lòng TMY” diễu tả” qua vế Thơ, đâu có gì là sai, mà
      nam nữ công dân hồi ĐCVOnline cực thịnh, thường mắng mỏ Ý:
      Một dân tộc, hai hàng bia đỡ đạn;
      Một quê hương, hai thân phận chư hầu.
      Tôi chợt thấy thương Thù và yêu Bạn:
      Chúng ta đều bình đẳng trước thương đau. ( Ý Yên)

  4. Phản đối, phản đối. Ai cũng được tín nhiệm trên 98%. Võ Bình tôi khoái cái kiểu bỏ phiếu nầy hết sức. Cái cách bỏ phiếu nầy thiệt là phù hợp với hiện tình của xứ VN ta, là xứ đang thiếu người tài giỏi.

  5. Nhìn 4 bàn tay và hai khuôn mặt trong tấm hình (Trg t Sang – Ng t Dũng ) là biết ngay hiện tình đảng cộng. Lẻ ra chúng ôm hôn nhau thắm thiết mới đúng cách, đằng này, mặt không nhìn, tay đưa hờ hững.

    Một tấm hình thay cho ngàn lời nói.

  6. Bàn tới TW chóp bu đoảng, là hợp ý TMY mọi đàng. Này ơi, ngay sau
    1975, Ý tôi còn…bức xúc, ức chế vô song, nên lò dò tìm hiểu cái phận
    long đong quê nhà…
    Thì tóm ngay được một bài báo, có câu như ri rà…như rà ri, như ri ri rà…
    “Sau này, nếu gặp phải một cuộc chiến Du kích như tại Vn, thì HK sẽ
    không cần đánh du kích, mà đánh thẳng vô trung tâm đầu não của đối
    phương.”
    Hè hè… vậy ‘ tớ” cố vấn cho Hoa Kỳ nhá, nhá, là cứ nắm đầu ông giáo
    Trọng Lù, cho ông ta vài thanh chocolate, rồi lí nhí mà rằng: Này em ui,
    hay tuyên bố, Đảng CSVN đã làm xong nhiệm vụ lịch sử đi.. nào!.
    He he…trong ba ngoe Trọng, Sang, X…, biết đâu xổ số lại vô tay Trọng?

  7. “Quốc hội’ là sân nhà của Trọng Lú.
    “Ủy ban Trung Ương đảng” là sân nhà của tấn Dũng.
    Đá – bỏ phiếu, ở UBTW, Dũng thắng thế, được đa số ủng hộ.
    Đá – bỏ phiếu ở “Quốc hội”, Dũng thua cơ,
    Đó là chuyện đương nhiên.

    Nhưng nên hiểu: UBTW mới là nơi nắm giữ quyền lực, trong khi “quốc hội” chỉ là tổ chức để làm cảnh cho chế độ.

    Thông thường, Thủ tướng cần đuọc quốc hội ủng hộ, nhưng ở “ta”, Thủ tướng thản nhiên dí cái tự do của Thủ tướng vào quốc hội

    Cũng thông thường, ở xứ cộng sản, “Tổng bí” là ông TRùm, “UBTW”, trên nguyên tắc (cộng sản}, là cơ quan thủ túc của Tổng Bí.

    Nhưng lần đầu tiên mới thấy, Tổng bí Trọng Lú, ở ngay diễn đàn UBTW, bị UBTW coi chả ra cái tự do gì cả !

  8. Nói đúng ra dân trí người dân VN chưa đủ chín để chơi cái trò chơi dân chủ này, nội cái bỏ phiếu cho những 47 nhân vật lãnh đạo đã là chuyện cười và rồi cái phát biểu của một ông đại biểu nào đó xin dấu tên vì nhạy cảm, nó cho thấy xã hội VN còn cần độc đảng và toàn trị thêm một thời gian dài nữa.

    Tuy thế nó cũng là một sự kiện đã rồi, nhưng dựa vào bảng kết quả này để so sánh và kết luận ông Sang tốt hơn ông Dũng là hơi bị dốt, nó giống như lá so sánh giữa một ông đạp xích lô được đánh giá là đạp tốt với một ông giáo sư bị xem là dạy dở. Phải hiểu là mỗi chức vụ có một công việc riêng, chỉ nên so sánh 2 hoặc nhiều người có cùng chức vụ và trách nhiệm, nhiệm vụ và trách nhiệm của ông Thủ Tướng đương nhiên là phức tạp và chuyên môn hơn là ông Chủ Tịch nước chỉ với các nhiệm vụ tiếp khách.

    Tóm lại nên xem phiếu “tính nhiệm thấp” tương đương với vote no-confidence như các nước Anh Pháp Mỹ … và như thế ông Sang rất tốt ở vị thế Chủ Tịch nước và ông Dũng với job approval rating là 68% thì cũng còn tốt hơn con số 45% của …Obama vào tháng Năm vừa qua.

    • “Tóm lại nên xem phiếu “tín nhiệm thấp” tương đương với no-confidence
      vote như các nước Anh Pháp Mỹ … và như thế ông Sang rất tốt ở vị thế
      Chủ Tịch nước và ông Dũng với job approval rating là 68% thì cũng còn
      tốt hơn con số 45% của …Obama vào tháng Năm vừa qua.”

      Một sự so sánh hết sức là khập khiễng

  9. Chả có chuyện gì mới, thôi lại bàn chuyện học thuật vậy. Dịch “cash-hemorrhaging”“đang mất máu” thì quá “thật thà” nên bbt phải chua thêm “tiền tươi”, nhưng cái chữ tiền tươi này làm cho ta lại nghĩ đến ông Sâm nhiều hơn 😉

    Hermorrhaging cash là thất thoát tiền bạc, nếu muốn sát nghĩa thì nói thất thoát tiền mặt, thật giản đơn.

  10. Việc bỏ phiếu tín nhiệm có thực sự nói lên ý kiến của người dân hay không?

    Có sự liên hệ chặt chẽ giữa ý dân và dân biểu quốc hội hay không? Dân biểu quốc hội thực ra không phải do dân thực sự lựa chọn mà do Mặt Trận Tổ Quốc chọn trước rồi dân chỉ là bỏ phiếu chọn những người mà Mặt Trận Tổ Quốc đã chọn sẵn. Như vậy các dân biểu được đắc cử là do họ cư xử thế nào trong đảng của họ để họ được đưa ra cho Mặt Trận Tổ Quốc chấp nhận cho ứng cử. Vì dân biểu được người nào đó hay phe nào đó trong đảng chọn thì khi họ bỏ phiếu tín nhiệm họ cũng bỏ phiếu thế nào để làm vừa lòng người hoặc phe đã đưa họ ra làm dân biểu theo kiểu: “Tao “cơ cấu” cho mày làm đại biểu quốc hội thì mày phải bỏ phiếu theo ý tao”.

    Vì thế tỉ lệ tín nhiệm không phản ảnh ý kiến của dân mà chỉ phản ảnh ý kiến của vài trăm vị dân biểu, mà nhìn sâu hơn là phản ảnh phe nào trong đảng có nhiều dân biểu theo mình trong quốc hội hơn. Mà dân biểu trung thành với phe nào trong đảng là do quyền lợi họ có được mà phe của họ cung cấp cho họ.

    Vì thế kết quả bỏ phiếu không phản ảnh ý kiến của dân mà chỉ phản ảnh kết quả của việc ai giỏi dùng lợi quyền lôi kéo, mua chuộc các dân biểu trong hậu trường.

    Một chế độ dùng đủ mọi phương tiện không cho dân được tự ý làm gì cả. Ngay cả việc biểu tình chống Trung Quốc cũng bị chính quyền vội vã đánh đập, xua đuổi, bắt bớ thì việc bỏ phiếu tín nhiệm chỉ là việc một nhóm người trong đảng bày trò đóng kịch cho dân xem. Những điều họ nói, họ bầu hoàn toàn xa cách với ý kiến dân và chính bản thân họ cũng sợ không dám để cho dân thực sự có ý kiến hay có quyền tham gia vào chính trị.

    Nếu có cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm thật sự phản ảnh ý kiến dân thì có thể cả 500 vị dân biểu và tất cả thủ tướng, chủ tịch nước đều bị bất tín nhiệm hết.

  11. Ông bạn đọc Đào công Khai của dcvoline được xem như là Kinh Kha thời đại trong câu: ” Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng bị công khai đập một cú hôm thứ Ba ngày 12 tháng Sáu..” 😉

    “Deal a blow” hay “to be dealt a blow” là “phrase” được thấy dùng hàng ngày trong các bản tin hay bình luận về chính trị hay kinh tế, chữ gần nhất của nó là “setback” mà tôi chẳng biết dịch qua tiếng Việt như thế nào, “sự cản trở”, “sự bực bội” chăng? nghe nó làm sao ấy, có lẽ phải nhờ bạn đọc già trước tuổi Lê Văn. Còn “rare public …” thì nên dịch là “hiếm được thấy công khai”.

  12. Tôi xin phép có đôi, ba lời. Đây là một biến cố hơn là một sự cố, có
    thể ảnh hưởng tới sự sống / còn của đảng CSVN. Báo nhà it đăng
    tin một cách rầm rộ, có lẽ để nhường chỗ cho Dân Làm Báo hay các
    báo khác. Hơi lấy làm tiếc.
    Rõ ràng đã xảy ra sự tranh đua, tranh dành quyền lực giữa hai phe
    Cs Nam và Bắc, kể từ cái chết đột ngột của Thủ tướng Phạm Hùng
    (Nam bộ) cùng với thiếu tướng tư lệnh phó Quân khu 7 tháp tùng.

    Tuy thế nhóm Nam Bộ vẫn lấn tới, và dường như có bàn tay phù thủy
    nào giúp cho họ làm tới, luân phiên trị vì VN thay vì phải là nhóm
    Trung Bắc Kỳ vốn kiêu căng, tự mãn. Nhóm Nam Kỳ gồm Phạm Hùng,
    Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng.;

    (Trương Tấn Sang là một mối nghi ngờ vào giờ chót).

    Ông Nguyễn Tấn Dũng từ khi nhiệm chức thủ tướng đã là đối tượng
    của liên tiếp nhiều vụ đánh phá do nhóm Trung Bắc Kỳ dàn dựng nhằm
    hạ uy tín và đánh đổ ông ta, ví dụ việc ” bóp miệng ông cha Lý, vụ đàn
    áp dân xứ Đồng Chiêm, v v. Dịp Tết cách ba năm, một khới chất nổgắn
    vội vàng nơi ngoài tư thất ông Dũng; và có tin, ông Dũng thoát nạn qua
    một vụ ị ám sát, nhưng hai cận vệ cũa ông thiệt mạng.

    Những vệc “bình bầu ” nơi TW Đảng ( hai lần) và Quốc hội đều làm đo
    ván Dũng, nhưng ông ta đều thoát hiểm ngon lành.

    Vụ việc Cù Vũ cũng không ngoại lệ, Trung Bắc kỳ chống đánh cánh
    Nam Kỳ cho tới kỳ cùng, đặc biệt vào thời điểm ông Dũng sáng giá nơi
    các diễn đàn quốc tế vừa qua. Cuộc đấu đá quyết liệt giữa hai bên Nam
    Bắc đã nổ ra như dây chuyền.
    đã điểm.

  13. Cả làng ta ơi,
    Tôi nói thì bảo nói nhiều,
    Tôi im, thì Võ Bình len lén lại khều tui ca…
    Ca rằng : đống chí X nhà ta…

    Đồng chí X, trích dọc trích ngang, thì thấy hắn ta rất là gồ ghề, kẻ cả, và cao thượng. Lâu nay và lóng rày, đám ” kia kìa” uýnh X tơi bời hoa trái, ám sát X hụt nữa…,mà X vẫn mặt lạnh như tiền, và không thèm chấp nhứt. Với bên ngoài,
    X rất là chuyên nghiệp, professional, đáng mặt… làm …lớn.
    Tôi thấy mấy cái biến cố chống X vừa qua, là cao điểm rồi. Hình như nhiều
    phe ta, nghe bả tuyền truyền,, rất là ghét X về tội tham nhũng? Chắc gì X tham nhũng hơn anh Thanh hay chú Sang, hơn Quang Nghị… Mà X có tí $ là để
    mua..tiên… bà tiên chúc lành, thì OK,

    Vua Lê Chiêu…Trọng, vận dung toàn TW Đảng và Cuốc Lủi nhằm đánh hạ
    X. mà không nổi, thì …nước sắp vỡ bờ tới nơi.