Hà Văn Thùy và tộc Việt cổ (BBC điên rồi chăng?)

Lê Minh Khải | Trà Mi dịch

bbcTôi vừa đọc một bài xã luận tiếng Việt không thể tin được trên trang web của BBC.

Nó “không thể tin được” trong cả hai nghĩa; một, nó đưa những thông tin mà một người đọc có học sẽ thấy khó tin; hai, tôi cũng không thể tin được rằng Ban Việt ngữ đài BBC thực sự đã đăng một bài như vậy, ngay cả đăng nó như một bài quan điểm. Tôi không thể tưởng tượng bất cứ một bài nào tương đương với bài này đã từng xuất hiện trên trang tiếng Anh của trang web của đài BBC.

“Tất cả văn hóa vật thể và phi vật thể trên đất Trung Hoa trước 2600 năm TCN đều là sản phẩm của tộc Việt..” Hà Văn Thùy. Nguồn hình: http://xuandienhannom.blogspot.ca/
“Tất cả văn hóa vật thể và phi vật thể trên đất Trung Hoa trước 2600 năm TCN đều là sản phẩm của tộc Việt.” – Hà Văn Thùy. Nguồn hình: http://xuandienhannom.blogspot.ca/

Tác giả là một người cầm viết Việt Nam tên là Hà Văn Thùy, và lập luận của ông, nói một cách ngắn gọn là hầu như tất cả mọi người và tất cả mọi thứ ở châu Á đều có nguồn gốc từ Việt Nam với người Việt Nam.

Theo Hà Văn Thùy, tất cả có thể truy được trở lại 70.000 năm trước khi hai “chủng tộc lớn” (đại chủng) của người Homo Sapien – chủng Europids và Mongoloid – đến khu vực ngày nay là miền Trung và miền Bắc Việt Nam, nơi họ đã “trộn máu của họ”[?] (hòa huyết) và đã sinh ra bốn chủng “Việt cổ” là người Indonesia, Melanesians, Veddoids và Negritoids.

Sau đó, từ Việt Nam, những “dân Việt” (người Việt) lan rộng khắp khu vực Đông Nam Á đến Australia, và 40.000 năm trước, họ di chuyển lên phía bắc vào khu vực ngày nay là Trung Quốc, đến 4.000 BC họ thành lập một nền văn hóa nông nghiệp hưng thịnh.

Rồi đến khoảng 2.600 BC người Hán (người Trung Quốc) xuất hiện như hậu duệ hỗn hợp máu (con lai) của giống Bách Việt [a.k.a. Trăm Yue / Việt – cái tên mà người Trung Quốc thường dùng để gọi các nhóm dân tộc khác nhau, trong giai đoạn BC, sống ở phía nam của sông Dương Tử] và người Mông Cổ.

Hà Văn Thùy sau đó tiếp tục lập luận rằng ngôn ngữ của Trung Quốc bắt nguồn từ tiếng Việt Nam, và chữ viết của Trung Quốc phát triển từ chữ Nôm – một hệ thống chữ viết dựa trên các ký tự Trung Quốc mà người Việt đã phát triển để viết ngôn ngữ nói của họ.

Nhìn lại Sử Việt. Quyền I. Nguồn:  Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ
Nhìn lại Sử Việt. Quyền I. Nguồn: Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ

Cuối cùng, Hà Văn Thùy không đồng ý với ý kiến ​​cho rằng trong quá khứ, Việt Nam chinh phục một vương quốc riêng biệt trong khu vực ngày nay là miền Trung Việt Nam – Champa – bằng cách nói rằng trong cuốn sách “Nhìn lại sử Việt”, xuất bản tại Mỹ, Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng đã chứng minh từ thời cổ đại khu vực đó đã là những gì chúng ta có thể gọi lãnh thổ Việt Nam.

Tôi chưa bao giờ nghe nói về Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng trước đây. Tôi google tên của ông ấy và tìm thấy một bài viết ngắn bằng tiếng Việt về ông và cuốn sách của ông, và tôi cũng tìm thấy đoạn ngắn sau đây về tiểu sử của ông trên Amazon:

Lê Mạnh Hùng tốt nghiệp BS và MS về ngành Kỹ sư Đại dương học từ Viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT) ở Hoa Kỳ. Sau khi trở về Việt Nam vào năm 1965, ông giảng dạy tại Học viện Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ Sài Gòn, trước khi trở thành người đứng đầu trường Kỹ sư Cơ khí. Sau năm 2000, Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng di cư sang Australia và bắt đầu một cuộc sống mới trong làng báo. Ông đã làm việc với Tổng công ty phát thanh truyền hình của Anh (BBC) vào năm 1992, và sau đó cộng tác với Radio Free Asia như một người phân tích nghiên cứu. Trong khi làm việc tại BBC, ông đã đọc về lịch sử tại Trường Nghiên cứu về phương Đông và châu Phi (School of Oriental and African Studies, SOAS), Đại học London, và tốt nghiệp PhD khoa sử vào năm 2000. Tiến sĩ Lê hiện đang nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục làm việc tự do trên đài phát thanh và báo chí.

Đoạn ngắn về tiểu sử này trích từ một cuốn sách của Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng tên là “Tác động của chiến tranh thế giới II vào nền kinh tế của Việt Nam, 1939-1945” (The Impact of World War II on the Economy of Vietnam, 1939-45), mà ông đã hoàn thành như luận án tiến sĩ tại Luân Đôn. Cuốn sách này do Marshall Cavendish Academic xuất bản.

Cuốn sách “Nhìn lại sử Việt” của Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng, mặt khác, không có trên Amazon. Nó được Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ, một tổ chức mà tôi chưa bao giờ nghe nói tới, xuất bản ở Arlington, VA. Theo Worldcat, cuốn sách này có thể được tìm thấy trong 24 thư viện, nhưng chỉ 1 trong số 24 thư viện đó là một thư viện đại học, thư viện Yenching Harvard.

Trong khi Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng có một tiểu sử ấn tượng, và rõ ràng cho thấy ông là một người thông minh, nhưng có rất ít về quá trình đào tạo, kinh nghiệm của ông, hay việc phát hành cuốn sách này để cho tôi thấy rằng ông, ở trong bất kỳ phương diện nào, là một người có thẩm quyền về lịch sử cổ đại, hoặc có bất kỳ các kỹ năng ngôn ngữ(*) và chuyên môn cần thiết cho việc nghiên cứu giai đoạn lịch sử đó. Do đó, tôi cảm thấy khó có thể tưởng tượng rằng cuốn sách của ông có thể “chứng minh” bất cứ điều gì, nhưng tôi sẽ đợi cho đến khi tôi đọc xong cuốn sách trước khi đưa ra đánh gía cuối cùng.

Lý do tại sao tôi đang tập trung vào vấn đề này ở đây là vì trong khi nội dung của quan điểm của Hà Văn Thùy rất có vấn đề (chủng tộc là một cấu trúc xã hội không phải là một thực tế sinh học, v.v.), tôi thấy rằng kỹ thuật này, trích dẫn nguồn từ bên ngoài Việt Nam để nâng sự tín nhiệm đối với lập luận của một người là điều rất phổ biến. Những người như Hà Văn Thùy làm điều này để vay tín nhiệm cho lập luận của họ, nhưng họ không hề biết những gì sẽ tạo thành một cuốn sách đáng tin ở ngoài Việt Nam. Một cuốn sách được “xuất bản” ở Mỹ không có nghĩa là nó là đáng tin cậy. Thay vào đó, có một sự phân biệt rõ ràng giữa các công trình học thuật chính thống, và mọi thứ khác.

Đây là một sự phân biệt mà tôi nghĩ BBC cũng thực hiện. Tôi không thể hình dung một bài xã luận như bài này có thể xuất hiện trên trang tiếng Anh của đài BBC.

Bài quan điểm mà tôi đề cập đến ở đây ở trang này:
http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2010/04/100420_havanthuy_dongocbich.shtml (Vài lời với bà Đỗ Ngọc Bích, Hà Văn Thùy, Gửi cho BBCVietnamese.com từ Sài Gòn. Cập nhật: 13:52 GMT – thứ ba, 20 tháng 4, 2010.

“BBC điên rồi chăng?” - Lê Minh Khải. Nguồn:  Le Minh Khai SEAsian History Blog
“BBC điên rồi chăng?” – Lê Minh Khải. Nguồn: Le Minh Khai SEAsian History Blog

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Hà Văn Thùy and Ancient Việt Races (Has the BBC Gone Mad?) Le Minh Khai SEAsian History Blog. 05 May 10.

(*) Ông Lê Mạnh Hùng có thời gian học tiếng Hán trong tù Cộng sản (1975-1982) nhưng nhà tù cộng sản có lẽ không phải là nơi có thư khố tài liệu cổ sử Việt Nam để nghiên cứu (TM).

2 Comments on “Hà Văn Thùy và tộc Việt cổ (BBC điên rồi chăng?)

  1. Thưa theo tôi nghĩ, nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy (HVT) nhận định như vây là có chứng cớ, chứ chẳng phải là nói bậy đâu.: Ông đã dựa trên những vât thể đã được đào quật. đồng thời trên những tài lieu mới nhất của nhà bác học, khảo cổ học Oppenheimer, đã được trình bày kỹ càng trên tài lieu của ông mang đề tựa là : Heaven in the East được dịch thoát nghĩa là Địa Đàng Ở Phương Đông, dường như có bán trên mạng Amzon.com với gía 19.95.
    Không thể hiểu nổi lối phản ứng quá hạ cấp của Nick Tài Trần và lối đặt tựa của tác giả bài chủ, nó chứng tỏ sự nghèo nàn trí thức của những người này. Người hay Ngợm đây?