Một đám độc tài đến Nam California

Jonathan Kaiman | DCVOnline dịch

obamaTổng thống Mỹ Obama sắp tiếp đón một đám độc tài đến cỡi ngựa tại miền Nam California.

Tuần tới Tổng thống Obama sẽ gặp gỡ nguyên thủ quốc gia từ 10 nước Đông Nam Á tại Trung tâm và Vườn Sunnylands ở Rancho ở Rancho Mirage. (Allen J. Schaben / Los Angeles Times)
Tuần tới Tổng thống Mỹ Obama sẽ gặp gỡ nguyên thủ quốc gia của 10 nước Đông Nam Á tại Trung tâm và Vườn Sunnylands ở Rancho ở Rancho Mirage. (Allen J. Schaben / Los Angeles Times)

Hôm thứ Hai và thứ Ba, Tổng thống Obama sẽ gặp gỡ nguyên thủ quốc gia từ 10 các quốc gia ở Đông Nam Á (ASEAN) tại trang trại Rancho Mirage ở Sunnylands, đánh dấu sự hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN đầu tiên được tổ chức trên đất Mỹ. Obama sẽ tập trung vào việc củng cố quan hệ chính trị và kinh tế trong khu vực, chính là để thúc đẩy hiệp định thương mại Trans-Pacific Partnership và hình thành vùng đệm chống lại ảnh hưởng của của Trung Quốc đang phát triển trong khu vực.

Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền đã ghi nhận rằng chỉ có ba nước tham gia – Indonesia, Philippines, và có thể kể Singapore, thực tế cũng là một quốc gia độc đảng – sẽ được các nhà lãnh đạo dan cử đại diện. Họ đã bày tỏ sự lo ngại rằng cuộc họp ở Sunnylands có thể xem như là một sự công nhận những chế độ đàn áp.

John Sifton, giám đốc vận động châu Á tại Human Rights Watch, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ tư,

“Tổng thống Obama biết rằng nhân quyền là bị tấn công trong khu vực Đông Nam Á; câu hỏi là liệu ông ta sẽ nói hay làm điều gì đó về vấn đề này. Nguy cơ là hội nghị thượng đỉnh Sunnylands sẽ trao quyền và khuyến khích giới lãnh đạo ASEAN, những người đã cho bắt giam các nhà báo, trấn áp người biểu tình ôn hòa và tháo dỡ các cấu trúc dân chủ sau những cuộc đảo chính.”

Dưới đây là danh sách của những người lãnh đạo độc tài sẽ tham dự:

Hun Sen, Campuchia

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (Tang Chhin Sothy / AFP / Getty Images)
Thủ tướng Campuchia Hun Sen (Tang Chhin Sothy / AFP / Getty Images)

Hun Sen, 62 tuổi, đã cai trị Campuchia trong 30 năm, trở thành cai trị giữ quyền lự lâu nhất châu Á. Là một cựu chỉ huy của Khmer Đỏ – một chế độ thể đã giết chết gần một phần tư dân số của Campuchia trong những năm 1970 – Lực lượng an ninh của ông đã bỏ tù các nhà phê bình, xử tử đối thủ chính trị và khởi động những chiến dịch tra tấn, giết người và tịch thu đất đai có hệ thống. Hun Sen nói ông muốn lãnh đạo Camuchia cho đến 90 tuổi.

Khi Ngoại trưởng John F. Kerry gặp với Thủ tướng Hun Sen vào tháng Giêng, ông ca ngợi sự phát triển kinh tế gần đây của Campuchia nhưng cũng đã khuyên nhủ chính phủ Campuchia về hồ sơ nhân quyền, nói rằng cần có sự cải thiện cà thiết để “thực hiện đầy đủ các tiềm năng” của mối quan hệ song phương với Mỹ.

Prayuth Chan-ocha, Thái Lan

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha. (Sakchai Lalit / Associated Press)
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha. (Sakchai Lalit / Associated Press)

Kể từ khi Prayuth, 61 tuổi, lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính quân sự vào năm 2014, ông đã đóng cửa những cơ sở truyền thông dám nói và bắt giam những người hoạt động đối có thái độ bất đồng chính kiến. Ông cũng đã nổi tiếng là một người hùng lập dị, ưa lên đài truyền hình ôm máy vi âm phát biểu huênh hoang rỗng tuếch vô nghĩa (hội chứng “bú mic”. Vào mùa thu, ông nói với khán giả rằng ông từng tắm nước thánh để rửa sạch lời nguyền rủa của đối thủ.

Mặc dù Mỹ vẫn coiThái Lan như một đồng minh, Prayuth đã tiến một bước ngoặt về phía Bắc Kinh – năm ngoái, Bangkok chính thức bàn giao ít nhất hai người tỵ nạn bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc và 100 người Hồi giáo Uighur bị bức hại trở lại Trung Quốc, nơi mà các nhóm nhân quyền nói rằng họ có thể bị bỏ tù vô cớ và bị tra tấn.

Najib Razak, Malaysia

Thủ tướng Malaysia Najib Razak. (Mohd Rasfan / AFP / Getty Images)
Thủ tướng Malaysia Najib Razak. (Mohd Rasfan / AFP / Getty Images)

Najib, 62, Thủ tướng Malaysia từ năm 2009, thông qua một đạo luật an ninh mới gây tranh cãi vào tháng cho ông quyền được kiểm soát để đàn áp tất cả các mối đe dọa để “ổn định chính trị-xã hội”. Những “đe dọa” đó có thể kể cả các cuộc biểu tình. Mùa hè năm ngoái, ông dính vào một vụ bê bối tài chính lớn sau khi ông chứng minh được số tiền 700 triệu USD trong tài khoản ngân hàng từ đâu đến, nâng cao mối nghi ngại rằng ông đã biển thủ tiền từ ngân quỹ quốc gia.

Hassanal Bolkiah, Brunei

Sultan Hassanal Bolkiah của Brunei. (JHoang Đình Nam / AFP / Getty Images)
Sultan Hassanal Bolkiah của Brunei. (JHoang Đình Nam / AFP / Getty Images)

Kể từ năm 1968, Bolkiah, 67 tuổi, đã trở thành Quốc vương và người lãnh đạo của Brunei, một quốc gia Hồi giáo Sunni nhỏ, bảo thủ, trên đảo Borneo. Là vị vua tuyệt đối của một quốc gia giàu dầu mỏ, ông là một trong những người giàu nhất thế giới, với giá trị tài sản ước tính là 20 tỷ USD (được biết ông đã chi 21.000 USD trong năm 2009 cho tiền hớt tóc).

Trong năm 2014, Bolkiah đặt Brunei theo luật hình sự Sharia, ban sắc lệnh xử tử dân vì tội báng bổ và câu xúc phạm kinh Koran. Ngoại tình và đồng tính luyến ái bị trừng phạt bằng cách ném đá. Tháng chạp vừa qua, ông cấm mừng lễ Giáng sinh ở nơi công cộng, gồm các đường lớn trong thành phố và trung tâm mua sắm, cảnh báo rằng những người mừng giáng sinh có thể bị phạt án năm năm tù.

Thein Sein, Myanmar

Tổng thống Myanmar Thein Sein. (Nyein Chan Naing / Cơ quan Pressphoto châu Âu)
Tổng thống Myanmar Thein Sein. (Nyein Chan Naing / Cơ quan Pressphoto châu Âu)

Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đối lập do bà Aung San Suu Kyi dẫn đầu đã thắng lớn trong cuộc bầu cử hồi tháng Mười Một. Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh đã được lên kế hoạch trước khi chiến thắng của bà Aung San Suu Kyi, và Thein Sein, một cựu sĩ quan quân đội, không phải là một người dân cử, đã giúp giám sát cuộc cải cách dân chủ gần đây của Myanmar, sẽ đại diện cho Myanmar tại Sunnylands. Ông sẽ mãn nhiệm Tổng thống vào cuối tháng Ba.

Choummaly Sayasone, Lào

Chủ tịch Nước Lào Choummaly Sayasone. (Cơ quan Pressphoto châu Âu)
Chủ tịch Nước Lào Choummaly Sayasone. (Cơ quan Pressphoto châu Âu)

Choummaly, 79 tuổi, người đứng đầu của Đảng Cách mạng Nhân dân Lào – đảng hợp pháp duy nhất của Lào – lãnh đạo một trong những quốc gia nhiều áp bức nhất trên thế giới. Chính quyền cộng sản kiểm duyệt Internet, bắt giữ các nhà hoạt động không theo đúng thủ tục và kiểm duyệt gắt gao các phương tiện truyền thông. Các nhà báo có thể bị kết án 15 năm tù vì viết bài phê bình.

Choummaly gần đây đã mua một ngôi nhà có vườn giá 615,000 USD, theo một báo cáo của Đài phát thanh Á Châu Tự Do, một đài phát thanh do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ . (Trong năm 2013, thu nhập bình quân đầu người của cả nước là 1,450 USD). Đảng cộng sản Lào vừa thay Choummaly trong vai trò lãnh đạo hàng đầu của đảng trong một đại hội đảng hồi tháng trước, và ông sẽ sớm man nhiệm sau gần mười năm cầm quyền.

Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. (Andrew Taylor / Associated Press)
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. (Andrew Taylor / Associated Press)

Dũng, 66 tuổi, là một trong những nhà lãnh đạo mạnh nhất trong Đảng Cộng sản cầm quyền tại Việt Nam, cùng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hơn hai nhiệm kỳ năm năm làm thủ tướng, ông đã được tiếng là người cải cách, ủng hộ doanh nghiệp và người cổ động cho mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ. Vào tháng Giêng, ông đã bị gạt ra ngoài lề quyền lực trong cuộc bầu cử nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, kết cục Trọng là lãnh đạo cấp cao nhất của đảng CSVN.

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: A crowd of dictators is coming to Southern California. By Jonathan Kaiman, LA Times, Feb. 12, 2016, tường trình từ Bejing.