Những mâu thuẫn giữa Minh Mạng và Lê Văn Duyệt (5c)
Nguyễn Văn Lục
Nghĩ tiếp theo là Việt Nam thiếu những nhà lãnh đạo có tầm vóc, có tầm nhìn xa. Nhưng nhất thiết phải là người có đạo đức, biết nghĩ tới dân.
Sử Việt nhìn lại | Mâu thuẫn giữa Minh Mạng và Lê Văn Duyệt
Dưới mắt Lê Văn Duyệt, người kế thừa Gia Long Nguyễn Ánh không ai khác hơn là Đông Cung Cảnh. Nhưng cuộc sống luôn luôn có những bất ngờ vượt ra ngoài toan tính của con người. Đông Cung Cảnh chết bệnh sớm vào năm 1801 và rồi người thừa kế ngôi vua lại là hoàng tử Đảm, lấy hiệu là Minh Mạng.
Cũng vẫn theo Pierre (Annam) trong bài “Tích Quan Tả quân Lê Văn Duyệt”(31) đã có ghi lại như sau:
“Khi ông Tả quân vào Đồng Nai, vua liền ra chỉ bắt đạo, người tông sắc ra các tỉnh, các làng, dạy phải bắt người có đạo. Trong việc này ta thấy đặng người có đạo nhờ ông Tả quân là thế nào? Vì vừa khi người đặng sắc chỉ vua cấm các đấng giảng đạo qua Annam, thì người ấy xé chỉ ấy ra mà rằng:
– Chớ thì miệng ta còn đang nhai cơm Đức thầy Vêrô, mà dám bắt những kẻ theo người sao? Hẳn thật ta còn sống bao lâu, thì chẳng hề chịu sự ấy, khi ta chết đoạn vua muốn gì thì làm.”
Việc không tiếp nhận ấn chỉ nhà vua như thế nào, ngày nay thật sự không rõ hết. Chỉ biết rằng sau này, trong vụ án Lê Văn Duyệt, không thấy nhà vua nhắc nhở gì đến vụ án.
Thật sự, sau này, Nhật Bản dưới áp lực của hạm đội Mỹ đã từ bỏ chủ trương cấm đạo. Phải có một chọn lựa dứt khoát như nước Nhật với chủ trương của Yoshida Shigeru. Một học thuyết mà nhiều nước Á Châu như Tân Gia Ba, nước Xiêm noi theo. Nước Nhật sau đó trở thành khuôn mẫu cho sự phát triển.
Trong khi đó, triều đình nhà Nguyễn, trừ Gia Long và một số đại thần như Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, một số nhân sĩ như Nguyễn Trường Tộ còn có đầu óc muốn hợp tác với Tây Phương. Kể từ Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Dức cộng với một số đại thần hủ lậu, không thức thời đã chọn chính sách bế quan tỏa cảng, một chọn lựa sai lầm từ căn bản. Không đủ sức tự cường làm sao chống đỡ nổi thế lực ngoại bang? Càng đóng cửa, không biết thich nghi theo hoàn cảnh thì ngoại bang càng có cớ chính đáng tông cửa mà vào.
Về chính sách mở cửa của nước Xiêm này, liệu vua quan nhà Nguyễn thật sự không ai biết đến hoặc không một ai đề nghị lên?
Theo sử gia Lê Thành Khôi viết:
“Ngay cả những sứ thần ngoại quốc về cũng không được nghe theo ở Huế. Nguyễn Hiệp, ở Bangkok về nước năm 1879 đã lưu ý chính sách ngoại giao khôn khéo của Xiêm sau khi nhượng vài đặc ân cho nước Anh năm 1855, đã ký những hiệp ước tương tự với Hoa Kỳ, Pháp, Thổ, Phổ, Hòa Lan, Đan Mạch do biết xử; dụng những tranh chấp quốc tế. Xiêm đã giữ được chủ quyền.” (32)
Bản thân Nguyễn Ánh đã đôi ba lần chạy lánh nạn sang nước Xiêm, liệu ông đã không học hỏi được gì chăng?
Ngoài ra, còn biết bao nhiêu Di Thảo của Nguyễn Trường Tộ như Di Thảo số I, Bàn về những tình thế lớn trong thiên hạ (Vào tháng 2-3 năm Tự Đức 16, tức năm 1863 rồi cũng bị vứt vào sọt rác?)
Henri Chappoulie trong luận án tiến sĩ,(33) đã nhận xét ở Xiêm La có một truyền thống hiếu khách đối với người nước ngoài.
“Dès l’arrivée en Extrême-Orient des vicaires apostoliques, la nécessité apparut d’avoir au Siam, pays assez largement ouvert aux étrangers, une résidence stable.”
Các vua ở đây không hề có óc bài ngoại, để cho tự do giảng đạo. Vì thái độ đón tiếp cởi mở của các vua làm cho thủ đô nước này trở thành một ngã tư quốc tế làm cho các nhà buôn và các thừa sai thật khó mà không có mặt. Xiêm la, thế kỷ thứ 17 là điểm đến cho các doanh nghiệp thương mại ở phương Đông, còn là nơi nương náu cho vài trăm Kitô hữu người An Nam và Nhật Bản bị trục xuất và sống ở đó như những người lưu vong vì bị bách hại ở nước nhà.
Cái chết của Tự Đức và sự kết thúc bi thảm của triều đinh Huế
Triều đình Huế đã tự kết thúc một cách bi thảm sau cái chết của vua Tự Đức vì vấn đề kế vị. Một câu chuyện cung đình mà lịch sử các triều đại cho thấy đó là vấn đề xác định sự sống còn của một dòng họ.
Vua Tự Đức băng hà ngày 19/7/1883, trị vì 36 năm, thọ 55 tuổi. Xin được ghi lại tóm tắt như sau. Hai ngày trước khi mất, Tự Đức đã cho vời các đại thần như
Tôn Thất Thuyết, Trần Tiến Thành, Nguyễn Văn Tường vào cung và cho họ biết ý định của vua chọn Dục Đức là người lớn tuổi hơn cả trong số ba người cháu của vua. Nhà vua trao cho ba người một bản di chúc chính thức để công bố cho nhân dân và một bản riêng cho Dục Đức.
Chỉ có điều trong di chúc, có đoạn Tự Đức viết:
“Ưng Chôn (tức Dục Đức) đang ở tuổi thanh xuân cường tráng, rất thông thái, nhưng bản tính thiên về thói hư tật xấu, và với tính cách như vậy, khó mà trông chờ ở Dục Đức một sự trị nước, chăm dân, tốt đẹp được.”(34)
Dục Đức thấy uy tín của mình bị tổn thương nên đã giữ lấy bản di chúc chính đó và chỉ trao cho các vị quan lại một bản sao, trong đó ông ta đã cắt bỏ cả đoạn phê phán nghiêm khắc trên.
Phần đại thần Tôn Thất Thuyết thì muốn kẻ kế vị ngôi vua là Lãng Quốc Công Nguyễn Phúc Hồng Dật, con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Tài nhân Trương Thị Thuận, em của Tự Đức (con thứ của vua Thiệu Trị và Hoàng hậu Phạm Thị Hằng) được Hoàng Thái Hậu Từ Dụ ủng hộ.
Tôn Thất Thuyết bèn đi tìm Lãng Quốc Công và cho biết quyết định của mình.
Hôm sau, có đông đủ các quan họp tại Tạ Vụ (phòng họp), Tôn Thất Thuyết đứng lên chất vấn họ:
“Đối với các ngài, sự việc này có vẻ như thế nào? Các ngài thấy đó, Hoàng thân Dục Đức, nhờ ơn đức Tiên đế chúng ta mà được cử lên kế vị ngai vàng, chẳng những không biểu thị một chút gì thẳng thắn với tất cả chúng ta, như đúng ra phải biểu thị, trái lại còn cắt bỏ tờ di chúc của Hoàng Thượng và lôi kéo theo mình những tên đầy tớ người công giáo! Nếu chúng ta không đề phòng thì đất nước chúng ta sẽ rơi vào tay những người Châu Âu.”(35)
Chuyện phải đến đã đến. Tôn Thất Thuyết ra lệnh trói tất cả những tên đầy tớ của Dục Đức lại rồi tuyên bố: Dục Đức bị phế bỏ. Rồi cho người đi tìm Lãng Quốc Công.
Phan Đình Phùng lên tiếng:
“Tiên Đế đã chỉ định cho chúng ta người kế vị mình, bằng lời, cũng như bằng văn bản, là Hoàng thân Dục Đức. Tiêng của Người còn vang lên, mực của Người viết còn chưa ráo; Thần Linh Đức Tiên Đế còn ở giữa chúng ta. Nếu Dục Đức đã phạm sai sót gì, thì chúng ta hãy phê bình chỉ trich, nhưng đi quá mức độ đối với Người sẽ là vi phạm đến sự tôn kính chúng ta cần có đối với Người?”
Tôn Thất Thuyết thịnh nộ thét, “Hãy bắt trói lão già ấy và giam kỹ.Vậy là các người khác, tranh dành nhau mà ký vào cái văn bản bất công đó.” (36)
Nhà Hồng Dật ở Kim Long (Huế). Theo Phạm Khắc Hòe (1902-1995), nguyên là Ngự tiền văn phòng đổng lý của Bảo Đại, khi đình thần ra đó rước, dù năn nỉ mấy, Hồng Dật cũng không đi, nên cuối cùng phải dùng đến vũ lực mới đưa được ông vào Tử Cấm thành.
Hai hôm sau, 30 tháng 7 năm1883, Hồng Dật lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa. Sau Tường và Thuyết lại truất phế Vua Hiệp Hòa.
“Hai người thấy vua có lòng nghi, sợ để lâu thành vạ, bèn vào tâu với bà Từ Dụ Thái hậu để lập ông Dưỡng Thiện là con nuôi thứ ba vua Dực Tông, rồi bắt vua Hiệp Hòa đem ra phủ ông Dục Đức cho uống thuốc độc chết.”(37)
Sự mục nát của triều đình Huế cũng như sự chuyên quyền của Nguyễn Văn Tường – Tôn Thất Thuyết cứ thế mà tiếp tục cho thấy cái vận mạng nhà Nguyễn đã hết, kéo theo sự đầu hàng trước sức mạnh của thực dân đế quốc.
Năm 1885, đêm mồng 4, rạng mồng 5 tháng 7, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Tòa Khâm và các trại đóng quân khác ở Huế, nhưng hoàn toàn thất bại.
Sáng hôm sau, quân Pháp đánh vào Hoàng Thành. Tôn Thất Thuyết phải rước vua Hàm Nghi chạy ra Cam Lộ, ở phía Tây tỉnh Quảng Trị, rồi truyền hịch Cần Vương, kêu gọi dân chúng khắp nơi nổi lên chống Pháp.
Kể từ đây, triều đình Nguyễn như cáo chung.
Chính quyền cộng sản và chọn lựa kháng chiến chống Pháp
Đến lượt cộng sản miền Bắc, họ chọn con đường giải phóng đất nước bằng vũ lực, một chọn lựa tai hại gấp hai lần chính sách bế quan tỏa cảng của Triều Đình Huế.
Huế chỉ là một di sản đã lỗi thời của một dòng họ có thể làm mất nước.
Nhưng đảng cộng sản Việt Nam mới là kẻ lầm lẫn đưa Việt Nam đến chẳng những mất nước mà nguy cơ bị diệt vong.
Chỉ có cộng sản Việt Nam ngu muội theo đuôi Tầu, chọn vũ khí làm sức mạnh. Bất kể một nước nhỏ đối diện với một nước lớn có kỹ thuật, có vũ khí tối tân gấp nhiều lần, sẵn sàng tốn hao sinh mạng, tài sản người dân trong nhiều thế hệ và trước sau vẫn phải lệ thuộc một ngoại bang khác. Có khác gì tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa?
Võ Nguyên Giáp và một số thành phần cực đoan trong đảng cộng sản là người bắn phát súng lệnh đầu tiên tấn công người Pháp tại Hà Nội đêm 19 tháng 12, 1946. Stein Tønnesson trong chương nhan đề, ‘Who Turned Out the Lights? (Ai là người tắt điện?) (38)
Điện thành phố tự nhiên tất sau một hai tiếng nổ cực mạnh, tiếp theo là các tiếng súng nổ dòn. Cuộc chiến giữa Pháp và Việt Minh kéo dài trong 9 năm và kết thúc bằng trận Điện Biên Phủ với Hiệp Định Genève chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 17.
Sau đó chọn quyết định giải phóng miền Nam đối đầu với Mỹ.
Nay thì Mạng người như lá rụng. Hàng triệu người chết vùi thây không bao giờ tìm lại được xác. Không có bất cứ đất nước nào trên thế giới này mà cuộc chiến tranh dành độc lập hao tốn và kéo dài như trường hợp Việt Nam.
Cuộc chiến hiện nay với bọn Hồi giáo cực đoan so với cuộc chiến ‘chống Mỹ cứu nước’ xem ra không thấm thía gì!
Và cho đến nay, sự mất còn của đất nước vẫn là mối đe dọa treo lơ lửng trên đầu đất nước chúng ta!
Tiền Đề ba, lãnh đạo có tài có đức
Tôi có một xác tín rằng không có một đất nước nào có thể phát triển hoặc người dân được ấm no, hoặc cuộc sống người dân được an bình, có nếp sống văn hóa, đạo đức mà lại thiếu một người lãnh đạo tốt, biết lo cho dân, vì dân.
Kinh nghiệm sống 9 năm dưới chính thể Đệ Nhất Cộng Hòa cho phép tôi có thể khẳng định dứt khoát như vậy.
Đó là những năm tháng tốt đẹp nhất của quãng đời tuổi trẻ của chúng tôi.
Mới đây nhất, ông Hồ Ngọc Nhuận, một trong những thành phần dân biểu đối lập, chống phá miền Nam một cách kịch liệt nhất. Ông có viết một lá thư, “Thư gửi các bạn tôi và các con cháu tôi”. Ông cho biết ngày 24.3.2016, ông có một cái hẹn đi mổ ở bịnh viện Bình Dân cũ. Nhung rôi thủ tục rườm rà rắc rối quâ, chờ đợi cả ngày trời… Cuối cùng, ông quyết định bỏ về, không mỏ nữa. Và trong đoạn cuối, ông tiếc nuối viết:
“Tôi cũng xin nói thêm rằng: cái bệnh viện Bình Dân này tôi đã từng biết nó từ khi nó mới ra đời hồi Đệ nhất VNCH. Tôi cũng đã tùng chứng kiến những bước thăng trầm của nó, theo dòng thời gian, với các bác sĩ bậc thầy như cố giáo sư Phạm Biểu Tâm, cố giáo sư Ngô Gia Hy và nhiều bác sĩ tên tuổi khác mà tôi từng quen biết. Không ngờ nó lại ‘lột xác xã hội chủ nghĩa’ đến như vậy.
Dù sao thì tôi vẫn còn muốn bám víu vào một chút gì đó còn lại của cái Sài gòn cũ’ không xã hội chủ nghĩa’ của tôi, trong đó có cái BV-BD, từ thời Đệ Nhất VNCH ‘không xã hội chủ nghĩa’ hay cộng sản chủ nghĩa’ để mà thương mà nhớ.”(39)
Lá thư của Hồ Ngọc Nhuận là một trong nhiều bằng chứng về những năm tốt đẹp của nền Đệ Nhất Cộng hòa.
Nhìn sang các nước láng giềng chung quanh Việt Nam cũng giúp thấy rõ thêm như vậy.
Triều đại các vua Xiêm dưới chế độ nhà vua Chakri – nếu chỉ tính từ 1782 cho đến nay 2016 đã kéo dài trên hơn hai thế kỷ với chỉ 9 triều vua. Sự kiện triều đại kéo dài trên hai thế kỷ, mặc dầu đất nước đã tân tiến, đã kỹ nghệ hóa chứng tỏ hoàng triều Chakri được lòng dân. Nhiều cuộc đảo chánh do quân đội cầm đầu, nhưng vai trò nhà vua vẫn cho thấy là tiêu biểu cho sự hòa giải và thống nhất đất nước.
Chế độ hành chánh có thay đổi, nhưng nhà vua thì không. Các nhà vua tiếp tục nối ngôi và đều xứng đáng với vai trò của mình.
Thái tử Mongkut đã vào tu trong chùa suốt 27 năm, và sau này trở thành Rama IV, ông đã có công cải tiến đạo Phật.
Nhưng người quan trọng nhất có ảnh hưởng lâu dài nhất trên lịch sử nước Xiêm là nhà vua Bhumibol. Ông sinh năm 1927 ở tiểu bang Boston, bên Mỹ, theo học ở bên Thụy Sĩ. Khi người anh lớn của ông là vua Ananda bị ám sát chết vào năm 1946. Ông lập tức được lên nối ngôi. Nhưng mãi đến năm 1950, khi học xong ông mới về nước.
Nhà vua trẻ, mặc dầu thiếu kinh nghiệm – mặc dầu Hiến Pháp không trao cho ông bất cứ quyền hành chính trị gì. Nhưng ông lại có một ảnh hưởng quyết định trong những tình thế khó khăn của nước Xiêm – nhất là về phía các tướng lãnh trẻ. Ông cũng là nhà vua ngự trị lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại – 70 năm trên ngai vàng tính đến năm 2016.
Sở dĩ ông được sự kính nể của toàn dân Xiêm là vì hai đức tính sau đây: Le Bun, đó là tinh thần đại lượng của Phật giáo và đức tính thứ hai là banani – thẩm quyền đạo đức gương mẫu.(40)
Ông Lý Quang Diệu – Singapore
Cái gương của các vua Xiêm La cũng tìm thấy nơi các nhà lãnh đạo thành công ở một số nước như Lee Kuan Yew (Lý Quang Diệu) của Singapore. Ông Lý Quang Diệu, gốc Khách Gia, tổ tiên di cư từ Phúc Kiến sang Singapore. Ông là đời thứ 4. Năm 1954, ông thành lập đảng Nhân Dân Hành động (PeopleAction Party-PAP) và ông được chỉ định làm Thủ tướng năm 1959 năm ông 39 tuổi
Trong vòng 40 năm, ông đã đưa đất nước Singapore nghèo nàn, lạc hậu thành một đất nước thịnh vượng, từ thế giới thứ ba sang thế giới thứ nhất trong một thế hệ.
Nguyên tắc hành động của ông thật đơn giản. Nếu không được lòng dân thì sẽ bị nhân dân ruồng bỏ. Lý Quang Diệu đă đưa dân chúng của ông những năm 1960 của một tình trạng tuyệt vọng sang phát triển, từ thế giới thứ ba sang thế giới thứ nhất.
Một câu nói của ông mà tôi mong muốn được trích dẫn ra đây:
“We had learned from our toughest adversaries, the Communists.” (Chúng tôi đã học được bài học từ đối thủ nguy hiểm nhất của chúng tôi. Những người cộng sản.)(41)
Ông Lý Quang Diệu đã dành hẳn một chương nói về cuộc đấu tranh với người cộng sản và để được dân chúng tín nhiệm với nhan đề “Straddling the Middle Ground” (Chọn con đường Trung lập)
Va ông đã thắng người cộng sản bằng lá phiếu dân chủ của người dân. Năm 1968, khi nước Anh quyết định rút ra khỏi Singapore, năm 1972, ông đã thắng với đa số ghế và với 70% số phiếu bầu. Biết bao nhiêu công trình do Lý Quang Diệu đã làm. Ông đã duy trì được một chính phủ sạch – không tham nhũng – giải quyết được nạn ùn tắc giao thông, dựng một thành phố sạch với đầy bóng cây xanh ngay từ năm 1959. Gặp gỡ giới lãnh đạo hàng đầu thế giới như Nixon, Reagan, Suharto, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình. Thắt chặt ngoại giao với Thái Lan, Phi Luật Tân, và Brunei, Nhật Bản, Miến Điện, Cam Bôt, Việt Nam, v.v.
Và ông cũng thành thật thú nhận rằng bài học về kinh tế, ông học được những bài học từ Nhật Bản. Lessons from Japan.(41)
Ngày nay nói đến Singapore là phải nói đến Lý Quang Diệu.
Minh Trị Thiên Hoàng.
Gương nước Nhật: thời kỳ cải cách của Minh Trị từ 1868-1912 đã đưa nước Nhật thành một quốc gia tiên tiến và hùng mạnh. Chiếm Đài Loan 1895, chiếm Cao Ly 1910 và chiếm Mãn Châu 1931.
Năm 1945, bị phá sản vì thế giới chiến tranh, một lần nữa, nước Nhật đứng dạy và trở thành cường quốc kinh tế 1945-1973.
Theo tôi, một trong những yếu tố tinh thần giúp đưa nước Nhật lên trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới là tinh thần Võ Sĩ đạo của dân chúng Nhật.
Tướng Park Chung-hee của Đại Hàn
Cho đến năm 1960 thì Đại Hàn vẫn được coi như một nước chậm tiến. Chẳng hạn như chỉ có 1% đường xá tại Nam Hàn được trải nhựa. Xe cộ hầu hết là loại xe cải tiến từ các xe Mỹ còn sót lại… đóng lại thùng, tân trang bên ngoài, sơn phết lại Các của tiệm thì đều bán các loại nhu yếu phảm cần thiết cho đời sống. Những căn nhà với ba bốn tầng được coi như nhà chọc trời rồi. Lãnh đạo chính phủ luôn làm gương cho dân chúng. Các yến tiệc đãi khách nuowscn ngoại chủ yếu chỉ dùng rượu nội hóa như Chon Don (Một thứ rượu mạnh như Saké). Bia OB Mechou, sản xuất tại Đại Hàn. Quần áo mặc may bằng vải nội hóa.Trong và ngoài quân đội là nếp sống văn hoa kỷ luật sắt thép. Lương một trung tá quân đội khoảng 27mỹ kim- nếu mắc tội tham ô gia trọng- có thể bị đem ra xử bắn ở pháp trường,
Người ta hay nói đến phép lạ! Làm gì có phép lạ trong kinh tế, trong sự thịnh vượng? Và giả dụ có phép lạ đi chăng nữa thì đó là do ý chí quyết liệt của một người- tổng thống Park Chung-hee và ý chí của cả một dân tộc, chấp nhận làm việc gian khổ- rất gian khổ- để thoát khỏi hoàn cảnh của một đất nước kém mở mang.
Hãy thử nói bằng những con số. Lợi tức đầu người tại Nam Hàn năm 1962 là 82 đô la/năm. Trong đó nông nghiệp đóng góp 33,9%. Kỹ nghệ chỉ góp phần nhỏ nhoi là 15,4%. Cán cân ngoại thương thiếu hụt.13
Kế hoạch của TT. Đại Hàn là phải xuất khẩu. Từ năm 1962, với kế hoạch 5 năm, tỉ lệ tăng trưởng là 7,9%/năm. Lợi tức đầu người tính đên năm 1970 là 300 đôla/năm.
Việc bình thường hóa với Nhật Bản năm1965 giúp Đại Hàn bớt lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, làm thế nào để tránh được tình trạng xuất cảng để nhập cảng. Và nhờ đó Đại Hàn vượt rào kể tù 1972 xuất cảng nhiều hơn nhập cảng. Vào năm 1984, lợi tức đầu người đạt 2000 đô la/năm.
Nay thì nền kinh tế Đại Hàn đã thật sự cất cánh.
Lãnh đạo Việt Nam
Nhìn lại những nhà lãnh đạo từ thời các Chúa Nguyễn sang đến các vua của triều Nguyễn đến chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, Đệ Nhị Cộng Hòa, phải chăng có được một vài người như Nguyễn Ánh Gia Long, đến ông Ngô Đình Diệm?
Phía bên kia, nếu xét về công nghiệp đưa đất nước đến chỗ độc lập, tự do, giầu mạnh, phú cường thì phải nói thật : Họ là những thành phân hại dân, hại nước, đưa đất nước đến mức trần của sự phá sản về kinh té, xã hội, đạo đức, pháp luật.
Khó mà nói đến một đất nước tiến bộ mà thiếu một người lãnh đạo tài ba. Nước Mỹ phát triển bởi vì đất nước ấy sản sinh ra nhiều nhân tài. Hàng chục vị tổng thống Mỹ làm rạng danh nước Mỹ. Singapore, Thái Lan, Nhật, Đại Hàn trở thành nước kỹ nghệ hàng đầu bởi vì họ có người lãnh đạo giỏi, có lòng, có tầm nhìn.
Nước Tầu không có Đặng Tiểu Bình thì có được như ngày nay không? Nước Nga cũng nhờ có Gorbachev đã làm thay đổi thể chế nước Nga.
Phần Việt Nam, ai xứng đáng là người lãnh đạo giỏi? Ba thế kỷ giao tiếp với thương buôn và các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, các Chúa Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài chăng ai học hỏi được gì nơi họ. Thời nhà Nguyễn thì cơ hội tiếp xúc, học hỏi nhiều hơn với người Tây Phương, vậy mà cũng không một vua chúa nào có khả năng làm thay đổi bộ mặt đất nước?
Bảo Đại là người được ăn học vậy mà trong mấy chục năm trời trong vai trò nhà Vua, rồi Quốc Trưởng, ông làm được gì?
Thời Đệ Nhất Cộng hòa, Ông Diệm là người có công lập được một nền tảng vững chắc về thể chế, về tổ chức hành chánh, về Giáo dục đào tạo và một quân đội có kỷ cương. Rất tiếc, công việc làm dang dở của ông không có người kế thừa. Nền Đệ Nhị Cộng Hòa với ông Nguyễn Văn Thiệu chỉ lo chống đỡ với miền Bắc cũng đã hụt hơi.
Còn lại phía miền Bắc kể từ Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp đến Đỗ Mười sau này đều là loại bất tài, làm hại đất nước. Phải dứt khoát, can đảm mà nhìn nhận như thế.
Sau 1975- tập đoàn lãnh đạo ấy lại rơi vào những sai lầm, cố chấp, những chính sách ngu xuẩn đưa đất nước đến chỗ phá sản. Họ chỉ cần một chút tối thiểu khôn ngoan, dùng lại người chế độ cũ thì cũng cứu gỡ được ít nhất 10 năm tụt hậu.
Hiện nay, kinh tế có khá hơn, đời sống người dân cũng có cái ăn, cái mặc. Nhưng về mặt đạo đức, mặt giáo dục, mặt xã hội với tham nhũng, hối lộ. Đất nước cho thấy một tương lai đen tối như chưa bao giờ đen tối như thế.
Sự phát triển chú trọng đến sự phô trương giàu có, do bóc lột sẽ đưa đất nước đến chỗ diệt vong.
Chỉ cầu trời, khấn Phật gửi đến cho chúng ta một nhà lãnh đạo khôn ngoan, sáng suốt như Lý Quang Diệu, kỷ luật nghiêm minh như một Park Chung-heemang vài thằng tham nhũng ra bắn bỏ làm gương, một người đạo đức như vua Thái Lan.
Tiền đề bốn, giải pháp tiến tới Độc Lập dân tộc mà không qua con đường XHCN
Một trong những hậu quả của thế chiến thứ hai là nó báo hiệu một sự cáo chung của chủ nghĩa thuộc địa trên toàn thế giới. Điểm thứ hai, nó cũng cho thấy sự hình thành các Khối (Blocs), các vùng ảnh hưởng (Zone D’ Influence) chia thế giới ra thành hai cực mở đầu cho Chiến tranh lạnh.
Pierre Brocheux & Daniel Héméry trong cuốn sách của họ, Indo-China, đã dành hẳn chương 8 để nói tới The Decline and Fall of the French in the Far East(44) (sự suy tàn và sụp đổ của đế quốc Pháp ở Viễn Đông). Tác giả viết:
“World War II sounded the death knell of the European colonial empire. In the Far-East, Japanese military expansion began with the annexation of Manchuria (1931) and continued with the invasion of China (1937). Successive French governments witnessed the crystallization of the menace weighing upon Indochina.”(45)
(Thế giới chiến tranh thứ hai như hồi chuông báo tử của đế quốc thực dân ở Âu Châu. Ở vùng Viễn Đông, quân đội Nhật bành trướng bắt đầu với việc sát nhập Mãn Châu vào năm 1931 và tiếp tục xâm chiếm nước Tầu năm 1937. Các chính quyền Pháp nối tiếp nhau ở Đông Dương càng ngày càng nhận thức rõ những áp lực tập trung càng đè nặng lên Đông Dương.)
Thật vậy, ngay từ năm 1931, Nhật đã chiếm Mãn Châu và chiếm một phần nước Tầu năm 1937. Nước Pháp ở Đông Dương đã nhìn thấy hiểm họa ấy. Cũng thời điểm ấy, Nhật đã nắm quyền kiểm soát của Pháp ở khu nhuợng địa Guangzhouwan.
Sau thế chiến, uy tín của Pháp tại Viễn Đông kể như không còn nữa. Mặc dầu các chính phủ Pháp tiếp sau- từ Vichy đến De Gaulle- muốn phục hồi lại những quyền lợi đãmất với ảo tưởng một nước Pháp vẫn hùng mạnh.
Phong trào giải thực trên toàn thế giới như một luồng gió mới thổi đến như sôi động hẳn lên.
Roman Bobowicz trong cuốn Crises – Les socialismes đã nhận xét như sau:
“Dans le même temps, le mouvement de libération des peuples à l’égard des impérialismes s’accélère: L’Afrique se dégage du Joug direct des puisances européennnes (La France notamment). L’Asie du Sud-Est est en ébullition. L’Amérique latine se révolte contre la tutelles économique et poliquement sanglante, par dictatures interposées, des États-Unis : La révoluton cubaine se radicalise et s’oriente délibérement vers le socialisme, un socialisme encore peu orthodoxe.”(46)
Cũng cùng thời điểm đó, phong trào giải phóng dân tộc đối với các chủ nghĩa đế quốc gia tăng. Phi Châu tự giải thoát ra khỏi sự cùm kẹp trực tiếp của các thế lực Âu Châu (chẳng hạn như nước Pháp). Đông Nam Á cũng sôi sục. Mỹ Châu la tinh cũng nổi lên chống lại chính sách bảo hộ kinh tế và áp lực chính trị đẫm máu do sự áp đặt độc tài của Mỹ: Đó là cuộc cách mạng triệt để, tự ý của Cuba hướng về chủ nghĩa xã hội còn nhẹ tính giáo điều.
Như thế, đã có hàng trăm nước trên thế giới đã là thuộc địa của các đế quốc trải dài từ Đông sang Tây, từ Á Châu đến Châu Mỹ La Tinh, Phi Châu, sau thế chiên thứ hai dã đứng dạy đòi chủ quyền độc lập.
Một số lớn lãnh tụ Phi Châu đứng lên đòi độc lập đều là du sinh có thời gian học tại Pháp. Họ thường tụ tập ăn uống, gặp gỡ tại các quán ăn bên cạnh Pavillon de France d’outre-mer thành lập liên Đoàn sinh viên Phi Châu da đen- Fédération des étudiants d’Afrique noire ở bên Pháp mà vai trò của họ sau này trở thành yếu tố quyết định cho công cuộc giải phóng Phi Châu.(47)
Họ là những người như tổng thống Algérie Ahmed Ben Bella, Kwame Nkrumah của Ghana. Ghana đòi được độc lập năm 1957, Togo tháng tư năm 1960. Các nước khác chậm trễ hơn bởi vì họ đã gia nhập vào Khối Liên Hiệp Pháp như trường hợp Côte-d’Ivoire, Niger và Haute-Volta. Trong khi đó, các nước Phi Châu khác- như Sénégal và Soudan đòi trả độc lập ngay thì De Gaulle phải nhượng bộ.
Nhưng tự hỏi xem, có bao nhiêu nước đã dành lại được độc lập, tụ chủ qua con đường XHCN? Tại sao chỉ là Việt Nam, CuBa, Bắc Hàn, Trung Cộng? Tại sao những nước này đã trả giá quá đắt cho việc giải thực.
Giá đắt về của, về người không nằm trong mục đích giải thực mà mục đich tối thượng là cộng sản hóa thế giới nhân danh tình tụ dân tộc, nhân danh lòng yêu nước!
Nay nếu chúng ta thử nhìn vào phong trào không liên kết của 19 nước Á Phi, họp tại Bandung chứng minh rõ ràng cho thấy các nước ấy có thể dành được độc lập bằng cách lợi dụng sự tranh chấp trong cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối cộng sản và tư bản để tiến tới độc lập dân tộc.
Không phải chi có độc nhất một con đường giải phóng dân tộc là theo chủ nghĩa cộng sản và cũng không nhất thiết phải có một cuộc chiến tranh giải phóng đưới lá cờ cộng sản chủ nghĩa.
Tất cả sai lầm của cộng sản nằm ở chỗ này và chỉ ở chỗ này thôi và nó đã đưa Viet Nam- Bắc Hàn- Cuba ở một tình trạng kinh tế lạc hậu, chậm phát triển so với nhiều nước khác.
Khẳng định không có ông Hồ, nước ta ngày nay cũng sẽ thu hồi được độc lập trong xu thế thời đại “giải thực” sau thế chiến thứ hai.
Nhìn lịch sử thế giới đã qua cho thấy đã có bao nhiêu nước dành được độc lập dưới chiêu bài cộng sản và không cộng sản?
Câu trả lời rất là thuyết phục là hầu hết các dân tộc thuộc khối Á Phi, Ả Rập, Mỹ Châu La tinh đều dành được độc lập mà không có sự can thiệp của khối cộng sản.
Việt Nam trở thành một biệt lệ kém may mắn.
Bởi vì các nước nghèo, kém mở mang cũng biết lợi dụng cả tư bản lẫn cộng sản giúp đỡ viện trợ để sống còn. Phần các nước viện trợ thì viện trợ là một cách để tiêu thụ hàng hóa, để biến các nước nghèo thành lệ thuộc và nhất là còn để gây phe cánh.
Không có thứ viện trợ vô điều kiện. Viện trợ luôn luôn có thòng lọng kèm theo. Nhận viện trợ bao giờ cũng là nhận món nợ phải trả, đôi khi trả đắt hơn cả tiền viện viện trợ: Mất chủ quyên dân tộc, đất nước trở thành con nợ cho nước khác.
Viện trợ cho nước được viện trợ cũng là viện trợ cho chính nước được viện trợ. Như trường hợp, ‘chiến tranh giải phóng’ càng gia tăng mức cường độ thì cộng sản Bắc Việt càng lệ thuộc Tầu cộng nhiều hơn.
Xếp hàng, chọn lựa đứng về một bên như Việt Nam là một chọn lựa đắt giá và hiểm nguy. Cộng sản Việt Nam đã cố tình quên những tội ác của cộng sản quốc tế trong việc sát nhập bằng bạo lực các nước Đông Âu nhập vào khối cộng sản Xô Viết sau 1945. Vì thế, không lạ gì khi chiến tranh thứ hai vừa kết thúc, đã có 5 triệu người Đức trong vùng do Liên Xô kiểm soát đã kịp thời trốn thoát sang các vùng do Anh Mỹ kiểm soát.
Điều đó cho thấy rằng dân chúng Đức đã biết lo sợ trước về mối hiểm họa của Liên Xô. Sau này, làm sao dân chúng Đông Âu có thể quên được kinh nghiệm mùa xuân 1968 tại Prague?
Trong khi ảnh hưởng của Tây Phương còn ưu thế trên thế giới, việc viện trợ choBắc Việt cũng là một công tác phòng thủ cho Trung Hoa, vì con đường tháo ra biển cũng là con đường xâm nhập vào Trung Hoa của các đạo quân chinh phục.
Việc ấn định ranh giới vĩ tuyến 17, vừa xác nhận tham vọng đất đai, bất di bất dịch của Tầu đối với Việt Nam, vừa chứng minh sự lệ thuộc của chính phủ Bắc Việt đối với Trung Quốc.
Trong khi đó khối các quốc gia không liên kết mỗi ngày mỗi đông thêm dù họ đã ngửa tay nhận viện trợ kinh tế của cả khối cộng sản lẫn tư bản.
Các phong trào giải thực ở giai đoạn chót 1955-1965 được gọi là “thế giới thứ ba” hay các nước không liên kết đã đủ sáng suốt để không theo cộng sản Tầu như trường hợp các nước láng giềng của Tầu như Ấn Độ, Indonesia, Ai Cập, Miến Điện, v.v…
Mấy chục nước thuộc khối không liên kết như trường hợp các nước Á Phi được gọi là những nước mới vươn lên (newly emerging states) đã có thể tự tìm ra con đường giải thực và phát triển mà không theo bất cứ khối nào.
Kaunda, một thành viên của khối không liên kết đã có thể tự hào tuyên bố rằng:
“Ngày hôm nay đánh dấu sự chấm dứt một giai đoạn bất định về tương lai và con đường của phong trào không liên kết. Hội nghị không liên kết đối với những nước nhược tiểu còn vĩ đại hơn tòa nhà của Liên Hiệp Quốc.”(48)
Tổng thống Indonesia thì hãnh diện tuyên bố, “Đây là một bước mới trong lịch sử nhân loại.”
Các nước trong khối không liên kết như Ấn Độ, Ai Cập cuối cùng đã dành được độc lập mà ít hao tốn những giọt máu vô ích của nhân dân họ phải đổ ra như trường hợp Việt Nam?
Thật bất hạnh cho Việt Nam do sự ngu muội của các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã không có giải pháp nào khác để dành độc lập thay vì dùng súng tiểu liên Trung Quốc và chủ thuyết Mác Xít và chủ nghĩa Mao ít?
Trong khi đó, họ lại ngủ quên trước kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc.
“Không có lầm lẫn nào to tát cho bằng sự tin tưởng rằng trong một vài thế hệ hay một thế kỷ có thể thay đổi được tất cả tư tưởng của một dân tộc.
Ký ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc đối với chúng ta còn ghi nhớ trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của lịch sử chúng ta.”(49)
Dân tộc, chúng ta phải thực hiện cho bằng được mọi cách.
Kết luận
Để kết luận về bài viết này, chúng tôi nhận ra rằng, mục tiêu phát triển mới là quan trọng. Phong trào Đông Du nằm trong ý hướng tốt đẹp đó. Dành được độc lập mà nước vẫn nghèo, chậm tiến thì độc lập để làm gì? Giả dụ mà chúng ta dành được độc lập một cách ít hao tốn sức người, sức của như trường hợp các thuộc địa của Anh thì bao nhiêu nỗ lực hy sinh dành cho chiến tranh, sẽ được dùng để xây dựng đất nước thì lợi biết là bao.
Nghĩ như thế nên tôi thấy phản ứng, thái độ của Triêu đình Huế là không thức thời, không nhìn xa trông rộng, không học được những bài học ứng xử của Nhật, của Thái Lan, của Singapore.
Nghĩ tiếp theo là Việt Nam thiếu những nhà lãnh đạo có tầm vóc, có tầm nhìn xa. Nhưng nhất thiết phải là người có đạo đức, biết nghĩ tới dân. Như trường hợp vua nước Xiêm. Các vua chúa nước ta đều là những người không hề biết thương dân qua các thư từ của Thừa sai Pháp để lại mà chúng tôi đã trích dẫn.
Bảo Đại là trường hợp đáng trách nhất trong số những kẻ phải trách. Vậy mà cũng ít có ai lên tiếng chê trách gì. Ông ấy được ăn học, từng học hỏi được cái văn minh của người. Vậy mà chưa bao giờ ông có quan tâm đến việc đào tạo nhân tài cho đất nước.
Bước nhầm lẫn vĩ đại nhất của lịch sử 2000 của Việt Nam là chế độ tồi tệ, bất nhân, vô trách nhiệm của đảng cộng sản Việt Nam.
- Thứ nhất là vô trách nhiệm tập thể. Chế độ ấy là một guồng máy có hệ thống tư trên xuông dưới – Échelle hiérarchique – trong đó kẻ biết việc, kẻ giỏi thì không quyền quyết định mà kẻ quyết định thì có thể không biết gì. Ngay cả trong trường hợp không có ai quyết định. Guồng máy vẫn chạy như bị chứng khớp. Cái hệ thống ấy được che chở bởi một bức màn bảo hộ, phổ biến nội bộ, nói miệng, rỉ tai, Đến nỗi một quyết định ra rồi, người ta vẫn không biết ai là người chính thức đưa ra quyết định.
- Thứ hai, guồng máy cai trị của các xếp nhỏ. Mặc dù là một chế độ tập trung quyền hành. Mọi quyết định thi hành đều từ trung ương xuống. Nhưng trên địa bàn địa phương, mọi thủ tục, mọi quyết định đều do chính những địa phương quyết định. Vì thế, những xếp nhỏ này tự phô trương quyền lực, dựa trên các thủ tục hành chánh làm trì trệ mọi quyết định- nhiều khi có nhưng quyết định chỉ cần vài ba phút cũng có thể giải quyết xong. Vậy mà nó kéo dài hết ngày này sang ngày khác.
- Thứ ba, tình trạng trên đương nhiên đẫn đưa đến sự lộng quyền để tham nhũng, sách nhiễu người dân trong mọi vấn đề. Từ đó hợp thức hóa thủ tục tham nhũng trở thành một nếp sống mới.
- Thứ tư, tình trạng tham nhũng càng phổ biến thì phản ứng của người dân là sài luật rừng- bất chấp luật pháp. Một xã hội nhốn nháo, giành giật nhau để sống mà thiếu một khung pháp lý, nói chi đến nguyên tắc đạo đức, đến tình của con người.
- Thứ năm, tình trạng vô đạo đức từ một cá nhân sẽ trở thành vô đạo đức tập thể trong nhưng môi trường rộng lớn từ trường học đến các công sở, đến các cơ sở tư doanh, đến các công ty lớn nhỏ. Nó cấu kết thành những đơn vị, những băng đảng, những phe nhóm quyền lợi cấu kết liên hệ chằng chịt với nhau như một mạng lưới mạng nhện.
Nghĩ tới những điều như thế mà sau này dù kinh tế có khá hơn, nhưng nó không có sự cải tiến đồng nhịp với sự cải tiên đạo đức thì không có lý do chính đáng để tin vào tương lai của đất nước.
© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Bài và chú thích của tác giả. DCVOnline hiệu đính và minh họa.
(31) Pierre Annam, “Tích quan Tả quân Lê Văn Duyệt”. Nam Kỳ địa phận số 154 (7-12-1911), số 157 và 158 (4-1-1912). Nguyễn Văn Trung dẫn lại trong “Lục Châu học, Chương III, “Lịch Sử Việt Nam Nhìn Từ Miền Nam”
(32) Le Thanh Khoi, “Histoire du Viet Nam, des origines à 1858”, Sud-Est Asie, Paris, 1887., trang 391.
(33) Henrie Chappoulie. “Aux origines d’une Église. Rome et les missions d’Indochine au XVIIe siècle”. Tome I Paris, 1943, trang 135
(34) Nguyễn Xuân Thọ, “Bước mở đầu của sự thiết lập Hệ thống thuộc địa Pháp tại Việt Nam 1858-1897”, trang 374
(35) Nguyễn Xuân Thọ, Ibid, trang 375
(36) Nguyễn Xuân Thọ, Ibid, trang 375
(37) Trần Trọng Kim, “Việt Nam sử lược”, trang. 535-536.
(38) Stein Tønnesson, “Viet Nam 1946, How the war began”, University of California Press 2010 trang 201
(39) Lá thư của Hồ Ngọc Nhuận dã được gửi bạn bè của ông ỏ Haỉ Ngoại như ông Hoàng Ngọc Biên, ỏ Sạn Jose
(40) Arnaud Dubus, “Thailande”, trang 101.
(41) Lee Kuan Yew, “From third world to First”, từ trang 12-133
(42) Lee Kuan Yew, Ibid., trang 521
(43) Andre Fabre, “La grande histoire de la Córee”, trang 347-348
(44) Pierre Brocheux và Daniel Hémẻry, “Indochina, The ambiguous colonization – 1858-1954”, University of California Press, trang 336
(45) Pierre Brocheux – Daniel Héméry, Ibid., trang 336
(46) Philippe Daudy, “Crises-Les socialismes”, nxb S.E.F trang 8
(47) Bruno Amoussou, “L’Afrique est mon combat”, trang 103-105
(48) Thuận Giao, “Hy vọng mới cho thế giới đệ tam”, tạp chí Trình Bày, số 5, 1/10/1970
(49) Tùng Phong, “Chính Đề Việt Nam”
CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI
Chiến tranh và hòa bình là hiện tượng nhân loại. Nó có thể xảy ra giữa hai nước, nhiều nước, hoặc xảy ra trong một nước. Chiến tranh nào cũng chấm dứt để có hòa bình, cho dù lâu dài hay tốn kém bao nhiêu. Hòa bình rồi vì các nguyên nhân nào đó lại xảy ra chiến tranh. Đó là các điều khách quan, không phải ai muốn mà được.
Nhưng đó là những kiểu chiến tranh thông thường, còn chiến tranh cách mạng lại là điều khác. Cách mạng nói chung là sự thay đổi do yêu cầu thiết yếu nào đó. Đó là những ý nghĩa thực tế. Nó có thể xảy ra trong một nước hay có liên kết giữa nhiều nước.
Tuy nhiên tất cả những điều trên đều hoàn toàn khác với cuộc cách mạng từng một thời duy nhất xảy ra và cũng được nghĩ tưởng
là cuộc chiến đấu sau cùng trên hành tinh để giải phóng loài người. Cuối cùng nó cũng chỉ là cuộc cách mạng đẻ non, như một giấc mơ hão, bởi vì nó gắn vào với một lý thuyết không tưởng, kết cục nó hoàn toàn thất bại, mọi chuyện lại trở về như cũ. Đó là cuộc cách mạng cộng sản quốc tế mà mọi người đều biết, tác nhân của nó là học thuyết Mác.
Nước Việt Nam nhiều ngàn năm vẫn tồn tại riêng lẻ cạnh bên nước Tàu to lớn, đó là điều đáng nễ phục, mặc dầu phải chống chọi với chiến tranh ngoại xâm liên miên cũng như nhiều lần có sự nội chiến liên miên. Nhưng đó đều trong thời kỳ các thể chế nhà nước quân chủ phong kiến xa xưa. Chỉ trừ giai đoạn cuối cùng đáng nói ở đây
là cuộc xâm lăng của thực dân Pháp từ phương Tây rồi kế đến là sự lan tràn của làn sóng chủ nghĩa cộng sản quốc tế cũng từ phương Tây ùa đến.
Nước Việt Nam trong quá khứ đã đều thất bại trước hai đối đầu này. Thất bại đầu tiên trước chủ nghĩa thực dân Pháp là do sự không cân sức về vũ khí khoa học kỹ thuật. Thất bại thứ hai trước phong trào cộng sản quốc tế là do sự không cân xứng về lý thuyết ý thức hệ. Cái sau với danh nghĩa giải phóng cái trước, do đó nó đã chiến
thắng, nhưng cuối cùng thì lịch sử khách quan lại đã chiến thắng tất cả, bởi vì sau khi chủ nghĩa cộng sản quốc tế lụi toàn, kinh tế toàn cầu thị trường tự do được khôi phục lại, có điều Việt Nam không còn được địa vị cường quốc một thời vào giai đoạn triều Nguyễn xưa kia nữa, tức trước khi bị thực dân xâm lược, mà trở thành một đất nước tụt hậu nhiều mặt trên thế giới lẫn cả khu vực.
Nhưng vấn đề muốn nói ở đây là vấn đề trí thức và vấn đề lãnh đạo. Bởi vì cuộc chiến tranh nào cũng phát sinh từ lãnh đạo. Lãnh đạo hay, giỏi thì vẫn tránh được chiến tranh, chiến thắng được trong hòa bình, còn ngược lại có khi phải thất bại trong cả chiến tranh. Trí thức cũng thế, trí thức có thể đóng góp được nhiều cho đất nước nếu được lãnh đạo sử dụng tới, khiến lãnh đạo cũng được trí thức hóa đương nhiên. Ngược lại nếu trí thức không được lãnh đạo vận dụng, lãnh đạo
có thể chỉ là thế lực mù quáng khiến toàn sự nghiệp chung của đất nước thất bại như vào thời cuối của triều Nguyễn hay trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa sau này.
Bởi người trí thức thì luôn biết tôn trọng sự thật, luôn hướng tới các chân giá trị của khoa học và kỹ thuật khách quan mọi mặt. Còn người lãnh đạo không phải trí thức thì luôn bảo thủ, tự mãn, mù quáng, độc đoán, thậm chí lạc hậu so với bên ngoài và thế giới như não trạng vua quan nhà Nguyễn và trong thời kỳ cách mạng kiểu ý thức hệ lấy công nông vô sản làm gốc như hoàn cảnh hiện đại.
Thời xưa nền quân chủ phong kiến tự hào như mình là cái rốn văn minh của nhân loại mà điển hình là nền quân chủ phong kiến Trung Quốc để chỉ biết tin tưởng và dựa vào đó, chẳng hay đâu thể chế quân chủ lạc hậu đó đang bị liệt cường phương Tây xâu xé, và khinh miệt nền văn minh phương Tây bị gọi là bọn Tây dương.
Trong thời kỳ cách mạng vô sản hiện đại vừa qua, giới lãnh đạo vô sản quốc tế tại Việt Nam cũng chỉ có một niềm tin duy nhất và tuyệt đối vào ý thực hệ mác xít, cũng coi nền dân chủ tự do phương Tây như kết quả hàng ngàn năm tiến hóa của lịch sử nhân loại là nền dân chủ kiểu tư sản và luôn tìm cách đối đầu lại với nó.
Nói chung Việt Nam đã kinh qua hai trải nghiệm xương máu lớn nhất của mình trong lịch sử đất nước, thời kỳ chống nhau với thực dân Pháp từ phương Tây đến và thời kỳ thử nghiệm cuộc cách mạng vô sản trên toàn thế giới cũng từ phương Tây đến, và cũng đều thất bại cay đắng cả. Có điều trong tình huống và hoàn cảnh trước, toàn dân không có được tiếng nói nào vì chế độ quân chủ độc đoán phong kiến.
Trường hợp sau toàn dân cũng không có được tiêng nói nào, vì ở dưới tác động của lý thuyết chuyên chính vô sản mà Mác đã đưa ra.
Cho nên người ta có thể kết luận, trong mọi trường hợp, chính là người lãnh đạo hay cầm quyền quyết định tối hậu mọi tình huống, hoàn cảnh của đất nước. Nhưng thời quân chủ phong kiến thì chỉ có chế độ hành chánh hay chính quyền hà khắc còn sự tuyên truyền đại quy mô theo kiểu hiện đại ngày nay thì không hề có. Thời cách mạng vô sản thì lại hoàn toàn khác, sự tổ chức, sự tuyên truyền theo kiểu dài hơi, sâu xa còn chính là công cụ của nguyên tắc ý thức hệ. Đó là điều khác nhau trong lịch sử, còn lịch sử có phải do định mệnh huyền bí của một đất nước hay không, hay do kết quả của trí tuệ lãnh đạo, hoặc chỉ do cá tính hay hoàn cảnh khách quan của cả một dân tộc, còn tùy theo niềm tin riêng của mỗi người, thì đó lại là chuyện khác.
THƯỢNG NGÀN
(16/4/16)