Với lá thư đầy hờn giỗi, Trump hủy bỏ Hội nghị Thượng đỉnh với Bắc Hàn
Robin Wright | Trà Mi
Sau một tuần với cuộc đấu khẩu leo thang, Tổng thống Trump đã hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh giữa ông với lãnh đạo Bắc Hàn, Kim Jong Un, dự định diễn ra vào ngày 12 tháng 6 tại Singapore.
Trong lá thư gởi Kim mà Tòa Bạch Ốc công bố hôm thứ Năm, Trump viết,
“Tôi đã rất mong được gặp ông ở đó. Nhưng thật đáng buồn, vì sự giận dữ quá lớn và sự thù địch công khai hiển hiện trong những tuyên bố gần đây nhất của ông, tôi cảm thấy, tại thời điểm này, không phù hợp để [chúng ta] có cuộc họp như đã dự tính từ lâu nay.”
Trump cũng đưa ra một lời đe dọa đáng ngạc nhiên về sự nguy hiểm của một cuộc đối đầu quân sự — và ngay cả chiến tranh hạch tâm. Ông viết,
“Ông nói về khả năng hạch tâm của ông, nhưng sức mạnh của chúng tôi quá lớn và mạnh đến mức tôi cầu với Chúa, chúng sẽ không bao giờ phải được dùng đến.”
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ đã không loại bỏ những khả năng đàm phán ngoại giao trong tương lai. Một “cuộc đối thoại tuyệt vời” đã được “gầy dựng. Một ngày nào đó, tôi rất mong được gặp ông.” Trong một câu hơi kỳ quái, Trump đề nghị Kim “gọi hay viết cho tôi” nếu ông ấy thay đổi ý định. Tổng thống đã viết tiếp, việc hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh đã “gây thiệt hại cho thế giới. Ông nói thêm rằng Bắc Hàn — bắt đầu giang tay ra với cả hai Nam Hàn và Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 1 — đã mất đi cơ hội để “thịnh vượng và giàu mạnh.” Nhưng Trump cảm ơn Kim đã thả ba công dân Mỹ bị cầm tù tại Bình Nhưỡng.
Việc hủy bỏ Hội nghị Thượng đình — ít nhất ngay bây giờ — là một trở ngại lớn cho tham vọng lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Trump, và có thể định hình di sản của ông. Nhưng chính sách ngoại giao vội vàng và đôi khi bốc đồng của chính quyền này đã gặp rắc rối ngay từ đầu. Frank Aum, một cựu chuyên gia Bộ Quốc phòng ở Bắc Hàn hiện đang ở Viện Hòa bình Hoa Kỳ nói,
“Đến được mức này là đã khá lắm rồi. Hội nghị đã hỏng vì một truyên thông quá tệ. Một mặt, có thể là cả hai bên đều có ý định chân thành, nhưng vì giao tiếp kém và không bén nhạy khiến nó đã tan vỡ. Cách giải thích khác là cả hai bên đều muốn nó thất bại và đang cố gắng đổ lỗi cho nhau.”
Sự sụp đổ đột ngột về ngoại giao xảy ra chỉ ba ngày sau khi Toà bạch Ốc phát hành một đồng xu kỷ niệm mới tinh để làm vật lưu niệm của Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử đầu tiên giữa hai nhân vật lãnh đạo. Hình bán diện của Tổng thống Trump và Lãnh đạo tối cao Kim Jong Un — những người lãnh đạo 2 quốc gia vẫn còn trong tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật — đối mặt với nhau. “Đàm phán Hòa bình” ghi trên đầu đồng xu, bằng tiếng Anh và tiếng Hàn. Chưa đầy hai mươi bốn giờ sau, việc phát hành vật lưu niệm trông có vẻ làm sao ấy.
Trump quyết định hủy bỏ hội nghị ngay sau khi Bắc Hàn phá hủy địa điểm thí nghiệm hạch tâm tại Punggye-Ri, với một số nhà báo Mỹ và các nước khác chứng kiến vụ nổ cơ sở thí nghiệm. Được xem như một dấu hiệu thiện chí, Kim đã hứa sẽ cho nổ sập ba đường hầm dưới lòng đất và nhiều tòa nhà khác ở vùng núi Mantapsan. Báo giới và truyền thông nước ngoài đưa tin cho hay vụ nổ đã gây ra một số đất lở gần các đường hầm và tạo ra những đám mây khói lớn. Cơ quan thông tấn do nhà nước kiểm soát của Bắc Bắc Hàn cho biết:
“Việc tháo dỡ cơ sở thí nghiệm hạch tâm được tiến hành với tính minh bạch cao đã một lần nữa chứng tỏ những nỗ lực chủ động và hòa bình của chính phủ CHDCND Bắc Hàn được thực hiện để bảo đảm hòa bình và ổn định trên bán đảo Đại Hàn và trên toàn thế giới.”
Nhưng các chuyên gia vũ khí nước ngoài — một số đã gợi ý rằng việc phá hủy cơ sở trong vùng núi đó có thể đảo ngược — không được mời tham dự.
Trump đang học cùng một bài học với 12 người tiền nhiệm của ông, kể từ thời đại của Harry Truman, hơn bảy mươi năm: đối phó với Bắc Hàn — và ba thế hệ của triều đại Kim — là một thách thức ngoại giao khó khăn nhất trên thế giới. Kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn năm 1953 sau Chiến tranh Đại Hàn, những cuộc đàm phán dài và quanh co — về bất kỳ vấn đề nào — đã không tạo ra được một thỏa thuận lâu dài. Bắc Hàn đã chứng tỏ khôn ngoan hơn trong những ứng xử ngoại giao. Trong khi đó, chế độ Bình Nhưỡng vẫn tồn tại, mặc dù đang phải trả một giá đáng ngại vì bị cô lập và nghèo đói, và với sự đói khát của hàng triệu người dân Bắc Hàn.
Việc Trump không tham dự hội nghị sau ba tuần đấu khẩu bằng tu từ y như năm đâu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống, và ngày càng có nguy cơ gây hại đến mặt ngoại giao của chính phủ Mỹ trong năm nay. Ba sự kiện dường như đã làm hội nghị thương đỉnh Singapore mất đà. Đầu tiên là một tuyên bố của Cố vấn An ninh Quốc gia mới, John Bolton, vào ngày 29 tháng 4, cho rằng mục tiêu của Hoa Kỳ ở Bắc Hàn là “mô hình Libya.” Năm 2003, lãnh đạo Libya, Muammar Qaddafi, đã hứa sẽ hủy bỏ chương trình hạch tâm mới thành lập và vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đổi lại, chính quyền George W. Bush đã hứa rằng quốc gia Bắc Phi này sẽ “lấy lại vị trí một nơi an toàn và được tôn trọng” trên thế giới. Tuy nhiên, tám năm sau, một cuộc nổi dậy trỗi lên như hệ quả của mùa xuân Ả Rập và được quân đội Hoa Kỳ và NATO hậu thuẫn về mặt quân sự đã chấm dứt bốn mươi năm cai trị của của Qaddafi. Ông ta đã bị một đám đông ám sát.
Ý của Bolton có thể chỉ muốn mô tả cách giải giới như đã xảy ra ở Libya, liên quan đến việc thanh tra của Mỹ và Anh được phép đến tất cả những khu có khả năng hạch tâm của quốc gia này. Nhưng thông điệp này rõ ràng đã gây hoảng hốt cho Bắc Hàn, phía đã khởi xướng việc ngoại giao trước khi Bolton nhận việc. Bình Nhưỡng phản ứng và gay gắt lên án tuyên bố của John Bolton. Kim Kye Gwan, Đệ nhất Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Hàn nói, “Chúng tôi không che giấu việc chúng tôi ghê tởm ông ta.” Ông gọi những nhận xét của Bolton là “liều lĩnh” và “không kiềm chế”.
Bắc Bắc Hàn đã công khai khinh thường Bolton kể từ năm 2003, khi ông là Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Kiểm soát Vũ khí. Vào thời điểm đó, Bolton đã có một bài phát biểu tại Nam Hàn, đích danh tấn công Kim Jong Il — cha của người lãnh đạo hiện tại của Bắc Hàn — và gọi chế độ của ông ấy là “cơn ác mộng khủng khiếp”. Giới truyền thông do chính phủ Bắc Hàn kiểm soát trả đũa tron một bài báo bằng tiếng Anh, gọi Bolton là thứ “hút máu và cặn bã của nhân loại”,
“Chúng tôi biết rằng có một số diều hâu trong chính quyền Mỹ hiện tại nhưng chưa phát giác ra loại cặn bã của nhân loại thô lỗ như Bolton. Những gì ông ấy phun ra không những chỉ là thứ rác rưởi mà còn chỉ có thể là âm thanh của một người man rợ đã mất lý trí.”
Năm ấy Bắc Hàn đã từ chối không nói chuyện với Bolton, khi Washington đang cố gắng cho hồi sinh cái gọi là Cuộc Đàm phán Sáu bên — với Nam & Bắc Hàn, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Hoa Kỳ — nỗ lực lớn cuối cùng về ngoại giao để giải quyết vấn đề hạch tâm. Bolton sau đó đã viết rằng việc Bắc Bắc Hàn mô tả ông là “cặn bã của nhân loại” là “giải thưởng cao nhất mà tôi nhận được trong tất cả thời gian tôi phục vụ trong thời chính phủ Bush.”
Mười lăm năm sau vụ đụng độ đó, nhận xét của Bolton về mô hình Libya đã làm sự thù hận cá nhân sống lại. Trump đã cố gắng để làm nhẹ ảnh hưởng vì nhận xét của Bolton, nhưng chính quyền của ông tiếp tục gửi đi những thông điệp không rõ ràng. Hôm thứ Hai, Phó Tổng thống Mike Pence lại đem mô hình giải giới hạch tâm Libya — như một cách đe dọa. Pence nói với Fox News,
“Có một số bàn tán về mô hình Libya tuần trước, và, quý vị biết đấy, như Tổng thống đã nói rõ, tình trạng này sẽ chỉ kết thúc như mô hình Libya đã kết thúc nếu Kim Jong Un không thỏa thuận.”
Khi được hỏi là nhận xét của ông ta có phải là một lời đe dọa hay không, Pence trả lời, “À, tôi nghĩ đó là một sự thật.”
Cũng như đã gay gắt lên án Bolton, vào năm 2003, Bắc Hàn phản ứng với những nhận xét của Pence bằng cách dọa sẽ rút khỏi hội nghị thượng đỉnh, và thậm chí còn cảnh báo về một cuộc đối đầu hạch tâm với Hoa Kỳ. Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son Hui buộc tội giới chức Hoa Kỳ đang có “những hành vi bất hợp pháp và thái quá” chống lại Bắc Hàn. Trong một tuyên bố, Bà Choe đặc biệt lên án Pence đã có “những nhận xét không kiềm chế và vô lý” rằng Bắc Hàn có thể kết thúc như Libya. Bà Choe Son Hui nói,
“Là một người làm việc trong những vấn đề liên quan đến Hoa Kỳ, tôi không thể không khỏi ngạc nhiên trước những nhận xét ngu dốt và đần độn phun ra từ cửa miệng của Phó Tổng thống Mỹ. Trong trường hợp Hoa Kỳ xúc phạm thiện ý của chúng tôi và vẫn bấu víu vào những hành vi bất hợp pháp và thái quá, tôi sẽ đưa ra một đề nghị cho lãnh đạo tối cao của chúng tôi để xét lại về hội nghị thượng đỉnh D.P.R.K.-U.S..”
Choe cảnh báo, nếu không có một hội nghị thượng đỉnh, hậu quả có thể sẽ trở nên nghiêm trọng.
“Mỹ sẽ gặp chúng tôi tại một phòng họp hoặc gặp chúng tôi tại cuộc đụng độ hạch tâm là hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định và ứng xử của Hoa Kỳ.”
Thư của Trump gửi Kim hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh đã được công bố chỉ vài giờ sau lời bình luận của Choe.
Tác động Ngoại giao cũng có thể phức tạp vi chuyến đi thứ hai bất ngờ của Kim đến Trung Quốc trong tháng này. Trump ca ngợi Tổng thống Xi Jinping vì đã giúp làm áp lực vói Bắc Hàn nhưng cũng cho rằng thái độ của Kim đã thay đổi — và có thể đã đổi hướng — sau hội nghị thượng đỉnh Bắc Hàn – Trung Quốc vào ngày 8 tháng Năm. Trump gọi Xi là cả một người bạn và “một tay đánh phé đẳng cấp thế giới”, ngụ ý cho rằng Trung Quốc đang chơi trò đòn bẩy và vai trò của mình trong chính sách ngoại giao mới. Trump nói với phóng viên, “Có những thay đổi sau cuộc họp đó. Vì vậy, tôi không thể nói rằng tôi bằng lòng về nó, O.K.?”
Ngày 16 tháng 5, Bắc Bắc Hàn cũng đột ngột hủy bỏ cuộc đàm phán dự kiến với Nam Hàn, nước đã giúp đưa đến những hoạt động ngoại giao mới đây.
Đến thứ Tư, Tòa Bạch Ốc nhấn mạnh rằng họ đang tiến hành kế hoạch tham dự hội nghị, nhưng có một sự bất thuơdng đáng chú ý trong ngỗ ngữ của Tổng thống Mỹ về kết quả. “Ai mà biết có th hỏa thuận hay không?”
Hôm thứ Ba, Trump nói với phóng viên trong buổi họp với Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in,
“Tôi không muốn mất quá nhiều thời gian, và tôi chắc chắn ông ấy không muốn phí nhiều thời gian.”
Ngoại trưởng Mike Pompeo, người tiên phong trong chính sách ngoại giao bằng hai chuyến đi khẩn cấp đến Bắc Bắc Hàn, cũng đã thận trọng. Hôm thứ Tư, ông nói với Ủy ban Ngoại giao Hạ viện,
“Một thỏa thuận xấu không phải là một lựa chọn. Người dân Mỹ đang trông đợi chúng tôi sẽ quyết định đúng đắn. Nếu không có được một thỏa thuận đúng, chúng ta sẽ lễ phép rút lui.”
Thông thường, khi gần đến một cuộc họp của những vị nguyên thủ quốc gia, những người dẫn đường – giới ngoại giao cao cấp, những người dàn xếp tiến trình trước cho hội nghị thượng đỉnh, gồm cả văn bản của hiệp ước — đã đồng ý về từ ngữ trong văn bản cuối cùng. Nhưng hậu cần cơ bản và thời gian vẫn còn là những vấn đề chưa giải quyết xong. Và chương trình nghị sự cũng chưa có. Có rất ít dấu hiệu của cuộc vận động ngoại giao mạnh đòi phải đưa ra một văn bản sau cùng. Một cựu viêc chức chính phủ Hoa Kỳ đã đàm phán với Bắc Hàn đã nói vấn đề hiện nay “rất mong manh”.
Hôm thứ Ba, Pompeo nói với các phóng viên là giới chức Mỹ vẫn đang “làm việc để đảm bảo có một sự hiểu biết chung” về những điều cơ bản được sẽ thảo luận tại Singapore. Ông nói, “Cuối cùng nó cũng có thể sẽ không xảy ra.”
Pompeo chỉ có mặt mười ba giờ ở Bình Nhưỡng vào ngày 9 tháng Năm, chuyến đi một phần để lo việc phóng thích ba người Mỹ bị cầm tù. Hoa Kỳ không có sự hiện diện ngoại giao toàn thời gian ở Bình Nhưỡng để làm việc trực tiếp. Và, được biết đầu tháng này, một phái đoàn Bắc Hàn đã không có mặt ở Singapore để họp lập kế hoạch trước với đối tác Mỹ. Joseph Yun, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, người đại diện đặc biệt của Hoa Kỳ về chính sách Bắc Hàn cho đến tháng Ba và hiện là cố vấn cấp cao của Tập đoàn Châu Á, cho biết, “Rõ ràng là hai bên vẫn có cách nhau rất xa.”
Quyết định của Tòa Bạch Ốc quá đột ngột. Hôm thứ Ba, Trump nói với phóng viên rằng ông vẫn tin rằng Kim “chân thành” về việc tổng giải giới hạch tâm. Ông đã sử dụng bốn mươi phút với những lời bình luận ngẫu hứng với phóng viên để cố gắng trấn an người lãnh đạo Bắc Hàn ba mươi bốn tuổi rằng chế độ của ông sẽ tồn tại nếu ông đến Singapore và đồng ý từ bỏ kho vũ khí hạch tâm, hỏa tiễn và các vũ khí lớn khác. Ông nói tiếp,
“Tôi sẽ bảo đảm sự an toàn của ông ấy, đúng vậy. Ông ta sẽ được an toàn. Ông ấy sẽ bằng lòng. Đất nước của ông ấy sẽ giàu mạnh. Quốc gia của ông sẽ làm việc chăm chỉ và thịnh vượng.”
Tổng thống nói rằng mối quan hệ mới của ông với Bắc Hàn – nẩy sinh vào ngày 8 tháng 3, khi Trump đồng ý gặp Kim — “có vẻ đang có hiệu quả.” Trump nói, người lãnh đạo Bắc Bắc Hàn sẽ “hết sức vui lòng nếu đạt được kết quả nào đó.”
Tuy nhiên, sự tự tin ban đầu của Tổng thống Mỹ đã đối diện với những thực tế lâu đời của Bắc Hàn. Đến nay không có “mối quan hệ” thực sự nào cả.
Bài viết đã cập nhật sau thông báo của Tổng thống Mỹ hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh.
Robin Wright đã viết cho The New Yorker từ năm 1988. Bà là tác giả của “Rock the Casbah: Rage and Rebellion Across the Islamic World.”
© 2018 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net
Nguồn: In a Testy Letter, Trump Cancels the North Korea Summit. By Robin Wright · The New Yorker · May 23, 2018.