Đàn ông độc thân Trung Quốc để dành tiền, nhập cảng vợ từ đồng bằng sông Cửu Long để giữ “sĩ diện”
DCVOnline | Tin AFP
Zhou Xinsen đã ly hôn, tuổi độ 40 và lo sợ về một tương lai cô độc, đã lên mạng như hàng ngàn người đàn ông Trung Quốc khác để tìm một giải pháp vừa túi tiền và nhanh chóng cho đời sống độc thân – tìm một cô dâu Việt Nam.
Anh ta là một trong số hàng triệu người đàn ông độc thân đang vật lộn bên lề thị trường hôn nhân quá mức cạnh tranh ở Trung Quốc, nơi chính sách một con kéo dài nhiều chục năm và phá thai nhi nữ đã dẫn đến sự chênh lệch dân số, trai thừa gái thiếu ỏ Trung Quốc. Zhou, 41 tuổi nói,
“Thật khó cho những người ở tuổi tôi tìm được một người vợ Trung Quốc.”
Những đàn ông độc thân, nhiều người ở các làng quê hẻo lánh, được gọi là “cành trụi”, một thuật ngữ mang tính miệt thị ở một quốc gia mà kết hôn và có con nối dõi tông đường là một áp lực rất lớn.
Không còn thời gian, Zhou đã bỏ ra gần 20.000 đô la để tìm người vợ thứ hai — một phụ nữ Việt Nam 26 tuổi, người mà ông đưa về tỉnh Giang Tô.
“Đối với những người ở tuổi của tôi, thời gian phải mua bằng tiền.”
Sau khi chỉnh đốn tình trạng gia đình cho mình, Zhou đã mở dịch vụ kinh doanh môi giới, lấy một một mẩu của thị phần hàng triệu đô la hàng năm của Trung Quốc trong dịch vụ môi giới cô dâu ở nước ngoài.
Anh ấy lấy khoảng 120.000 nhân dân tệ (17.400 USD) để môi giới cho đàn ông Trung Quốc với các cô dâu Việt Nam bằng trang web của mình, trong đó ông Zhou cho thấy ảnh của những phụ nữ “đang chờ kết hôn” ở độ tuổi 20 – 35.
Ông nói, kinh doanh “có lợi”, dường như vẫn còn e dè khi nói về số tiền đã kiếm được.
Ông đã gởi một phần tiền thu được trong các cuộc môi giới hôn nhân cho các gia đình ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tại các quốc gia nghèo khó.
Đàn ông Trung Quốc độc thân thường lớn tuổi, ly dị, tàn tật hoặc quá nghèo để đủ sức trả “giá cô dâu” truyền thống — của hồi môn, quà tặng hoặc tiền mặt – để có một người vợ Trung Quốc.
Theo truyền thông nhà nước, năm ngoái những chi phí này đã tăng lên từ 22.000-29.000 đô la tại một số khu vực của Trung Quốc.
Zhou nói, nó trở thành vấn đề khi các cô dâu cảm thấy bị lừa dối để phải sống cuộc đời hiện tại ở Trung Quốc; ông Xhou hàng tháng gửi về cho gia đình vợ khoảng 175 đô la như một cách thể hiện thiện chí. Ông nói thêm,
“Só tiền này không là gì với chúng tôi, nhưng đối với họ đó là cứu cánh.”
Kinh doanh gia đình
Jiang Quanbao, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Dân số và Phát triển của Đại học Xi’an Jiaotong nói, đàn ông Trung Quốc phải chịu hàng loạt những áp lực về kinh tế, tâm lý và văn hóa để tìm vợ.
Jiang nói với AFP , “Hôn nhân không chỉ là vấn đề cá nhân, nó liên quan đến cả gia đình … đặc biệt là cha mẹ.”
Khi phụ nữ — đặc biệt là ở các thành phố — hoãn việc hôn nhân để xâsự nghiệp, đi học và tận hưởng cuộc sống độc thân, các thôn làng Trung Quốc nhanh chóng mất đi những người phụ nữ.
Jiang nói, những cậu con trai không lập gia đình trở thành vấn đề “sĩ diện” của gia đình ở những thông làng nhỏ bé mà ai cũng biết nhau.
Áp lực đè bẹp này của xã hội đã thúc đẩy những cuộc buôn bán cô dâu nghiệt ngã.
Theo một số nhóm tìm và giải cứu dọc theo sông Mê Kông đã nói chuyện với AFP, ngày càng nhiều phụ nữ — và các cô gái vị thanh niên — từ các quốc gia láng giềng bị bắt cóc, bị lừa hoặc bị buộc phải kết hôn với gười xa xứ. Jiang nói thêm,
“Mua phải một người phụ nữ bị bắt cóc trở thành một lựa chọn vô vọng.”
Năm ngoái, cảnh sát Trung Quốc đã giải cứu những người phụ nữ bị bán vào các cuộc hôn nhân cưỡng bức ở các tỉnh Hà Nam, An Huy, Sơn Đông và Giang Tô, khi việc buôn bán cô dâu sang các tỉnh phía đông.
Tội phạm và lừa dối
Theo luật pháp Trung Quốc, bắt cóc và buôn bán phụ nữ hoặc trẻ em bị phạt tù từ năm đến mười năm.
Nhưng giới phê bình nói rằng luật pháp cần cập nhật khi việc buôn người phát triển nhanh. Mimi Vu thuộc Tổ chức Pacific Links Foundation có trụ sở tại Việt Nam, hoạt động để ngăn chặn nạn buôn người, nói,
“Nó rất có lợi và không có động cơ nào khiến những kẻ buôn người phải dừng lại. Có nhu cầu có kẻi đi buôn người kiếm tiền và lợi nhuận.”
Bắc Kinh đã chuyển từ chính sách một con sang chính sách hai con vào năm 2016, nhưng các chuyên gia cho rằng có thể phải mất hàng vài chục năm để thấy sự gia tăng số phụ nữ trong độ tuổi kết hôn.
Zhou mô tả công việc của mình là “một dịch vụ phục vụ cho công chúng” ở một quốc gia số phụ nữ ít hơn đfn ông khoản 33 triệu người.
Nhưng kết quả đối với đàn ông Trung Quốc vẫn không hoàn hảo vì tiền bạc động cơ trong toàn hệ thống.
Những câu chuyện phải cẩn thận — về những bọn môi giới tinh ranh, bán phụ nữ và những cô dâu cất tiền vào túi sau đó bỏ trốn — đầy rẫy trên các mạng xã hội Trung Quốc khi thị trường mở rộng.
Một người dùng Weibo viết gần đây, “Đó là một ngành klỹ nghệ, và nhiều trong số những cuộc hôn nhân đó là lừa đảo. Đã đến lúc chính phủ phải điều hợp doanh nghiệp này.”
Một người đàn ông khác ở Hồ Bắc nói với báo giới nhà nước rằng ông ta đã trả cho một người môi giới 8,700 đô-la để gặp một phụ nữ trẻ người Việt Nam, rồi cô ấy đã bỏ anh ta sau ba tháng, và hủy thai nhi, con của họ, để cô ấy đi tìm một người chồng khác.
Ông ấy nói với tờ Chutian Metropolis Daily,
“Bây giờ tôi không có vợ cũng không có tiền. Tôi là trò cười cho cả làng.”
Phóng sự Đường dây buôn bán phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc (France Television / France 2)
© 2018 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc Thể lệ “trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Life on the shelf: China’s bachelors saving face, cash with Mekong brides | AFP | December 14, 2018.