Con hổ già nuôi đàn con ngoại quốc
Ralph Jennings – DCVOnline lược dịch
Đông Nam Á đang định hình lại nền kinh tế của Đài Loan không chỉ bằng lực lượng lao động hợp đồng mà còn bằng ngả hôn nhân.
Đó là những câu chuyện buồn thời đã qua, và Đài Loan không bao giờ thích nói tới. Tỷ lệ sinh của Taiwan trung bình là một mẹ một con, nằm trong danh thấp nhất thế giới, cũng là một mối đe dọa đến năng suất kinh tế dài hạn. Tư bản đã kết hôn với tài năng và cùng nhau bỏ chạy sang Trung Quốc nơi có mức lương vẫn thấp dù so sánh với với mức lương vốn nhỏ ở Đài Loan. Dự đoán tăng trưởng xuất khẩu, nguồn lợi chính của nền kinh tế ở đây, giống như tiên đoán động đất vì nhu cầu tiêu dùng hiện nay ở phương Tây rất bấp bênh. Samsung bán nhiều điện thoại thông minh hơn HTC, hàng cây nhà lá vườn của Đài Loan. Đài Loan là nơi sự nghiệp đi về cõi chết, một chuyên viên phương Tây rời Đài Loan đi Trung Quốc (một điều phổ biến) nói. Trích một người khác, bất cứ ai là người đi cuối cùng, xin vui lòng tắt đèn.
Nay con hổ già của nền kinh tế châu Á trong những năm 1980 đang nuôi đàn con nhỏ – để có đủ nanh vuốt để đương đầu với mãnh thú kinh tế tiên tiến như Hàn Quốc và ASEAN. Họ là những lao động nhập cư tương đối nghèo từ Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và cho đến khi tháng trước có cả người Philippines. Tổng số những người lao động nước ngoài sang Đài Loan vì lương cao hơn, tăng từ 270.000 năm 1998 lên khoảng 450.000 trong năm nay (2013) khi chính sách nhập cảng lao động trở nên dễ dãi hơn. Họ có khuynh hướng làm việc trong các nhà máy, ở công trường xây dựng, trên tàu đánh cá hoặc giúp việc trong nhà, các lĩnh vực mà người dân địa phương không muốn vì họ coi đó là những việc bẩn thỉu, nguy hiểm hoặc không đàng hoàng. Có khoảng 1.000 người Philippines đến Đài Loan làm việc văn phòng trong khu vực công nghệ. Lao động nước ngoài thường ký hợp đồng ba năm và được mức lương hợp pháp tối thiểu hàng tháng từ 530 đến 638 đô-la tùy công việc, thấp hơn lương của dân địa phương nhiều.
Những người nước ngoài lao động ở Đài Loan trong lãnh vực giúp việc nhà, trong nom người có tuổi đã giải phóng phụ nữ Đài Loan để họ đi làm việc ở văn phòng hoặc các dịch vụ khác thay vì phải ở nhà nuôi cha mẹ (theo truyền thống hầu hết đàn ông không chia sẻ gánh nặng này). Mười lăm năm trước có 45% phụ nữ làm việc bên ngoài, và tỉ lệ hiện nay là 50% . (Gia đình ít con, cha mẹ có thể chi tiêu tự do hơn là điều quá tốt cho mức tiêu dùng đã từng tụt phần trong nền kinh tế địa phương.) Tăng trưởng trong mức lao động từ nước ngoài cũng đã thúc đẩy hàng chục nhà sản xuất Đài Loan quay trở lại đây, thường là từ Trung Quốc, trong ba năm qua, Hội đồng Lao động của chính phủ cho biết. Trong tháng Ba vừa qua, chính phủ đã thông qua một loạt các chính sách ưu đãi, liên quan đến người lao động nước ngoài, để khóa chân những người đang trở về và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất khác lập xưởng máy ở nội đia ĐàiLoan.
Nếu không có người Thái trong khu vực xây dựng, không có người Việt Nam trong lĩnh vực giúp việc nhà và tất cả các loại lao động nước ngoài trong các nhà máy của Đài Loan, con hổ có thể nằm xuống và ngủ, hoặc bị những hàng xóm hung hãn cho đo ván: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN. “Các ông chủ sẽ thiếu hụt lớn về số người lao động,” Liu Shao-yin, một nhân viên của Trung tâm người lao động Thiên Chúa giáo nước ngoài, một nhóm phục vụ công nhân ngoại quốc phi chính phủ ở Đài Loan cho biết. “Họ sẽ đem xưởng máy của họ ra nước ngoài và chỉ để lại nhà một số tương đối ít.”
Đông Nam Á đang định hình lại nền kinh tế của Đài Loan không chỉ bằng lực lượng lao động hợp đồng mà còn bằng ngả hôn nhân. Hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam đã kết hôn với đàn ông Đài Loan kể từ giữa những năm 1990, và có khoảng 33.000 cặp vợ chồng mới trên đảo Đài Loan từ năm 2008 đến năm 2012. Những công dân Đài Loan mới này thường học tiếng Quan Thoại và sau đó đi làm việc như tiếp viên, chủ cửa hàng, chủ nhà hàng nhỏ. Vợ người Việt sinh sống trên khắp Đài Loan, chứ không chỉ ở các trung tâm nhiều việc làm, giúp phát triển khu vực dịch vụ ở các thành phố nhỏ, và các làng nông nghiệp cũng như ở Đài Bắc. Người Đài Loan có thể làm trong lĩnh vực dịch vụ ở nông thôn thường di chuyển đến các thành phố lớn để được trả lương cao hơn, được công việc có địa vị cao hơn. Phụ nữ Indonesia là vợ người nước ngoài phổ biến hàng thứ nhì, có khoảng 4.600 phụ nữ Indonesia kết hôn để đến Đài Loan trong năm năm vừa qua, 2007-2012.
Người Đài Loan – với truyền thống tự lực và không bị ảnh hưởng của dân thiểu số không phải người Trung Quốc – không quan tâm nói về những con hổ con của họ. Một số lo lắng về khủng hoảng văn hóa, đặc biệt vì số lượng lớn các trẻ em hợp chủng Đông Nam Á theo học tại các trường công lập. Người Đài Loan vừa hò reo hỗ trợ, chứ không phản đối, khi chính phủ giảm nhập cảng lao động mới từ Philippines vào tháng trước vì phản ứng phòng thủ của Manila – cảnh sát biển Phi Luật Tân đã bắn vào ngư dân Đài Loan – trong vùng biển đang tranh chấp.
Phụ thuộc vào lao động nhập cư vẫn còn là một chủ đề nhạy cảm tại các thị trường châu Á phát triển khác, chẳng hạn như Hồng Kông và Singapore. Như Đài Loan, chính phủ các nước châu Á khác không công bố công khai ước tính trên đóng góp lao động nhập cư vào GDP, theo Tim Condon, người đứng đầu nghiên cứu Châu Á của ING Financial Markets ở Singapore. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đang nhảy vào thị trường tài năng nhập cư trên toàn châu Á, theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế là ở mức 1,4 triệu người mỗi năm. Lao động di cư chiếm khoảng 38 phần trăm dân số của Hồng Kông và Singapore, Học viện Ngân hàng Phát triển châu Á cho biết, và cả hai nước đều tăng trưởng kinh tế trong năm 2012. Ở Đài Loan, số người lao động nhập cư khoảng 2 phần trăm dân số, vẫn còn phải chay theo các nước láng giềng. “Theo suy nghĩ của tôi, những người lao động di cư ở Đài Loan đang chiếm thị trường lao động thấp nhưng chưa chi phối toàn bộ ngành công nghiệp,” Condon nói.
© 2013 DCVOnline
Nguồn: Graying Asian Economic Tiger Rears Cubs From Offshore. Ralph Jennings. FORBES ASIA | 6/25/2013.
Bài này nói về vấn đề nhân công mà Đài Loan đang gặp phải. Kinh tế Đài Loan bị ảnh hưởng bởi tư bản và nhân tài của Đài Loan đi qua Hoa Lục làm việc vì ở Hoa Lục nhân công rẻ hơn. Nay Đài Loan cho người dân ở các xứ nghèo đến làm việc và trả lương rẻ. Đài Loan hy vọng tiền công rẻ trả cho người nước khác đến sẽ làm cho tư bản Đài Loan thấy không cần nhân công Trung Quốc nữa mà sẽ quay về đầu tư ở Đài Loan. .
Thơ Tố Hưũ: Cha trốn ra Hòn gai cuốc mỏ, anh chạy vào đất đỏ làm phu. Bán thân đổi lấy đồng xu, thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng. Trước năm 54 Tây có về Hà Tĩnh,Nghệ An tuyển phu đồn điền cao su. Thường thì người nghèo mới chịu bỏ xứ ra đi. Một anh Mõ làng khóc như Cha chết,Mẹ chết lúc phải bỏ quê hương bản quán vô Nam, nơi anh chỉ có cái loa và cái mõ cau. Năm 54 dân di cư Hà Tĩnh vô Ban Mê Thuật thấy những phu đồn điền hồi trước nay nhà ngói sân gạch, giầu có, con cái học hành, trong đó có thằng Mõ làng. Cách nay ít hôm đi đám tang gặp anh bạn mới từ VN trở qua sau một tháng(trả thù dân tộc)kể: Người ngoài Bắc vô Ban Mê Thuật sau 75 bây giờ họ giầu lắm. Thấy tội nghiệp những lao động nước ngoài tới Đài Loan trong bài này. Xã hội loài người là vậy. Cầu xin Thượng Đế ban nhiều Hồng Ân cho những người lao động xa xứ này.(Thu nhập đầu người của Đài Loan gần $40 ngàn năm).
Tôi quen biết khá nhiều người di dân từ ĐL, họ có vẻ nhiều tiền nhưng coi bộ đời sống bên nhà không lấy gì làm phong phú lắm. Quan trọng hơn, cũng là Tầu, nhưng họ văn minh chẳng kém Đại Hàn, khác hẳn dân TQ. Thỉnh thoảng sinh hoạt với đám trẻ, sinh viên ĐL, thật thoải mái… (Bọn Tầu TQ ngược lại, “bẩn” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng nên đi đâu cũng bị chửi.).
Bác Tony nói là ĐL khá như vậy là nhờ đưọc Mỹ “đô hộ” có lẽ đúng, vì Nam Hàn, Nhật Bổn cũng đều có thời được Mỹ “đô hộ” (TB. Tôi không dám “còm” về người Việt đi làm dâu hay làm nhân công ở ĐL, vì không biết nhiều lắm. Nhưng những chuyện nghe được thì thật não lòng… nhưng nói ra lại mang tiếng là lúc nào cũng “kể xấu chế độ”!).
Thưa bác Lê Văn, những điều em nói toàn lấy ở báo trong nước cả, tức là báo Đảng. Em không đọc báo chợ. Nếu bị qui tội “kể xấu chế độ” thì tất cả báo trong nước phải đóng cửa từ lâu rồi. Mình từng là “Những người cùng khổ” nên thấy những người phải bỏ xứ ra đi vì miếng cơm manh áo thì mủi lòng một chút vậy thôi,chưa kể có cháu phải lấy ông lão 80 mới thảm chứ. Xã hội loài người mà bác! Dù gì Cầu nguyện cũng giúp mình khây khỏa đi phần nào.Kính.