Bài ngợi ca chữ “ơi” | An ode to “ơi”
erin Khue Ninh
In this short piece, erin Khue Ninh, editor and educator, ponders about the nuances of the Vietnamese language and in particular, the untranslatable but meaningful “ơi.”
I have been thinking about “ơi” lately. I’ve been thinking how it is the most heartaching word in Vietnamese language, and how it is hard to explain.
Maybe you learned it with “Má”; I learned how it worked calling “Mẹ ơi.” The long vowel drawn out on my breath, or staccato with excitement. A Look what I found! Or scraped knees from a spill. Panic, from bad dreaming. Or a tattle about to be told. “Ơi” can telegraph all those things and more. But always it means, Come to me. Hear me. I need you and know you’re near.
I came across a headstone in the Japanese American/now also heavily Vietnamese American section of a San Jose cemetery a few months ago. Young man’s grave. Etched on it I read, “Bố Mẹ thương và nhớ con lắm, con ơi.” The “con ơi” set me weeping, but I couldn’t translate it. Mom and Dad love and miss you very much… o child? Wrong. It’s like they’re still speaking to him, I tried to explain. You don’t say ơi if you don’t think the other person can hear you.
The Vietnamese-English dictionary says “ơi” means “Hey, hello” or alternatively “Yes.” Here are its examples:
Hey, hello
em bé ơi, dậy đi thôi
Hey baby, wake up!
Yes
Bố ơi – Ơi, bố đây
Hey, dad! – Yes
To say “ơi” is like “Hey” is a stretch, though. You use it to hail people, sure, and those people can be strangers, like waiters in restaurants. (Ah, the limited language-use contexts of the second generation.) But it could never be Althusser’s cop’s “Hey, you!” “Ỏi” is a vulnerable sound, with a hint of supplication to it. It asks to be recognized. “Hey,” on the other hand, is a familiarity, bidding someone answer to what you’ve called them, whether they like it or not; actually saying “Hey” to your dad can get you smacked in the head.
“Hello” is even worse an approximation. It doesn’t work at all to use “ơi” on first walking into a room by way of greeting. People would look at you like, Yeah? What do you want? Imagine tugging someone frantically on the sleeve and then not saying anything when she turns around. Creepy.
And “ơi” said in echo means, “I hear you,” so maybe “Yes?” but not “Yes.” It’s a call, so when someone repeats the word back to you, it’s the response you were listening for.
That’s my ode to “ơi” today—for my Vietnamese American friends who are having babies, or my friends who are having babies with Vietnamese people. May you hear everything that’s in it, and may the sound of closeness not fade.
Nguồn: AN ODE TO “ƠI”. erin Khuê Ninh . diaCRITICS. Dec 11, 2011 | erin Khuê Ninh is blog editor of Hyphen. She teaches in the department of Asian American studies at UCSB, and is the author of Ingratitude: The Debt-Bound Daughter in Asian American Literature.
Bài ngợi ca chữ “ơi”
erin Khuê Ninh | Đỗ Ngọc Quỳnh Chi, Đặng Nguyễn Anh Chi, Nguyễn Thị Như Ngọc dịch
Trong bài văn ngắn này, erin Khuê Ninh, biên tập viên và nhà giáo dục, chiêm nghiệm sự tinh tế của tiếng Việt mà cụ thể là từ “ơi” vốn đầy ý nghĩa mà lại không thể nào chuyển dịch được.
Có thể bạn cảm nhận được những điều này khi gọi “Má”; còn tôi thì khi gọi “Mẹ ơi”; một nguyên âm kéo dài theo hơi thở, hoặc vang lên giòn tan đầy phấn khích. Tiếng “ơi” có khi là lời reo vui “Mẹ ơi, coi con tìm thấy cái gì nè!”, là hốt hoảng khi té trầy đầu gối, là sợ hãi tỉnh dậy sau cơn ác mộng, hay mách nước về ai muốn kể mẹ nghe. Tiếng “ơi” có thể biểu đạt hết những cảm xúc này và còn hơn thế nữa. Nhưng lúc nào nó cũng mang ý nghĩa: Mẹ ơi đến đây với con. Mẹ ơi nghe con nói này. Con cần mẹ và con biết mẹ đang ở gần lắm.
Cách đây vài tháng, tôi tình cờ đi ngang qua một bia mộ trong khu dành cho người Mỹ gốc Nhật/ mà giờ đây cũng đầy người Mỹ gốc Việt trong một nghĩa trang ở San Jose. Bia mộ của một thanh niên. Tôi đọc dòng chữ được khắc trên đó: “Bố Mẹ thương và nhớ con lắm, con ơi.” Hai từ “con ơi” khiến tôi rơi nước mắt, nhưng tôi không thể dịch hai từ này sang tiếng Anh được. Có thể dịch là “Mom and Dad love and miss you very much… o child” được chăng? Không được! Từ “ơi” như thể ba mẹ vẫn còn đang nói chuyện với cậu. Ta không nói “ơi” khi biết người kia không thể nghe thấy.
Từ điển Việt-Anh giải thích từ “ơi” có nghĩa là “Hey, hello” hay còn được dùng thay thế cho “Yes”. Đây là các ví dụ trong từ điển:
Hey, hello
em bé ơi, dậy đi thôi
Hey baby, wake up!
Yes
Bố ơi – Ơi, bố đây
Hey, dad! – Yes
Tuy vậy, dịch “ơi” bằng chữ “Hey” là một sự miễn cưỡng. Đúng là ta dùng từ “ơi” để réo gọi mọi người, và những người đó có thể là những người lạ, như các anh phục vụ ở nhà hàng (À!, bối cảnh sử dụng ngôn ngữ hạn chế của thế hệ di cư thứ hai). Nhưng nó không thể nào giống với cụm từ “Hey, you!” (“Này, anh kia!”) của viên cảnh sát trong tác phẩm của Althusser. “Ơi” là tiếng gọi gần gũi, xen lẫn chút gì đó van nài khẩn khoản. Tiếng “ơi” vang lên để được nhìn nhận. Trong khi đó, từ “Hey” lại là sự thân mật suồng sã, buộc người nghe phải đáp lời dù muốn hay không. Quả thật, về nhà mà nói “Hey” với bố thế nào cũng bị cốc vào đầu.
Dịch “ơi” thành “Hello” lại còn tệ hơn. Không thể sử dụng từ “ơi” để chào hỏi khi lần đầu tiên bước vào một căn phòng. Mọi người sẽ nhìn ta như kiểu: “Sao nào? Anh muốn gì?” Hãy tưởng tượng cảnh ta hốt hoảng kéo tay áo một người và rồi không nói gì cả khi cô ấy quay người lại. Quái đản!
Và tiếng “ơi” ngân dài khi đáp lời người khác có nghĩa là: “Tôi nghe rồi”, vì vậy có thể dịch thành một từ “Yes?” nghi vấn với ý nghĩa “Có chuyện gì thế?” chứ không thể nào là từ “Yes” khẳng định mang nghĩa “Đồng ý, đúng rồi”. “Ơi” là một tiếng gọi, vì vậy khi có ai lặp lại từ này để trả lời bạn, đó chính là lời đáp bạn đang chờ đợi nghe.
Đây chính là bài văn ca ngợi vẻ đẹp chữ “ơi” của tôi hôm nay, dành tặng những người bạn Mỹ gốc Việt sắp được làm cha mẹ, hoặc những người bạn sắp có con với người Việt. Cầu chúc cho bạn sẽ nghe ra được mọi sắc thái tình cảm chất chứa trong từ “ơi” và cầu mong âm thanh của sự gần gũi này không bao giờ lặng tiếng.
Nguồn: BÀI NGỢI CA CHỮ “ƠI”. erin Khuê Ninh | Đỗ Ngọc Quỳnh Chi, Đặng Nguyễn Anh Chi, Nguyễn Thị Như Ngọc dịch. Posted on Sep 20, 2014.
Người dịch: Đỗ Ngọc Quỳnh Chi, Đặng Nguyễn Anh Chi, Nguyễn Thị Như Ngọc.
erin Khuê Ninh là biên tập viên của blog Hyphen. Cô giảng dạy tại Khoa Nghiên cứu văn hóa Á-Mỹ tại Đại học UCSB, và là tác giả của quyển sách Ingratitude: The Debt-Bound Daughter in Asian American Literature (Bội ơn: Hình ảnh người con gái nặng nợ trong văn học Á-Mỹ).
–
Đỗ Ngọc Quỳnh Chi: Giảng viên dạy biên dịch, Khoa Ngữ văn Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp.HCM. Học viên cao học chuyên ngành TESOL.
Đặng Nguyễn Anh Chi: Thạc sĩ, giảng viên bộ môn Văn hóa – Văn học, Khoa Ngữ văn Anh, Trường ĐHKHXH-NV, ĐHQG, TPHCM.
Nguyễn Thị Như Ngọc: Thạc sĩ, Trưởng bộ môn Biên-Phiên dịch, Khoa Ngữ văn Anh, Trường ĐHKHXH-NV, ĐHQG, TPHCM. Nghiên cứu sinh chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu.
Tru01b0u1eddng-lu1edbp u1edf cu00e1i xu1ee9 cu1ed9ng su1ea3n mu00e0 triu1ebft lu00fd ngu00f4n ngu1eef thu00ec xu00e3-hu1ed9i lou00e0i ngu01b0u1eddi u0111u00e3 u0111u1ebfn cu1eeda u0111u1ecba ngu1ee5c.Nhu00ecn lu1ea1i ngu00f4n-ngu1eef sau 1975 u0111u00e3 u00e1p u0111u1eb7t lu00ean Miu1ec1n-nam nu01a1i mu00e0 giu1eb7c u0111u1ecf u0111u00e3 buu1ed9c ngu01b0u1eddi du00e2n phu1ea3i du00f9ng hu1eb1ng chu1ee7 u0111u00edch cu1ee7a chu00fang lu00e0 xu00f3a bu1ecf tu1ea5t cu1ea3 nhu1eefng tu1ea1p-tu1ee5c/ngu00f4n-ngu1eef cu1ee7a ngu01b0u1eddi Miu1ec1n-nam u0111u00e3 gu1ea7y du1ef1ng u0111u01b0u1ee3c.Chu00fang khu00f4ng muu1ed1n nhu1eefng thu1ebf hu1ec7 ku1ebf tiu1ebfp tu00ecm u0111u01b0u1ee3c cu1ed9i nguu1ed3n cu1ee7a du1ed1i tru00e1 gian manh mu00e0 chu00fang xu0103m-lu0103ng Miu1ec1n-nam mu1ed9t cu00e1ch thu00f4 bu1ec9.nnChu00fang muu1ed1n xu00f3a hu1ebft du1ea5u tu00edch cu1ee7a ngu01b0u1eddi Miu1ec1n-nam,u0111u1ec3 sau nu1ea7y cu00e1c thu1ebf hu1ec7 tru1ebb khu00f4ng cu00f2n nhu1eefng su1ef1 thu1eadt chu1ee7 nghu0129a cs lu00e0 cu1ee7ng lou1ea1i gu00ec u0111u1ed1i vu1edbi xu00e3-hu1ed9i lou00e0i ngu01b0u1eddi.nnVu00e0 vgcs chu00fang chu1ec9 muu1ed1n cu00e1c thu1ebf hu1ec7 tru1ebb chu1ec9 ngu00e3 vu1ec1 chu00fang thu00e0nh quu1ea3 mu00e0 chu00fang cho lu00e0 cu00f4ng “cu00e1ch mu1ea1ng” cu1ee7a chu00fang.nnNhu1eefng gu00ec con ngu01b0u1eddi cu1ed9ng su1ea3n thu1ef1c-hiu1ec7n u0111u1ec1u lu00e0 viu1ec7c ruu1ed3i bu c..ngu1ef1a.Mu00e0 ngu01b0u1eddi Miu1ec1n-nam thu01b0u1eddng du00f9ng cho nhu1eefng ku1ebb bu1ea5c tu00e0i vu00f4 thu1ee9c.
Vui tu00ed…nHu1ed3 ru1eb1ng Hu1ed3 vu01b0u1ee1n cu00f2n trinh,nTrinh ? Lu00e0m cho bu1ee5ng gu00e1i chu00ecnh u00ecnh ra kia!n” Tu1ed3ng pu00e0o u01a0I .u00f4m lu1ea5y tui…u0111u1ebfn khi nu00e0o cu00f3nchu00e1u thu00ec thu00f4i…nHu1ed3 chu00ed Mu00e8o muu1ed1n nu1eb1m,.,, chu00fang em kiu1ebfngnyu00eau pu00e1c Hu00f9 chu00ed Meo cu1ea3 mu1ed9t… u0111u1eddi ?…nTu1ed3ng pu00e0o u01a0I u00f4m lu1ea5y tui u0111u1ebfn khi nu00e0o cu00f3 chu00e1unthu00ec mu1edbi thu00f4i…