“Tham nhũng của Việt Nam đạt mức ổn định”

Dien Luong (The Dipomat) | DCVOnline

stopNhưng giới phân tích nói rằng đây là một thời điểm sống-còn cho Việt Nam để dựng lại niềm tin đã vỡ, đúng lúc đang xem lại Luật Phòng chống Tham nhũng của mình sau mười năm thực hiện.

Chính phủ Chống tham nhũng nhưng dân Việt Nam không được biết tài sản của cán bộ

Chiến lược gia mặt đá chống tham nhũng của Việt Nam có thể đã không ngờ rằng những tu từ chính trị của ông nhằm bảo vệ nỗ lực chống tham nhũng của Việt Nam sẽ trở thành đối tượng bị chế giễu và châm biếm trên mạng xã hội trong năm qua.

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) và Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trao đổi tại đối thoại về phòng chống tham nhũng - Ảnh: Nguyễn Khánh
Thủ tướng tương lai Nguyễn Xuân Phúc (phải) và Tổng Thanh tra Chính phủ, sắp mất việc,  Huỳnh Phong Tranh trao đổi tại đối thoại về phòng chống tham nhũng – Ảnh: Nguyễn Khánh

Vào tháng 12 năm 2014, ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ, cố biện hộ cho vị trí tệ hại của Việt Nam trên bảng xếp hạng tham nhũng quốc tế về các hành động phi pháp của chính phủ đã nói, “Tham nhũng ở Việt Nam đã đạt đến một mức độ ổn định.” Ông Tranh muốn đề cập Chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2014 của tổ chức Minh bạch Quốc tế, trong đó xếp Việt Nam hạng 119 trong số 175 quốc gia và lãnh thổ; Việt Nam được xếp hạng 116 trong năm 2013 và hạng 123 trong năm 2012. Vị trí của Việt Nam dường như không di chuyển, hạng 112 trong năm 2015.

Trong hoàn cảnh này, lập trường của ông Tranh về sự tiến bộ chống tham nhũng của Việt Nam đã khiến công chúng vừa cả giận và buồn cười dù đã thất vọng với những lời nói nhảm của chính phủ về nạn tham nhũng tràn lan. Ở một đất nước có khoảng 30 triệu người sử dụng Facebook đầy khả năng hài hước, khái niệm “tham nhũng ổn định” đã trở thành một đề tài trào phúng. Nó cũng đã đi vào bộ phim hài được mong đợi gần đây vừa phát sóng trên toàn quốc hàng năm vào đêm giao thừa, và được đánh giá cao.

Tết tây cũng không mang điềm lành lại cho ông Tranh. Cuối tháng Giêng, ông đã bị loại khỏi Ban Chấp hành Trung ương, gồm 200 đảng viên quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này có nghĩa rằng ông sẽ mất việc khi Quốc hội, cơ quan lập pháp của Việt Nam, tán thành không suy nghĩ ban lãnh đạo mới vào cuối năm nay.

Những rắc rối vây hãm người đứng đầu cơ quan có nhiệm vụ chống tham nhũng nhấn mạnh như cuộc chống tham nhũng của Việt Nam đã bị đình trệ ra sao. Hầu như cùng một lúc ông Tranh sáng chế ra nhóm từ “tham nhũng ổn định” vào cuối năm 2014, người tiền nhiệm của ông, ông Trần Văn Truyền, bị đảng Cộng sản khiển trách vì cố che giấu số một tài sản bất động sản ngoại cỡ của mình. Báo cáo tài chính cũng cho thấy, ông Truyền, người đứng đầu cơ quan Thanh tra Chính phủ từ năm 2007 đến năm 2011 và với mực lương ít hơn 9,000 USD một năm, đã có hàng trăm ngàn đô la tiền mặt, cạnh những cổ phần đáng kể về bất động sản và chứng khoán.

Nhưng chỉ khi giới truyền thông vào cuộc thì sự giàu có bất chính của ông Truyền mới được đưa ra ánh sáng. Sự nhục nhã của Truyền là biểu tượng của một vấn đề cố hữu: Đây không phải là lần duy nhất mà kiểm toán viên chính phủ đã được chứng minh là ít hiệu quả ít hơn so với giới truyền thông nhà nước trong việc vạch trần tham nhũng. Và đó là trọng tâm của những gì đã làm rối beng chiến dịch chống tham nhũng rầm rộ của Việt Nam trong nhiều năm qua.

Chỉ số Tham nhũng 2015. Nguồn: http://www.transparency.org/

Trong năm 2013, một nghị định của chính phủ bắt đầu yêu cầu công chức nộp tờ khai tài chính. Nghị định yêu cầu khoảng một triệu cán bộ kê khai thu nhập và tài sản – trị giá cao hơn 2.400 USD, gồm tiền mặt, quà tặng, tiền tiết kiệm, cổ phiếu, và xe của họ – hiện có ở cả trong và ngoài nước. Nhưng những kết quả hàng năm của việc kê khai tài chính đã luôn hoàn toàn trái ngược với bảng xếp hạng tham nhũng quốc tế tệ hại của Việt Nam. Trong số một triệu công chức được yêu cầu phải nộp báo cáo tài chính năm ngoái, chỉ có 5 người đã được coi là đã khai man. Và chỉ có một người bị phạt trong năm 2014.

Để có cái nhìn tổng thể, xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế không phải là thước đo duy nhất để đánh giá sự lan tỏa của nạn tham nhũng ở Việt Nam. Theo báo cáo mới nhất về nhân quyền trên thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tham nhũng vẫn là một “vấn đề lớn” tại Việt Nam. Năm ngoái, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh Việt Nam báo cáo một bước nhảy đáng kể trong tỷ lệ hối lộ. Trong gần 10.000 doanh nghiệp của người Việt Nam tham gia cuộc khảo sát năm 2014, 66% nói rằng họ thường phải trả thêm chi phí không chính thức cho công chức để tạo điều kiện dễ dàng cho các hoạt động kinh doanh; trong năm trước đó, 41% số người được hỏi trong cuộc khảo sát cho biết họ đã hối lộ như vậy. Việt Nam không đưa ra bất cứ một ước lượng nào cho biết hàng năm công chức đã bòn rút bao nhiếu nhiêu tiền của công chúng.

Đây là bối cảnh mà luật pháp về công khai tài chính của Việt Nam, được quảng cáo là một trong những công cụ mạnh nhất để chống tham nhũng, đã hóa ra hoàn toàn vô hiệu. Có lẽ một trong những thất bại rõ ràng nhất trong tiến trình này, theo Sarah Dix, cố vấn chính sách chống tham nhũng cho Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam cho biết, là “Việc công khai tài chính không được đưa ra cho công chúng xem xét.”

Thay vào đó, bản kê khai tài chính của mỗi công chức chỉ được gửi đi để được “sự chấp thuận của Thủ trưởng cơ quan” trong kỳ đánh giá hàng năm. Việc thẩm tra báo cáo chỉ được thực hiện khi có sự thăng chức hay bổ nhiệm, hoặc khi có đơn khiếu nại có liên quan đến công chức đó.

Điều đó lại đặt ra một vấn đề khác. Mỗi năm các cơ quan này phải xem xét (và phải xử lý) khoảng một triệu báo cáo công khai tài chính. Bà Trần Thị Lan Hương, một chuyên gia quản trị tại Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, “Với số lượng người nộp báo cáo và bản chất công việc, kiểm tra khai báo không phải là một công tác đơn giản mà bất kỳ người nào cũng có thể làm được.”

Ở những nơi khác ở châu Á, ví dụ như Hồng Kông, Trung Quốc và Hàn Quốc, chỉ công bố kê khai tài chính của khoảng chục quan chức hàng đầu cơ quan, khi được yêu cầu. Indonesia công bố những báo cáo tài chính công khai bằng một trang liên kết đến một trang web của cơ quan chống tham nhũng của quốc gia.

Trong khi đó, Dix nói, “quyền truy cập thông tin tài chính của công chức và nhân viên là một quyền hiến định ở Philippines, nhưng không phải ở Việt Nam. Tự do có thông tin là một quyền con người quốc tế, nhưng các chính phủ cũng có quyền đặt một số hạn chế về việc truy cập thông tin nhạy cảm.”

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã nhận định, nói rằng pháp luật Việt Nam đã không cho công chúng tiếp cận thông tin của chính phủ, và chính phủ thường không cấp quyền truy cập như vậy cho công dân của mình. Không có giải pháp trước mắt, Dix nói, “hàng triệu các hồ sơ báo cáo tài sản sẽ tiếp tục đóng bụi, và công chúng sẽ mất niềm tin vào chính phủ.”

Minh bạch bằng Trộm cắp

Nguồn: http://www.transparency.org/
“Tham nhũng của Việt Nam đạt mức ổn định” – Huỳnh Phong Tranh. Nguồn: http://www.transparency.org/

Kẻ trộm có thể có nhiều cơ hội tốt hơn so với thanh tra trong việc đều tra tài sản tích lũy của quan chức ở một đất nước mà những người trung bình chỉ kiếm được khoảng 2.000 USD mỗi năm. Trong thực tế, một số trường hợp nổi tiếng cho thấy kẻ trộm viếng nhà một số viên chức chính phủ đã lột trần bộ mặt tham nhũng trần và sự thật mỉa mai.

Trong năm 2014, một quan chức cao cấp của chính quyền thành phố Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo bị trộm mất khoảng 77,000 USD tiền mặt, nói rằng nó đã biến mất khỏi ngăn kéo bàn tại văn phòng của ông. Một năm trước đó, bốn tên trộm đã bị bắt khi đột nhập vào nhà của một quan chức tài chính ở tỉnh Kon Tum để ăn cắp tài sản trị giá gần 143.000 USD. Cũng trong năm 2013, một người đàn ông bị bảy năm tù vì tội ăn cắp hơn 472,000 USD của một số quan chức chính phủ ở trung tâm thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam ở kế bên từ năm 2010.

Giới phân tích nói rằng không có sự kiểm tra công khai, bọn tham nhũng sẽ tiếp tục không bị trừng phạt và thấm nhập vào toàn bộ mạng lưới [chính phủ] từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, gây bất công cho người dân thấp cổ bé miệng nhất. Chỉ số Hiệu suất Quản trị Công và Cai trị gần đây nhất của Việt Nam đã xác nhận rằng khoảng một phần tư (24%) số công dân trả lời cuộc điều tra đã cho biết phải trả “chi phí không chính thức” cho giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của họ. Khoảng 12% báo cáo đã phải trả tiền hối lộ cho các dịch vụ ở bệnh viện, trong khi gần một phần ba (30%) số người được hỏi có con em trong trường tiểu học cho biết họ đã bị thầy cô đòi hối lộ ngầm.

Zachary Abuza, một nhà phân tích của khu vực Đông Nam Á ở Washington nói,

“Chỉ số này cho thấy rất rõ ràng là tham nhũng là dịch địa phương ở Việt Nam. Nhưng khi nhìn vào khuynh hướng trong vòng bốn năm, những gì là đáng lo ngại nhất là sự tương quan chặt chẽ giữa tham nhũng và nghèo đói. Các tỉnh nghèo nhất cũng có kết quả tham những tệ nhất theo kết quả của bốn năm khảo sát.”

Ở một đất nước mà tham nhũng hoành hành trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng, những người dân thường vẫn đang thiếu những cây cầu rất cần thiết. Nó không phải là việc bất thường để thấy trẻ em và người lớn vượt sông bằng những cách sáng tạo. Một video lan truyền trong năm 2014 cho thấy học sinh và giáo viên ở một tỉnh phía bắc vượt sông bằng cách ngồi trong túi nhựa. Mỗi túi nylon một số đàn ông khỏe mạnh, biết bơi kéo qua sông. Ở những nơi khác, những câu chuyện của người dân địa phương ở vùng sâu vùng xa vượt sông bằng cách đu dây đã lác đác xuất hiện trên các mạng xã hội, gây phẫn nộ trong công chúng.

Học sinh Kon Tum phải đu dây để qua sông Pôkô. Nguồn: OntheNet
Học sinh Kon Tum phải đu dây để qua sông Pôkô. Nguồn: OntheNet

Những nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam thường thừa nhận rằng tham nhũng đang làm bại hoại niềm tin của nhân dân. Họ đã lập lại điều này một lần nữa tại đại hội toàn quốc kỳ XII khi bầu chọn an lãnh đạo của Đảng Cộng sản vào tháng Giêng.

Nhưng giới phân tích nói rằng đây là một thời điểm sống-còn cho Việt Nam để dựng lại niềm tin đã vỡ, đúng lúc đang xem lại Luật Phòng chống Tham nhũng của mình sau mười năm thực hiện. Giới phân tích nói, những sơ hở trong quy định về kê khai tài chính cần được giải quyết khi tu chính đạo luật.

Abuza cho biết, nếu không làm như vậy “nhà chức trách sẽ chỉ là trò hề. Các ràng buộc đối với Đảng Cộng sản là họ hiểu rằng tham nhũng là một mối đe dọa hiện hữu, vấn đề đó có thể làm cho họ mất tính hợp pháp, nhưng họ biết rằng các đảng viên của họ là những người đã hưởng lợi nhiều nhất nhờ một nền kinh tế kẹt giữa kế hoạch và thị trường.”

“Hiện vẫn còn kiểm soát quá nhiều của nhà nước trong nền kinh tế, cho phép những tay trong liên kết để trục lợi cá nhân.”

Tác giả là một ứng viên MS Khoa Báo chí tại ĐH Columbia, New York.

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Vietnam’s Corruption Problem. The country struggles to fight corruption as the public is kept in the dark about officials’ wealth. By Dien Luong, The Diplomat, February 29, 2016.