Đại Học | Số 5 năm thứ V

Viện Đại học Huế

No5-big1962Nhưng phương pháp viết sử của Lê Văn Hưu, dầu giản tiện, cũng có thể đem đến nhiều sai lầm. Trước hết, dầu ông đã đọc, kể từ thời Triệu Đà, nghĩa là từ đời Nhị Thế nhà Tần (209-207) mà đi, qua hơn 200 quyển (sách gồm 291 quyển) của bộ Tư trị Thông giám, ông vẫn bỏ qua nhiều chỗ về Giao Chỉ, Giao Châu, hoặc An Nam. (Nguyễn Phương, “Những sai lầm của Đại Việt Sử ký Toàn thư”, TCĐH, Số 5, tháng 10, 1962, trang 785)

Một trang trong Đại Việt sử ký Toàn thư. Nguồn: Wikipedia.org
Một trang trong Đại Việt sử ký Toàn thư. Nguồn: Wikipedia.org

2 Comments on “Đại Học | Số 5 năm thứ V

  1. SỬ HỌC XƯA VÀ NAY

    Trên Tạp chí Đại Học (Huế) số 5 năm thứ V, tháng 10/1962 có bài viết của tác giả nhà sử học Nguyễn Phương “Những sai lầm của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” do nhà sử học nổi danh Lê Văn Hưu viết ra từ thời Lê cách đây trên 500 năm, là bài viết ngày nay vẫn đáng nên đọc. Nhân đó xin có thêm vài ý kiến ngắn như sau.

    Sử học xưa của ta tất nhiên viết bằng chữ Hán, một số tài liệu khác có thể bằng chữ nôm, hầu hết đều đã dịch ra tiếng quốc ngữ ngày nay, tuy vậy người nghiên cứu lịch sử nghiêm túc nếu đọc lại được từ bản gốc tiếng Hán hay chữ nôm càng tốt. Bởi vì như thế mới thấy được hết mọi cái chính xác hay vi tế ngay từ đầu của nó.

    Có điều như ông Nguyễn Phương đã nói, các nhà sử học cũ của ta hay sử dụng lại các tài liệu Hán Văn của sử Tàu, cả một số chỉ viết theo cách biên niên của họ, do vậy cách trình bày có thể lộn xộn không rành mạch hay dễ gây ra các nhầm lẫn, đó là điều cũng nên đáng nói.

    Trong khi đó chúng ta biết rằng yêu cầu con người sống ở đời không phải chỉ nhằm cảm giác hay cảm xúc tình cảm mà còn chủ yếu còn nhận thức và tri thức chính xác. Bởi vậy ý nghĩa tầm quan trọng là giúp mọi người biết lại quá khứ một cách khách quan, xác thực và đầy đủ, điều đó không những ích lợi trong hiện tại mà cả trong tương lai, và đó trở thành yêu cầu chung cần thiết cho xã hội cũng như cả đất nước. Có nghĩa phương pháp luận sử học và mục đích xác đáng của sử học là điều không thể xem thường và coi nhẹ.

    Nói khác đi, phương pháp luận sử học luôn là phương pháp luận khoa học, và mục đích của sử học luôn là mục đích của chân lý, ở đây là chân lý lịch sử, tức mọi sự kiện quan trọng nhất đã xảy ra thật sự khách quan trong quá khứ đã qua của đất nước hay xã hội. Mà khoa học là tính đầy đủ, tính chính xác và tính hệ thống. Như vậy sử học phải có mối dây liên tục cụ thể không thể đứt đoạn, đó chính là tính lô-gích khách quan tự nhiên của lịch sử mà bất kỳ nhà sử học nghiêm túc, giá trị nào đều phải tôn trọng. Cũng như nghiên cứu lịch sử là nhằm ích lợi cho con người, cho xã hội, cho dân tộc, đất nước của mình, không thể chỉ nói vu vơ làm sao cũng được hoặc nói qua cho có.

    Từ đó cũng thấy rằng để nghiên cứu xác đáng lịch sử nước ta trong quá khứ, không thể không đối chiếu rành mạch với những sự kiện quan trọng trong sử học quá khứ của Trung Quốc, vì dầu muốn dầu không hay nói sao chăng nữa lịch sử nước ta trong quá khứ sâu xa vẫn liên quan mật thiết đến nhiều sự kiện lịch sử xưa Trung Quốc ngoài chính những sự kiện lịch sử bản địa quan trọng cố nhiên xảy ra tại chính nước ta. Nói khác lịch sử một đất nước cũng hầu giống như cơ cấu phát triển của một cái cây, tức mọi sự kiện trong đó đều liên quan nhau, có thể truy từ gốc tới ngọn, hay có thể đi từ ngọn nếu có tính lô-gích chính xác vẫn có thể lần ra đến gốc tất cả mọi vấn đề liên quan đến nó.

    Vậy nên các tài liệu lịch sử biên niên trong quá khứ của ta và của Trung Quốc đều cần thiết và có thể vận dụng được nhưng không thật sự là đầy đủ, vì chúng chỉ trên ý nghĩa tĩnh, trên tinh thần thụ động, không phải giá trị thông minh, sâu sắc, sáng suốt, linh hoạt, chính xác, cụ thể, xác đáng, cũng như có ý nghĩa cùng giá trị chiều sâu cần thiết của nhà sử học chân chính. Tức ý nghĩa quan trọng của sử học không những mang tính hệ thống đầy đủ, xác đáng, mà kèm theo phải có sự lý giải hoặc giải thích thông minh sắc sảo dựa trên những chuẩn mực phương pháp khoa học chuẩn xác thì mới đạt tới giá trị khách quan xác đáng để có thể hoàn toàn tin cậy cùng tuyệt đối thuyết phục người đọc được.

    Cũng từ đó để thấy rằng sử học không phải chỉ cần viết một lần mà nếu muốn có thể viết đi viết lại nhiều lần bằng các tác giả khác nhau để bổ sung cho nhau, soi sáng cho nhau tức cho người đọc, và các thế hệ sau có thể củng cố thêm cho thế hệ trước như một tiến trình nghiên cứu khoa học không hề ngừng nghĩ, đó mới đích thực là con đường khoa học đúng nghĩa, mà ở đây cụ thể chính là công việc hay yêu cầu nghiên cứu sử học. Sử học vừa là một nhiệm vụ lịch sử vừa là một nhiệm vụ và ý nghĩa khoa học khách quan là như thế. Sự chính xác hay xác đáng của sử học, cũng có nghĩa tính khách quan và đầy đủ, chuẩn mực của nó, chính là giá trị cũng như trình độ của nhà viết sử, tạo nên giá trị và trình độ của người đọc sử hay học sử.

    Điều đó cũng có nghĩa sử học không thể pha trộn bất cứ điều gì không phải là nó. Như nó phải là tinh chất mà không thể pha lộn tạp chất bất kỳ lý do gì, mục đích gì. Đây là điều không tránh được dưới chế độ quân chủ độc đoán, bởi quyền nhà vua luôn là quyền duy nhất, khiến lịch sử phải mang tính chính thống, tính triều đình, có khi cả tính cung đình, khiến dễ đi xa qua tính thời đại thật sự khách quan cũng như tính nhân dân hay tính quần chúng thiết yếu và đúng đắn của nó. Bởi lịch sử không phải do giai cấp cầm quyền lập nên, nó chính là phản ảnh sự phát triển hay sự tiến hóa xã hội nói chung, nên tính đại chúng của nó cũng phải một phần tính đến. Bởi vậy những ngoại sử, những dị sử, những bàng sử, các tài liệu văn học nghệ thuật tiếp cận hay song hành với lịch sử thường vẫn được mọi nhà sử học sử dụng đến. Bởi khoa học lịch sử chính là một khoa học nhân văn, khoa học xã hội, đó là ý nghĩa bao quát và chân chính nhất mà những nhà sử học có ý thức, có trách nhiệm, có lương tâm khoa học không thể nào làm ngơ hay bỏ qua được.

    Nói cụ thể và thực tế hơn, sử học không thể bị ngập lún hay chi phối quá xa bởi chính trị. Vì chính trị luôn chỉ mang tính nhất thời, tạm bợ, trong khi lịch sử là sự bền lâu, sâu xa và thống nhất. Chính trị chỉ là hệ luận, là kết quả của lịch sử, chính trị không bao giờ là mẹ đẻ của lịch sử như số người lầm tưởng. Sự lầm tưởng lớn lao này chính là sự lầm tưởng của mọi người cộng sản ngày nay. Vì học thuyết Mác là học thuyết duy vật thuần túy, nó lầm tưởng đó là tiêu chuẩn duy nhất của lịch sử mà quên đi hết mọi ý nghĩa tinh thần, ý thức tự nhiên trong con người. Do vậy những quan điểm như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử thật ra đều chỉ là thị hiếu phịa đặt chủ quan, nông cạn, không có cơ sở khoa học khách quan của Mác, nhưng lại được ngụy tạo, giải thích, phiên dịch quàng xiên như chân lý khoa học tuyệt đối xác đáng, khiến bẻ quẹo lịch sử, có khi xuyên tạc lịch sử theo các ý đồ chính trị nông cạn, chuyên chính, đó là sự tai hại cho lịch sử nói riêng và cho cả xã hội khách quan nói chung. Sự giải thích hay lý giải kinh tế xã hội của Mác về lịch sử chỉ đúng một phần nào đó, nhưng bởi vì là hoàn toàn cực đoan, hạn hẹp, nên nó thành quá khích, xa rời với mọi thực tế khách quan và khoa học.

    Đó đáng tiếc lại là thực trạng trong mọi chế độ cộng sản. Có nghĩa trong các xã hội đó, sử học bị chính trị hóa tuyệt đối, bị bóp méo tối đa theo quan điểm chính trị, đặc biệt nhất là lịch sử cận đại và hiện đại trong chính quốc gia đó và kể cả trên thế giới. Do đó trong chế độ cộng sản thực sự không hề có nhà viết sử chân chính, chỉ có cán bộ sử học làm theo lệnh lạc và theo quan điểm của nhà nước cộng sản. Đây là một tệ trạng đối với khoa học cũng như đối với chính bản chất của lịch sử khiến lịch sử chỉ còn là tôi đòi của chính trị và của quyền lực. Mà khi lịch sử không còn chính xác, chuẩn mực, mọi thế hệ hiện tại và tương lai đều trở thành nạn nhân của nó hết cả. Ý nghĩa của lịch sử không còn chân lý, công lý, chỉ trở thành công cụ thấp kém, tầm thường và nhất thời, đó chính là tai hại của học thuyết chủ nghĩa Mác đối với chân lý khoa học khách quan nói chung, với sử học cũng như lịch sử một cách thực tế và cụ thể, đồng thời cũng thiệt hại đối với tương lai mỗi dân tộc và đất nước mà nó từng can dự. Nhưng điều này không bao giờ sửa được hay chấn chính được, bởi vì đó là bản chất của chính trị cộng sản, tức bản chất cỡi lên đầu lịch sử và cả chân lý khách quan mà không thể ai phê phán hay nói được.

    THƯỢNG NGÀN
    (31/8/16)

  2. PHÂN TÍCH Ý NIỆM “THA NHÂN”
    VÀ Ý NIỆM “XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”

    Trong Tạp chí Đại Học (Huế) số 5 năm thứ V (tháng 10/1962) dường như chủ đề nhằm nói về ý nghĩa của “tha nhân” nay đọc lại cũng rất thú vị, trong đó có các bài viết của các ông Trần Thái Đỉnh, Trần Văn Toàn đều là những giáo sư đại học rất có tên tuổi lúc đó, và những bài viết của họ thể hiện những nội dung và những quan điểm phân tích về các khía cạnh vấn đề đó khá phong phú và sâu sắc. Ở đây trong ý nghĩa thời sự hiện giờ, chúng ta thử phân tích lại trong tính cách bổ sung thêm ý niệm về “tha nhân” khi xưa, và ý niệm về “chủ nghĩa xã hội” hay “xã hội chủ nghĩa” từ bấy lâu nay mọi người đều thường nghe nói là gì.

    Trước hết ý niệm tha nhân. Tha trong tiếng Hán Việt có nghĩa là khác. Nhân trong tiếng Hán Việt có nghĩa là con người. Tha nhân tức con người khác với tôi. Tôi là con người, cũng lại có con người khác ngoài tôi, đó là ý nghĩa tha nhân. Con người khác ngoài tôi vừa mang ý nghĩa như tôi, giống tôi, vừa có ý nghĩa khác tôi. Nhân = nhân. Tha = khác. Bởi ai cũng như tôi thì còn gì để nói nữa. Nhưng nếu khác là khác hẳn mọi phương diện thì cũng đâu có thể làm thành xã hội con người. Chính tôi sống trong xã hội nên mới có tôi. Chính người khác cũng sống trong xã hội như tôi nên mới có người khác. Đó chính là cái cách đồng nhi bất hòa, hay hòa nhi bất động mà nhiều ngàn năm trước chính Khổng tử đã từng nói đến. Sự kết hợp xã hội là sự kết hợp của những con người khác nhau, sự hòa đồng hay hòa hợp trong xã hội cũng thế, không thể ai cũng như ai nhưng cùng hòa đồng được, hòa đồng được nhưng không phải đồng nhất hóa lẫn nhau, ý nghĩa sâu xa của ý niệm tha nhân chính là như vậy.

    Từ đó cũng thấy nếu không có người khác cũng không thể có tôi. Bởi mọi người khác như một đơn vị độc lập, trong đó có tôi, như vậy mới tạo nên xã hội. Tính bình đẳng, tính dân chủ, tính tự do trong xã hội biểu thị hoàn toàn ở đây chính là như thế. Bởi mỗi cá nhân không phải đột nhiên từ trời rơi xuống, từ đất chui lên, từ hư vô mà có, nhưng có xã hội trước rồi mới có cá nhân. Có từng cá thể trước rồi mới kết hợp thành xã hội. Tức mỗi người cụ thể, tức cá nhân hay cá thể là cái hiện thực, cụ thể trước nhất, cái làm tiền đề hay điều kiện tất yếu cho xã hội được hiện hữu. Có nghĩa xã hội chỉ là ý niệm hay khái niệm trừu tượng, nó chỉ chung mọi cá nhân hợp thành mà không chỉ riêng cá nhân nào cả. Trong khi đó chính mọi cái cụ thể mới là cái có thật, mọi cái trừu tượng chỉ có trong suy nghĩ, trong nhận thức, trong tư duy, ý thức của con người.

    Tương tự như thế, xã hội cụ thể như là một tồn tại khách quan cũng không phải từ trời rơi xuống, từ đất chui lên, từ hư vô mà đến, nhưng nó xuất hiện từ trong diễn tiến lịch sử khách quan, lịch sử vũ trụ, lịch sử tiến hóa trên mặt đất, lịch sử phát triển đã có của xã hội loài người. Mỗi cá nhân do vậy cũng là một lịch sử riêng, xã hội cũng vậy, cũng là một lịch sử chung. Quan hệ nền tảng của cá nhân và xã hội cũng thế, quan hệ nền tảng giữa tôi và thân tất yếu cũng thế. Nhưng rõ ràng tồn tại của tôi không phải chỉ là tồn tại thân xác mà còn là tồn tại ý thức, nhận thức. Tồn tại của tha nhân cũng là như thế. Thân xác tôi và thân xác tha nhân sống trong xã hội, nhưng ý thức của tôi, nhận thức của tôi cũng như ý thức riêng của tha nhân, nhận thức riêng của tha nhân cũng có mặt trong xã hội. Do vậy tôi không thể bắt buộc mọi người phải giống như tôi, hay tha nhân hay người khác cũng không thể bắt buộc tôi cũng phải y chang như họ. Đó là ý nghĩa độc tài tầm thường, hạ sách, hoàn toàn phi lý, hoàn toàn chủ quan và hoàn toàn ngu ngốc.

    Khổng tử ngày xưa có đưa ra ý niệm quan trọng, đó là khái niệm “trung thứ”. Trung là đi sâu vào tận cùng lòng mình thì cũng tỏa ra được thứ, là nghĩ về người khác, thông cảm, hiểu biết và thương yêu người khác. Không trung thì cũng không thể thứ, ý nghĩa tính nhân bản hay đạo nhân của người quân tử trong Nho giáo xưa chính là thế. Nên trung thứ mà mối hài hòa, mối liên hệ ràng buộc tốt đẹp không thể không có trong xã hội. Nói nôm na nó cũng giống như câu nói bình dân của người Việt “suy bụng ta ra bụng người”. Song ở đây cần phân biệt ý nghĩa tiêu cực và ý nghĩa tích cực trong đó. Ý nghĩa tiêu cực là ý nghĩa chủ quan, cứ lòng dạ mình hẹp hòi thấp kém thì nghĩ hay cho rằng người khác cũng vậy. Chỉ khi nào lòng dạ mình cao cả, cao quý, cao thượng, thì mới nhận ra, mới thấy hết ra được mọi cái cao quý, cao cả, cao thượng đó nơi người khác. Như vậy cái hiểu, cái thông cảm lẫn nhau giữa người và người trong xã hội không chỉ đơn gian thuần túy duy nhất là dữ kiện thân xác hay ngôn ngữ thân xác, nhưng đó lại chính là dữ kiện, ngôn ngữ từ trái tim, từ ý thức, từ nhận thức, tức là từ óc thông minh và trí tuệ.

    Như vậy rõ ràng con người luôn có phần hồn và phần xác. Phần xác là phần thân xác, sinh lý, thể lý, có cơ thể sinh học mới tồn tại, đó là phần mẫu số chung của muôn ngàn loài vật. Còn phần hồn tức phần ý thức, phần nhận thức về nhân văn, văn hóa, phần tinh thần, mà phần tử số này chỉ loài người mới có. Cho nên thân xác chỉ mới là điều kiện cần, chưa phải điều kiện đủ. Chính tình cảm nhân văn cao quý trong con người, trí tuệ và học vấn, hiểu biết mọi loại nơi con người, các ý nghĩa sáng tạo mọi loại nơi đầu óc con người, đó mới chính là những giá trị cao nhất nơi con người cần có cũng như nơi xã hội cần có. Không bất kỳ ai sinh ra đời mà biết tất cả (sinh nhi tri chi, là điều mà Khổng tử từng nhắc nhở), nên con người cần phải được giáo dục, đào tạo, rèn luyện mọi hiểu biết, mọi kỹ năng thiết yếu mới có thể thành người trí thức, người hiểu biết, có năng lực, có trí tuệ, có lợi cho mình, cho tha nhân, cho mọi người, cho xã hội. Nền giáo dục cũng như mọi thành tựu giáo dục mà con người có được là do xã hội mang lại, lịch sử mang lại, cá nhân được tiếp nhận và từ đó tạo nền tảng để mình đóng góp lại cho người khác, cho tha nhân, cho xã hội, cho lịch sử, đó chỉ là ý nghĩa, quy luật tự nhiên khách quan hữu ích mà muôn đời đều có nó.

    Thế nên ý nghĩa sống của cá nhân con người không phải chỉ là ý nghĩa đơn vị thể xác, đơn vị pháp lý, đơn vị sinh tồn nào đó, mà chính là ý nghĩa nhân vị, tức vị trí làm người trong tự nhiên và trong xã hội. Nhân vị thì ai cũng giống ai, không phân biệt giai cấp, không phân biệt hoàn cảnh hay địa vị xã hội. Còn trí tuệ là cái riêng tư, cái trời cho, nhưng phải được học tập, rèn luyện, đào tạo mới có thể phát huy hoàn toàn đầy đủ. Vì thế lao động hay cần lao là điều kiện tối yếu mà mọi người cần phải có, xã hội luôn phải có. Con vật đi kiếm mồi cũng là thứ lao động của nó, nhưng đó là thứ lao động trong thiên nhiên, hòa lẫn trong tự nhiên. Con người sống cũng là lao động mọi mặt, nhưng lao động trong nhân văn, với xã hội, từ nguồn gốc nhân văn và tạo nên kết quả nhân văn, đó là điều mà con người và xã hội loài người hoàn toàn khác với con vật và xã hội loài vật. Từ đó lao động con người cũng chia làm hai phân cấp, lao động chân tay giản đơn và lao động trí não, đầu óc. Lao động chân tay thì chỉ đơn giản, vì nó tác động trực tiếp vào sự vật, vào thiên nhiên. Nhưng lao động trí tuệ là lao động phức tạp, nhiều năng lực sáng tạo hơn, tác động gián tiếp vào sự vật và thiên nhiên một cách bao quát, hiệu lực và kết quả hơn. Lao động giản đơn do vậy cũng gần gủi với tính tập thể hơn, còn lao động trí tuệ vì phức tạp nên nó thiên về tài năng riêng và có khuynh hướng cá lẻ hơn. Như vậy hiểu lầm ý nghĩa của tập thể, của bề ngoài, của giản đơn để cái gì cũng tôn vinh tập thể, phủ nhận mọi sắc thái cá thể độc đáo và sáng tạo, đó là sự thấp kém, tầm thường và ngu dốt.

    Thế nhưng ý nghĩa lao động tập thể, xã hội tập thể là điều mà cả Mác lẫn Lênin đều đặt nặng và đề cao trước nhất. Điều ấy chẳng có gì ngạc nhiên cả. Vì Mác là người duy vật thuần túy, không thấy ý nghĩa hay giá trị nào nơi con người, nơi tinh thần con người ngoài ý nghĩa vật chất. Có nghĩa mọi cá nhân đều là những đơn vị vật chất như nhau, xã hội là một tổ hợp đơn vị vật chất được nâng cấp lên như nhau, vậy lao động tập thể chủ yếu là sắc thái, đặc trưng, hay nguyên lý, nguyên tắc của thế giới vật chất. Đó là cái mà trong thâm tâm Mác hiểu là chủ nghĩa xã hôi hay xã hội chủ nghĩa. Tức thứ chủ nghĩa bầy đoàn hay như đơn vị toán học không phân biệt. Xã hội thống nhất dưới sự chỉ huy duy nhất, chẳng khác luật hấp dẫn, luật tương tác vật chất là những quy luật khách quan cơ bản mà bất kỳ nhà vật lý học nào cũng biết. Nên thật ra thế giới chủ nghĩa Mác là thế giới không thèm hiểu tinh thần là gì, không chịu hiểu tinh thần là gì, chỉ đơn giản giản lược mọi cái gì con người có đều chỉ là vật chất, toàn đồng loạt, toàn hệ cấp trên dưới, toàn vận động y hệt, đó được hiểu là chủ nghĩa xã hội hay xã hội chủ nghĩa mà từ Mác đến Lênin về cơ bản đều chủ trương và chấp nhận. Đó là lý do tại sao Mác cho đạo đức phi cộng sản đều là đạo đức tư sản, tự do dân chủ cổ điển truyền thống đều là tự do dân chủ kiểu tư sản, chỉ đạo đức vô sản là đạo đức đấu tranh giai cấp, đạo đức đời sống tuyệt đối tập thể mọi phương diện, đó mới được quan niệm là giá trị lý tưởng và xã hội lý tưởng mà cả Mác và Lênin đều theo đuổi để nhằm thực hiện. Đó cũng là lý do tại sao Mác phủ nhận cả triết học, cả pháp luật có trước Mác, cho rằng đó chỉ là ý thức hệ tư sản, còn ý thức hệ cộng sản hay vô sản kiểu Mác mới thật sự là cách mạng, là thủ tiêu triết học bằng cách thực hiện nó. Quan niệm điên loạn như vậy, quan niệm vô chính phủ như vậy, quan điểm xã hội cộng sản hoàn toàn không tưởng của Mác người ta có thể đọc trong tác phẩm Các chủ đề về Feuerbach, Cương lĩnh Gotha, mà hẳn mọi người đều biết.

    Thưc chất Mác là người quan niệm hoàn toàn ngược ngạo. Xã hội nguyên thủy hoang dã của con người được Mác mệnh danh là xã hội cộng sản nguyên thủy. Từ đó xã hội phát triển đi lên khách quan của xã hội loài người bị Mác quy chụp là xã hội tư hữu, xã hội có giai cấp, để cuối cùng Mác cho rằng xã hội cộng sản không tưởng trong tương lai mà Mác nghĩ ra là xã hội cộng sản khoa học. Khái niệm được cho là “khoa học” dễ khiến nhiều người hiểu lầm là xuất phát từ sự mê tín mù quáng của Mác vào Hegel. Hegel là nhà triết học duy tâm nhưng sáng tạo ra hệ thống tư duy bao quát nhất của mình và tự mãn tự cho đó là “khoa học”. Hạt nhân khoa học đó theo Hegel chính là nguyên lý biện chứng luận (Dialektik), mà cái cốt lõi của nó là sự phủ định của phủ định, hay tam trình cứng nhắc đề – phản đề – hợp đề. Vậy là Mác vớ bở cho xã hội cộng sản không tưởng của mình là xã hội cộng sản “khoa học”, khiến nhiều người mê tít ở chữ khoa học chắc như đinh đóng cột, có ai ngờ rằng đó chỉ là ý nghĩa mê tín của Mác vào cái được gọi là “phép biện chứng” đó. Chính Trần Đức Thảo suốt cả cuộc đời mình cũng không hề thấy ra điều đó, nên chỉ thò lò mê tít, huongs hồ bao nhiêu người trình độ nhận thưc, trình độ trí thức làm sao mà bằng Thảo. Cho nên dùng khái niệm duy tâm thuần túy của Hegel để lắp ghép vào cho quan điểm thuần túy duy vật của mình, và tự mãn cho đó là ý nghĩa “khoa học”, là chân lý khách quan vô địch tuyệt đối đúng, thật sự không ai ngu dốt hoặc nông cạn hơn Mác. Không ai lấy nguyên tắc bản chất của nước để làm hạt nhân vận động cho nguyên tắc bản chất của lửa, nguyên tắc của vật chất làm hạt nhân cho sự vận động của ý thức, quả là kiểu điếc không sợ súng như chính Mác đã thể hiện. Đó là chưa nói động lực phát triển nền văn minh, văn hóa của nhân loại là khoa học kỹ thuật cộng vợi phát triển nhân văn, Mác lại theo cách mê tín đó cho lịch sử nhân loại từ trước đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp, chính quan hệ sản xuất quyết định lực lượng sản xuất mà hoàn toàn không phải ngược lại. Sự khùng điên và sự ngu khờ của Mác thật khó có ai chấp nhận được nếu cho ông ta sống trong chế độ dân chủ tự do thật sự mà không phải chế độ độc tài tự phong là dân chủ gấp cả triệu lần mà ông ta đã mang lại.

    Cho nên cái được cho là giai cấp, đấu tranh giai cấp, xã hội không giai cấp của Mác thực chất đều là cả dọc dài lầm lẫn nhưng nó trở thành xương sống cốt lõi mà nếu không có chúng học thuyết chủ nghĩa Mác cũng không thể nào tồn tại được. Mác không hiểu rằng giai cấp chỉ là cấu trúc nhất thời luôn luôn biến chuyển của lịch sử khách quan của xã hội. Một quan niệm xã hội không gian cấp chỉ là quan niệm sự vật nào đó không có cấu trúc, nhưng không có cấu trúc làm sao nó tồn tại được. Đó là cái ngây thơ hay cái nông cạn tột cùng của Mác. Nên đấu tranh con người luôn luôn có trong xã hội vì đó là nguyên lý sự sống khách quan và tự nhiên, vì con người luôn luôn tồn tại cụ thể. Song giai cấp chỉ là sự trừu tượng hóa trong ý thức về một loại phạm trù người na ná nhau trong xã hội như thế nào đó. Có nghĩa giai tầng hay giai cấp xã hội là khách quan luôn luôn có chỉ như những dạng cấu trúc nhất định nào đó. Đàng này Mác cho đấu tranh giai cấp chủ yếu là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, giai cấp hữu sản và giai cấp vô sản, như là sự phủ nhận lẫn nhau liên tiếp không hề ngừng nghỉ trong lịch sử nhân loại. Rồi cuối cùng Mác cho xã hội cộng sản tối hậu là tồn tại bất biến, không còn biến chuyển nữa, thật là phi biện chứng, phi lô-gích mà chỉ điên khùng, dốt nát hay hoàn toàn ảo tưởng mới có thể tin như thế đươc.

    Thế nhưng Mác lại cho giai đoạn đó là giai đoạn sau tiếp liền theo của giai đoạn trước là giai đoạn “xã hội chủ nghĩa”. Tức xã hội cộng sản chủ nghĩa là giai đoạn con người làm theo lao động, hưởng theo nhu cầu. Còn giai đoạn chủ nghĩa xã hội hay xã hội chủ nghĩa là giai đoạn làm theo lao động hưởng theo năng suất. Mác quên rằng nhu cầu của con người là vô hạn, trong khi đó sản phẩm xã hội làm ra luôn hữu hạn, thế mà đem cả hai yếu tố đó lắp lại với nhau, thật không ai ngây thơ hoặc ngu dốt bằng Mác. Bởi khoa học kỹ thuật thì luôn phát triển không ngừng, trong khi ý thức lao động giản đơn của con người luôn dẫm chân tại chỗ, nhưng Mác lại dùng ý niệm “bóc lột” đế san bằng tất cả, dùng ý niệm giá trị thặng để nhằm cào bằng tất cả. Mác không nhìn ra được tính cách khác biệt giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô là thế nào. Không thấy được rằng bầu khí quyển không bao giờ thoát ra khỏi trái đất, tầng thủy quyển cũng vậy, tức nước nào cũng đổ ra sông, sông nào cũng đổ ra biển. Biển là nơi hưởng dụng chung của mọi loài cá thể, tất cả đều đóng góp vào đó mà không cần ai lập trình cho nó trước cả.

    Vậy thì ý nghĩa của kinh tế xã hội là cần mọi nguyên tắc khoa học khách quan và hợp ý của nó, không cần gì ý thức hệ mù quáng, chủ quan, độc đoán, không tưởng nào cả. Chính điều này cũng phân biệt được giữa cơ chế xã hội tự do dân chủ hiệu quả và cơ chế độc tài máy móc lạc hậu phi hiệu quả, phản hiệu quả là như vây. Nhưng nếu không thể có cái gọi là xã hội cộng sản khoa học hoàn toàn phi lý mà Mác tưởng tượng, ngụy đặt, phịa đặt ra theo chủ quan riêng, thì cũng làm thế nào có được thời kỳ quá độ chuyển tiếp từ xã hội chủ nghĩa lên cộng sản chủ nghĩa như nhiều người tưởng tượng. Thậm chí có thời kỳ người ta quyết đoán thời kỳ quá độ kéo dài vài chục năm, sau đó suy nghĩa lùi lại và trăm năm, cuối cùng có người cho rằng cả ngàn năm chưa biết có đạt đặng không, thật là kiểu áp đặt những suy nghĩ độc tài theo một cách hoàn toàn tếu tếch. Nên tóm lại ý niệm tha nhân và ý niệm xã hội chủ nghĩa hoàn toàn khác nhau hay ngược nhau cách đặt biệt. Đề cao tha nhân là đề cao xã hội, tránh mọi tính ích kỷ hay độc tài, khuyến khích tôn trọng người khác tức tôn trọng con người, đó chính là ý nghĩa nhân văn và cũng là ý nghĩa xã hội rộng rãi và bao quát.

    Trong khi đó ý nghĩa xã hội chủ nghĩa trong chủ thuyết Mác chỉ là ý niệm mang tính công thức giả tạo, nó được coi như tiền đề hay điều kiện tiên quyết để tiến lên xây dựng xã hội cộng sản. Đó là sự xây dựng bằng cưỡng chế, bằng giả tạo, bằng độc tài, bằng ép buộc mà thực ra tự trong thâm tâm không bất kỳ người lao động nhân chính nào muốn điều đó cả. Bởi vì thật ra lao động cốt yếu chỉ là phương tiện nhằm sinh tồn của con người mà không hề là mục đích. Mục đích của con người là vui chơi, sáng tạo, hưởng thụ mà không phải chỉ lao động kiểu bản năng như con ong cái kiến. Mặt khác lao động là nhằm tạo ra của cải tài sản riêng hoặc chung, mà tài sản của cải thực chất cũng chỉ là công cụ phục vụ đời sống, không phải mục đích đời sống hướng đến. Cho dầu con bọ hung vần phân cũng để nhằm tích lũy bảo đảm đời sống,
    không phải chỉ vần phân nhằm cốt vần phân. Thế thì con người cũng vậy, khi con người làm việc thì tự khắc xã hội phát triển, cá nhân phát triển, không phải làm việc chỉ để nhằm xây dựng xã hội như xây dựng một mẫu nhà tiền chế theo cái họa đồ được chế tác trước nào đó. Thật là sự nhầm lẫn tai hại và khùng điên giữa ý niệm chủ nghĩa xã hội hình thức, giả tạo và ý nghĩa quan điểm xã hội như một quan niệm sống chan hòa giữa tha nhân và bản thân mỗi người phải có. Từ đó cũng thấy ra được học thuyết Mác là học thuyết hoàn toàn giả tạo, tạo ảo giác cho con người quá nhiều cái, lấy cái hư làm cái thật, thậm chí thay thế cả cái thật mới là điều gây nhiễu hại cho xã hội, lịch sử và con người nhiều nhất. Như tự xưng là khoa học để làm điều phi khoa học, phản khoa học, tự xưng là xã hội để làm điều phản xã hội, tự xưng là nhân văn để làm điều phản nhân văn, tự xưng là giải phóng để đưa vào quan điểm độc tài khô cứng và máy móc, tự xưng là xóa giai cấp để đưa vào xã hội giai cấp giả tạo hơn bao giờ hết. Từ đó cái tai hại nhất là làm huyễn hoặc những cái có thật, cần thiết thật, tạo thành xã hội giả ảo không phát triển để mệnh danh là xã hội hiệu quả và phát triển. Tạo cho các cá nhân và xã hội chỉ sống trong ảo giác mà cứ ngỡ là thật, tự mệnh danh là thật. Nên khoa học bị triệt tiêu để thay vào đó ý thức hệ khô cằn và vô bổ, khái niệm xã hội cần thiết, thiết yếu, hồn nhiên, khách quan bị thay vào đó khái niệm xã hội giả tạo, tưởng tượng, không thực chất, thế thì còn gì mọi quan niệm nhân văn về con người, về xã hội một cách khách quan tự nhiên được nữa. Cái cản ngại con đường khoa học thật để đi vào con đường giả khoa học, cái cản ngại xây dựng xã hội thật để chỉ toàn xây dựng xã hội ảo mà học thuyết Mác gây ra trong cả một thế kỷ qua trên toàn thế giới là như thế. Con người ảo thay thế cho con người thật, con người đóng kịch trên sân khấu theo kiểu triền miên thay thế cho con người hồn nhiên sống vì mình, vì tha nhân, vì xã hội, vì đời, đó chính là những lỗi lầm hay kể cả tội lỗi và tội ác do Mác gây ra cho toàn nhân loại thời cận đại đều không ngoài là như thế. Mác thần thánh hóa giai cấp vô sản theo kiểu mê tín mà quên đi chính bản chất con người và bản chất nhân loại bao quát và làm nền cho tất cả. Thấy cây mà không thấy rừng đó là đỉnh cao trí tuệ loài người trong muôn đời mà chính bản thân Mác và học thuyết cách mạng xã hội theo kiểu tàn khốc nhất của ông đã từng biểu hiện.

    ĐỈNH NGÀN
    (05/9/16)