Một câu chuyện về hai vụ ám sát: JFK của Việt Nam

Sergei Blagov | Trà Mi

trinh-minh-theMOSCOW – Một người lãnh đạo trẻ táo bạo bị giết một cách bí ẩn khi ngồi trên một chiếc xe mui trần. Một ngôi sao đang lên trong bầu trời chính trị trúng đạn súng trường của một tay súng bắn tỉa từ trên cao, bắn vào sau đầu của nạn nhân.

Người đọc sẽ đoán đây là một đoạn mô tả lại cảnh cuộc ám sát ở Dealey Plaza tại Dallas, đã kết liễu cuộc đời tổng thống Mỹ John Fitzgerald Kennedy hơn 40 năm trước đây. Nhưng đoán như thế là một sai lầm.

Trong một bản chiếu thử như một điềm báo trước bi kịch ám sát năm 1963 tại Dallas, đó là chuyện Tướng Trình Minh Thế, người đã bị bắn vào sau tai, dường như vì một viên đạn bắn tỉa, vào tháng 3, 1955. Theo đạn đạo bắn ông chết thì xạ thủ dường như ở vị trí ở đằng sau và ở trên Trình Minh Thế – cũng giống vị trí của tay súng bắn tỉa đã ám sát JFK năm 1963.

Theo thông báo chính thức, Tướng Thế đã thiệt mạng trong một cuộc giao tranh trên đường phố ở Sài Gòn trong khi ngồi trong xe Jeep của ông gần cầu Tân Thuận, gần nơi kênh gặp sông Sài Gòn và nơi quân của ông đã đang giao tranh với một nhóm vũ trang của phe đối lập. Tuy nhiên, vẫn còn có những sự không thống nhất và lỗ hổng trong nguồn tin chính thức về cái chết của Trình Minh Thế.

Cầu Tân Thuận, Saigon (T.p.Hồ Chí Minh), Việt Nam. Nguoogn: Google
Cầu Tân Thuận, Saigon (T.p. Hồ Chí Minh), Việt Nam. Nguoogn: Google
Giao tranh ở Saigon giữa quân đội Quốc gia và quân Bình Xuyên (Tháng 4, 1955). Nguồn CIA
Giao tranh ở Saigon giữa quân đội Quốc gia và quân Bình Xuyên (Tháng 4, 1955). Nguồn CIA

Chỉ cần nói các nhân chứng cho biết ngõ vào và lối ra của vết thương ở những nơi khác nhau cũng đủ chứng minh bản tin có lỗ hổng. Nhưng những thông báo chính thức khăng khăng là Trình Minh Thế đã trúng đạn của “kẻ thù”. Thông báo chính thức viết “Viên đạn bắn xuyên mắt trái của Tướng Thế, và không phải trúng vào phía sau đầu của ông.” Tuy nhiên, giả thuyết “bị lạc đạn” của chính phủ trong trường hợp Trình Minh Thế hầu như không thoả mãn được người nào. Thông báo chính thức (của chính phủ) được xem như là một cố gắng để che đậy sự thật là Trình Minh Thế đã bắn ở phía sau đầu, cho thấy đây là một âm mưu.

Nhiều người tin rằng Trình Minh Thế đã bị bắn từ phía sau, và quanh vết thương là khói đen của thuốc súng(1), cho thấy ông đã bị bắn từ khoảng cách gần (point-blank range). Được biết viên đạn bắn vào tai phải của Trình Minh, đã xuyên qua đầu và làm bể tròng mắt trái của ông. Sự khác biệt có thể được giải quyết bằng một cuộc khám nghiệm tử thi bình thường, nhưng chính quyền đã không bao giờ hoàn tất một cuộc giảo nghiệm. Không cần thiết phải tuyên bố vụ án chấm giứt, sau đó, vì không có vụ ám sát nào hết.

Chính phủ Sài Gòn, đứng đầu là Tổng thống Ngô Đình Diệm, sau đó bị cáo buộc là đã che đậy vụ ám sát được coi là tội phạm chưa giải quyết quan trọng nhất của Việt Nam. Có tin đồn rằng thi hài của Trình Minh Thế đã biến mất khỏi phần mộ của ông như để che giấu sự thật. Không có gì phải ngạc nhiên khi những người ủng hộ tướng Trình Minh Thế đã tuyên bố rằng ông Diệm đứng đằng sau vụ ám sát.

Trình Minh Thế, người đã được đóng vai trong một cuốn phim Miramax gần đây, “Người Mỹ trầm lặng”, như một nhân vật ngang tàng, có nhiều kẻ thù. Tuy nhiên, những người ủng hộ xem ông như một người quốc gia độc lập thực sự, một người có thể đã lãnh đạo Việt Nam tốt hơn so với Thủ tướng Diệm, chỉ là một bù nhìn “khác”. Những suy đoán thế này làm người đọc nhớ về những người cho rằng, nếu Tổng thống Kennedy sống, ông sẽ chọn rút quân khỏi chiến tranh Việt Nam.

Người ta cũng có thể lập luận tương tự như vậy, rằng chuyện Trình Minh Thế muốn loại bỏ Thủ tướng Diệm có thể đã có thể kéo theo sự rút lui sớm của Mỹ. Nhưng với cái chết của Trình Minh Thế, Thủ tướng Diệm đã nghiền nát phe đối lập trong bước đầu tiên đi đến sự độc quyền nắm giữ quyền lực ở miền Nam Việt Nam, sau đó bất chấp miền Bắc và bỏ qua việc bầu cử như đã định trong hiệp định Geneva 1954. Do đó, cuộc bầu cử toàn quốc ở Việt Nam chưa bao giờ được tổ chức vì ông Diệm không muốn, và sợ Hồ Chí Minh có lẽ sẽ giành được đa số phiếu. Và mặc dù không có những chữ “nếu” trong lịch sử, (nếu) việc Trình Minh Thế loại bỏ Diệm đã xảy ra thì có thể đã tránh được chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Sự leo thang sẽ không phải xảy ra, 3 triệu người Việt Nam đã không phải chết, và cũng không làm 58.000 người Mỹ thiệt mạng ở chiến trường.

Việc so sánh giữa cái chết của một chính khách Việt Nam ít được biết đến và vụ ám sát chưa được giải quyết vĩ đại nhất của thế kỷ 20 có thể xem như một sự phóng đại cường điệu. Tuy nhiên, tám năm sau khi Trình Minh Thế bị bắn chết người ta có cảm giác “như đã thấy rồi” (deja vu) xung quanh cái chết của JFK. Cũng như vụ ám sát tướng Thế, tiếng súng nổ ở Dealey Plaza cũng đã có những tranh cãi bất tận về một tay súng bắn tỉa từ phía trên và phía sau, cũng như những tranh chấp về đạn đạo và điểm đạn bắn vào và điểm đạn trổ ra của vết thương.

Dealy Plaza, Dallas 1963 – Newsweek
Dealy Plaza, Dallas 1963 – Newsweek

Tuy nhiên, so sánh này không phải chú trọng về những chi tiết của hai vụ ám sát. Cả hai sự kiện xảy ra đã đánh dấu những bước ngoặt quan trọng trong lịch sử của sự tham gia của Mỹ tại Việt Nam.

Trước khi chết, Kennedy viết bản Ghi nhớ Công tác An ninh Quốc gia (NSAM) 263, trong đó ông nêu ra kế hoạch rút 1.000 quân về Mỹ trước mùa Giáng sinh năm 1963 và rút tất cả các nhân viên Mỹ ra khỏi Việt Nam vào cuối năm 1965. Vào ngày sau đám tang của JFK, vừa tuyên thệ nhậm chức xong, Tổng thống Lyndon B Johnson đã ký ngay NSAM 273, đảo ngược lệnh của Kennedy và tăng số lượng quân Mỹ tại Việt Nam.

Hơn nữa, cũng còn một nhân vật lịch sử bị cáo buộc đã tham gia vào cả hai vụ ám sát. Một nhân vật đứng đầu những chiến dịch bí mật huyền thoại, Edward G. Lansdale, một anh hùng mũ trắng đắm chìm trong “thủ đoạn bẩn thỉu”, một người chi phối chính trường (kingmaker) và một kẻ mưu mô, đã nhào nặn và nghiền những người châu Á để đem vinh quang về cho đế chế Mỹ.

Lansdale (trái) và Trình Minh Thế (phải) trong cuộc họp đầu tiên ở núi Bà Đen. Hình: http://randomaniac.us/
Lansdale (trái) và Trình Minh Thế (phải) trong cuộc họp đầu tiên ở căn cứ tại núi Bà Đen (Tây Ninh). Hình: http://randomaniac.us/

Trong cuốn “A Bright Shining Lie”, Neil Sheehan gọi Lansdale là “cha đẻ của miền Nam Việt Nam”, có lẽ là để đề cập đến trách nhiệm của Lansdale trong việc ảnh hưởng chính phủ Mỹ nghiêng sang ủng hộ ông Diệm vào năm 1955. Khi Lansdale đến Sài Gòn vào năm 1954, ông phải đối phó với nhiệm vụ dựng lên một người thay thế cho chính trường đầy màu sắc của những lưc lượng quân đội của các giáo phái và các băng nhóm tội phạm đã đang cai trị Nam Việt Nam. Bằng cách dùng tiền thanh toán cho những nhóm vũ trang, Lansdale đã vô hiệu hóa hầu hết những nhóm đó. Làm việc bí mật, Lansdale đã được cho là nhân vật, gần như một tay vận động, đã đưa ông Diệm đến đỉnh cao của quyền lực.

Lansdale rao giảng những gì ông gọi là chiến lược “bình dân”, một sách lược tương tự như những gì sẽ được gọi là “chiến thắng trái tim và khối óc”. Tuy nhiên, ông đồng thời tin rằng thủ đoạn bẩn sinh ra thủ đoạn bẩn. Khi nhận được một lệnh có vẻ sai lầm, ông ta đơn giản bỏ nó qua một bên và tiếp tục làm những gì ông nghĩ là đúng – và thường là nó đúng. Những loại hành động đi đường tắt thường quyến rũ đối với Lansdale.

Lansdale cũng là một bậc thầy của dối trá. Như ông đã thường nói, “Đó không phải là sự thật, nhưng là một cái gì đó do tôi bắt đầu. Mea culpa.” Là một cựu giám đốc ngành quảng cáo, Lansdale giới thiệu Trình Minh Thế như là Robin Hood [người hùng của dân thấp cổ bé miệng] của Việt Nam. Tuy nhiên, khi được hỏi một số câu hỏi khó chịu về Trình Minh Thế, Lansdale tuyên bố ông bị “tạm thời mất trí nhớ”.

Tổng thống Diệm traoo chưng chỉ. Sau lưng bên trái là Đại tá E. G. Lansdale (SMM), bên phải là tướng Lt Gen John C. O'Daniel. (USMAAG) Nguồn: Source: ASMIC Apr-June 1988 and Charlie Edwards.
Th. tướng Diệm trao chứng chỉ. Sau lưng bên trái là Đại tá E. G. Lansdale (SMM), bên phải là tướng Lt Gen John C. O’Daniel. (USMAAG) Nguồn: ASMIC Apr-June 1988 and Charlie Edwards.

Phía gièm pha Lansdale cũng đã tuyên bố rằng ông đã có một sự tham gia sâu hơn trong vụ ám sát ở Dealey Plaza. Fletcher Prouty, một đại tá hồi hưu của Không quân Mỹ, đã tuyên bố rằng trong bức ảnh nổi tiếng “ba người lang thang” ông nhận ra Lansdale là một người vô danh đi theo hướng ngược lại. Các bức ảnh cho thấy ba “người lang thang” bị bắt sau gò cỏ được hai nhân viên mặc đồng phục điệu đi ngang qua Dealey Plaza. “Ba người lang thang” vẫn còn là một bí ẩn, vì cảnh sát không có hồ sơ bắt giữ, với lời khai và cũng không ghi lại tên của họ.

Prouty đã viết một cuốn sách tựa đề “JFK: CIA, Việt Nam và các âm mưu ám sát John F. Kennedy” (Birch Lane Press). Nhân vật “X” do Donald Sutherland thủ vai trong phim JFK của Oliver Stone đã được dựa theo sách của Prouty. Theo Prouty, Lansdale đã có mặt ở Dealey Plaza như người “nhạc trưởng dàn nhạc”. Ông hẳn có dính líu đên câu chuyện ở bìa cuốn sách.

Lansdale, đã qua đời vào năm 1987, thường được gọi là động lực chính và lý thuyết gia đằng sau những chiến dịch chiến tranh tâm lý. Cách hoạt động của Lansdale thay đổi từ rùng rợn đến kỳ lạ. Đã có những đồn thổi về sự tương đồng có thể có với các sự kiện gần đây, kể cả những tuyên bố cho rằng Lansdale có liên quan đến một đề nghị khủng bố chống lại Hoa Kỳ trong những năm 1960 để kéo Hoa Kỳ vào một cuộc chiến tranh chống Cuba.

Edward Spannaus viết trên Intelligence Review Executive số ra tháng 10 năm 2001 về kế hoạch khủng bố có tên là “Chiến dịch Northwoods”. Bản kế hoạch chi tiết được cho là đã được thảo ra sau khi Tổng thống Kennedy đã chuyển trách nhiệm để đối phó với Cuba, vào cuối năm 1961, từ Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) qua Bộ Quốc phòng. Dự án tổng thể của Lầu Năm Góc đã được biết dưới tên “Operation Mongoose”, và là trách nhiệm của Lansdale, Phó Giám đốc Văn phòng Chiến dịch Đặc biệt của Lầu Năm Góc vào thời điểm đó. Operation Northwoods bị cáo buộc liên quan đến một loạt các đề án cho những hành động có thể được dùng để có thể biện minh cho việc Mỹ can thiệp quân sự ở Cuba, trong đó có “những vu không tặc chống lại hàng không không dân sự và tàu bè.” Theo Spannaus, Kennedy đã bác bỏ kế hoạch này,

Cũng cần mở dấu ngoặc đơn nói thêm rằng một số báo cáo của Lansdale chắc chắn có thể đẩy những nghi ngờ của giới theo lý thuyết âm mưu. Lansdale đã từng nói, “Bạn có thể … thoát được dù đã làm bất cứ điều gì, miễn là nó đúng và bạn làm điều đó vì những lý do đúng đắn.” Một thương hiệu khác về sự lịch duyệt của Lansdale là, “Đừng để các nghi thức lẻ tẻ trong cuộc sống chận đường.”

Tuy nhiên, bất kể vai trò thực tế của Lansdale trong cả hai vụ ám sát, những câu chuyện được coi là bị che đậy đã tiếp tục sống qua nhiều chục năm. Suy đoán về những vụ ám sát quan trọng và chưa được giải quyết có thể sẽ kéo dài cho đến khi những bí mật đen tối phải lộ mặt và phải đối diện sự thật đau lòng.

22 Tháng 11, 2003

Sergei Blagov, một phóng viên đã ở Việt Nam trong sáu năm, và là tác giả cuốn “Honest Mistakes: The Life and Death of Trinh Minh The (1922-1955) (Nova Science, 2001).

© DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: A tale of two assassinations: Vietnam’s JFK. By Sergei Blagov. Copyright 2003 Asia Times Online Co, Ltd. All rights reserved.

DCVOnline: (1) Thư gởi ông Tú Gàn và bà Hoàng Dược Thảo – Báo Saigon Nhỏ

“Trong số 778 Saigon nhỏ, phát hành 20 tháng 10, 2006. Ông Tú Gàn có nói về cái chết của ba tôi, Tướng Trình Minh Thế, không được trung thực cho lắm. Sự thật Ba tôi chết, bị ám sát do 2 viên đạn bắn rất gần, còn ám khói đạn trên tai và trong miệng. Nhà cầm quyền đương cuộc, Tướng Văn Thành Cao, Đại uý Tạ Thành Long loan tin Tướng Thế chết ngay trên cầu khi đang chỉ huy mặt trận (tài liệu báo chí chúng tôi còn giữ) ông Tạ Thành Long nói Tướng Thế chết té vào cánh tay trái ông ta. (Chúng tôi có video cassette thâu lời nói đó trong kỳ đại hội 45 năm thàng lập QĐ Cao Đài năm 1993).

Theo ông Nhị Lang thì Tướng Thế chết dưới chân cầu cạnh 1 bức tường hoa đã đổ nát. Và ông Nhị Lang nói tiếp (không có chuyên gia nào nói hết): “Người bắn viên đạn đó không thể cách xa hơn 10 thước, khói đạn còn dính bên tai, chứng tỏ kẻ sát nhân phải đứng gần lắm mới chính xác như vậy!” (nguyên văn trang 328-329 Phong Trào KC T.M. Thế).

Đại úy Tạ Thành Long là tùy viên quân sự không điều khiền quân lúc đó, (Trung Tá Nguyễn Trung Thừa là người chỉ huy trung đoàn Liên Minh đánh cầu Tân Thuận lúc đó.) 2 lỗ đạn trên thi thể ba tôi nhỏ hơn đầu chiếc đũa nên không công phá và không làm nức sọ và đường đạn đạo không phải từ dưới tàu bắn lên! Chánh quyền đương thời, không hề điều tra, khảo nghiệm tữ thi, không có 1 hồ sơ nào về vụ án được lưu trữ và công bố. Nghĩa là bưng bít sự việc hoàn toàn.

Chúng tôi xác nhận rằng Ba tôi không chết ở 2 địa điễm trên. Nội việc chánh quyền và những người trong cuộc lời khai không đồng nhứt nhau cũng đủ tự tố cáo sự việc. Nếu có thể xin chị Hoàng Dựơc Thảo, và ông Tú Gàn đính chính giùm sự kiện trên để các sử gia có thêm tài liệu và lịch sử sẽ được ghi chép trung thực và công minh.

Thành Thật cám ơn!
Thay mặt bà quả phụ Trình Minh Thế
Con trai, Trình Minh Sơn”

[Tú Gàn, “Cái chết của Tướng Trình Minh Thế”, Sài Gòn Nhỏ]

“Bài Nói Chuyện Của Bà Quả Phụ Trịnh Minh Thế

Ngày 3 tháng 5 năm 1955, ngày chồng tôi mất, Ông trung tá tham mưu trưởng Trương Lương Thiện có về Tây Ninh báo tin và chở tôi và mẹ chồng tôi về Saigòn. Về đến nơi, lúc thấy xác chồng tôi là 1 giờ khuya. Khi ngồi bên xác chồng tôi, tôi mới phát hiện chồng tôi chết vì 2 viên đạn. Viên đạn thứ 1 từ ót trổ ra miệng, miệng còn ám khói đạn. Viên đạn thứ 2 từ lỗ tai phải trổ ra mắt trái, tròng mắt bay mất, mí mắt lõm xuống và còn nguyên vẹn không rách, lỗ tai còn ám khói đạn. Tôi có lấy khăn ướt lau chùi nhưng không sạch được! Nhìn 2 vết đạn này, tôi nghĩ là chồng tôi bị ám sát chứ không chết trận được vì 2 lỗ đạn rất nhỏ, nhỏ như đầu chiếc đũa và không phá rộng. Từ lúc đó tôi luôn luôn ở bên xác chồng tôi, tôi không ngủ, không ăn uống gì được cho đến trưa ngày hôm sau là liệm xác. Sáng hôm sau thì ông Ngô Đình Diệm cùng phái đoàn đến. Tôi có nhìn thấy ông Diệm té xỉu trước mặt tôi. Sau khi ông Diệm về, có mấy người em chồng tôi và các anh em trong đoàn thể Liên Minh đến thăm xác. Tôi có chỉ cho tất cả mọi người thấy là chồng tôi chết vì hai viên đạn. Khi chết chồng tôi mặt quân phục kaki vàng và bộ đồ đẫm máu đỏ; người em gái thứ 5 của chồng tôi đã đem về Tây Ninh đốt.

Chánh quyền Ngô Đình Diệm không giải thích gì về cái chết của Tướng Thế mà trái lại khi chôn cất chồng tôi xong thì có mấy người lạ mặt hăm he tôi không cho tôi nói là chồng tôi chết vì hai viên đạn, không cho nói gì về cái vụ của chồng tôi chết hết. Cho tới bây giờ thì cũng không có cái giấy xác nhận về cái chết của chồng tôi, cái giấy khai tử tới nay bây giờ tôi cũng không có.

Ông Tạ Thành Long nói là chồng tôi chết khi đi khám mặt trận, nhưng theo 2 viên đạn bắn vào đầu đó thì tôi nghĩ chồng tôi bị ám sát bằng súng kề vô đầu bắn chứ không phải là tử trận.

Nhắc đến ông Văn Thành Cao, cựu Thiếu Tướng và ông Tạ Thành Long, cựu đại tá của QLVNCH thì bà Trịnh Minh Thế cho biết, bà đối với 2 vị sĩ quan cao cấp đó như là tất cả các anh em trong đoàn thể Liên Minh mà thôi. Mãi đến năm 1993, khi anh em cựu chiến binh trong đoàn thể Cao Đài Liên Minh tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm thành lập quân đội Cao Đài, Ban Tổ Chức gởi vé máy bay mời tôi qua tham dư…Trong Đại Hội, tôi có gặp các ông Văn Thành cao và Tạ Thành Long. Riêng ông Tạ Thành Long thì đó là lần đầu tiên từ lúc chồng tôi chết tôi mới gặp lại. Chú Long có mời tôi tôi về nhà vợ chồng chú tá túc trong những ngày đại hội. Thật ra tôi có nghi ngờ là những người này có dính líu vào cái chết của chồng tôi, tôi nghi từ lâu rồi, nhưng chưa có bằng cớ rõ rệt nên tôi đối đãi mọi người như nhau. Từ khi nghe tin tức và tài liệu những người đó có dính líu đến cái chết của chồng tôi, thì tôi cắt đứt không liên lạc với những người đó nữa…”

[Báo Saigon Nhỏ, số 437, tr 48, tháng 1/2007]

Trong nhiều cuộc trao đổi với BBT DCVOnline ông Trình Minh Sơn xác nhận tất những điều ông viết trong thư gởi tác giả Tú Gàn và bà Hoàng Dược Thảo Chủ nhiệm Sai Gòn Nhỏ cũng như bài nói chuyện của mẹ ông.

Ông Sơn còn cho biết thêm ông đã thâu hình mẹ ông, bà quả phụ Trình Minh Thế, kể lại chuyện Tướng Thế bị ám sát và xác nhận dấu vết của 2 vết đạn trên thi hài Tướng Trình Minh Thế. Bà là người đã lau thi thể Tướng Thế trước khi tẩm liệm. Ông Trình Minh Sơn cũng cho biết thêm gia đình ông chỉ muốn lịch sử ghi lại trung thực về cái chết của cha ông như sự thật gia đình ông đã thấy và biết chứ không có một mục đích nào khác.